Ngày 16 tháng 02 năm 2024, Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy đã ký ban hành Kế hoạch số 163-KH/TU của Tỉnh ủy Yên Bái về nâng cao chỉ số hạnh phúc của người dân Yên Bái năm 2024. Trang TTĐT Ủy ban MTTQ tỉnh Yên Bái trân trọng gửi tới bạn đọc toàn văn kế hoạch:
KẾ HOẠCH
nâng cao chỉ số hạnh phúc của người dân Yên Bái năm 2024
Thực hiện Chương trình hành động số 188-CTr/TU ngày 25/11/2023 của Tỉnh ủy về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2024, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Kế hoạch nâng cao chỉ số hạnh phúc của người dân Yên Bái năm 2024 như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Tiếp tục thực hiện và triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp nhằm nâng cao chỉ số hạnh phúc của người dân Yên Bái theo Chương trình hành động số 10-CTr/TU ngày 30/10/2020 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; Chương trình hành động số 188-CTr/TU ngày 25/11/2023 của Tỉnh ủy về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2024.
Cụ thể hóa nhiệm vụ đối với từng ban, sở, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phươngđể thực hiện hiệu quả các giải pháp nâng cao chỉ số hạnh phúc của nhân dân; tiếp tục trở thành nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc trong hoạt động của các cấp, các ngành, các địa phương đối với toàn xã hội và mỗi người dân Yên Bái.
2. Yêu cầu
Các cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị, nhất là người đứng đầu phải bám sát nhiệm vụ được phân công, kịp thời xây dựng kế hoạch, chủ động, sáng tạo trong lãnh đạo triển khai thực hiện, đảm bảo yêu cầu về nội dung, thời gian, tiến độ, hiệu quả, thực chất.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát
Tập trung phát triển toàn diện kinh tế - xã hội theo hướng "xanh, hài hoà, bản sắc và hạnh phúc"; khơi dậy khát vọng phát triển quê hương, đất nước, phát huy sức sáng tạo, ý chí và sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc; thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội; xây dựng xã hội phồn vinh, dânchủ,công bằng, văn minh, trật tự, kỷ cương, an toàn, thiết thực nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và chỉ số hạnh phúc của nhân dân.
2. Mục tiêu cụ thể
Phấn đấu chỉ số hạnh phúc của người dân Yên Bái năm 2024 đạt 68%; tăng 2,38% so với năm 2023. Trong đó:
- Chỉ số hài lòng về cuộc sống đạt 58,21%; tăng 1,17% so với năm 2023.
- Chỉ số hài lòng về tuổi thọ trung bình đạt 79,15%; tăng 0,05% so với năm 2023.
- Chỉ số đánh giá tác động của môi trường nơi đang sinh sống là 67,73%; giảm 1,03% so với năm 2023.
III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM
1. Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, nhằm huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, toàn xã hội và người dân trong triển khai các nhiệm vụ nâng cao chỉ số hạnh phúc chonhân dân
Các cơ quan, đơn vị, địa phương trong hệ thống chính trị từ tỉnh tới cơ sở tập trung thực hiện hoàn thành các nhiệm vụ, chỉ tiêu đã được đề ra tại Chương trình hành động số 188-CTr/TU ngày 25/11/2023 của Tỉnh ủy về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2024, là cơ sở, tiền đề để nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân trên địa bàn tỉnh.
Chủ động ban hành các kế hoạch, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện, cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp, cách làm để nâng cao chỉ số hạnh phúc của người dân; đồng thời, có sự vận dụng sáng tạo trong triển khai thực hiện phù hợpvới điều kiện thực tiễn của mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền và huy động trí tuệ tập thể trong triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia bảo đảm thực chất, hiệu quả, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần và chỉ số hạnh phúc của người dân. Huy động sự tham gia vào cuộc tích cực hơn nữa của cả hệ thống chính trị và người dân nhằm tạo nhận thức chung về việc xây dựng tỉnh Yên Bái trở thành "Tỉnh hạnh phúc” theo hướng mở, đảm bảo nguyên tắc "Tích cực - Tự nguyện - Hiệu quả”.
>> Bấm vào đây để tải toàn bộ Kế hoạch số 163
Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về ý nghĩa và giá trị nhân văn của việc nâng cao chỉ số hạnh phúc của người dân; động viên, khích lệ người dân tham gia vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh bằng các việc làm cụ thể, thiết thực, như: tích cực giữ gìn truyền thống lịch sử - văn hóa; phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể; cùng với chính quyền địa phương đẩy mạnh khát vọng phát triển, đổi mới sáng tạo; quyết tâm cải cách thủ tục hành chính, thực hiện các chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, giảm nghèo bền vững; tạo môi trường sinh thái tốt; tham gia quá trình đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh...
2. Thực hiện các giải pháp nâng cao chỉ số hạnh phúc của người dân trên các tiêu chí khảo sát
2.1. Nâng cao sự hài lòng của người dân về điều kiện kinh tế - vật chất
Đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất của người dân theo hướng cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng tưởng.Phấn đấu năm 2024, tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh là 7,7% (giá so sánh năm 2010);tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh bình quân đầu người đạt 55,0 triệu đồng/người; tổng vốn đầu tư phát triển là 21.000 tỷ đồng.Trong đó, cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng chất lượng, hiệu quả, giá trị gia tăng, đẩy mạnh phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững,phấn đấu tốc độ tăng trưởng ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt khoảng 5,55%.Phát triển công nghiệp theo hướng theo hướng phát triển xanh, phù hợp với tiềm năng, lợi thế của tỉnh, phấn đấu tốc độ tăng trưởng khu vực công nghiệp - xây dựng đạt khoảng 11,02%.Phát triển mạnh lĩnh vực thương mại, dịch vụ theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả, nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh;phấn đấu tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ đạt khoảng 6,5%; mở rộng các ngành dịch vụ quan trọng: ngân hàng, viễn thông, bảo hiểm, y tế…;phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ có trọng tâm, trọng điểm, hướng tới cung cấp sản phẩm dịch vụ chất lượng cao đáp ứng nhu cầu và đảm bảo các yếu tố thuận lợi trong tiêu dùng cho người dân. Đổi mới, phát triển thêm các sản phẩm du lịch mới trên nền tảng sản phẩm du lịch sẵn có nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của người dân và khách du lịch.
Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo hành lang pháp lý đồng bộ, thông thoáng cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư. Đẩy mạnh thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, hỗ trợ các tổ chức kinh tế hợp tác (tổ hợp tác, hợp tác xã). Chú trọng việc hướng dẫn người dân ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển đổi mạnh mẽ tư duy sản xuất, kinh doanh; hỗ trợ doanh nghiệp chủ động hội nhập quốc tế, nắm bắt và đón đầu các xu hướng kinh doanh mới, tiếp cận thị trường mới. Phấn đấu năm 2024, có 300 doanh nghiệp, 80 hợp tác xã, 300 tổ hợp tác được thành lập mới.
