Tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và xuất nhập cảnh trái phép (TH-HNCHT& XNCTP) từng là vấn đề “nhức nhối”, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống kinh tế - xã hội của một bộ phận không nhỏ người dân trên địa bàn tỉnh. Trước thực trạng này, Ủy ban MTTQ tỉnh Yên Bái đã tham mưu Tỉnh ủy ban hành Kế hoạch số 191, ngày 18/4/2020 về thí điểm đẩy lùi tình trạng TH-HNCHT tại huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải và XNCTP tại huyện Văn Chấn. Đến nay, sau hơn 3 năm triển khai thực hiện, với sự chung tay vào cuộc của cả hệ thống chính trị và các ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, tình trạng này đã giảm, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.
Phụ nữ dân tộc Mông, tỉnh Yên Bái tìm hiểu kiến thức về hôn nhân và gia đình.
Đồng bào dân tộc thiểu số ở Yên Bái chiếm gần 60% tổng dân số toàn tỉnh. Bên cạnh những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, đồng bào nơi đây vẫn tồn tại một số hủ tục lạc hậu, trong đó tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đã gây ra nhiều hệ lụy tiêu cực đến gia đình và xã hội.
Nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tập trung chủ yếu ở đồng bào người Mông người Dao... tại các huyện vùng cao Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Văn Chấn. Đây chính là một trong những nguyên nhân gây ra lực cản lớn đối với sự phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội tại khu vực có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Trong đó, đối tượng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống luôn sống trong vòng luẩn quẩn: đông con - nghèo đói - thất học - tảo hôn.
Chúng tôi đến xã Kim Nọi, huyện Mù Cang Chải vào một ngày trung tuần tháng tám gặp Chị Giàng Thị Dở, lấy chồng năm 2010 khi vừa tròn 16 tuổi. Hiện tại, chị đã là mẹ của 3 con. Kết hôn sớm, lại sinh con ngay khi tuổi đời còn trẻ, chồng làm thuê kiếm ăn từng bữa, chị ở nhà chăm con nhỏ, nên gia đình luôn trong cảnh túng thiếu, cuộc sống cứ mãi quẩn quanh với đói nghèo. Vấn nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) đã tồn tại như một tập quán cố hữu trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn Yên Bái.
Chia tay xã Kim Nọi chúng tôi đến với Bản Lìm Thái, xã Cao Phạ là nơi sinh sống của 200 hộ dân với hơn 1.000 nhân khẩu đều là dân tộc Thái. Trước đây, tình trạng tảo hôn xảy ra phổ biến khiến cuộc sống của người dân quẩn quanh trong cái nghèo.
Chị Vì Thị Thương lấy chồng năm 2010 khi vừa tròn 16 tuổi. Hiện tại, chị là mẹ của 4 con. Vì kết hôn sớm, lại sinh con ngay khi tuổi còn trẻ, chồng đi làm thuê ở xa, chị Thương ở nhà chăm con nhỏ, đứa con thứ 2 lại đau ốm nên gia đình chị luôn trong cảnh túng thiếu. Trước đây, mỗi năm, bản Lìm Thái có từ 5 đến 6 trường hợp tảo hôn thì từ năm 2020 trở lại đây, tình trạng này hoàn toàn chấm dứt, không còn trường hợp nào.
Em Vì Thị Hương ở bản Lìm Thái - một trong những trường hợp được cán bộ dân số xã vận động không tảo hôn chia sẻ: "Bố mẹ em mất sớm, em là con thứ 3 trong gia đình có 5 anh chị em. Học hết lớp 9, em có ý định lấy chồng để giúp các em có điều kiện học tập. Tuy nhiên, sau khi được cộng tác viên dân số của bản đến tuyên truyền, giải thích về tác hại của việc lấy chồng khi chưa đủ tuổi, em quyết định tạm dừng việc kết hôn sớm để tập trung đi làm nương nuôi 2 em ăn học”.
Những hệ lụy của tảo hôn, kết hôn cận huyết thống làm người dân mất đi cơ hội học tập, tìm kiếm việc làm tốt, cải thiện điều kiện sống, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng dân số, làm suy giảm giống nòi...
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống là do các hủ tục vẫn còn tồn tại trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số; việc xử phạt hành chính trong vi phạm Luật Hôn nhân và Gia đình tại cơ sở chưa thật sự tốt; công tác tuyên truyền về hệ lụy tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống tại các trường học còn hạn chế, học sinh từ cấp THCS yêu sớm, dẫn đến tảo hôn xảy ra trên địa bàn huyện Mù Cang Chải.
