Tin Hoạt động >> Xây dựng Đảng, chính quyền

Chung tay đề bầu cử thực sự là ngày hội của toàn dân

08/04/2021 10:42:20 Xem cỡ chữ Google
Cùng với cả nước, những ngày qua tỉnh ta đang tích cực triển khai các công việc chuẩn bị cho cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, đây là sự kiện chính trị quan trọng của đất nước nhằm lựa chọn, bầu ra những đại biểu tiêu biểu, xứng đáng, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân trong Quốc hội và HĐND các cấp nhiệm kỳ tới, góp phần tích cực vào việc xây dựng, củng cố và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Thời gian này, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp tỉnh Yên Bái đang tích cực phát huy vai trò, trách nhiệm của mình, góp phần đảm bảo để cuộc bầu cử được tiến hành dân chủ, đúng pháp luật và thực sự là ngày hội của toàn dân. Để rõ hơn những nhiệm vụ của Uỷ ban MTTQ trong công tác bầu cử, ông Phùng Quang Huy - Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh thông tin về nội dung này trên Trang Thông tin điện tử của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh như sau:

Đồng chí Phùng Quang Huy- Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh trao đổi với Ban Biên tập

Ban Biên tập:

Cùng với cả nước, những ngày qua, tỉnh ta đang tích cực triển khai các công việc chuẩn bị cho cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, xin ông cho biết vai trò, nhiệm vụ của Ủy ban MTTQ các cấp trong công tác bầu cử?

* Ông Phùng Quang Huy – Phó Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh

- Nhiệm vụ của Ủy ban MTTQ các cấp trong bầu cử đã được quy định trong Luật MTTQ Việt Nam và Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND năm 2015. Theo đó, Theo đó, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ thực hiện 7 nhiệm vụ quan trọng gồm:

- Nhiệm vụ thứ nhất: Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp chặt chẽ với Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp để thành lập Ủy ban bầu cử, Ban bầu cử và Tổ bầu cử theo quy định của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.

- Nhiệm vụ thứ hai:  Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp chủ động phối hợp với Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban bầu cử cùng cấp thực hiện các bước hiệp thương lựa chọn, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân theo đúng quy định của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân,

- Nhiệm vụ thứ ba:  Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã chủ trì phối hợp với Ủy ban nhân dân cùng cấp tổ chức hội nghị cử tri ở thôn, tổ dân phố để lấy ý kiến nhận xét đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cư trú thường xuyên tại địa phương;

- Nhiệm vụ thứ tư : Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp chủ trì phối hợp với Ủy ban nhân dân ở đơn vị bầu cử tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri cho những người ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp vận động bầu cử.

- Nhiệm vụ thứ năm Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp phối hợp với Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, các tổ chức thành viên, các cơ quan tuyên truyền, báo chí tổ chức thông tin, tuyên truyền về cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2021- 2026; làm cho mọi cử tri hiểu rõ vai trò, vị trí của Quốc hội và Hội đồng nhân dân; về tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội, tiêu chuẩn của Hội đồng nhân dân; về quyền, nghĩa vụ của công dân, của cử tri, tự mình đi bỏ phiếu.

- Nhiệm vụ hứ sáu : Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp tiếp nhận, phân loại, xử lý, giải quyết các loại đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh liên quan đến công tác bầu cử theo quy định

- Nhiệm vụ thứ bẩy: Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp xây dựng kế hoạch tổ chức giám sát; phối hợp với các tổ chức thành viên và Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp giám sát quá trình tổ chức cuộc bầu cử, góp phần bảo đảm để cuộc bầu cử diễn ra thật sự dân chủ và đúng pháp luật.

Ban Biên tập: Quá trình bầu cử cần đảm bảo những nội dung như nào? Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong vận động bầu cử? Quy định về thời gian đi bỏ phiếu như thế nào?

* Ông Phùng Quang Huy – Phó Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh

- Quá trình bầu cử cần đảm bảo các nội dung trọng tâm sau:

+ Thứ nhất: Việc thành lập các tổ chức phụ trách bầu cử như ; Ủy ban bầu cử, Ban bầu cử, Tổ bầu cử.

