Thực hiện Chương trình hành động số 23 ngày 20/2/2012 của Tỉnh ủy Yên Bái về việc thực hiện Chỉ thị 09-CT/TW ngày 01/12/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới”. Chương trình phối hợp số 09 ngày 01/8/2013 giữa Bộ Công an với Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam về “Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an tổ quốc trong tình hình mới”. Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình hành động của Tỉnh ủy; ký kết Chương trình phối hợp số 456/CTPH, ngày 06/5/2014, Kế hoạch phối hợp 123, ngày 14 tháng 5 năm 2021 với Công an tỉnh về “Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới”. Trong quá trình triển khai thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ an Tổ quốc Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp luôn được sự quan tâm lãnh chỉ đạo của cấp uỷ, sự tạo điều kiện của chính quyền và các ngành đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở, MTTQ - Công an các cấp, các tổ chức đoàn thể đã làm tốt chức năng tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương, thủ trưởng các cơ quan đơn vị chủ động xây dựng kế hoạch, xác định địa bàn, vận động có trọng tâm, trọng điểm bằng nhiều hình thức tuyên truyền vận động, trong quá trình triển khai thực hiện đã phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành, đoàn thể, đã được đông đảo các tầng lớp nhân dân đồng tình ủng hộ, tích cực tham gia. Phong trào đã bám sát nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước, có tác dụng tích cực trong công tác phòng ngừa và đấu tranh phòng chống tội phạm hình sự, làm giảm các vụ vi phạm pháp luật và các tệ nạn xã hội, tình hình an ninh chính trị được giữ vững, kinh tế xã hội phát triển, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện.
Đồng chí Nông Thị Kim Cúc dự Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình phối hợp số 09/CTr-BCA-MTTW, ngày 01/8/2013 giữa Bộ Công an với Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại huyên Trấn Yên
Hiệu quả từ công tác phối hợp tuyên truyền, vận động
Bám sát nhiệm vụ chính trị trong công tác đảm bảo an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Yên Bái hàng năm, Ủy ban MTTQ Việt Nam phối hợp với chính quyền, lực lượng Công an, các ban, ngành, đoàn thể tỉnh để xây dựng Kế hoạch chỉ đạo Ủy ban MTTQ các huyện, thị xã, thành phố hướng dẫn MTTQ các xã, phường, thị trấn tập trung tuyên truyền sâu rộng tới đoàn viên, hội viên, các tầng lớp nhân dân về các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước về công tác bảo vệ an ninh Tổ quốc, công tác phòng, chống tội phạm; Chỉ thị số 09-CT/TW, ngày 01/12/2011 của Bộ chính trị “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới”; Nghị quyết số 25 –NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Dân vận trong tình hình mới và chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020. Kế hoạch hành động số 160- KH/TU, ngày 25/12/2019 về việc triển khai Chỉ thị số 36- CT/TW ngày 16/8/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy; Kế hoạch số 250/KH-BCĐ, ngày 31/10/2021 của Ban Chỉ đạo 138 tỉnh về thực hiện chương trình phòng, chống ma túy giai đoạn 2021-2025; Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 05/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng, chống và cai nghiện ma túy trong tình hình mới; Kế hoạch số 113/KH-BCĐ ngày 11/5/2021 của Ban Chỉ đạo 138 tỉnh Yên Bái về triển khai thực hiện Chương trình phòng, chống tội phạm, phòng, chống ma túy, phòng, chống mua bán người giai đoạn 2021- 2025, định hướng đến năm 2030; Kế hoạch số 59/KH-BCĐ ngày 15/3/2022 về Kế hoạch công tác phòng, chống ma túy của Ban Chỉ đạo 138. Nghị quyết 51-NQ-TW ngày 5/9/2019 của BCH TW Đảng (khóa II) về “Chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia”; Kết luận số 44-KL/TW ngày 22/01/2019 của Ban Bí thư TW Đảng về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 09-CT/TW ngày 01/12/2011 của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trong tình hình mới; Nghị quyết số 24-NQ/TU ngày 20/01/2021 của BCH Đảng bộ tỉnh về đảm bảo quốc phòng an ninh trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 – 2025; Kế hoạch số 61/KH-UBND ngày 11/3/2020 của UBND tỉnh về đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trong cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đảm bảo ANTT trong tình hình mới; Kế hoạch số 162/KH-BCĐ ngày 31/3/2021 của Ban Chỉ đạo 138/CP về thực hiện Chương trình phòng, chống mua bán ma túy gắn với việc triển khai Kết luận thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm, ma túy trong tình hình mới.