Trước tình trạng trên, Ủy ban MTTQ tỉnh Yên Bái đã tham mưu Tỉnh ủy ban hành Kế hoạch số 191- KH/TU, ngày 18/4/2020 thí điểm đẩy lùi tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống tại huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Văn Chấn.
Đến nay, sau hơn 3 năm triển khai các cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể của tỉnh và các địa phương đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, đề ra nhiều giải pháp đồng bộ, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nhất là hệ thống chính trị cơ sở, các thôn bản, tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống đã giảm đáng kể. Nếu như năm 2019, toàn tỉnh có 277 trường hợp tảo hôn thì năm 2020 con số này đã giảm xuống còn 190 trường hợp, năm 2021 còn 102 trường hợp và 6 tháng đầu năm 2023 trên địa bàn toàn tỉnh có 55 trường hợp tảo hôn tăng 04 trường hợp so với cùng kỳ năm 2022. Về tình trạng hôn nhân cận huyết thống, nếu như năm 2020, toàn tỉnh có 3 trường hợp thì 6 tháng đầu năm 2023 cả tỉnh không có trường hợp nào vi phạm.
Tại huyện Mù Cang Chải, sau 3 năm triển khai Kế hoạch, cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể của huyện đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đề ra nhiều giải pháp, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, góp phần nâng cao nhận thức cho người dân về tác hại của vấn đề tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống. Nếu như năm 2019, huyện Mù Cang Chải có 89 trường hợp tảo hôn, năm 2020 có 47 trường hợp, năm 2021 có 27 trường hợp, năm 2022 trên địa bàn chỉ còn 13 trường hợp, thì 6 tháng đầu năm 2023 có 6 trường hợp.
Tình trạng hôn nhân cận huyết thống chuyển biến tích cực, nếu như năm 2020 có 2 trường hợp thì trong năm 2022 và 6 tháng đầu năm 2023 không có trường hợp nào. Tuy nhiên, kết quả chưa thật sự bền vững, nguy cơ tảo hôn còn cao, tình trạng tảo hôn còn xảy ra ở độ tuổi thấp hơn nhiều so với quy định của pháp luật về độ tuổi kết hôn…
Dù chưa đến 30 tuổi nhưng Sùng Thị Tênh ở thôn Giàng La Pán, xã Bản Mù, huyện Trạm Tấu đã có tới 6 đứa con. Trong đó, con gái cả đã 15 tuổi, còn con gái út mới chào đời chưa đầy 1 tháng tuổi. Sùng Thị Tênh bỏ học, rồi lấy chồng từ lúc 14 tuổi nên cuộc sống vô cùng khó khăn, vất vả. Chị Sùng Thị Tênh, Thôn Giàng La Pán, xã Bản Mù, huyện Trạm Tấu thản nhiên nói: Lúc mới lấy chồng thì cũng không nghĩ gì cả, cứ thế về ở với nhau thôi, lấy rồi đẻ con ra mới thấy khổ quá,… nhưng cũng không biết làm thế nào cả, nhiều lúc chỉ biết khóc một mình….
Cách nhà của chị Sùng Thị Tênh chỉ vài bước chân, là một trường hợp tảo hôn khác. Phong tục lạc hậu cùng tư tưởng là con trai lấy vợ sớm để có người làm, còn con gái trên 18 tuổi chưa lấy chồng đã là ế, khiến Sùng Thị Bla lấy chồng khi mới 16 tuổi. Sau hơn 10 năm lấy chồng Sùng Thị Bla đã có 6 người con. Đói nghèo, thất học, bệnh tật cứ đeo bám lấy cuộc sống của người mẹ trẻ. Chị SÙNG THỊ BLA cho biết: “Không biết, quen nhau rồi về ở với nhau thôi. Lúc đấy không được đăng ký kết hôn cũng không được làm đám cưới đâu vì không đủ tuổi.
Đánh giá hiệu quả công tác tuyên truyền về giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống đang triển khai trên địa bàn tỉnh, ông Phùng Quang Huy, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh Yên Bái cho biết: Đẩy lùi nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và xuất nhập cảnh trái phép là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài. Để thực hiện việc này, đòi hỏi cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các tổ chức đoàn thể, mỗi cán bộ, đảng viên phải chủ động, năng động, sáng tạo quyết liệt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện. Trong đó, cấp ủy, chính quyền các cấp cần có giải pháp phù hợp, hiệu quả để ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn. Các cơ quan, ban, ngành chức năng phải tập trung đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng tuyên truyền, giáo dục về hôn nhân và gia đình; xác định rõ đối tượng để có nội dung, phương pháp tuyên truyền phù hợp.
