Có thể nói, việc thực hiện hỗ trợ vốn sinh kế cho hộ nghèo phát triển sản xuất, chăn nuôi đã và đang mang lại hiệu quả thiết thực, phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của người dân. Từ đó, người dân nhận thức rõ hơn về chủ trương trương đúng đắn của Đảng, chính sách của nhà nước về công tác giảm nghèo, tạo động lực cho các hộ nghèo vươn lên có cuộc sống ổn định, góp phần đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân. Từ thực tế phần lớn hộ nghèo, cận nghèo gặp khó khăn do thiếu nguồn vốn, tư liệu sản xuất, MTTQ tỉnh Yên Bái đã tập trung xây dựng những mô hình hỗ trợ về con giống, giúp đỡ về kỹ thuật, kiến thức làm ăn cho người dân. Một trong những mô hình hiệu quả đang được Mặt trận tỉnh chủ trì triển khai là Dự án nhân rộng mô hình phát triển chăn nuôi bò cái sinh sản, tạo sinh kế để hộ nghèo, hộ cận nghèo thoát nghèo tại 2 xã Dế Xu Phình và Nậm Khắt của huyện Mù Căng Chải.
Những năm trước đây, gia đình anh Vàng A Chua thuộc diện hộ nghèo đặc biệt khó khăn của xã Dế Xu Phình. Do thiếu vốn, tư liệu sản xuất cuộc sống gia đình gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng kể từ khi được thụ hưởng chương trình hỗ trợ nuôi bò sinh sản, gia đình anh đã có thu nhập ổn định hơn. Đến nay, không chỉ gia đình anh Chua mà hàng chục gia đình ở 2 xã Dế Xu Phình và Nậm Khắt đã dần thoát khỏi đói nghèo.
Đặc biệt, sau 01 năm chủ trì chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng mô hình hỗ trợ phát triển kinh tế giúp đỡ hộ nghèo thoát nghèo. Đây là một trong các nhiệm vụ được giao theo Chương trình hành động số 56-CTr/TU ngày 01/11/2021 của Tỉnh ủy Yên Bái, MTTQ tỉnh đã triển khai, xây dựng 03 mô hình và đem lại những kết quả nhất định, nguồn vốn hỗ trợ sinh kế của Mặt trận Tổ quốc đã góp phần giúp đỡ, động viên hộ nghèo đầu tư chăn nuôi tạo thu nhập, vươn lên dần ổn định cuộc sống. Các mô hình đạt hiệu quả như: Mô hình nuôi Trâu sinh sản tại thôn Cốc Củ, xã Phù Nham, thị xã Nghĩa Lộ; Mô hình nuôi Ốc nhồi thương phẩm tại xã Vân Hội, huyện Trấn Yên; Mô hình phát triển kinh tế vườn đồi xã Sơn Lương, huyện Văn Chấn .
Tiết trời ấm áp, Đoàn công tác ngược về Vân Hội để thăm, nắm tình hình nuôi ốc của gia đình anh Thân Văn Bắc, thôn Cây Si, xã Vân Hội, anh Bắc có hoàn cảnh khó khăn, vợ bị bệnh nhiễm độc máu, gia đình không có thu nhập ổn định. Đây là một trong ba mô hình được Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh hỗ trợ phát triển kinh tế cho hộ nghèo, có nguyện vọng và đủ điều kiện thực hiện mô hình và thuộc đối tượng đăng ký thoát nghèo năm 2022. Mô hình được hỗ trợ 20 triệu đồng từ nguồn Quỹ “Vì người nghèo” tỉnh hộ gia đình mua ốc nhồi giống tương đương với 4 vạn con, còn lại gia đình anh Bắc tự đầu tư về xây dựng ao, thức ăn. Không giấu được niềm vui anh Bắc cho biết “Ốc nhồi thương phẩm những năm gần đây rất được người dân ưa chuộng và có giá thành khá cao từ 80 - 90 nghìn đồng/kg, đợt 1 gia đình anh bán được 420kg ốc thịt trị giá 37,8 triệu đồng, hiện đang đầu tư mở rộng thêm 370m2 ao để tiếp tục nuôi thả thêm” anh tâm sự “Với sự hỗ trợ trực tiếp của Ủy ban MTTQ tỉnh đã đem lại nguồn thu ổn định cho gia đình anh, dây là điểm tựa, động lực để giúp gia đình anh sớm thoát nghèo”
Một khởi đầu thuận lợi là cơ sở vững chắc để gia đình anh cũng như các hộ nghèo, hộ cận nghèo có nguyện vọng và đủ điều kiện thực hiện mô hình và thuộc đối tượng đăng ký thoát nghèo những năm tiếp theo thành công.