Tập trung làm tốt công tác hướng nghiệp và giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, liên kết đào tạo nghề theo nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động. Rà soát nhu cầu việc làm, chuyển đổi nghề, chuyển dịch cơ cấu lao động; hỗ trợ tạo việc làm cho các đối tượng đặc thù (người dân tộc thiểu số, phụ nữ nghèo nông thôn, lao động thuộc các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn…). Năm 2024, phấn đấu giải quyết việc làm cho 20.000 lao động, tuyển mới đào tạo nghề cho 18.000 người (trong đó hỗ trợ đào tạo nghề cho 4.000 lao động nông thôn là đối tượng lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, lao động là người dân tộc thiểu số…); chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp cho 7.000 lao động.
Huy động tối đa mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, trọng tâm là hạ tầng giao thông, hạ tầng khu, cụm công nghiệp, hạ tầng đô thị; ưu tiên hỗ trợ đầu tư từ ngân sách tỉnh cho các dự án trọng điểm có tác động lan tỏa, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình chuyển tiếp, nhất là các công trình trọng điểm của tỉnh đưa vào khai thác, sử dụng, phát huy hiệu quả đầu tư, tạo thêm động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời, khởi công mới một số dự án trọng điểm, quan trọng. Đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án giao thông nông thôn, các dự án hạ tầng giao thông liên kết vùng và liên vùng, hạ tầng đô thị kết nối với nông thôn; trong đó, đặc biệt chú trọng đảm bảo chất lượng công trình đường giao thông, khắc phục tình trạng xuống cấp, đảm bảo an toàn cho người dân tham gia giao thông an toàn, thuận lợi.
Từng bước xây dựng hoàn chỉnh hệ thống đô thị tỉnh Yên Bái phát triển bền vững, có cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ, hiện đại; có sắc tháikiến trúc đô thị riêng và môi trường, chất lượng sống tốt. Huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng phát triển đô thị đảm bảo nâng cao chất lượng, diện mạo kiến trúc cảnh quan đô thị theo hướng hiện đại, văn minh, bền vững. Phát triển hạ tầng các khu đô thị hiện hữu, các xã định hướng phát triển thành đô thị theo chương trình phát triển đô thị. Phấn đấu tỷ lệ đô thị hóa năm 2024 đạt 25%.
Tiếp tục thực hiện Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025. Triển khai hiệu quả Kế hoạch hỗ trợ làm nhà cho người có công, hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh.
Tập trung điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển đô thị,quy hoạch nông thôn, đáp ứng nhu cầu phát triển nhà ở trên địa bàn, đặc biệt là nhà ở xã hội, nhà ở cho các đối tượng có thu nhập thấp, người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội. Hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở (nếu có) cho các hộ gia đình, cá nhân có đủ điều kiện bị thiệt hại sau bão lũ năm 2023 phải di chuyển đến nơi ở mới, đặc biệt là các huyện vùng cao (như các huyện: Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Lục Yên, Văn Yên...). Kịp thời lập các phương án bồi thường hỗ trợ và tái định cư cho người dân bị ảnh hưởng khi xảy ra thiên tai (nếu có) nhằm kịp thời ổn định đời sống cho nhân dân.
Huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực thực hiện chuyển đổi số thực chất, thiết thực, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm. Chú trọng hoàn thiện các nền tảng dùng chung của tỉnh, các nền tảng phục vụ xây dựng chính quyền số,phát triển kinh tế số, xã hội số... Phấn đấu tỷ lệ hộ dân được nghe, xem phát thanh truyền hình đạt 99,5%; tỷ lệ hộ gia đình sử dụng dịch vụ Internet đường truyền băng rộng cáp quang đạt 63%.
Phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; thực hiện tốt các Chương trình mục tiêu quốc gia; quy hoạch, sắp xếp ổn định dân cư, di dời, bố trí các hộ dân đang cư trú tại các vùng xung yếu, có nguy cơ rủi ro cao do tác động của biến đổi khí hậu đến nơi an toàn. Ưu tiên nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; tạo điều kiện để người nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo, nhất là ở vùng sâu, vùng xa giảm nghèo nhanh và bền vững, thu hẹp dần khoảng cách chênh lệch đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào vùng cao so với vùng thấp; góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội, không để ai bị bỏ lại phía sau. Lồng ghép các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng đồng bộ, trọng tâm là hạ tầng giao thông từ trung tâm xã đến các thôn, bản; hạ tầng thủy lợi; lưới điện; hạ tầng công nghệ thông tin; cơ sở vật chất trường, lớp học, trạm y tế…
2.2. Nâng cao sự hài lòng của người dân về đời sống xã hội - tinh thần
Tổ chức và nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao;đặc biệt là các hoạt động văn hóa, lễ hội truyền thống nhằm phát huy các giá trị văn hóa bản sắc của các dân tộc trong tỉnh. Chú trọng triển khai thực hiện Đề án "Bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa vật thể,phi vật thể gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2030”, trong đó quan tâm bố trí từ ngân sách nhà nước và vận động từ nhân dân để đầu tư tôn tạo, chống xuống cấp các di tích lịch sử văn hóa, năm 2024 lập hồ sơđề nghị công nhận 04 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Các địa phương tổ chức các lễ hội văn hóa - du lịch, các lễ hội dân gian, truyền thống đảm bảo đổi mới về nội dung, sáng tạo trong cách thức tổ chức thực hiện, vừa thu hút du khách, vừa lan tỏa tạo không khí vui tươi trong nhân dân và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc tại địa phương.
Tăng cường xây dựng các thiết chế văn hóa, đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất, xây dựng các khu vui chơi, giải trí trong cộng đồng khu dân cư; đổi mới hoạt động của các đội văn nghệ quần chúng, câu lạc bộ nghệ thuật, câu lạc bộ thể dục thể thao… tại các thôn, bản, tổ dân phố tạo sân chơi bổ ích, lành mạnh phục vụ đời sống tinh thần của người dân.
Tiếp tục quan tâm, động viên các văn nghệ sỹ sáng tác các tác phẩm văn học, nghệ thuật ca ngợi quê hương, đất nước phản ánh và lan tỏa sự hài lòng, hạnh phúc của người dân; chăm lo đến sự phát triển của đội ngũ văn nghệ sỹ, coi đội ngũ văn nghệ sỹ là những "chiến sỹ trên mặt trận văn hóa", là nguồn sáng tạo các tác phẩm góp phần nâng cao giá trị tinh thần cho nhân dân.