Kết quả, tính đến hết năm 2022, MTTQ các cấp trong tỉnh đã kết hợp với các ban, ngành, đoàn thể và các địa phương tổ chức triển khai 5.786 buổi học tập các văn bản pháp luật có liên quan đến ANTT; tổ chức cho trên 410.000 lượt hộ với trên 520.000 lượt người tham gia học tập và ký cam kết chấp hành, thực hiện nghiêm túc các nội quy, quy ước về ANTT. Thông qua các buổi học tập phát động phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ ở cơ sở, quần chúng nhân dân đã cung cấp cho lực lượng Công an và chính quyền được nhiều nguồn tin có giá trị, qua đó giúp cho lực lượng Công an các cấp điều tra, xác minh, làm rõ xử lý, giải quyết nhiều vụ việc quan trọng. Phối hợp vận động nhân dân phát hiện và tự giác giao nộp hàng nghìn khẩu súng, công cụ hỗ trợ các loại, nhiều loại chất dễ cháy nổ. Phối hợp thành lập và đẩy mạnh hoạt động của các tổ chức quần chúng tham gia giữ gìn an ninh trật tự tại cơ sở, đến nay toàn tỉnh có 1.383 tổ hòa giải với 8.676 hòa giải viên, trong đó hòa giải viên là cán bộ mặt trận các cấp là 1.364 người; tiếp tục duy trì và nhân rộng 2.026 tổ tự quản về an ninh trật tự (Tự quản về nhân khẩu, Hộ khẩu; tài sản; trật tự trị an; trật tự công cộng) ở thôn, tổ dân phố với 52.811 thành viên; 1.356 hòm thư góp ý về an ninh, trật tự và tố giác tội phạm; duy trì hàng trăm câu lạc bộ phòng chống tội phạm, phòng chống ma tuý tại các khu dân cư.
Hàng năm, tái bản in 33.000 tờ rơi “Những điều cần biết về tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và sinh con thứ ba” tuyên truyền; tiếp tục phối hợp thực hiện Kế hoạch số 191-KH/TU ngày 18/4/2020 của Tỉnh ủy về đẩy lùi tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và xuất nhập cảnh trái phép trên địa bàn huyện Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải. Tình trạng tảo hôn trong đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng giảm dần cụ thể trong năm 2002 toàn tỉnh có 79 trường hợp tảo hôn, giảm 39 trường hợp bằng 33,05% (so với cùng kỳ năm 2021có 118 trường hợp)
Hiệu quả từ công tác phối hợp xây dựng phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”
Trong Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; việc đưa nội dung phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, trong đó tập trung vào các nội dung phòng chống tội phạm, ma túy, mại dâm, trật tự an toàn giao thông thành tiêu chí bình xét, công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “thô, tổ dân phố văn hóa” luôn được nhân dân đồng tình ủng hộ, tự giác tham gia nhiệt tình sôi nổi. Ủy ban MTTQ các cấp và ngành Công an thường xuyên phối hợp với cấp uỷ chính quyền và các tổ chức đoàn thể tổ chức hội nghị sơ kết đánh giá việc thực hiện các nội dung chương trình phối hợp về “Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc trong tình hình mới, tổ chức ký kết và giao nhiệm vụ cho các thành viên. Nắm tình hình tư tưởng, tâm tư nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, định kỳ họp đánh giá kết quả công tác vận động quần chúng, những vấn đề cần quan tâm đến công tác dân vận của Đảng, công tác dân vận của lực lượng CAND, những phản ánh của nhân dân liên quan đến An ninh chính trị – trật tự an toàn xã hội, công tác dân tộc, tôn giáo báo cáo với các cấp uỷ Đảng và chính quyền chỉ đạo giải quyết.