Việc xây dựng mô hình hỗ trợ phát triển kinh tế của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Yên Bái nhằm giúp đỡ hộ nghèo phát triển sản xuất, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản, cây trồng, tạo sinh kế vươn lên thoát nghèo, góp phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu giảm nghèo bền vững của tỉnh.
Từ hiệu quả mô hình mang lại, trung tuần tháng 3 vừa qua, theo chân đồng chí Phó Chủ tịch MTTQ tỉnh Nông Thị Kim Cúc cùng Đoàn công tác đến xã Việt Hồng, giờ đây Việt Hồng không còn phải đi trên những con đường mấp mô sỏi đá, bùn lầy mà thay vào đó là những con đường bê tông, trải nhựa phẳng lỳ kéo dài về đến tận bản. Đoàn công tác đã đến trực tiếp khảo sát hộ gia đình ông Hoàng Văn Lương, Bản Bến là gia đình thuộc hộ nghèo của xã. Ông Lương cho biết: "Nhiều năm trước, hai vợ chồng rất cố gắng làm ăn, đi làm thuê khắp nơi... nhưng vẫn nghèo, gia đình tôi thấy rất phấn khởi khi được MTTQ tỉnh cũng như địa phương chọn khảo sát, nếu được hỗ trợ gia đình tôi sẽ tận dụng 12 m2 trong đất sân nhà ở để làm 2 bể liền nuôi Lươn không bùn thương phẩm để phát triển kinh tế, có tiền cho con cái được an tâm học hành, đảm bảo cuộc sống dần được cải thiện”.
Chia tay gia đình Ông Lương, đoàn công tác đến thôn Minh Phú, xã Vân Hội để thăm quan mô hình nuôi lươn không bùn thương phẩm của hộ gia đình ông Trần Trung Dũng, năm 2022 gia đình ông đã nuôi thành công bước đầu và cho thu nhập 6 tạ lươn thương phẩm đạt doanh thu 96 triệu đồng. Hiện nay ông đang cung cấp giống, hỗ trợ kỹ thuật nuôi và bao tiêu sản phẩm cho hộ gia đình trong thôn, ông cũng sẽ chia sẻ kinh nghiệm kỹ thuật nuôi để nhân rộng mô hình và bao tiêu sản phẩm cho hộ gia đình ông Hoàng Văn Lương, qua đó giúp ông vươn lên thoát nghèo.
Đến với huyện Văn Yên, đoàn công tác đã khảo sát 02 hộ nghèo là hộ ông Nguyễn Văn Quynh, thôn Toàn An, và hộ ông Triệu Văn Thiên, thôn Khe Cạn xã Đông An đây là hai hộ gia đình thuộc hộ nghèo và cận nghèo của xã. Hai gia đình đều có 02 lao động, có diện tích đất trồng cỏ để nuôi trâu cái sinh sản. Trên địa bàn xã Đông An hiện nay có nhiều mô hình chăn nuôi đại gia súc mang lại hiệu quả kinh tế; nhiều hộ gia đình trên địa bàn xã đã thoát nghèo bằng việc chăn nuôi trâu. Đây là chính sách sinh kế phù hợp với các hộ nghèo, họ tận dụng được lao động nông nhàn, không mất nhiều chi phí thức ăn chăn nuôi phù hợp với các hộ gia đình khó khăn, rủi ro thấp, giúp các hộ ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo. Mô hình hỗ trợ giảm nghèo “Chăn nuôi trâu sinh sản” là một trong những “đòn bẩy” đóng vai trò quan trọng trong công tác giảm nghèo cho người dân xã Đông An
Những năm qua, phong trào “Chung tay vì người nghèo – không để ai bị bỏ lại phía sau” của tỉnh giờ không chỉ là khẩu hiệu nhằm khơi dậy tình yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau từ cộng đồng dân cư mà đã trở thành mục tiêu, quyết tâm hành động của các cấp, các ngành và toàn xã hội trong hành trình gieo niềm hy vọng, đóng vai trò như một cú hích ban đầu, giúp nhiều hộ thêm tự tin, chủ động vươn lên thoát nghèo, cận nghèo góp phần thực hiện mục tiêu bảo đảm an sinh xã hội, phát triển bền vững của tỉnh nhà.
Trong thời gian tới, MTTQ các cấp tiếp tục đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về chương trình giảm nghèo bền vững, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị cùng chăm lo cho người nghèo theo phương châm “ lấy sức dân để lo cho dân”, hỗ trợ xây dựng nhà Đại đoàn kết, hỗ trợ vốn sinh kế cho hộ nghèo, hộ cận nghèo có hoàn cảnh khó khăn.