Phát huy giá trị các di sản, di tích gắn với phát triển du lịch tại địa phương.Phát triển các sản phẩm du lịch hấp dẫn, tổ chức các sự kiện văn hóa gắn với du lịch, tạo điểm vui chơi, giải trí, tham quan, nghỉ dưỡng... Hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương tổ chức các lễ hội văn hóa - du lịch, các lễ hội dân gian, truyền thống phù hợp. Tiếp tục đẩy mạnh và thực hiện tốt phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.Phấn đấu năm 2024, tỷ lệ gia đình đạt danh hiệu văn hóa 84%; tỷ lệ thôn, bản, tổ dân phố đạt danh hiệu văn hóa 73%. Phát động phong trào thi đua xây dựng, nhân rộng các mô hình "Trường học hạnh phúc”, "Gia đình hạnh phúc”¸ "Khu dân cư hạnh phúc”, "Thôn, bản, tổ dân phố hạnh phúc”, "Xã, phường, thị trấn hạnh phúc”,"Huyện, thị xã, thành phố hạnh phúc” hướng tới mục tiêu xây dựng "Tỉnh hạnh phúc”.Phấn đấu năm 2024, có trên 89% gia đình văn hóa đạt tiêu chí gia đình hạnh phúc, trên 74% thôn, bản, tổ dân phố văn hóa đạt tiêu chí thôn, bản, tổ dân phố hạnh phúc;trên 30% xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí xã, phường, thị trấn hạnh phúc. Đẩy mạnh phong trào xây dựng "Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp hạnh phúc”; hướng dẫn thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội phù hợp với điều kiện thực tế.
Tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo; nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, nhất là quan tâm, ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số; thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên; nâng cao chất lượng, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp; đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng dạy và học; duy trì và nâng cao chất lượng xóa mù chữ, phổ cập giáo dục, giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số; thực hiện miễn, giảm học phí phù hợp cho từng đối tượng, từng vùng miền, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân vùng sâu, vùng xa được tham gia học tập;chủ động nghiên cứu và thực hiện các giải pháp cần thiết để hỗ trợ học sinh, giáo viên khi không được thụ hưởng các chính sách của Nhà nước tại các xã đặc biệt khó khăn đạt chuẩn nông thôn mới. Thực hiện có hiệu quả mô hình "Trường học hạnh phúc"và mô hình chuyển đổi số trong trường học, phấn đấu có 85% trường mầm non, phổ thông trên địa bàn tỉnh đạt tiêu chí trường học hạnh phúc, 50% số trường mầm non, phổ thông hoàn thành các chỉ tiêu chuyển đổi số, tỷ lệ trường mầm non và phổ thông đạt chuẩn quốc gia là 76,9%.
Chăm lo thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, các chế độ, chính sách đối với người có công, các đối tượng bảo trợ xã hội; thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh, bền vững, nhất là đối với người dân ở khu vực nông thôn,địa bàn đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Quan tâm thực hiện đầy đủ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động và nhân dân. Xây dựng các giải pháp hỗ trợ người dân thuộc các hộ nghèo, hộ cận nghèo duy trì tham gia bảo hiểm y tế. Nâng cao nhận thức cho chủ doanh nghiệp, người sử dụng lao động và người lao động để thực hiện đúng chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động. Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, tư vấn, hướng dẫn người dântham gia các loại bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế phù hợp, mang lại nhiều lợi ích cho người dân. Phấn đấu năm 2024, có khoảng 24,3% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội, 13,9% tham gia bảo hiểm thất nghiệp và 95% dân số tham gia bảo hiểm y tế.
Tiếp tục huy động cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp, cán bộ, đảng viên và nhân dân thực hiện hiệu quả mục tiêu giảm nghèo nhanh, bền vững theo chuẩn nghèo mới; nhất là khơi dậy ý chí tự lực, tự cường và khát vọng vươn lên thoát nghèo của người dân. Phấn đấu tỷ lệ nghèo đa chiều toàn tỉnh giảm trên 4,1% so với năm 2023, trong đó tỷ lệ hộ nghèo giảm 3,3%, tỷ lệ hộ cận nghèo giảm 0,8%.
Bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, không để xảy ra bị động, bất ngờ trong mọi tình huống. Nắm chắc tình hình, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động, ngăn ngừa âm mưu gây rối an ninh, trật tự, bạo loạn, khủng bố... Tăng cường công tác bảo vệ an ninh chính trị nội bộ; bảo đảm an ninh văn hóa tư tưởng, an ninh thông tin truyền thông, an ninh kinh tế, an ninh mạng và an ninh con người. Thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, tấn công trấn áp tội phạm đi đôi với nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về an ninh, trật tự; thực hiện phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc", góp phần đẩy lùi tội phạm và tệ nạn xã hội. Triển khai quyết liệt công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, kiềm chế tai nạn giao thông. Tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy tại các cơ sở trọng điểm về chính trị, kinh tế, văn hóa; các cơ sở có nguy cơ cháy nổ cao và phòng cháy, chữa cháy rừng.
Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm. Thực hiện nghiêm túc các quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; vận động, nâng cao ý thức thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác giám sát của hội đồng nhân dân các cấp; giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, báo chí và nhân dân trong đấu tranh phòng, chống, tham nhũng, tiêu cực. Chỉ đạo tăng cường quản lý, siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính; chấn chỉnh tình trạng làm việc cầm chừng, né tránh, sợ sai không dám làm trong một bộ phận công chức, viên chức, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Nâng cao chất lượng công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo; gắn công tác tiếp dân với giải quyết khiếu nại, tố cáo thường xuyên, kịp thời ngay từ cơ sở, không để tình trạng khiếu kiện vượt cấp, kéo dài, gây bức xúc trong nhân dân.
Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hội đồng nhân dân các cấp bảo đảm theo luật định, phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương; đổi mới tổ chức và hoạt động của ủy ban nhân dân các cấp bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; phát huy đầy đủ vai trò, trách nhiệm của ủy ban nhân dân các cấp trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước và chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương; tập trung lãnh đạo xây dựng nền hành chính phục vụ nhân dân, dân chủ, pháp quyền, chuyên nghiệp, hiện đại, trong sạch, vững mạnh, công khai, minh bạch, hiệu quả. Phát huy vai trò nòng cốt chính trị gắn với nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; làm tốt công tác giám sát, phản biện xã hội, bảo đảm trọng tâm, trọng điểm; tập trung vào những vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; những vấn đề dư luận xã hội quan tâm.
Đổi mới và nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp theo phương châm "Liêm chính, kỷ cương, quyết liệt, sáng tạo, hiệu quả”, siết chặt kỷ luật công vụ, công chức, thiết thực nâng cao mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp đối với sự phục vụ của cơ quan Nhà nước. Xây dựng và ban hành bộ tiêu chí xã, phường, thị trấn đạt chuẩn "Chính quyền thân thiện" nhằm nâng cao chất lượng phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước đáp ứng sự hài lòng của người dân; cán bộ, công chức, viên chức thực hiện tốt văn hóa công sở, hình thành phong cách ứng xử, lề lối làm việc chuẩn mực của cán bộ, công chức, viên chức đối với nhân dân. Thực hiện tốt các quy định văn hóa, đạo đức trong Đảng và hệ thống chính trị của Đảng bộ tỉnh. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao đạo đức công vụ trong thực thi nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức trong cả hệ thống chính trị; nêu cao tinh thần trách nhiệm vì lợi ích chung của nhân dân với phương châm "Cán bộ là công bộc của dân, chính quyền là để phục vụ nhân dân".
Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về mọi lĩnh vực. Tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh và Bộ phận phục vụ hành chính công cấp huyện, cấp xã theo hướng công khai, minh bạch, giải quyết công việc nhanh,thuận lợi, đảm bảo tính chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, minh bạch, hiệu quả, vì nhân dân phục vụ; đảm bảo thực hiện tốt các yếu tố cơ bản của quá trình cung ứng dịch vụ hành chính công và các tiêu chí, áp dụng đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức. Phấn đấu đứng trong nhóm 10 tỉnh dẫn đầu cả nước về Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước.
2.3. Chăm sóc sức khỏe, nâng cao tuổi thọ của người dân
Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 62-NQ/TU ngày 26/10/2021 của Tỉnh ủy về nâng cao chất lượng bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 nhằm xây dựng môi trường hỗ trợ, tăng cường vai trò và năng lực của mỗi người dân, thực hiện tốt công tác quản lý, chăm sóc sức khỏe toàn diện để nâng cao sức khỏe,tầm vóc, tuổi thọ và chất lượng cuộc sống của người dân trong tỉnh. Tăng cường các hoạt động tuyên truyền để người dân bảo đảm chế độ dinh dưỡng hợp lý, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của mỗi người dân và cộng đồng để chủ động dự phòng các yếu tố nguy cơ phổ biến đối với sức khỏe nhằm phòng tránh bệnh tật, bảo vệ sức khỏe cho cá nhân, gia đình và cộng đồng. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm; thực hiện có hiệu quả việc kiểm soát an toàn thực phẩm dựa trên đánh giá nguy cơ, sản xuất kinh doanh theo chuỗi, truy xuất nguồn gốc.
Nâng cao chất lượng công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân; triển khai thực hiệt tốt công tác phục vụ thăm khám sức khỏe định kỳ, quản lý, chăm sóc sức khỏe liên tục, lâu dài tại tuyến y tế cơ sở để góp phần giảm gánh nặng bệnh tật, tử vong; chủ động kiểm soát có hiệu quả các dịch bệnh. Xây dựng thí điểm và nhân rộng các mô hình chăm sóc sức khỏe chủ động hiệu quả tại thôn, bản, tổ dân phố. Tiếp tục đầu tư trang thiết bị hiện đại, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động: Quản lý bệnh viện, giám định bảo hiểm y tế, chẩn đoán, xét nghiệm, khám chữa bệnh từ xa, triển khai mở rộng bệnh án điện tử trên địa bàn tỉnh… nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, bảo đảm cung cấp dịch vụ chất lượng cao theo nhu cầu xã hội, hướng tới sự hài lòng của người bệnh. Thực hiện tốt chính sách thu hút nhân lực y tế chất lượng cao; tiếp tục hợp tác với các bệnh viện tuyến Trung ương triển khai hiệu quả chương trình đào tạo, luân phiên cán bộ y tế, chuyển giao kỹ thuật. Đầu tư mở rộng quy mô, phát triển một số trung tâm y tế chuyên sâu trong Bệnh viện đa khoa tỉnh để từng bước trở thành bệnh viện tuyến cuối liên tỉnh khu vực Tây Bắc. Tiếp tục thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả y tế dự phòng gắn với đổi mới hệ thống y tế cơ sở, phục vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân, nhất là ở vùng cao, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Năm 2024, phấn đấu 86,1% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế. Đẩy mạnh phong trào thi đua "Bác sỹ tận tâm - Bệnh nhân hạnh phúc”,hướng tới tỷ lệ hài lòng của người bệnh đạt trên 90%.
Tăng cường công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của học sinh, sinh viên, học viên thông qua việc đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao quần chúng, phát triển các câu lạc bộ thể dục thể thao trong cơ quan, đơn vị, trường học, thôn, bản, tổ dân phố nhằm nâng cao sức khỏe của nhân dân. Tuyên truyền sâu rộng, hiệu quả các thông tin có liên quan đến tác hại của rượu bia, thuốc lá, chất kích thích đối với sức khỏe cá nhân và cộng đồng; ảnh hưởng đến kinh tế gia đình và sự phát triển chung của xã hội.
Chú trọng chăm sóc sức khỏe và phát huy vai trò của người cao tuổi với phương châm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi là trách nhiệm và là quyền lợi của mỗi người. Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành và cán bộ làm công tác bảo trợ xã hội về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, đặc biệt quan tâm chữa bệnh cho người cao tuổi cô đơn, người cao tuổi bệnh nặng không thể đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Theo dõi và quản lý sức khỏe người cao tuổi đến các trung tâm y tế huyện và các trạm y tế xã, phường, thị trấn, thực hiện thăm khám sức khỏe định kỳ và tổ chức các chương trình khám, chữa bệnh nhân đạo cho người cao tuổi trên địa bàn. Phát triển quỹ phụng dưỡng ông bà, cha mẹ, đặc biệt là quỹ chăm sóc và phát huy vai trò của người cao tuổi tại các xã, phường, thị trấn. Đẩy mạnh phong trào thi đua "tuổi cao - gương sáng",đảm bảo cho người cao tuổi "sống vui, sống khỏe, sống có ích”. Tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho người cao tuổi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; hỗ trợ làm nhà ở cho người cao tuổi nghèo, cô đơn, không nơi nương tựa; khuyến khích thành lập, mở rộng, phát triển, đa dạng hóa các loại hình các câu lạc bộ văn hóa văn nghệ,thể dục thể thao cho người cao tuổi, câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau nhằm nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, góp phần nâng cao tuổi thọ cho người cao tuổi. Phấn đấu năm 2024, tuổi thọ trung bình của người dân Yên Bái đạt 74,3 tuổi (tăng 0,2 tuổi so với năm 2023), trong đó số năm sống khỏe tối thiểu 67,4 năm.
2.4. Nâng cao chất lượng môi trường sống cho người dân
Quản lý và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường; chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 50-NQ/TU ngày 19/7/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường năng lực lãnh đạo của Đảng trong công tác quản lý tài nguyên đất đai, nước, khoáng sản trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025. Triển khai có hiệu quả Đề án tăng cường năng lực quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030. Quản lý chặt chẽ thị trường bất động sản, đất đai, tài nguyên hướng tới mục đích sử dụng hợp lý, tiết kiệm. Nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước về tài nguyên, bảo vệ môi trường. Coi trọng việc giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường. Thực hiện tốt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch khoáng sản; ngăn ngừa, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái môi trường, cạn kiệt nguồn nước; nâng cao chất lượng đánh giá tác động môi trường, cấp giấy phép môi trường đối với các dự án/cơ sở xây dựng trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định của pháp luật.
