- Đối với tỉnh Yên Bái, con đường hiện thực hóa Chỉ số hạnh phúc nằm ở việc giải quyết các yêu cầu thực tiễn...
Hội viên Chi hội Nông dân thôn Bản Vần, xã Việt Hồng, huyện Trấn Yên tổ chức vệ sinh đường làng, ngõ xóm, tạo môi trường xanh - sạch - đẹp. Ảnh Minh Huyền
Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã xác định: Phát huy sức mạnh đại đoàn kết các dân tộc, ý chí tự lực, tự cường và khát vọng vươn lên; khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của tỉnh; đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo; huy động, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển nhanh, bền vững theo hướng phát triển xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc;... quyết tâm đưa Yên Bái trở thành tỉnh khá vào năm 2025 và nằm trong nhóm tỉnh phát triển hàng đầu của vùng trung du và miền núi phía Bắc vào năm 2030.
Trước một việc mới, việc khó, chưa có tiền lệ, phải làm sao để đưa Chỉ số hạnh phúc từ một chỉ tiêu (hay nói cách khác là một cụm từ dễ khiến ta liên tưởng tới những gì hết sức trừu tượng, khó có thể mang ra cân, đong, đo đếm và không mang tính định lượng) trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ đến hiện thực cuộc sống?
Đối với tỉnh Yên Bái, con đường hiện thực hóa Chỉ số hạnh phúc nằm ở việc giải quyết các yêu cầu thực tiễn, đó là:
Phải cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp nâng cao Chỉ số hạnh phúc cho người dân tỉnh Yên Bái theo Nghị quyết Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh; các chương trình hành động của Tỉnh ủy: Chương trình hành động số 10-CTr/TU, ngày 30 tháng 10 năm 2020 về thực hiện Nghị quyết Đại hội XIX; Chương trình hành động số 40-CTr/TU ngày 10 tháng 7 năm 2021 về thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và các chương trình hành động về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị hằng năm.
Cùng đó là quyết tâm cao độ để hoàn thành thắng lợi mục tiêu, chỉ tiêu phát triển của nhiệm kỳ 2020 - 2025, thực hiện có hiệu quả 3 đột phá chiến lược và 7 nhiệm vụ trọng tâm nhằm "nâng cao mức độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp”, "Khơi dậy khát vọng vươn lên, phát huy giá trị, bản sắc văn hóa và xây dựng con người Yên Bái "thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập”; tăng cường quản lý phát triển xã hội tiến bộ, công bằng, bền vững;... nâng cao chỉ số hạnh phúc cho nhân dân”.
Phải nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm và huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của người dân trong thực hiện mục tiêu nâng cao Chỉ số hạnh phúc. Tổ chức các phong trào thi đua rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh; tạo động lực tinh thần mạnh mẽ, làm cho mục tiêu nâng cao chỉ số hạnh phúc lan tỏa, thấm sâu vào đời sống của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội; củng cố, tăng cường niềm tin của người dân Yên Bái vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước.
Trong triển khai thực hiện, phải xác định không cầu toàn, vừa làm vừa rút kinh nghiệm theo lộ trình và bước đi cụ thể, thận trọng, bài bản từng năm; có trọng tâm, trọng điểm để làm sao phản ánh được sâu sắc, toàn diện ý nghĩa, giá trị nhân văn của việc triển khai thực hiện các giải pháp nâng cao Chỉ số hạnh phúc cho người dân Yên Bái.
Ngay từ đầu nhiệm kỳ, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành hơn 100 nghị quyết,đề án,chính sách, kế hoạch phủ kín trên tất cả các lĩnh vực cho cả giai đoạn 2021 - 2025. Trong đó có 11 nghị quyết chuyên đề của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, 17 nghị quyết, chỉ thị, đề án của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, mang tính định hướng phát triển, hỗ trợ phát triển các ngành, lĩnh vực (như: Nghị quyết về phát triển nông lâm nghiệp, về phát triển công nghiệp, dịch vụ, thu hút đầu tư, phát triển giáo dục và đào tạo, phát triển y tế, phát triển nguồn nhân lực, giảm nghèo, phát triển du lịch, phát triển đường giao thông nông thôn, về chuyển đổi số...); tất cả hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, nâng cao Chỉ số hạnh phúc của nhân dân.
Để đưa Chỉ số hạnh phúc vào hiện thực cuộc sống, hằng năm, Tỉnh ủy Yên Bái đều ban hành Kế hoạch về nâng cao Chỉ số hạnh phúc cho người dân Yên Bái; xác định đây là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng trên tinh thần bám sát mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, quan tâm chăm lo đời sống, bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Trong triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội nói chung và nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân nói riêng, Yên Bái có nhiều đổi mới trong cách làm.