MTTQ và các tổ chức đoàn thể các cấp thường xuyên tuyên truyền giáo dục đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước thông qua các buổi họp, sinh hoạt, học tập của thôn, tổ dân phố. Vận động nhân dân phát huy tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ và chấp hành tốt nghĩa vụ công dân, pháp luật của Nhà nước. Tích cực đấu tranh an toàn, lành mạnh, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội trên địa bàn. Xây dựng nội qui, qui ước về an ninh trật tự, lập hòm thư tố giác, tổ chức phát phiếu tố giác tội phạm đến từng chi hội, tổ hội, gia đình hội viên, tổ chức rà soát lập danh sách những hộ gia đình có con em và người thân phạm tội để có biện pháp giáo dục, giúp đỡ; phân công cán bộ, hội viên, đoàn viên có uy tín kèm cặp, giáo dục, giúp đỡ những đối tượng đặc xá tha tù, thanh niên chậm tiến đang được quản lý, giáo dục tại cộng đồng để họ tích cực cải tạo sớm trở thành người lương thiện có ích cho xã hội. Ở nhưng nơi địa bàn phức tạp MTTQ, các tổ chức đoàn thể đã phối hợp với Công an cử cán bộ tăng cường bám sát khu vực, địa bàn cơ sở, quản lý theo dõi những đối tượng có tiền án, tiền sự. Tổ chức các tổ, đội tuần tra canh gác, thành lập các tổ liên gia tự quản, tổ an ninh nhân dân, tham gia quản lý, theo dõi đăng ký tạm trú, tạm vắng ở từng cơ sở, địa bàn dân cư. Phối hợp với các ngành chức năng trợ giúp pháp lý nhằm nâng cao về chính sách, pháp luật của Nhà nước cho nhân dân. Khi sảy ra mâu thuẫn tranh chấp phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức hòa giải, giải quyết các mâu thuẫn ngay tại cơ sở không để khiếu kiện vượt cấp hoặc phát sinh thành “Điểm nóng”.
Hiệu quả trong phối hợp thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”
Ban Thường trực Ủy ban MTTQ các cấp tiếp tục phối hợp với các tổ chức thành viên làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới trong đó có tiêu chí Giữ vững ANTT xã hội. Đến hết 2022 có 134/150 xã đạt tiêu chí về an ninh trật tự trong xây dựng nông thôn mới. Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng 2.026 tổ tự quản về an ninh trật tự (Tự quản về nhân khẩu, Hộ khẩu; tài sản; trật tự trị an; trật tự công cộng) với 52.811 thành viên. Qua đó đã nâng cao ý thức, trách nhiệm tạo sự gắn kết của người dân trong việc tích cực tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Hàng năm, Ban Thường trực chủ trì phối hợp với các tổ chức thành. Hướng dẫn MTTQ các cấp đẩy mạnh tuyên truyền nhân dân thực hiện tiêu chí đô thị văn minh thông qua vận động người dân xây dựng, chỉnh trang nhà cửa; chấp hành các quy định về kinh doanh, buôn bán, không lấn chiếm vỉa hè, lòng đường; giữ gìn, bảo vệ môi trường, xây dựng và nhân rộng các tuyến đường văn minh ở các khu phố bảo đảm thông thoáng, cảnh quan sạch đẹp. Tính đến hết năm 2022, toàn tỉnh có 99/150 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, 27 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 06 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; 18/23 phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị; 3/9 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
Toàn tỉnh hiện có 1.356 thôn, tổ dân phố xây dựng được hương ước, quy ước, bổ xung tiêu trí an ninh trật tự, an toàn khu dân cư, phòng chống tệ nạn xã hội để bình xét các danh hiệu gia đình, làng, bản, tổ dân phố, xã phường, văn hoá. Hàng năm có trên 90% hộ gia đình đăng ký xây dựng gia đình văn hóa, trên 70% khu dân cư đăng ký xây dựng khu dân cư văn hóa. Qua bình xét hàng năm tỷ lệ gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa đạt 74%; tỷ lệ thôn, tổ dân phố đạt tiêu chuẩn văn hóa đạt 54%.