+ Thứ hai: Việc tổ chức các hội nghị hiệp thương của MTTQ các cấp

+ Thứ ba: Việc tổ chức hội nghị hội nghị cử tri nơi công tác hoặc nơi cư trú để giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp và hội nghị cư tri nơi cư trú để lấy ý kiến nhận xét, tín nhiệm đối với người được giới thiệu ứng củ đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp

+ Thứ tư: Việc công bố các đơn vị bầu cử và phê chuẩn các khu vực bỏ phiếu.

+ Thứ năm: Việc lập danh sách và niêm yết danh dách cư tri theo quy định của pháp luật.

+ Thứ sáu : Việc lập danh sách chính thức và niêm yết danh sách các các ửng cử viên đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp

+ Thứ bảy: Việc tổ chức các hội nghị vận động bầu cử

Lưu ý : Các nội dung trên phải được tiến hành đảm bảo đúng tiến độ về thời gian và các nội dung theo quy định của pháp luật.

- Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong vận động bầu cử:

+ Lợi dụng vận động bầu cử để tuyên truyền trái với hiến pháp và pháp luật hoặc tổn hại đến danh dự nhân phẩm, uy tín, quyền lợi hợp pháp khác của tổ chức, cá nhân.

+ Lạm dụng chức vụ quyền hạn để sử dụng phương tiện thông tin đại chúng trong vận động bầu cử.

+ Lợi dụng vận động bầu cử để vận động tài trợ, quyên góp ở trong nước và nước ngoài cho tổ chức, cá nhân mình.

+ Sử dụng hoặc hiến tặng, cho, ủng hộ tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất để lôi kéo mua chuộc cử tri.

+ Cấm các tổ chức phụ trách bầu cử và thành viên của các tổ chức vận động bầu cử cho người ứng cử.

- Quy định về thời gian đi bỏ phiếu:

+ Quốc hội khóa 14 đã ban hành Nghị quyết số 133, ngày 17/11/2020 quyết định ngày bầu cử đại biểu Quộc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 vào ngày chủ nhật, 23 tháng 5 năm 2021.

+ Theo Quy định của luật bầu cử, thời gian đi bỏ phiếu từ 7 giờ sáng và liên tục đến 7 giờ tối cùng ngày (Tức là từ 7 giờ sáng và liên tục đến 7 giờ tối ngày chủ nhật 23 tháng 5 năm 2021).

+ Tùy tình hình của địa phương, tổ bầu cử có thể quyết định cho bỏ phiếu  sớm hơn nhưng không trước 5 giờ sáng hoặc kết thúc muộn hơn nhưng không quá 9 giờ tối.

Ban Biên tập: Vâng như vậy ngày bầu cử đại biểu Quộc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra vào ngày chủ nhật, 23 tháng 5 năm 2021. Theo Quy định của luật bầu cử, thời gian đi bỏ phiếu từ 7 giờ sáng và liên tục đến 7 giờ tối cùng ngày (Tức là từ 7 giờ sáng và liên tục đến 7 giờ tối ngày chủ nhật 23 tháng 5 năm 2021). Tùy tình hình của địa phương, tổ bầu cử có thể quyết định cho bỏ phiếu  sớm hơn nhưng không trước 5 giờ sáng hoặc kết thúc muộn hơn nhưng không quá 9 giờ tối.

       Xin hỏi ông: Những nét mới trong công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 là gì ?

* Ông Phùng Quang Huy – Phó Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh

          Trong công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021- 2026 có một số điểm mới sau;

- Điểm mới thứ nhất: Việc hiệp thương, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 có 3 nội dung gồm:

+ Quy định về thời gian đối với Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thường trực HĐND các cấp gửi văn bản điều chỉnh cơ cấu, thành phần, số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND đến Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp tổ chức hội nghị hiệp thương

+ Danh sách giới thiệu người ứng đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND phải bảo đảm số dư cần thiết để hội nghị xem xét, lựa chọn lập danh sách sơ bộ.

+ Danh sách giới thiệu người ứng cử trình hội nghị hiệp thương lần thứ ba phải bảo đảm có số dư lớn hơn số dư quy định tại khoản 6 Điều 57 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND.