Kiểm tra, rà soát, đánh giá việc tuân thủ pháp luật của các dự án khai thác khoáng sản; kiên quyết thu hồi giấy phép hoạt động khoáng sản đối với các cá nhân, tập thể không chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật, nhất là pháp luật về đất đai, khoáng sản, bảo vệ môi trường. Không cấp phép mới,thu hồi quyết định chủ trương đầu tư, giấy phép hoạt động đối với các dự án sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, chăn nuôi có nguy cơ cao hoặc gây ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân. Phấn đấu đến hết năm 2024, xử lý 100% cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và kiên quyết không để phát sinh mới các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn; tỷ lệ chất thải rắn được thu gom và xử lý ở khu vực đô thị đạt 92,3%; tỷ lệ chất thải rắn được thu gom và xử lý ở khu vực nông thôn đạt 53%.
Thực hiện các giải pháp nhằm đảm bảo cấp nước an toàn khu vực đô thị và khu vực nông thôn, góp phần giải quyết những vấn đề liên quan đến nước và sức khỏe cộng đồng. Đặc biệt là hỗ trợ các đối tượng hộ nghèo, gia đình chính sách,đồng bào dân tộc thiểu số được sử dụng nước sạch, dịch vụ vệ sinh phù hợp. Thực hiện hoạt động giáo dục, truyền thông để tuyên truyền, phổ biến pháp luật, cơ chế, chính sách; thay đổi hành vi, thói quen; sử dụng nước tiết kiệm,hiệu quả, bảo vệ nguồn nước, công trình cấp nước. Hướng dẫn người dân chủ động tích trữ nước để sử dụng trong mùa khô, thời gian hạn hán, ngập lụt...Phấn đấu năm 2024, tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung đạt 88%; tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 96%, trong đó tỷ lệ hộ gia đình nông thôn được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn đạt 15,2%.
Bảo vệ môi trường sinh thái; xây dựng cảnh quan làng xóm, thôn bản xanh, sạch, nâng cao điều kiện sống của người dân; đẩy mạnh cuộc vận động "Toàn dân chung tay bảo vệ môi trường". Tổ chức thực hiện hoạt động cùng dân trồng và chăm sóc đường hoa, xây dựng tuyến đường "Thắp sáng đường quê”; tuyên truyền vệ sinh môi trường; thành lập và duy trì hoạt động của các mô hình tự quản, tổ hợp tác ở thôn, bản, tổ dân phố nhằm góp phần tích cực phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Đẩy mạnh công tác trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng; phấn đấu trồng mới 15.000 ha rừng các loại, duy trì ổn định tỷ lệ che phủ rừng đạt 63%. Tiếp tục hưởng ứng và thực hiện hiệu quả Đề án "Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025" theo Quyết định số 524/QĐ-TTg ngày 01/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ. Phát động trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và các tầng lớp nhân dân hưởng ứng và tích cực tham gia phong trào bảo vệ, trồng cây xanh; tiếp tục nhân rộng các mô hình "Công sở xanh”, "Trường học xanh”, "Doanh nghiệp xanh”; triển khai xây dựng mô hình "Gia đình xanh"… trên địa bàn toàn tỉnh.
Hướng dẫn người dân trên địa bàn tỉnh thực hiện việc phân loại rác thải tại nguồn; chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra thực hiện việc thu gom, xử lý rác thải đảm bảo vệ sinh môi trường.
Xây dựng và thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng ngừa, ứng phó kịp thời, hiệu quả trong phòng, chống thiên tai, biến đổi khí hậu nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản của nhân dân. Nâng cao năng lực, chất lượng dự báo, cảnh báo thiên tai; chủ động các biện pháp ứng phó, phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai.Tổ chức kiểm tra, đánh giá công tác chuẩn bị phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trước mùa mưa lũcủa các ngành, địa phương. Xây dựng kế hoạch, phương án tổ chức tập huấn,diễn tập về phòng chống, ứng phó thiên tai nhằm nâng cao năng lực chỉ đạo,điều hành, ứng phó khi có tình huống xảy ra.
3. Tổ chức biểu dương, khen thưởng
Thực hiện công tác biểu dương, khen thương các tập thể, cá nhân tiêu biểu, xuất sắc trong việc triển khai thực hiện các giải pháp nâng cao chỉ số hạnh phúc của người dân.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội
Quán triệt sâu rộng và xây dựng kế hoạch cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trong Kế hoạch này phù hợp với cơ quan, đơn vị, địa phương; phân công nhiệm vụ cụ thể cho các tập thể, cá nhân chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện, quy định rõ tiến độ, thời gian hoàn thành.
Báo cáo kết quả thực hiện theo quy định gửi Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) để tổng hợp, báo cáo Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
2. Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo
2.1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: là cơ quan thường trực, có trách nhiệm hướng dẫn, giải đáp và phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương trong thực hiên các nhiệm vụ về nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân tại Kế hoạch này. Hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng các cá nhân, tập thể có thành tích trong việc thực hiện các giải pháp nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân; tổng hợp danh sách, lập hồ sơ khen thưởng đề nghị Sở Nội vụ thẩm định.Báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch theo yêu cầu.
2.2. Cục Thống kê tỉnh: chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan,Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức khảo sát, đánh giá chỉ số hạnh phúc của người dân trên địa bàn toàn tỉnh. Hoàn thành trong tháng 11/2024. Trong đó hướng dẫn các địa phương tự mở rộng mẫu khảo sát để kết quả khảo sát chỉ số hạnh phúc của người dân tại từng địa phương đảm bảo phù hợp với thực tế.
3. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy:Chỉ đạo, hướng dẫn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến rộng rãi Kế hoạch này, tạo sự thống nhất trong toàn hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, nỗ lực, chung sức, đồng lòng cùng cấp ủy, chính quyền các cấp thực hiện hiệu quả mục tiêu nâng cao chỉ số hạnh phúc cho nhân dân.
4. Các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; trưởng các ban, sở, ngành, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội tỉnh; bí thư các huyện, thị, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy trực tiếp chỉ đạo, chịu trách nhiệm trước Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiến độ kết quả thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch này đối với lĩnh vực, địa bàn được phân công phụ trách.
(Kèm theo biểu phân công nhiệm vụ và biểu chỉ tiêu cụ thể)
>> Bấm vào đây để tải toàn bộ Kế hoạch số 163
Trên đây là Kế hoạch của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân Yên Bái năm 2024.Yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, cá nhân liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện.
