Chị Tiến cùng bà con Nhân dân tham gia giải phóng mặt bằng, mở rộng đường giao thông nông thôn
Chị Tiến Mặt trận! Cái tên thân thiện mà cả bản dành cho chị bởi từ năm 2005 khi là chi hội phó chi hội Phụ nữ, là thành viên Ban công tác Mặt trận chị đã gây được niềm cảm mến với tác phong nhanh nhẹn, hòa đồng, cách vận động quần chúng rất nhẹ nhàng mà hiệu quả. Từ đó chị được bầu làm chi hội trưởng Phụ nữ và đến năm 2011 được tín nhiệm bầu làm Trưởng Ban công tác Mặt trận. Bản Lè phường Trung Tâm thuộc thị xã Nghĩa Lộ trước đây là một thôn của đa số đồng bào dân tộc Thái, canh tác thuần nông, đời sống còn nhiều khó khăn nhưng từ khi bà con thực sự được tập hợp dưới mái nhà chung của Mặt trận, được tuyên truyền, giải thích và được giúp đỡ tận tình thì nhận thức của bà con được nâng lên rõ rệt. Ban Công tác Mặt trận đã phát huy được sức mạnh của các tổ chức thành viên trong quá trình tổ chức thực hiện các phong trào thi đua yêu nước ở cơ sở. Đặc biệt là với cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh" chị Tiến đã trở thành cánh chim đầu đàn thôi thúc phong trào của chính quyền cũng như các đoàn thể chính trị - xã hội ở thôn bản. Bà con thường thấy chị hăng hái "Đi từng ngõ, gõ từng nhà" để làm công tác tuyên truyền vận động, có những nhà chị phải đến vài lần khi sáng sớm, lúc đêm khuya, ai có khó khăn thì giúp đỡ, ai chưa thông thì dẫn dắt họ cùng làm để thấu hiểu hơn và tin tưởng hơn vào chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Chính vì vậy những năm qua Ban công tác Mặt trận đã cùng cấp ủy, chính quyền và bà con nhân dân làm được khá nhiều việc. Chị nói "Do đặc điểm tình hình của vùng nông thôn nên không thể kêu gọi cùng một lúc như trên đường phố được, chúng tôi phải chia nhỏ giai đoạn theo phương châm tiến từng bước vững chắc, nhiều nhỏ góp lại thành to thôi!". Ví dụ như thực hiện đề án xây dựng nông thôn mới, năm 2010 vận động bà con làm được gần 200 mét đường giao thông đổ bê tông, năm 2011 đổ tiếp 150 mét, năm 2012 lại đổ quãng đường 230 mét… Cứ thế, đến năm 2019 đoạn đường bê tông dài 347 mét cuối cùng đã góp phần phủ kín đường làng, không còn cảnh đường đất trơn trượt nữa. Khi được Nhà nước quy hoạch quỹ đất để xây dựng nhà văn hóa, các đồng chí lãnh đạo băn khoăn làm sao có kinh phí để làm nhà văn hóa trong khi đời sống của bà con còn nhiều khó khăn, hơn nữa năm nào cũng huy động đóng góp làm đường rồi. Chị Tiến đã mạnh dạn tham mưu và cùng ban công tác Mặt trận chia tổ đến với từng nhà giải thích, tìm biện pháp huy động sao cho phù hợp với từng hoàn cảnh gia đình chứ không bổ đầu đóng góp. Vậy là chỉ sau một thời gian ngắn ngôi nhà xây rộng rãi hơn 100 mét vuông đã hoàn thành trong niềm tin tưởng của nhân dân. Tiếp đó, những cán bộ trong ban Công tác mặt trận lại huy động bà con xuống suối đãi cát, gom sỏi, góp công lao động, góp tiền mua xi măng đổ bê tông mặt sân nhà văn hóa cho đồng bộ và phục vụ chính bà con thôn bản khi có lễ hội hoặc sinh hoạt tập thể. Những ngày tháng vất vả đó ai cũng thấy hình ảnh người cán bộ mặt trận đi vận động đóng góp tiền của, vật liệu, công lao động rồi từng ấm nước chị xách đi phục vụ trên công trường. Đường thông, ngõ thoáng chưa đủ mà còn phải vận động bà con làm đẹp bộ mặt nông thôn mới bằng việc tập hợp phụ nữ, thanh niên trồng những tuyến đường hoa, thường xuyên vệ sinh môi trường, dần xóa bỏ những hủ tục lạc hậu, tốn kém trong cưới xin, ma chay. Chị cho biết trước đây bà con dân tộc Thái thách cưới to lắm, sau khi bỏ được tục thách bạc trắng thì lại chuyển sang thách hàng vài tạ lợn, vài tạ gạo, trăm lít rượu… nhưng bây giờ chỉ có lễ gia