Hiệu quả trong xây dựng lực lượng Công an - Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên trong sạch vững mạnh
Trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình phối hợp Công an - Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể đã thường xuyên phối hợp gắn bó tạo điều kiện hỗ trợ nhau trong việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ của mình với vai trò làm tham mưu giúp cấp uỷ, chính quyền các cấp; là nòng cốt trong phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc tạo niềm tin, chỗ dựa vững chắc của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thông qua phong trào hệ thống tổ chức của MTTQ- Công an và các tổ chức đoàn thể của các huyện, thị xã, thành phố và 173 xã, phường, thị trấn thường xuyên được củng cố kiện toàn và hoạt động có hiệu quả.
Thực hiện Kế hoạch số 84/KH-BCA-MTTW, ngày 01/3/2023 giữa Bộ Công an và Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên về tổ chức Tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình phối hợp số 09/CTr-BCA-MTTW. Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt nam tỉnh phối hợp với Công an tỉnh xây dựng kế hoạch tổng kết chương trình từ cấp huyện đến cấp tỉnh, xác định nhiệm vụ bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội hết sức nặng nề, đòi hỏi phải có sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và toàn dân, trong đó xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc vững mạnh là một trong những nhiệm vụ quan trọng cụ thể:
1. Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức cho các tầng lớp nhân dân, nâng cao hiểu biết về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tiếp tục quán triệt thực hiện tốt Chỉ thị số 09 ngày 01/12/2011 của Ban bí trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” Thường xuyên nâng cao ý thức cảnh giác, đấu tranh và làm thất bại mọi âm mưu “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, tích cự phòng chống tham nhũng, buôn lậu, trốn thuế, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội.
2. Đổi mới nội dung, hình thức, biện pháp, nâng cao hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc phải lồng gắn với các phong trào thi đua yêu nước, Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, xây dựng thô, tổ dân phố không có tội phạm và tệ nạn xã hội; Đẩy mạnh các hoạt động tự phòng, tự quản, tự bảo vệ, tự hòa giải về an ninh, trật tự ngay từ cơ sở, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở.
3. Thường xuyên duy trì phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc trên tất cả các địa bàn, phối hợp mở các đợt vận động tập trung ở những địa bàn trọng điểm về an ninh chính trị, phức tạp về trật tự an toàn xã hội./.
Kim Tuyến
Thực hiện Chương trình hành động số 23 ngày 20/2/2012 của Tỉnh ủy Yên Bái về việc thực hiện Chỉ thị 09-CT/TW ngày 01/12/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới”. Chương trình phối hợp số 09 ngày 01/8/2013 giữa Bộ Công an với Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam về “Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an tổ quốc trong tình hình mới”. Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình hành động của Tỉnh ủy; ký kết Chương trình phối hợp số 456/CTPH, ngày 06/5/2014, Kế hoạch phối hợp 123, ngày 14 tháng 5 năm 2021 với Công an tỉnh về “Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới”. Trong quá trình triển khai thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ an Tổ quốc Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp luôn được sự quan tâm lãnh chỉ đạo của cấp uỷ, sự tạo điều kiện của chính quyền và các ngành đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở, MTTQ - Công an các cấp, các tổ chức đoàn thể đã làm tốt chức năng tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương, thủ trưởng các cơ quan đơn vị chủ động xây dựng kế hoạch, xác định địa bàn, vận động có trọng tâm, trọng điểm bằng nhiều hình thức tuyên truyền vận động, trong quá trình triển khai thực hiện đã phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành, đoàn thể, đã được đông đảo các tầng lớp nhân dân đồng tình ủng hộ, tích cực tham gia. Phong trào đã bám sát nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước, có tác dụng tích cực trong công tác phòng ngừa và đấu tranh phòng chống tội phạm hình sự, làm giảm các vụ vi phạm pháp luật và các tệ nạn xã hội, tình hình an ninh chính trị được giữ vững, kinh tế xã hội phát triển, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện.Hiệu quả từ công tác phối hợp tuyên truyền, vận động