Có thể nói, việc thực hiện hỗ trợ vốn sinh kế cho hộ nghèo phát triển sản xuất, chăn nuôi đã và đang mang lại hiệu quả thiết thực, phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của người dân. Từ đó, người dân nhận thức rõ hơn về chủ trương trương đúng đắn của Đảng, chính sách của nhà nước về công tác giảm nghèo, tạo động lực cho các hộ nghèo vươn lên có cuộc sống ổn định, góp phần đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân. Từ thực tế phần lớn hộ nghèo, cận nghèo gặp khó khăn do thiếu nguồn vốn, tư liệu sản xuất, MTTQ tỉnh Yên Bái đã tập trung xây dựng những mô hình hỗ trợ về con giống, giúp đỡ về kỹ thuật, kiến thức làm ăn cho người dân. Một trong những mô hình hiệu quả đang được Mặt trận tỉnh chủ trì triển khai là Dự án nhân rộng mô hình phát triển chăn nuôi bò cái sinh sản, tạo sinh kế để hộ nghèo, hộ cận nghèo thoát nghèo tại 2 xã Dế Xu Phình và Nậm Khắt của huyện Mù Căng Chải.Những năm trước đây, gia đình anh Vàng A Chua thuộc diện hộ nghèo đặc biệt khó khăn của xã Dế Xu Phình. Do thiếu vốn, tư liệu sản xuất cuộc sống gia đình gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng kể từ khi được thụ hưởng chương trình hỗ trợ nuôi bò sinh sản, gia đình anh đã có thu nhập ổn định hơn. Đến nay, không chỉ gia đình anh Chua mà hàng chục gia đình ở 2 xã Dế Xu Phình và Nậm Khắt đã dần thoát khỏi đói nghèo.
Đặc biệt, sau 01 năm chủ trì chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng mô hình hỗ trợ phát triển kinh tế giúp đỡ hộ nghèo thoát nghèo. Đây là một trong các nhiệm vụ được giao theo Chương trình hành động số 56-CTr/TU ngày 01/11/2021 của Tỉnh ủy Yên Bái, MTTQ tỉnh đã triển khai, xây dựng 03 mô hình và đem lại những kết quả nhất định, nguồn vốn hỗ trợ sinh kế của Mặt trận Tổ quốc đã góp phần giúp đỡ, động viên hộ nghèo đầu tư chăn nuôi tạo thu nhập, vươn lên dần ổn định cuộc sống. Các mô hình đạt hiệu quả như: Mô hình nuôi Trâu sinh sản tại thôn Cốc Củ, xã Phù Nham, thị xã Nghĩa Lộ; Mô hình nuôi Ốc nhồi thương phẩm tại xã Vân Hội, huyện Trấn Yên; Mô hình phát triển kinh tế vườn đồi xã Sơn Lương, huyện Văn Chấn .
Tiết trời ấm áp, Đoàn công tác ngược về Vân Hội để thăm, nắm tình hình nuôi ốc của gia đình anh Thân Văn Bắc, thôn Cây Si, xã Vân Hội, anh Bắc có hoàn cảnh khó khăn, vợ bị bệnh nhiễm độc máu, gia đình không có thu nhập ổn định. Đây là một trong ba mô hình được Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh hỗ trợ phát triển kinh tế cho hộ nghèo, có nguyện vọng và đủ điều kiện thực hiện mô hình và thuộc đối tượng đăng ký thoát nghèo năm 2022. Mô hình được hỗ trợ 20 triệu đồng từ nguồn Quỹ “Vì người nghèo” tỉnh hộ gia đình mua ốc nhồi giống tương đương với 4 vạn con, còn lại gia đình anh Bắc tự đầu tư về xây dựng ao, thức ăn. Không giấu được niềm vui anh Bắc cho biết “Ốc nhồi thương phẩm những năm gần đây rất được người dân ưa chuộng và có giá thành khá cao từ 80 - 90 nghìn đồng/kg, đợt 1 gia đình anh bán được 420kg ốc thịt trị giá 37,8 triệu đồng, hiện đang đầu tư mở rộng thêm 370m2 ao để tiếp tục nuôi thả thêm” anh tâm sự “Với sự hỗ trợ trực tiếp của Ủy ban MTTQ tỉnh đã đem lại nguồn thu ổn định cho gia đình anh, dây là điểm tựa, động lực để giúp gia đình anh sớm thoát nghèo”
Một khởi đầu thuận lợi là cơ sở vững chắc để gia đình anh cũng như các hộ nghèo, hộ cận nghèo có nguyện vọng và đủ điều kiện thực hiện mô hình và thuộc đối tượng đăng ký thoát nghèo những năm tiếp theo thành công.