tiên vừa đủ cho đón dâu thôi. Vì vậy đám cưới rất nhẹ nhàng, vui vẻ. Đám ma cũng không để lâu như trước nữa, khi gia đình có việc tang thì cả bản cùng nhau giúp đỡ mỗi người một tay, một chân không phải tốn kém nhiều. Với chị Tiến, để nói cho người dân nghe và làm theo thì bản thân và gia đình phải thực sự gương mẫu. Vì thế chị còn là tấm gương lao động sản xuất giỏi. Ruộng của nhà có ít nhưng chị đã nhận thầu ruộng của một số hộ thiếu nhân lực lao động để cấy lúa và xen canh thả cá, nuôi vịt. Mỗi vụ gia đình thu hoạch từ 6 tấn đến 7 tấn thóc. Bên cạnh đó, cứ đến dịp cuối năm gia đình lại làm thịt sấy, cá sấy bán phục vụ tết thu nhập khoảng gần 30 triệu đồng. Nói tới việc vận động "Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam" chị tươi cười chia sẻ "Thế mạnh của địa phương là hàng thổ cẩm thì tại sao mình lại không vận động bà con làm thổ cẩm, dùng vải thổ cẩm để tăng thu nhập chứ!" và nói là phải làm gương nên chị đã dành thời gian may hàng thổ cẩm như khăn, gối, túi đeo, ví, dây thắt lưng bán đổ cho các nơi. Chỉ tận dụng thời gian nông nhàn mà may hàng thổ cẩm đã cho thu nhập hơn 50 triệu đồng mỗi năm. Học tập theo chị, trong thôn bản nhiều chị em có máy may để tranh thủ may hàng thổ cẩm. Nhìn ngôi nhà xây hai tầng rộng rãi, khang trang ngay bên đường quốc lộ với gian hàng sầm uất đã đủ minh chứng cho sự năng động, sáng tạo của chị. Gia đình chị Tiến thực sự là một gia đình hạnh phúc. Vì vậy từ năm 2013 đến nay chị luôn được bà con suy tôn là người có uy tín trong cộng đồng. Chị đã có đóng góp lớn cho phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới ở địa phương, hàng năm đều được tặng giấy khen của UBMTTQVN phường Trung Tâm và thị xã Nghĩa Lộ.
Nguyễn Thị Thanh
Trưởng Ban CTMT tổ dân phố 4
thành viên UBMTTQVN phường Trung Tâm, thị xã Nghĩa Lộ.
Chị Tiến tham gia vệ sinh đường làng ngõ xóm
Tổ ấm hạnh phúc của chị Tiến
Chị Tiến Mặt trận! Cái tên thân thiện mà cả bản dành cho chị bởi từ năm 2005 khi là chi hội phó chi hội Phụ nữ, là thành viên Ban công tác Mặt trận chị đã gây được niềm cảm mến với tác phong nhanh nhẹn, hòa đồng, cách vận động quần chúng rất nhẹ nhàng mà hiệu quả. Từ đó chị được bầu làm chi hội trưởng Phụ nữ và đến năm 2011 được tín nhiệm bầu làm Trưởng Ban công tác Mặt trận. Bản Lè phường Trung Tâm thuộc thị xã Nghĩa Lộ trước đây là một thôn của đa số đồng bào dân tộc Thái, canh tác thuần nông, đời sống còn nhiều khó khăn nhưng từ khi bà con thực sự được tập hợp dưới mái nhà chung của Mặt trận, được tuyên truyền, giải thích và được giúp đỡ tận tình thì nhận thức của bà con được nâng lên rõ rệt. Ban Công tác Mặt trận đã phát huy được sức mạnh của các tổ chức thành viên trong quá trình tổ chức thực hiện các phong trào thi đua yêu nước ở cơ sở. Đặc biệt là với cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh" chị Tiến đã trở thành cánh chim đầu đàn thôi thúc phong trào của chính quyền cũng như các đoàn thể chính trị - xã hội ở thôn bản. Bà con thường thấy chị hăng hái "Đi từng ngõ, gõ từng nhà" để làm công tác tuyên truyền vận động, có những nhà chị phải đến vài lần khi sáng sớm, lúc đêm khuya, ai có khó khăn thì giúp đỡ, ai chưa thông thì dẫn dắt họ cùng làm để thấu hiểu hơn và tin tưởng hơn vào chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Chính vì vậy những năm qua Ban công tác Mặt trận đã cùng cấp ủy, chính quyền và bà con nhân dân làm được khá nhiều việc. Chị nói "Do đặc điểm tình hình của vùng nông thôn nên không thể kêu gọi cùng một lúc như trên đường phố được, chúng tôi phải chia nhỏ giai đoạn theo phương châm tiến từng bước vững chắc, nhiều nhỏ góp