Bám sát nhiệm vụ chính trị trong công tác đảm bảo an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Yên Bái hàng năm, Ủy ban MTTQ Việt Nam phối hợp với chính quyền, lực lượng Công an, các ban, ngành, đoàn thể tỉnh để xây dựng Kế hoạch chỉ đạo Ủy ban MTTQ các huyện, thị xã, thành phố hướng dẫn MTTQ các xã, phường, thị trấn tập trung tuyên truyền sâu rộng tới đoàn viên, hội viên, các tầng lớp nhân dân về các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước về công tác bảo vệ an ninh Tổ quốc, công tác phòng, chống tội phạm; Chỉ thị số 09-CT/TW, ngày 01/12/2011 của Bộ chính trị “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới”; Nghị quyết số 25 –NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Dân vận trong tình hình mới và chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020. Kế hoạch hành động số 160- KH/TU, ngày 25/12/2019 về việc triển khai Chỉ thị số 36- CT/TW ngày 16/8/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy; Kế hoạch số 250/KH-BCĐ, ngày 31/10/2021 của Ban Chỉ đạo 138 tỉnh về thực hiện chương trình phòng, chống ma túy giai đoạn 2021-2025; Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 05/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng, chống và cai nghiện ma túy trong tình hình mới; Kế hoạch số 113/KH-BCĐ ngày 11/5/2021 của Ban Chỉ đạo 138 tỉnh Yên Bái về triển khai thực hiện Chương trình phòng, chống tội phạm, phòng, chống ma túy, phòng, chống mua bán người giai đoạn 2021- 2025, định hướng đến năm 2030; Kế hoạch số 59/KH-BCĐ ngày 15/3/2022 về Kế hoạch công tác phòng, chống ma túy của Ban Chỉ đạo 138. Nghị quyết 51-NQ-TW ngày 5/9/2019 của BCH TW Đảng (khóa II) về “Chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia”; Kết luận số 44-KL/TW ngày 22/01/2019 của Ban Bí thư TW Đảng về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 09-CT/TW ngày 01/12/2011 của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trong tình hình mới; Nghị quyết số 24-NQ/TU ngày 20/01/2021 của BCH Đảng bộ tỉnh về đảm bảo quốc phòng an ninh trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 – 2025; Kế hoạch số 61/KH-UBND ngày 11/3/2020 của UBND tỉnh về đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trong cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đảm bảo ANTT trong tình hình mới; Kế hoạch số 162/KH-BCĐ ngày 31/3/2021 của Ban Chỉ đạo 138/CP về thực hiện Chương trình phòng, chống mua bán ma túy gắn với việc triển khai Kết luận thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm, ma túy trong tình hình mới.
Kết quả, tính đến hết năm 2022, MTTQ các cấp trong tỉnh đã kết hợp với các ban, ngành, đoàn thể và các địa phương tổ chức triển khai 5.786 buổi học tập các văn bản pháp luật có liên quan đến ANTT; tổ chức cho trên 410.000 lượt hộ với trên 520.000 lượt người tham gia học tập và ký cam kết chấp hành, thực hiện nghiêm túc các nội quy, quy ước về ANTT. Thông qua các buổi học tập phát động phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ ở cơ sở, quần chúng nhân dân đã cung cấp cho lực lượng Công an và chính quyền được nhiều nguồn tin có giá trị, qua đó giúp cho lực lượng Công an các cấp điều tra, xác minh, làm rõ xử lý, giải quyết nhiều vụ việc quan trọng. Phối hợp vận động nhân dân phát hiện và tự giác giao nộp hàng nghìn khẩu súng, công cụ hỗ trợ các loại, nhiều loại chất dễ cháy nổ. Phối hợp thành lập và đẩy mạnh hoạt động của các tổ chức quần chúng tham gia giữ gìn an ninh trật tự tại cơ sở, đến nay toàn tỉnh có 1.383 tổ hòa giải với 8.676 hòa giải viên, trong đó hòa giải viên là cán bộ mặt trận các cấp là 1.364 người; tiếp tục duy trì và nhân rộng 2.026 tổ tự quản về an ninh trật tự (Tự quản về nhân khẩu, Hộ khẩu; tài sản; trật tự trị an; trật tự công cộng) ở thôn, tổ dân phố với 52.811 thành viên; 1.356 hòm thư góp ý về an ninh, trật tự và tố giác tội phạm; duy trì hàng trăm câu lạc bộ phòng chống tội phạm, phòng chống ma tuý tại các khu dân cư.