Phát huy vai trò của MTTQ Việt Nam các cấp, các tổ chức đoàn thể, nhất là cấp cơ sở đóng vai trò rất quan trọng trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân đẩy lùi tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Các tổ chức đoàn phải vận động đoàn viên, hội viên giáo dục con, em mình hiểu được hậu quả, tác hại của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống,
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong các nhà trường, trong đó, tập trung làm tốt công tác giáo dục sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân, giáo dục giới tính cho học sinh. Tổ chức các buổi tọa đàm, ngoại khóa giúp học sinh hiểu tác hại của tảo hôn, coi tảo hôn là một hành động xấu trong cộng đồng xã hội cần phê phán, lên án; đồng thời, tăng cường giáo dục kỹ năng sống, sức khỏe sinh sản vị thành niên, tình dục an toàn. Phối hợp tốt với phụ huynh học sinh trong tuyên truyền chống tảo hôn, quản lý tốt học sinh ngoài giờ học gắn với quản lý học sinh sử dụng điện thoại di động trong các nhà trường.
Chính quyền cơ sở cần xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình; xử phạt hành chính kết hợp với xử phạt theo hương ước, quy ước và kiên quyết hủy hôn đối với những cặp tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống. Đặc biệt, các địa phương cần triển khai đồng bộ, hiệu quả các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước, ưu tiên hỗ trợ cho gia đình chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo, gia đình khó khăn nhằm xóa dần khoảng cách chênh lệch giữa các vùng…
Hỗ trợ gia đình chính sách, gia đình đồng bào DTTS, gia đình nghèo, gia đình khó khăn nhằm nỗ lực xóa dần sự chênh lệch giữa các vùng, từng bước nâng cao đời sống nhân dân, xóa bỏ tư tưởng, phong tục lạc hậu về vấn đề tảo hôn…
Tiếp tục nhân rộng và duy trì hiệu quả các mô hình "Dân vận khéo” như: Gia đình, dòng họ, thôn bản 3 không "Không có người tảo hôn, không hôn nhân cận huyết thống, không xuất cảnh trái phép” ./.
Tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và xuất nhập cảnh trái phép (TH-HNCHT& XNCTP) từng là vấn đề “nhức nhối”, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống kinh tế - xã hội của một bộ phận không nhỏ người dân trên địa bàn tỉnh. Trước thực trạng này, Ủy ban MTTQ tỉnh Yên Bái đã tham mưu Tỉnh ủy ban hành Kế hoạch số 191, ngày 18/4/2020 về thí điểm đẩy lùi tình trạng TH-HNCHT tại huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải và XNCTP tại huyện Văn Chấn. Đến nay, sau hơn 3 năm triển khai thực hiện, với sự chung tay vào cuộc của cả hệ thống chính trị và các ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, tình trạng này đã giảm, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.Đồng bào dân tộc thiểu số ở Yên Bái chiếm gần 60% tổng dân số toàn tỉnh. Bên cạnh những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, đồng bào nơi đây vẫn tồn tại một số hủ tục lạc hậu, trong đó tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đã gây ra nhiều hệ lụy tiêu cực đến gia đình và xã hội.
Nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tập trung chủ yếu ở đồng bào người Mông người Dao... tại các huyện vùng cao Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Văn Chấn. Đây chính là một trong những nguyên nhân gây ra lực cản lớn đối với sự phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội tại khu vực có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Trong đó, đối tượng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống luôn sống trong vòng luẩn quẩn: đông con - nghèo đói - thất học - tảo hôn.
Chúng tôi đến xã Kim Nọi, huyện Mù Cang Chải vào một ngày trung tuần tháng tám gặp Chị Giàng Thị Dở, lấy chồng năm 2010 khi vừa tròn 16 tuổi. Hiện tại, chị đã là mẹ của 3 con. Kết hôn sớm, lại sinh con ngay khi tuổi đời còn trẻ, chồng làm thuê kiếm ăn từng bữa, chị ở nhà chăm con nhỏ, nên gia đình luôn trong cảnh túng thiếu, cuộc sống cứ mãi quẩn quanh với đói nghèo. Vấn nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) đã tồn tại như một tập quán cố hữu trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn Yên Bái.