- Điểm mới thứ hai: Việc giới thiệu người ứng cử và lấy ý kiến nhận xét của cư tri nơi cư trú đối với người được giới thiệu ứng cử

+ Trường hợp người được dự kiến giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân không đạt sự tín nhiệm của trên 50% tổng số cử tri tham dự hội nghị thì Ban lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị tổ chức việc giới thiệu người khác.

+ Những trường hợp người ứng cử không đạt sự tín nhiệm của trên 50% số cử tri tham dự tại hội nghị cử tri nơi cư trú thì không đưa vào danh sách giới thiệu tại hội nghị hiệp thương lần thứ ba, trừ trường hợp đặc biệt cần báo cáo rõ để hội nghị hiệp thương xem xét, quyết định. 

Ban Biên tập: Xin ông cho biết: Công tác kiểm tra, giám sát bầu cử của MTTQ tập trung vào những nội dung nào? Những nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới mà MTTQ các cấp sẽ triển khai để góp phần vào thành công của cuộc bầu cử?

* Ông Phùng Quang Huy – Phó Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh

- Về nhiệm vụ kiểm tra, giám sát công tác bầu cử của MTTQ tập trung vào các nội dung sau:

1. Giám sát việc thành lập hoạt động của các tổ chức phụ trách bầu cử;

2. Kiểm tra giám sát việc giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội, HĐND và việc nộp hồ sơ của người ứng cử;

3. Kiểm tra, giám sát việc tổ chức lấy ý kiến cư tri nơi cư trú đối với người ứng cử;

4. Giám sát việc lập và niêm yết danh sách cư tri;

5. Giám sát việc lập và niêm yết danh sách những người ửng cử;

6. Kiểm tra, giám sát việc tuyên truyền, vận động bầu cử;

7. Giám sát trình tự bỏ phiếu, việc kiểm phiếu;

8. Kiểm tra, giám sát việc tiếp nhận, xử lý, giải quyết đơn thư kiến nghị phán ánh liên quan đến công tác bầu cử.

*Để góp phần vào thành công cuộc bầu cử, trong thời gian tới MTTQ các cấp sẽ tiếp tục triển khai tốt một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

1. Tập trung tuyền truyền sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân về mục đích ý nghĩa cuộc bầu cử đại biểu quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 là góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân.

2. Tổ chức cho cư tri và nhân dân học tập nắm vững luật bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND để cư tri thấy rõ trách nhiệm, quyền hạn, tư mình tham gia bầu cử để lựa chọn người xứng đáng bầu vào Quốc hội và HĐND để ngày bầu cử  thực sự là ngày hội của toàn dân.

3. Tiếp tục chỉ đạo hướng dẫn MTTQ cấp xã hoàn thành tổ chức các hội nghị cư tri nơi cư trú để lấy ý kiến nhận xét, tín nhiệm đối với người được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp.

4. Chuẩn bị tốt các điều kiện để tố chức hội nghị hiệp thương lần ba  xem xét lực chọn và lập danh sách chính thức người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Xây dựng kế hoạch tổ chức các hội nghị tiếp xúc cư tri để các ửng cử viên vận động bầu cử.

5. Thành lập các đoàn kiểm tram giám sát bầu cử theo kế hoạch. Tổ chức nắm bắt tình hình tâm tư, nguyện vọng, ý kiến, kiến nghị của nhân dân để báo cáo cấp ủy, chính quyền. Kịp thời đấu tranh, phê phán bác bỏ các quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc, kích động, gây mất ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội để cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2021- 2026 thành công./.

Ban Biên tập: Vâng xin được cảm ơn ông với thông tin chia sẻ ngày hôm nay  trên Trang Thông tin điện tử Ủy ban MTTQ tỉnh.

Ngày bầu cử đại biểu Quộc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra vào ngày chủ nhật, 23 tháng 5 năm 2021. Đây là sự kiện chính trị quan trọng của đất nước nhằm lựa chọn, bầu ra những đại biểu tiêu biểu, xứng đáng, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân trong Quốc hội và HĐND các cấp nhiệm kỳ tới, góp phần tích cực vào việc xây dựng, củng cố và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân./.

BAN BIÊN TẬP

Các bài khác

Xem thêm »

15oC

Thấp nhất 13°C, cao nhất 17°C. Trời nhiều mây, . Áp suất không khí hPa.
Độ ẩm trung bình %. Tốc độ gió km/h