Hàng năm, tái bản in 33.000 tờ rơi “Những điều cần biết về tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và sinh con thứ ba” tuyên truyền; tiếp tục phối hợp thực hiện Kế hoạch số 191-KH/TU ngày 18/4/2020 của Tỉnh ủy về đẩy lùi tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và xuất nhập cảnh trái phép trên địa bàn huyện Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải. Tình trạng tảo hôn trong đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng giảm dần cụ thể trong năm 2002 toàn tỉnh có 79 trường hợp tảo hôn, giảm 39 trường hợp bằng 33,05% (so với cùng kỳ năm 2021có 118 trường hợp)
Hiệu quả từ công tác phối hợp xây dựng phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”
Trong Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; việc đưa nội dung phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, trong đó tập trung vào các nội dung phòng chống tội phạm, ma túy, mại dâm, trật tự an toàn giao thông thành tiêu chí bình xét, công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “thô, tổ dân phố văn hóa” luôn được nhân dân đồng tình ủng hộ, tự giác tham gia nhiệt tình sôi nổi. Ủy ban MTTQ các cấp và ngành Công an thường xuyên phối hợp với cấp uỷ chính quyền và các tổ chức đoàn thể tổ chức hội nghị sơ kết đánh giá việc thực hiện các nội dung chương trình phối hợp về “Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc trong tình hình mới, tổ chức ký kết và giao nhiệm vụ cho các thành viên. Nắm tình hình tư tưởng, tâm tư nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, định kỳ họp đánh giá kết quả công tác vận động quần chúng, những vấn đề cần quan tâm đến công tác dân vận của Đảng, công tác dân vận của lực lượng CAND, những phản ánh của nhân dân liên quan đến An ninh chính trị – trật tự an toàn xã hội, công tác dân tộc, tôn giáo báo cáo với các cấp uỷ Đảng và chính quyền chỉ đạo giải quyết.
MTTQ và các tổ chức đoàn thể các cấp thường xuyên tuyên truyền giáo dục đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước thông qua các buổi họp, sinh hoạt, học tập của thôn, tổ dân phố. Vận động nhân dân phát huy tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ và chấp hành tốt nghĩa vụ công dân, pháp luật của Nhà nước. Tích cực đấu tranh an toàn, lành mạnh, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội trên địa bàn. Xây dựng nội qui, qui ước về an ninh trật tự, lập hòm thư tố giác, tổ chức phát phiếu tố giác tội phạm đến từng chi hội, tổ hội, gia đình hội viên, tổ chức rà soát lập danh sách những hộ gia đình có con em và người thân phạm tội để có biện pháp giáo dục, giúp đỡ; phân công cán bộ, hội viên, đoàn viên có uy tín kèm cặp, giáo dục, giúp đỡ những đối tượng đặc xá tha tù, thanh niên chậm tiến đang được quản lý, giáo dục tại cộng đồng để họ tích cực cải tạo sớm trở thành người lương thiện có ích cho xã hội. Ở nhưng nơi địa bàn phức tạp MTTQ, các tổ chức đoàn thể đã phối hợp với Công an cử cán bộ tăng cường bám sát khu vực, địa bàn cơ sở, quản lý theo dõi những đối tượng có tiền án, tiền sự. Tổ chức các tổ, đội tuần tra canh gác, thành lập các tổ liên gia tự quản, tổ an ninh nhân dân, tham gia quản lý, theo dõi đăng ký tạm trú, tạm vắng ở từng cơ sở, địa bàn dân cư. Phối hợp với các ngành chức năng trợ giúp pháp lý nhằm nâng cao về chính sách, pháp luật của Nhà nước cho nhân dân. Khi sảy ra mâu thuẫn tranh chấp phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức hòa giải, giải quyết các mâu thuẫn ngay tại cơ sở không để khiếu kiện vượt cấp hoặc phát sinh thành “Điểm nóng”.