T.M Ban Thường vụ
Bí thư ĐỖ ĐỨC DUY (đã ký)
Ngày 16 tháng 02 năm 2024, Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy đã ký ban hành Kế hoạch số 163-KH/TU của Tỉnh ủy Yên Bái về nâng cao chỉ số hạnh phúc của người dân Yên Bái năm 2024. Trang TTĐT Ủy ban MTTQ tỉnh Yên Bái trân trọng gửi tới bạn đọc toàn văn kế hoạch:KẾ HOẠCH
nâng cao chỉ số hạnh phúc của người dân Yên Bái năm 2024
Thực hiện Chương trình hành động số 188-CTr/TU ngày 25/11/2023 của Tỉnh ủy về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2024, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Kế hoạch nâng cao chỉ số hạnh phúc của người dân Yên Bái năm 2024 như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Tiếp tục thực hiện và triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp nhằm nâng cao chỉ số hạnh phúc của người dân Yên Bái theo Chương trình hành động số 10-CTr/TU ngày 30/10/2020 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; Chương trình hành động số 188-CTr/TU ngày 25/11/2023 của Tỉnh ủy về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2024.
Cụ thể hóa nhiệm vụ đối với từng ban, sở, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phươngđể thực hiện hiệu quả các giải pháp nâng cao chỉ số hạnh phúc của nhân dân; tiếp tục trở thành nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc trong hoạt động của các cấp, các ngành, các địa phương đối với toàn xã hội và mỗi người dân Yên Bái.
2. Yêu cầu
Các cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị, nhất là người đứng đầu phải bám sát nhiệm vụ được phân công, kịp thời xây dựng kế hoạch, chủ động, sáng tạo trong lãnh đạo triển khai thực hiện, đảm bảo yêu cầu về nội dung, thời gian, tiến độ, hiệu quả, thực chất.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát
Tập trung phát triển toàn diện kinh tế - xã hội theo hướng "xanh, hài hoà, bản sắc và hạnh phúc"; khơi dậy khát vọng phát triển quê hương, đất nước, phát huy sức sáng tạo, ý chí và sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc; thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội; xây dựng xã hội phồn vinh, dânchủ,công bằng, văn minh, trật tự, kỷ cương, an toàn, thiết thực nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và chỉ số hạnh phúc của nhân dân.
2. Mục tiêu cụ thể
Phấn đấu chỉ số hạnh phúc của người dân Yên Bái năm 2024 đạt 68%; tăng 2,38% so với năm 2023. Trong đó:
- Chỉ số hài lòng về cuộc sống đạt 58,21%; tăng 1,17% so với năm 2023.
- Chỉ số hài lòng về tuổi thọ trung bình đạt 79,15%; tăng 0,05% so với năm 2023.
- Chỉ số đánh giá tác động của môi trường nơi đang sinh sống là 67,73%; giảm 1,03% so với năm 2023.
III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM
1. Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, nhằm huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, toàn xã hội và người dân trong triển khai các nhiệm vụ nâng cao chỉ số hạnh phúc chonhân dân
Các cơ quan, đơn vị, địa phương trong hệ thống chính trị từ tỉnh tới cơ sở tập trung thực hiện hoàn thành các nhiệm vụ, chỉ tiêu đã được đề ra tại Chương trình hành động số 188-CTr/TU ngày 25/11/2023 của Tỉnh ủy về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2024, là cơ sở, tiền đề để nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân trên địa bàn tỉnh.
Chủ động ban hành các kế hoạch, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện, cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp, cách làm để nâng cao chỉ số hạnh phúc của người dân; đồng thời, có sự vận dụng sáng tạo trong triển khai thực hiện phù hợpvới điều kiện thực tiễn của mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền và huy động trí tuệ tập thể trong triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia bảo đảm thực chất, hiệu quả, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần và chỉ số hạnh phúc của người dân. Huy động sự tham gia vào cuộc tích cực hơn nữa của cả hệ thống chính trị và người dân nhằm tạo nhận thức chung về việc xây dựng tỉnh Yên Bái trở thành "Tỉnh hạnh phúc” theo hướng mở, đảm bảo nguyên tắc "Tích cực - Tự nguyện - Hiệu quả”.
>> Bấm vào đây để tải toàn bộ Kế hoạch số 163
Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về ý nghĩa và giá trị nhân văn của việc nâng cao chỉ số hạnh phúc của người dân; động viên, khích lệ người dân tham gia vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh bằng các việc làm cụ thể, thiết thực, như: tích cực giữ gìn truyền thống lịch sử - văn hóa; phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể; cùng với chính quyền địa phương đẩy mạnh khát vọng phát triển, đổi mới sáng tạo; quyết tâm cải cách thủ tục hành chính, thực hiện các chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, giảm nghèo bền vững; tạo môi trường sinh thái tốt; tham gia quá trình đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh...
2. Thực hiện các giải pháp nâng cao chỉ số hạnh phúc của người dân trên các tiêu chí khảo sát
2.1. Nâng cao sự hài lòng của người dân về điều kiện kinh tế - vật chất
Đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất của người dân theo hướng cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng tưởng.Phấn đấu năm 2024, tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh là 7,7% (giá so sánh năm 2010);tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh bình quân đầu người đạt 55,0 triệu đồng/người; tổng vốn đầu tư phát triển là 21.000 tỷ đồng.Trong đó, cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng chất lượng, hiệu quả, giá trị gia tăng, đẩy mạnh phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững,phấn đấu tốc độ tăng trưởng ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt khoảng 5,55%.Phát triển công nghiệp theo hướng theo hướng phát triển xanh, phù hợp với tiềm năng, lợi thế của tỉnh, phấn đấu tốc độ tăng trưởng khu vực công nghiệp - xây dựng đạt khoảng 11,02%.Phát triển mạnh lĩnh vực thương mại, dịch vụ theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả, nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh;phấn đấu tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ đạt khoảng 6,5%; mở rộng các ngành dịch vụ quan trọng: ngân hàng, viễn thông, bảo hiểm, y tế…;phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ có trọng tâm, trọng điểm, hướng tới cung cấp sản phẩm dịch vụ chất lượng cao đáp ứng nhu cầu và đảm bảo các yếu tố thuận lợi trong tiêu dùng cho người dân. Đổi mới, phát triển thêm các sản phẩm du lịch mới trên nền tảng sản phẩm du lịch sẵn có nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của người dân và khách du lịch.
Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo hành lang pháp lý đồng bộ, thông thoáng cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư. Đẩy mạnh thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, hỗ trợ các tổ chức kinh tế hợp tác (tổ hợp tác, hợp tác xã). Chú trọng việc hướng dẫn người dân ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển đổi mạnh mẽ tư duy sản xuất, kinh doanh; hỗ trợ doanh nghiệp chủ động hội nhập quốc tế, nắm bắt và đón đầu các xu hướng kinh doanh mới, tiếp cận thị trường mới. Phấn đấu năm 2024, có 300 doanh nghiệp, 80 hợp tác xã, 300 tổ hợp tác được thành lập mới.