Chia tay xã Kim Nọi chúng tôi đến với Bản Lìm Thái, xã Cao Phạ là nơi sinh sống của 200 hộ dân với hơn 1.000 nhân khẩu đều là dân tộc Thái. Trước đây, tình trạng tảo hôn xảy ra phổ biến khiến cuộc sống của người dân quẩn quanh trong cái nghèo.
Chị Vì Thị Thương lấy chồng năm 2010 khi vừa tròn 16 tuổi. Hiện tại, chị là mẹ của 4 con. Vì kết hôn sớm, lại sinh con ngay khi tuổi còn trẻ, chồng đi làm thuê ở xa, chị Thương ở nhà chăm con nhỏ, đứa con thứ 2 lại đau ốm nên gia đình chị luôn trong cảnh túng thiếu. Trước đây, mỗi năm, bản Lìm Thái có từ 5 đến 6 trường hợp tảo hôn thì từ năm 2020 trở lại đây, tình trạng này hoàn toàn chấm dứt, không còn trường hợp nào.
Em Vì Thị Hương ở bản Lìm Thái - một trong những trường hợp được cán bộ dân số xã vận động không tảo hôn chia sẻ: "Bố mẹ em mất sớm, em là con thứ 3 trong gia đình có 5 anh chị em. Học hết lớp 9, em có ý định lấy chồng để giúp các em có điều kiện học tập. Tuy nhiên, sau khi được cộng tác viên dân số của bản đến tuyên truyền, giải thích về tác hại của việc lấy chồng khi chưa đủ tuổi, em quyết định tạm dừng việc kết hôn sớm để tập trung đi làm nương nuôi 2 em ăn học”.
Những hệ lụy của tảo hôn, kết hôn cận huyết thống làm người dân mất đi cơ hội học tập, tìm kiếm việc làm tốt, cải thiện điều kiện sống, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng dân số, làm suy giảm giống nòi...
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống là do các hủ tục vẫn còn tồn tại trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số; việc xử phạt hành chính trong vi phạm Luật Hôn nhân và Gia đình tại cơ sở chưa thật sự tốt; công tác tuyên truyền về hệ lụy tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống tại các trường học còn hạn chế, học sinh từ cấp THCS yêu sớm, dẫn đến tảo hôn xảy ra trên địa bàn huyện Mù Cang Chải.
Trước tình trạng trên, Ủy ban MTTQ tỉnh Yên Bái đã tham mưu Tỉnh ủy ban hành Kế hoạch số 191- KH/TU, ngày 18/4/2020 thí điểm đẩy lùi tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống tại huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Văn Chấn.
Đến nay, sau hơn 3 năm triển khai các cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể của tỉnh và các địa phương đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, đề ra nhiều giải pháp đồng bộ, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nhất là hệ thống chính trị cơ sở, các thôn bản, tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống đã giảm đáng kể. Nếu như năm 2019, toàn tỉnh có 277 trường hợp tảo hôn thì năm 2020 con số này đã giảm xuống còn 190 trường hợp, năm 2021 còn 102 trường hợp và 6 tháng đầu năm 2023 trên địa bàn toàn tỉnh có 55 trường hợp tảo hôn tăng 04 trường hợp so với cùng kỳ năm 2022. Về tình trạng hôn nhân cận huyết thống, nếu như năm 2020, toàn tỉnh có 3 trường hợp thì 6 tháng đầu năm 2023 cả tỉnh không có trường hợp nào vi phạm.
Tại huyện Mù Cang Chải, sau 3 năm triển khai Kế hoạch, cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể của huyện đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đề ra nhiều giải pháp, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, góp phần nâng cao nhận thức cho người dân về tác hại của vấn đề tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống. Nếu như năm 2019, huyện Mù Cang Chải có 89 trường hợp tảo hôn, năm 2020 có 47 trường hợp, năm 2021 có 27 trường hợp, năm 2022 trên địa bàn chỉ còn 13 trường hợp, thì 6 tháng đầu năm 2023 có 6 trường hợp.