Hiệu quả trong phối hợp thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”
Ban Thường trực Ủy ban MTTQ các cấp tiếp tục phối hợp với các tổ chức thành viên làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới trong đó có tiêu chí Giữ vững ANTT xã hội. Đến hết 2022 có 134/150 xã đạt tiêu chí về an ninh trật tự trong xây dựng nông thôn mới. Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng 2.026 tổ tự quản về an ninh trật tự (Tự quản về nhân khẩu, Hộ khẩu; tài sản; trật tự trị an; trật tự công cộng) với 52.811 thành viên. Qua đó đã nâng cao ý thức, trách nhiệm tạo sự gắn kết của người dân trong việc tích cực tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Hàng năm, Ban Thường trực chủ trì phối hợp với các tổ chức thành. Hướng dẫn MTTQ các cấp đẩy mạnh tuyên truyền nhân dân thực hiện tiêu chí đô thị văn minh thông qua vận động người dân xây dựng, chỉnh trang nhà cửa; chấp hành các quy định về kinh doanh, buôn bán, không lấn chiếm vỉa hè, lòng đường; giữ gìn, bảo vệ môi trường, xây dựng và nhân rộng các tuyến đường văn minh ở các khu phố bảo đảm thông thoáng, cảnh quan sạch đẹp. Tính đến hết năm 2022, toàn tỉnh có 99/150 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, 27 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 06 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; 18/23 phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị; 3/9 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
Toàn tỉnh hiện có 1.356 thôn, tổ dân phố xây dựng được hương ước, quy ước, bổ xung tiêu trí an ninh trật tự, an toàn khu dân cư, phòng chống tệ nạn xã hội để bình xét các danh hiệu gia đình, làng, bản, tổ dân phố, xã phường, văn hoá. Hàng năm có trên 90% hộ gia đình đăng ký xây dựng gia đình văn hóa, trên 70% khu dân cư đăng ký xây dựng khu dân cư văn hóa. Qua bình xét hàng năm tỷ lệ gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa đạt 74%; tỷ lệ thôn, tổ dân phố đạt tiêu chuẩn văn hóa đạt 54%.
Hiệu quả trong xây dựng lực lượng Công an - Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên trong sạch vững mạnh
Trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình phối hợp Công an - Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể đã thường xuyên phối hợp gắn bó tạo điều kiện hỗ trợ nhau trong việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ của mình với vai trò làm tham mưu giúp cấp uỷ, chính quyền các cấp; là nòng cốt trong phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc tạo niềm tin, chỗ dựa vững chắc của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thông qua phong trào hệ thống tổ chức của MTTQ- Công an và các tổ chức đoàn thể của các huyện, thị xã, thành phố và 173 xã, phường, thị trấn thường xuyên được củng cố kiện toàn và hoạt động có hiệu quả.
Thực hiện Kế hoạch số 84/KH-BCA-MTTW, ngày 01/3/2023 giữa Bộ Công an và Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên về tổ chức Tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình phối hợp số 09/CTr-BCA-MTTW. Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt nam tỉnh phối hợp với Công an tỉnh xây dựng kế hoạch tổng kết chương trình từ cấp huyện đến cấp tỉnh, xác định nhiệm vụ bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội hết sức nặng nề, đòi hỏi phải có sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và toàn dân, trong đó xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc vững mạnh là một trong những nhiệm vụ quan trọng cụ thể:
1. Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức cho các tầng lớp nhân dân, nâng cao hiểu biết về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tiếp tục quán triệt thực hiện tốt Chỉ thị số 09 ngày 01/12/2011 của Ban bí trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” Thường xuyên nâng cao ý thức cảnh giác, đấu tranh và làm thất bại mọi âm mưu “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, tích cự phòng chống tham nhũng, buôn lậu, trốn thuế, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội.
2. Đổi mới nội dung, hình thức, biện pháp, nâng cao hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc phải lồng gắn với các phong trào thi đua yêu nước, Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, xây dựng thô, tổ dân phố không có tội phạm và tệ nạn xã hội; Đẩy mạnh các hoạt động tự phòng, tự quản, tự bảo vệ, tự hòa giải về an ninh, trật tự ngay từ cơ sở, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở.
3. Thường xuyên duy trì phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc trên tất cả các địa bàn, phối hợp mở các đợt vận động tập trung ở những địa bàn trọng điểm về an ninh chính trị, phức tạp về trật tự an toàn xã hội./.