Tập trung làm tốt công tác hướng nghiệp và giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, liên kết đào tạo nghề theo nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động. Rà soát nhu cầu việc làm, chuyển đổi nghề, chuyển dịch cơ cấu lao động; hỗ trợ tạo việc làm cho các đối tượng đặc thù (người dân tộc thiểu số, phụ nữ nghèo nông thôn, lao động thuộc các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn…). Năm 2024, phấn đấu giải quyết việc làm cho 20.000 lao động, tuyển mới đào tạo nghề cho 18.000 người (trong đó hỗ trợ đào tạo nghề cho 4.000 lao động nông thôn là đối tượng lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, lao động là người dân tộc thiểu số…); chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp cho 7.000 lao động.
Huy động tối đa mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, trọng tâm là hạ tầng giao thông, hạ tầng khu, cụm công nghiệp, hạ tầng đô thị; ưu tiên hỗ trợ đầu tư từ ngân sách tỉnh cho các dự án trọng điểm có tác động lan tỏa, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình chuyển tiếp, nhất là các công trình trọng điểm của tỉnh đưa vào khai thác, sử dụng, phát huy hiệu quả đầu tư, tạo thêm động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời, khởi công mới một số dự án trọng điểm, quan trọng. Đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án giao thông nông thôn, các dự án hạ tầng giao thông liên kết vùng và liên vùng, hạ tầng đô thị kết nối với nông thôn; trong đó, đặc biệt chú trọng đảm bảo chất lượng công trình đường giao thông, khắc phục tình trạng xuống cấp, đảm bảo an toàn cho người dân tham gia giao thông an toàn, thuận lợi.
Từng bước xây dựng hoàn chỉnh hệ thống đô thị tỉnh Yên Bái phát triển bền vững, có cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ, hiện đại; có sắc tháikiến trúc đô thị riêng và môi trường, chất lượng sống tốt. Huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng phát triển đô thị đảm bảo nâng cao chất lượng, diện mạo kiến trúc cảnh quan đô thị theo hướng hiện đại, văn minh, bền vững. Phát triển hạ tầng các khu đô thị hiện hữu, các xã định hướng phát triển thành đô thị theo chương trình phát triển đô thị. Phấn đấu tỷ lệ đô thị hóa năm 2024 đạt 25%.
Tiếp tục thực hiện Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025. Triển khai hiệu quả Kế hoạch hỗ trợ làm nhà cho người có công, hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh.
Tập trung điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển đô thị,quy hoạch nông thôn, đáp ứng nhu cầu phát triển nhà ở trên địa bàn, đặc biệt là nhà ở xã hội, nhà ở cho các đối tượng có thu nhập thấp, người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội. Hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở (nếu có) cho các hộ gia đình, cá nhân có đủ điều kiện bị thiệt hại sau bão lũ năm 2023 phải di chuyển đến nơi ở mới, đặc biệt là các huyện vùng cao (như các huyện: Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Lục Yên, Văn Yên...). Kịp thời lập các phương án bồi thường hỗ trợ và tái định cư cho người dân bị ảnh hưởng khi xảy ra thiên tai (nếu có) nhằm kịp thời ổn định đời sống cho nhân dân.
Huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực thực hiện chuyển đổi số thực chất, thiết thực, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm. Chú trọng hoàn thiện các nền tảng dùng chung của tỉnh, các nền tảng phục vụ xây dựng chính quyền số,phát triển kinh tế số, xã hội số... Phấn đấu tỷ lệ hộ dân được nghe, xem phát thanh truyền hình đạt 99,5%; tỷ lệ hộ gia đình sử dụng dịch vụ Internet đường truyền băng rộng cáp quang đạt 63%.
Phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; thực hiện tốt các Chương trình mục tiêu quốc gia; quy hoạch, sắp xếp ổn định dân cư, di dời, bố trí các hộ dân đang cư trú tại các vùng xung yếu, có nguy cơ rủi ro cao do tác động của biến đổi khí hậu đến nơi an toàn. Ưu tiên nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; tạo điều kiện để người nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo, nhất là ở vùng sâu, vùng xa giảm nghèo nhanh và bền vững, thu hẹp dần khoảng cách chênh lệch đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào vùng cao so với vùng thấp; góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội, không để ai bị bỏ lại phía sau. Lồng ghép các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng đồng bộ, trọng tâm là hạ tầng giao thông từ trung tâm xã đến các thôn, bản; hạ tầng thủy lợi; lưới điện; hạ tầng công nghệ thông tin; cơ sở vật chất trường, lớp học, trạm y tế…
2.2. Nâng cao sự hài lòng của người dân về đời sống xã hội - tinh thần
Tổ chức và nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao;đặc biệt là các hoạt động văn hóa, lễ hội truyền thống nhằm phát huy các giá trị văn hóa bản sắc của các dân tộc trong tỉnh. Chú trọng triển khai thực hiện Đề án "Bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa vật thể,phi vật thể gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2030”, trong đó quan tâm bố trí từ ngân sách nhà nước và vận động từ nhân dân để đầu tư tôn tạo, chống xuống cấp các di tích lịch sử văn hóa, năm 2024 lập hồ sơđề nghị công nhận 04 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Các địa phương tổ chức các lễ hội văn hóa - du lịch, các lễ hội dân gian, truyền thống đảm bảo đổi mới về nội dung, sáng tạo trong cách thức tổ chức thực hiện, vừa thu hút du khách, vừa lan tỏa tạo không khí vui tươi trong nhân dân và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc tại địa phương.
Tăng cường xây dựng các thiết chế văn hóa, đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất, xây dựng các khu vui chơi, giải trí trong cộng đồng khu dân cư; đổi mới hoạt động của các đội văn nghệ quần chúng, câu lạc bộ nghệ thuật, câu lạc bộ thể dục thể thao… tại các thôn, bản, tổ dân phố tạo sân chơi bổ ích, lành mạnh phục vụ đời sống tinh thần của người dân.
Tiếp tục quan tâm, động viên các văn nghệ sỹ sáng tác các tác phẩm văn học, nghệ thuật ca ngợi quê hương, đất nước phản ánh và lan tỏa sự hài lòng, hạnh phúc của người dân; chăm lo đến sự phát triển của đội ngũ văn nghệ sỹ, coi đội ngũ văn nghệ sỹ là những "chiến sỹ trên mặt trận văn hóa", là nguồn sáng tạo các tác phẩm góp phần nâng cao giá trị tinh thần cho nhân dân.