Từ năm 2018, tỉnh thực hiện "giao nhiệm vụ, khoán sản phẩm” cho các cơ quan, đơn vị, địa phương theo Chương trình hành động lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị hằng năm của Tỉnh ủy; thực hiện đánh giá, chấm điểm, xét thưởng đối với các cơ quan, đơn vị, địa phương trong triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị với các tiêu chí cụ thể, hết sức chặt chẽ, nghiêm túc theo chỉ tiêu, mức độ hoàn thành nhiệm vụ; theo từng mức thưởng.
Tỉnh đã tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh, khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của tỉnh hằng năm. Đồng thời, thưởng các xã, thôn, bản thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Chỉ tính riêng năm 2021, tỉnh đã thưởng thành tích trong xây dựng nông thôn mới gần 20 tỷ đồng; thưởng trong thực hiện Chương trình hành động hằng năm trên 9,3 tỷ đồng; thưởng thu ngân sách nhà nước 2,2 tỷ đồng.
Cùng với các phong trào thi đua yêu nước do Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương phát động, các phong trào thi đua, các cuộc vận động vì sự phát triển và hạnh phúc của nhân dân đã được tổ chức sôi nổi, rộng khắp trên địa bàn, trong mỗi sở, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương, đông đảo cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh.
Ở Yên Bái, thi đua nâng cao Chỉ số hạnh phúc đã trở thành việc làm thường xuyên, là "thương hiệu riêng” của nhiều sở, ban, ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh.
Nổi bật là, ngành giáo dục và đào tạo với phong trào xây dựng "Trường học hạnh phúc”, "Lớp học hạnh phúc”,; ngành y tế với phong trào "Bác sỹ tận tâm - Bệnh nhân hạnh phúc”; Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh với phong trào "Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”; Hội Nông dân tỉnh với các mô hình phát triển kinh tế như: "Nông dân phát triển mô hình du lịch nông nghiệp, du lịch cộng đồng”, "Nông dân phát triển làng nghề truyền thống”, "Nông dân trồng cây dược liệu gắn với du lịch sinh thái” (tính riêng năm 2021 đã xây dựng được 30 mô hình kinh tế sản xuất nông lâm nghiệp hiệu quả)...
Các cơ quan báo chí, truyền thông của tỉnh (Báo Yên Bái, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật tỉnh, Tạp chí Văn nghệ Yên Bái) đã tổ chức nhiều cuộc thi viết, sáng tác về chủ đề xây dựng tỉnh Yên Bái "xanh, hài hòa, bản sắc, hạnh phúc", xây dựng con người Yên Bái "thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập".
Các cơ quan, đơn vị trong toàn tỉnh với phong trào thi đua xây dựng văn hóa công sở, nơi làm việc "Xanh, sạch, đẹp, hạnh phúc”. Các địa phương trong tỉnh, các xã, phường, thị trấn, thôn, bản, tổ dân phố... với các phong trào "hiến đất mở đường”, "dịch rào hiến đất”, "hiến đất, cây cối, vật kiến trúc xây dựng nông thôn mới”... sôi nổi, lan tỏa mạnh mẽ, rộng khắp trong xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững.
Huyện Lục Yên là một trong những địa phương đi đầu trong công tác dân vận khéo, tuyên truyền, vận động người dân tham gia phong trào hiến đất giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện triển khai, hoàn thiện hạ tầng kinh tế, xã hội, góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới.
Từ năm 2020 đến nay, đã có gần 2.300 hộ gia đình hiến khoảng 310.000 m2 đất, trên 18.500 m2 tường rào, công trình, vật kiến trúc, trên 107.400 cây cối có giá trị, huy động trên 21.200 ngày công với tổng giá trị trên 92,3 tỷ đồng.
Quyết định hiến đất và những tài sản có giá trị là điều không dễ đối với bất cứ gia đình hay cá nhân nào. Bởi mỗi mét đất, mỗi hàng cây, mỗi mảnh ruộng, mỗi công trình, mỗi vật kiến trúc có được đều phải trải qua quá trình lao động, tích lũy, từ những giọt mồ hôi, thậm chí từ sự khó nhọc và nước mắt của người dân...
Tất cả là tài sản quý giá mà ông bà cha mẹ để lại cho con cháu. Nhưng, với tinh thần trách nhiệm và tình yêu quê hương sâu sắc, tất cả vì lợi ích chung mà không lo thiệt về mình, nhân dân Lục Yên đã tích cực hưởng ứng phong trào, đồng thuận, phấn khởi với mong muốn được góp phần công sức của chính mình xây dựng quê hương...