Tình trạng hôn nhân cận huyết thống chuyển biến tích cực, nếu như năm 2020 có 2 trường hợp thì trong năm 2022 và 6 tháng đầu năm 2023 không có trường hợp nào. Tuy nhiên, kết quả chưa thật sự bền vững, nguy cơ tảo hôn còn cao, tình trạng tảo hôn còn xảy ra ở độ tuổi thấp hơn nhiều so với quy định của pháp luật về độ tuổi kết hôn…
Dù chưa đến 30 tuổi nhưng Sùng Thị Tênh ở thôn Giàng La Pán, xã Bản Mù, huyện Trạm Tấu đã có tới 6 đứa con. Trong đó, con gái cả đã 15 tuổi, còn con gái út mới chào đời chưa đầy 1 tháng tuổi. Sùng Thị Tênh bỏ học, rồi lấy chồng từ lúc 14 tuổi nên cuộc sống vô cùng khó khăn, vất vả. Chị Sùng Thị Tênh, Thôn Giàng La Pán, xã Bản Mù, huyện Trạm Tấu thản nhiên nói: Lúc mới lấy chồng thì cũng không nghĩ gì cả, cứ thế về ở với nhau thôi, lấy rồi đẻ con ra mới thấy khổ quá,… nhưng cũng không biết làm thế nào cả, nhiều lúc chỉ biết khóc một mình….
Cách nhà của chị Sùng Thị Tênh chỉ vài bước chân, là một trường hợp tảo hôn khác. Phong tục lạc hậu cùng tư tưởng là con trai lấy vợ sớm để có người làm, còn con gái trên 18 tuổi chưa lấy chồng đã là ế, khiến Sùng Thị Bla lấy chồng khi mới 16 tuổi. Sau hơn 10 năm lấy chồng Sùng Thị Bla đã có 6 người con. Đói nghèo, thất học, bệnh tật cứ đeo bám lấy cuộc sống của người mẹ trẻ. Chị SÙNG THỊ BLA cho biết: “Không biết, quen nhau rồi về ở với nhau thôi. Lúc đấy không được đăng ký kết hôn cũng không được làm đám cưới đâu vì không đủ tuổi.
Đánh giá hiệu quả công tác tuyên truyền về giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống đang triển khai trên địa bàn tỉnh, ông Phùng Quang Huy, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh Yên Bái cho biết: Đẩy lùi nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và xuất nhập cảnh trái phép là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài. Để thực hiện việc này, đòi hỏi cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các tổ chức đoàn thể, mỗi cán bộ, đảng viên phải chủ động, năng động, sáng tạo quyết liệt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện. Trong đó, cấp ủy, chính quyền các cấp cần có giải pháp phù hợp, hiệu quả để ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn. Các cơ quan, ban, ngành chức năng phải tập trung đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng tuyên truyền, giáo dục về hôn nhân và gia đình; xác định rõ đối tượng để có nội dung, phương pháp tuyên truyền phù hợp.
Phát huy vai trò của MTTQ Việt Nam các cấp, các tổ chức đoàn thể, nhất là cấp cơ sở đóng vai trò rất quan trọng trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân đẩy lùi tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Các tổ chức đoàn phải vận động đoàn viên, hội viên giáo dục con, em mình hiểu được hậu quả, tác hại của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống,
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong các nhà trường, trong đó, tập trung làm tốt công tác giáo dục sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân, giáo dục giới tính cho học sinh. Tổ chức các buổi tọa đàm, ngoại khóa giúp học sinh hiểu tác hại của tảo hôn, coi tảo hôn là một hành động xấu trong cộng đồng xã hội cần phê phán, lên án; đồng thời, tăng cường giáo dục kỹ năng sống, sức khỏe sinh sản vị thành niên, tình dục an toàn. Phối hợp tốt với phụ huynh học sinh trong tuyên truyền chống tảo hôn, quản lý tốt học sinh ngoài giờ học gắn với quản lý học sinh sử dụng điện thoại di động trong các nhà trường.
Chính quyền cơ sở cần xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình; xử phạt hành chính kết hợp với xử phạt theo hương ước, quy ước và kiên quyết hủy hôn đối với những cặp tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống. Đặc biệt, các địa phương cần triển khai đồng bộ, hiệu quả các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước, ưu tiên hỗ trợ cho gia đình chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo, gia đình khó khăn nhằm xóa dần khoảng cách chênh lệch giữa các vùng…
Hỗ trợ gia đình chính sách, gia đình đồng bào DTTS, gia đình nghèo, gia đình khó khăn nhằm nỗ lực xóa dần sự chênh lệch giữa các vùng, từng bước nâng cao đời sống nhân dân, xóa bỏ tư tưởng, phong tục lạc hậu về vấn đề tảo hôn…
Tiếp tục nhân rộng và duy trì hiệu quả các mô hình "Dân vận khéo” như: Gia đình, dòng họ, thôn bản 3 không "Không có người tảo hôn, không hôn nhân cận huyết thống, không xuất cảnh trái phép” ./.