Việc xây dựng mô hình hỗ trợ phát triển kinh tế của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Yên Bái nhằm giúp đỡ hộ nghèo phát triển sản xuất, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản, cây trồng, tạo sinh kế vươn lên thoát nghèo, góp phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu giảm nghèo bền vững của tỉnh.
Từ hiệu quả mô hình mang lại, trung tuần tháng 3 vừa qua, theo chân đồng chí Phó Chủ tịch MTTQ tỉnh Nông Thị Kim Cúc cùng Đoàn công tác đến xã Việt Hồng, giờ đây Việt Hồng không còn phải đi trên những con đường mấp mô sỏi đá, bùn lầy mà thay vào đó là những con đường bê tông, trải nhựa phẳng lỳ kéo dài về đến tận bản. Đoàn công tác đã đến trực tiếp khảo sát hộ gia đình ông Hoàng Văn Lương, Bản Bến là gia đình thuộc hộ nghèo của xã. Ông Lương cho biết: "Nhiều năm trước, hai vợ chồng rất cố gắng làm ăn, đi làm thuê khắp nơi... nhưng vẫn nghèo, gia đình tôi thấy rất phấn khởi khi được MTTQ tỉnh cũng như địa phương chọn khảo sát, nếu được hỗ trợ gia đình tôi sẽ tận dụng 12 m2 trong đất sân nhà ở để làm 2 bể liền nuôi Lươn không bùn thương phẩm để phát triển kinh tế, có tiền cho con cái được an tâm học hành, đảm bảo cuộc sống dần được cải thiện”.
Chia tay gia đình Ông Lương, đoàn công tác đến thôn Minh Phú, xã Vân Hội để thăm quan mô hình nuôi lươn không bùn thương phẩm của hộ gia đình ông Trần Trung Dũng, năm 2022 gia đình ông đã nuôi thành công bước đầu và cho thu nhập 6 tạ lươn thương phẩm đạt doanh thu 96 triệu đồng. Hiện nay ông đang cung cấp giống, hỗ trợ kỹ thuật nuôi và bao tiêu sản phẩm cho hộ gia đình trong thôn, ông cũng sẽ chia sẻ kinh nghiệm kỹ thuật nuôi để nhân rộng mô hình và bao tiêu sản phẩm cho hộ gia đình ông Hoàng Văn Lương, qua đó giúp ông vươn lên thoát nghèo.
Đến với huyện Văn Yên, đoàn công tác đã khảo sát 02 hộ nghèo là hộ ông Nguyễn Văn Quynh, thôn Toàn An, và hộ ông Triệu Văn Thiên, thôn Khe Cạn xã Đông An đây là hai hộ gia đình thuộc hộ nghèo và cận nghèo của xã. Hai gia đình đều có 02 lao động, có diện tích đất trồng cỏ để nuôi trâu cái sinh sản. Trên địa bàn xã Đông An hiện nay có nhiều mô hình chăn nuôi đại gia súc mang lại hiệu quả kinh tế; nhiều hộ gia đình trên địa bàn xã đã thoát nghèo bằng việc chăn nuôi trâu. Đây là chính sách sinh kế phù hợp với các hộ nghèo, họ tận dụng được lao động nông nhàn, không mất nhiều chi phí thức ăn chăn nuôi phù hợp với các hộ gia đình khó khăn, rủi ro thấp, giúp các hộ ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo. Mô hình hỗ trợ giảm nghèo “Chăn nuôi trâu sinh sản” là một trong những “đòn bẩy” đóng vai trò quan trọng trong công tác giảm nghèo cho người dân xã Đông An
Những năm qua, phong trào “Chung tay vì người nghèo – không để ai bị bỏ lại phía sau” của tỉnh giờ không chỉ là khẩu hiệu nhằm khơi dậy tình yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau từ cộng đồng dân cư mà đã trở thành mục tiêu, quyết tâm hành động của các cấp, các ngành và toàn xã hội trong hành trình gieo niềm hy vọng, đóng vai trò như một cú hích ban đầu, giúp nhiều hộ thêm tự tin, chủ động vươn lên thoát nghèo, cận nghèo góp phần thực hiện mục tiêu bảo đảm an sinh xã hội, phát triển bền vững của tỉnh nhà.
Trong thời gian tới, MTTQ các cấp tiếp tục đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về chương trình giảm nghèo bền vững, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị cùng chăm lo cho người nghèo theo phương châm “ lấy sức dân để lo cho dân”, hỗ trợ xây dựng nhà Đại đoàn kết, hỗ trợ vốn sinh kế cho hộ nghèo, hộ cận nghèo có hoàn cảnh khó khăn.