Hồng Thanh Tâm
(Bài cuối: Lãnh đạo có Tâm - Nhân dân hạnh phúc
- Đối với tỉnh Yên Bái, con đường hiện thực hóa Chỉ số hạnh phúc nằm ở việc giải quyết các yêu cầu thực tiễn... Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã xác định: Phát huy sức mạnh đại đoàn kết các dân tộc, ý chí tự lực, tự cường và khát vọng vươn lên; khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của tỉnh; đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo; huy động, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển nhanh, bền vững theo hướng phát triển xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc;... quyết tâm đưa Yên Bái trở thành tỉnh khá vào năm 2025 và nằm trong nhóm tỉnh phát triển hàng đầu của vùng trung du và miền núi phía Bắc vào năm 2030.
Trước một việc mới, việc khó, chưa có tiền lệ, phải làm sao để đưa Chỉ số hạnh phúc từ một chỉ tiêu (hay nói cách khác là một cụm từ dễ khiến ta liên tưởng tới những gì hết sức trừu tượng, khó có thể mang ra cân, đong, đo đếm và không mang tính định lượng) trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ đến hiện thực cuộc sống?
Đối với tỉnh Yên Bái, con đường hiện thực hóa Chỉ số hạnh phúc nằm ở việc giải quyết các yêu cầu thực tiễn, đó là:
Phải cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp nâng cao Chỉ số hạnh phúc cho người dân tỉnh Yên Bái theo Nghị quyết Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh; các chương trình hành động của Tỉnh ủy: Chương trình hành động số 10-CTr/TU, ngày 30 tháng 10 năm 2020 về thực hiện Nghị quyết Đại hội XIX; Chương trình hành động số 40-CTr/TU ngày 10 tháng 7 năm 2021 về thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và các chương trình hành động về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị hằng năm.
Cùng đó là quyết tâm cao độ để hoàn thành thắng lợi mục tiêu, chỉ tiêu phát triển của nhiệm kỳ 2020 - 2025, thực hiện có hiệu quả 3 đột phá chiến lược và 7 nhiệm vụ trọng tâm nhằm "nâng cao mức độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp”, "Khơi dậy khát vọng vươn lên, phát huy giá trị, bản sắc văn hóa và xây dựng con người Yên Bái "thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập”; tăng cường quản lý phát triển xã hội tiến bộ, công bằng, bền vững;... nâng cao chỉ số hạnh phúc cho nhân dân”.
Phải nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm và huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của người dân trong thực hiện mục tiêu nâng cao Chỉ số hạnh phúc. Tổ chức các phong trào thi đua rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh; tạo động lực tinh thần mạnh mẽ, làm cho mục tiêu nâng cao chỉ số hạnh phúc lan tỏa, thấm sâu vào đời sống của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội; củng cố, tăng cường niềm tin của người dân Yên Bái vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước.
Cuộc sống thanh bình của người dân thôn Cầu Mơ, xã Đại Minh, huyện Yên Bình. Ảnh Thanh Chi
Trong triển khai thực hiện, phải xác định không cầu toàn, vừa làm vừa rút kinh nghiệm theo lộ trình và bước đi cụ thể, thận trọng, bài bản từng năm; có trọng tâm, trọng điểm để làm sao phản ánh được sâu sắc, toàn diện ý nghĩa, giá trị nhân văn của việc triển khai thực hiện các giải pháp nâng cao Chỉ số hạnh phúc cho người dân Yên Bái.
Ngay từ đầu nhiệm kỳ, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành hơn 100 nghị quyết,đề án,chính sách, kế hoạch phủ kín trên tất cả các lĩnh vực cho cả giai đoạn 2021 - 2025. Trong đó có 11 nghị quyết chuyên đề của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, 17 nghị quyết, chỉ thị, đề án của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, mang tính định hướng phát triển, hỗ trợ phát triển các ngành, lĩnh vực (như: Nghị quyết về phát triển nông lâm nghiệp, về phát triển công nghiệp, dịch vụ, thu hút đầu tư, phát triển giáo dục và đào tạo, phát triển y tế, phát triển nguồn nhân lực, giảm nghèo, phát triển du lịch, phát triển đường giao thông nông thôn, về chuyển đổi số...); tất cả hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, nâng cao Chỉ số hạnh phúc của nhân dân.
Hội viên phụ nữ xã Tân Đồng (Trấn Yên) tham gia các câu lạc bộ gia đình hạnh phúc, góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc. Ảnh Minh Huyền
Để đưa Chỉ số hạnh phúc vào hiện thực cuộc sống, hằng năm, Tỉnh ủy Yên Bái đều ban hành Kế hoạch về nâng cao Chỉ số hạnh phúc cho người dân Yên Bái; xác định đây là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng trên tinh thần bám sát mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, quan tâm chăm lo đời sống, bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Trong triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội nói chung và nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân nói riêng, Yên Bái có nhiều đổi mới trong cách làm.