lại thành to thôi!". Ví dụ như thực hiện đề án xây dựng nông thôn mới, năm 2010 vận động bà con làm được gần 200 mét đường giao thông đổ bê tông, năm 2011 đổ tiếp 150 mét, năm 2012 lại đổ quãng đường 230 mét… Cứ thế, đến năm 2019 đoạn đường bê tông dài 347 mét cuối cùng đã góp phần phủ kín đường làng, không còn cảnh đường đất trơn trượt nữa. Khi được Nhà nước quy hoạch quỹ đất để xây dựng nhà văn hóa, các đồng chí lãnh đạo băn khoăn làm sao có kinh phí để làm nhà văn hóa trong khi đời sống của bà con còn nhiều khó khăn, hơn nữa năm nào cũng huy động đóng góp làm đường rồi. Chị Tiến đã mạnh dạn tham mưu và cùng ban công tác Mặt trận chia tổ đến với từng nhà giải thích, tìm biện pháp huy động sao cho phù hợp với từng hoàn cảnh gia đình chứ không bổ đầu đóng góp. Vậy là chỉ sau một thời gian ngắn ngôi nhà xây rộng rãi hơn 100 mét vuông đã hoàn thành trong niềm tin tưởng của nhân dân. Tiếp đó, những cán bộ trong ban Công tác mặt trận lại huy động bà con xuống suối đãi cát, gom sỏi, góp công lao động, góp tiền mua xi măng đổ bê tông mặt sân nhà văn hóa cho đồng bộ và phục vụ chính bà con thôn bản khi có lễ hội hoặc sinh hoạt tập thể. Những ngày tháng vất vả đó ai cũng thấy hình ảnh người cán bộ mặt trận đi vận động đóng góp tiền của, vật liệu, công lao động rồi từng ấm nước chị xách đi phục vụ trên công trường. Đường thông, ngõ thoáng chưa đủ mà còn phải vận động bà con làm đẹp bộ mặt nông thôn mới bằng việc tập hợp phụ nữ, thanh niên trồng những tuyến đường hoa, thường xuyên vệ sinh môi trường, dần xóa bỏ những hủ tục lạc hậu, tốn kém trong cưới xin, ma chay. Chị cho biết trước đây bà con dân tộc Thái thách cưới to lắm, sau khi bỏ được tục thách bạc trắng thì lại chuyển sang thách hàng vài tạ lợn, vài tạ gạo, trăm lít rượu… nhưng bây giờ chỉ có lễ gia tiên vừa đủ cho đón dâu thôi. Vì vậy đám cưới rất nhẹ nhàng, vui vẻ. Đám ma cũng không để lâu như trước nữa, khi gia đình có việc tang thì cả bản cùng nhau giúp đỡ mỗi người một tay, một chân không phải tốn kém nhiều. Với chị Tiến, để nói cho người dân nghe và làm theo thì bản thân và gia đình phải thực sự gương mẫu. Vì thế chị còn là tấm gương lao động sản xuất giỏi. Ruộng của nhà có ít nhưng chị đã nhận thầu ruộng của một số hộ thiếu nhân lực lao động để cấy lúa và xen canh thả cá, nuôi vịt. Mỗi vụ gia đình thu hoạch từ 6 tấn đến 7 tấn thóc. Bên cạnh đó, cứ đến dịp cuối năm gia đình lại làm thịt sấy, cá sấy bán phục vụ tết thu nhập khoảng gần 30 triệu đồng. Nói tới việc vận động "Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam" chị tươi cười chia sẻ "Thế mạnh của địa phương là hàng thổ cẩm thì tại sao mình lại không vận động bà con làm thổ cẩm, dùng vải thổ cẩm để tăng thu nhập chứ!" và nói là phải làm gương nên chị đã dành thời gian may hàng thổ cẩm như khăn, gối, túi đeo, ví, dây thắt lưng bán đổ cho các nơi. Chỉ tận dụng thời gian nông nhàn mà may hàng thổ cẩm đã cho thu nhập hơn 50 triệu đồng mỗi năm. Học tập theo chị, trong thôn bản nhiều chị em có máy may để tranh thủ may hàng thổ cẩm. Nhìn ngôi nhà xây hai tầng rộng rãi, khang trang ngay bên đường quốc lộ với gian hàng sầm uất đã đủ minh chứng cho sự năng động, sáng tạo của chị. Gia đình chị Tiến thực sự là một gia đình hạnh phúc. Vì vậy từ năm 2013 đến nay chị luôn được bà con suy tôn là người có uy tín trong cộng đồng. Chị đã có đóng góp lớn cho phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới ở địa phương, hàng năm đều được tặng giấy khen của UBMTTQVN phường Trung Tâm và thị xã Nghĩa Lộ.
Nguyễn Thị Thanh
Trưởng Ban CTMT tổ dân phố 4
thành viên UBMTTQVN phường Trung Tâm, thị xã Nghĩa Lộ.