Từ năm 2018, tỉnh thực hiện "giao nhiệm vụ, khoán sản phẩm” cho các cơ quan, đơn vị, địa phương theo Chương trình hành động lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị hằng năm của Tỉnh ủy; thực hiện đánh giá, chấm điểm, xét thưởng đối với các cơ quan, đơn vị, địa phương trong triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị với các tiêu chí cụ thể, hết sức chặt chẽ, nghiêm túc theo chỉ tiêu, mức độ hoàn thành nhiệm vụ; theo từng mức thưởng.
Tỉnh đã tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh, khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của tỉnh hằng năm. Đồng thời, thưởng các xã, thôn, bản thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Chỉ tính riêng năm 2021, tỉnh đã thưởng thành tích trong xây dựng nông thôn mới gần 20 tỷ đồng; thưởng trong thực hiện Chương trình hành động hằng năm trên 9,3 tỷ đồng; thưởng thu ngân sách nhà nước 2,2 tỷ đồng.
Cùng với các phong trào thi đua yêu nước do Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương phát động, các phong trào thi đua, các cuộc vận động vì sự phát triển và hạnh phúc của nhân dân đã được tổ chức sôi nổi, rộng khắp trên địa bàn, trong mỗi sở, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương, đông đảo cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh.
Ở Yên Bái, thi đua nâng cao Chỉ số hạnh phúc đã trở thành việc làm thường xuyên, là "thương hiệu riêng” của nhiều sở, ban, ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh.
Nổi bật là, ngành giáo dục và đào tạo với phong trào xây dựng "Trường học hạnh phúc”, "Lớp học hạnh phúc”,; ngành y tế với phong trào "Bác sỹ tận tâm - Bệnh nhân hạnh phúc”; Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh với phong trào "Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”; Hội Nông dân tỉnh với các mô hình phát triển kinh tế như: "Nông dân phát triển mô hình du lịch nông nghiệp, du lịch cộng đồng”, "Nông dân phát triển làng nghề truyền thống”, "Nông dân trồng cây dược liệu gắn với du lịch sinh thái” (tính riêng năm 2021 đã xây dựng được 30 mô hình kinh tế sản xuất nông lâm nghiệp hiệu quả)...
Các cơ quan báo chí, truyền thông của tỉnh (Báo Yên Bái, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật tỉnh, Tạp chí Văn nghệ Yên Bái) đã tổ chức nhiều cuộc thi viết, sáng tác về chủ đề xây dựng tỉnh Yên Bái "xanh, hài hòa, bản sắc, hạnh phúc", xây dựng con người Yên Bái "thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập".
Các cơ quan, đơn vị trong toàn tỉnh với phong trào thi đua xây dựng văn hóa công sở, nơi làm việc "Xanh, sạch, đẹp, hạnh phúc”. Các địa phương trong tỉnh, các xã, phường, thị trấn, thôn, bản, tổ dân phố... với các phong trào "hiến đất mở đường”, "dịch rào hiến đất”, "hiến đất, cây cối, vật kiến trúc xây dựng nông thôn mới”... sôi nổi, lan tỏa mạnh mẽ, rộng khắp trong xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững.
Huyện Lục Yên là một trong những địa phương đi đầu trong công tác dân vận khéo, tuyên truyền, vận động người dân tham gia phong trào hiến đất giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện triển khai, hoàn thiện hạ tầng kinh tế, xã hội, góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới.
Từ năm 2020 đến nay, đã có gần 2.300 hộ gia đình hiến khoảng 310.000 m2 đất, trên 18.500 m2 tường rào, công trình, vật kiến trúc, trên 107.400 cây cối có giá trị, huy động trên 21.200 ngày công với tổng giá trị trên 92,3 tỷ đồng.
Quyết định hiến đất và những tài sản có giá trị là điều không dễ đối với bất cứ gia đình hay cá nhân nào. Bởi mỗi mét đất, mỗi hàng cây, mỗi mảnh ruộng, mỗi công trình, mỗi vật kiến trúc có được đều phải trải qua quá trình lao động, tích lũy, từ những giọt mồ hôi, thậm chí từ sự khó nhọc và nước mắt của người dân...
Tất cả là tài sản quý giá mà ông bà cha mẹ để lại cho con cháu. Nhưng, với tinh thần trách nhiệm và tình yêu quê hương sâu sắc, tất cả vì lợi ích chung mà không lo thiệt về mình, nhân dân Lục Yên đã tích cực hưởng ứng phong trào, đồng thuận, phấn khởi với mong muốn được góp phần công sức của chính mình xây dựng quê hương...
Hồng Thanh Tâm
(Bài cuối: Lãnh đạo có Tâm - Nhân dân hạnh phúc