Phát huy giá trị các di sản, di tích gắn với phát triển du lịch tại địa phương.Phát triển các sản phẩm du lịch hấp dẫn, tổ chức các sự kiện văn hóa gắn với du lịch, tạo điểm vui chơi, giải trí, tham quan, nghỉ dưỡng... Hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương tổ chức các lễ hội văn hóa - du lịch, các lễ hội dân gian, truyền thống phù hợp. Tiếp tục đẩy mạnh và thực hiện tốt phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.Phấn đấu năm 2024, tỷ lệ gia đình đạt danh hiệu văn hóa 84%; tỷ lệ thôn, bản, tổ dân phố đạt danh hiệu văn hóa 73%. Phát động phong trào thi đua xây dựng, nhân rộng các mô hình "Trường học hạnh phúc”, "Gia đình hạnh phúc”¸ "Khu dân cư hạnh phúc”, "Thôn, bản, tổ dân phố hạnh phúc”, "Xã, phường, thị trấn hạnh phúc”,"Huyện, thị xã, thành phố hạnh phúc” hướng tới mục tiêu xây dựng "Tỉnh hạnh phúc”.Phấn đấu năm 2024, có trên 89% gia đình văn hóa đạt tiêu chí gia đình hạnh phúc, trên 74% thôn, bản, tổ dân phố văn hóa đạt tiêu chí thôn, bản, tổ dân phố hạnh phúc;trên 30% xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí xã, phường, thị trấn hạnh phúc. Đẩy mạnh phong trào xây dựng "Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp hạnh phúc”; hướng dẫn thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội phù hợp với điều kiện thực tế.
Tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo; nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, nhất là quan tâm, ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số; thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên; nâng cao chất lượng, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp; đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng dạy và học; duy trì và nâng cao chất lượng xóa mù chữ, phổ cập giáo dục, giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số; thực hiện miễn, giảm học phí phù hợp cho từng đối tượng, từng vùng miền, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân vùng sâu, vùng xa được tham gia học tập;chủ động nghiên cứu và thực hiện các giải pháp cần thiết để hỗ trợ học sinh, giáo viên khi không được thụ hưởng các chính sách của Nhà nước tại các xã đặc biệt khó khăn đạt chuẩn nông thôn mới. Thực hiện có hiệu quả mô hình "Trường học hạnh phúc"và mô hình chuyển đổi số trong trường học, phấn đấu có 85% trường mầm non, phổ thông trên địa bàn tỉnh đạt tiêu chí trường học hạnh phúc, 50% số trường mầm non, phổ thông hoàn thành các chỉ tiêu chuyển đổi số, tỷ lệ trường mầm non và phổ thông đạt chuẩn quốc gia là 76,9%.
Chăm lo thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, các chế độ, chính sách đối với người có công, các đối tượng bảo trợ xã hội; thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh, bền vững, nhất là đối với người dân ở khu vực nông thôn,địa bàn đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Quan tâm thực hiện đầy đủ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động và nhân dân. Xây dựng các giải pháp hỗ trợ người dân thuộc các hộ nghèo, hộ cận nghèo duy trì tham gia bảo hiểm y tế. Nâng cao nhận thức cho chủ doanh nghiệp, người sử dụng lao động và người lao động để thực hiện đúng chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động. Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, tư vấn, hướng dẫn người dântham gia các loại bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế phù hợp, mang lại nhiều lợi ích cho người dân. Phấn đấu năm 2024, có khoảng 24,3% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội, 13,9% tham gia bảo hiểm thất nghiệp và 95% dân số tham gia bảo hiểm y tế.
Tiếp tục huy động cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp, cán bộ, đảng viên và nhân dân thực hiện hiệu quả mục tiêu giảm nghèo nhanh, bền vững theo chuẩn nghèo mới; nhất là khơi dậy ý chí tự lực, tự cường và khát vọng vươn lên thoát nghèo của người dân. Phấn đấu tỷ lệ nghèo đa chiều toàn tỉnh giảm trên 4,1% so với năm 2023, trong đó tỷ lệ hộ nghèo giảm 3,3%, tỷ lệ hộ cận nghèo giảm 0,8%.
Bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, không để xảy ra bị động, bất ngờ trong mọi tình huống. Nắm chắc tình hình, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động, ngăn ngừa âm mưu gây rối an ninh, trật tự, bạo loạn, khủng bố... Tăng cường công tác bảo vệ an ninh chính trị nội bộ; bảo đảm an ninh văn hóa tư tưởng, an ninh thông tin truyền thông, an ninh kinh tế, an ninh mạng và an ninh con người. Thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, tấn công trấn áp tội phạm đi đôi với nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về an ninh, trật tự; thực hiện phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc", góp phần đẩy lùi tội phạm và tệ nạn xã hội. Triển khai quyết liệt công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, kiềm chế tai nạn giao thông. Tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy tại các cơ sở trọng điểm về chính trị, kinh tế, văn hóa; các cơ sở có nguy cơ cháy nổ cao và phòng cháy, chữa cháy rừng.
Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm. Thực hiện nghiêm túc các quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; vận động, nâng cao ý thức thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác giám sát của hội đồng nhân dân các cấp; giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, báo chí và nhân dân trong đấu tranh phòng, chống, tham nhũng, tiêu cực. Chỉ đạo tăng cường quản lý, siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính; chấn chỉnh tình trạng làm việc cầm chừng, né tránh, sợ sai không dám làm trong một bộ phận công chức, viên chức, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Nâng cao chất lượng công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo; gắn công tác tiếp dân với giải quyết khiếu nại, tố cáo thường xuyên, kịp thời ngay từ cơ sở, không để tình trạng khiếu kiện vượt cấp, kéo dài, gây bức xúc trong nhân dân.
Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hội đồng nhân dân các cấp bảo đảm theo luật định, phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương; đổi mới tổ chức và hoạt động của ủy ban nhân dân các cấp bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; phát huy đầy đủ vai trò, trách nhiệm của ủy ban nhân dân các cấp trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước và chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương; tập trung lãnh đạo xây dựng nền hành chính phục vụ nhân dân, dân chủ, pháp quyền, chuyên nghiệp, hiện đại, trong sạch, vững mạnh, công khai, minh bạch, hiệu quả. Phát huy vai trò nòng cốt chính trị gắn với nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; làm tốt công tác giám sát, phản biện xã hội, bảo đảm trọng tâm, trọng điểm; tập trung vào những vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; những vấn đề dư luận xã hội quan tâm.
Đổi mới và nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp theo phương châm "Liêm chính, kỷ cương, quyết liệt, sáng tạo, hiệu quả”, siết chặt kỷ luật công vụ, công chức, thiết thực nâng cao mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp đối với sự phục vụ của cơ quan Nhà nước. Xây dựng và ban hành bộ tiêu chí xã, phường, thị trấn đạt chuẩn "Chính quyền thân thiện" nhằm nâng cao chất lượng phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước đáp ứng sự hài lòng của người dân; cán bộ, công chức, viên chức thực hiện tốt văn hóa công sở, hình thành phong cách ứng xử, lề lối làm việc chuẩn mực của cán bộ, công chức, viên chức đối với nhân dân. Thực hiện tốt các quy định văn hóa, đạo đức trong Đảng và hệ thống chính trị của Đảng bộ tỉnh. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao đạo đức công vụ trong thực thi nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức trong cả hệ thống chính trị; nêu cao tinh thần trách nhiệm vì lợi ích chung của nhân dân với phương châm "Cán bộ là công bộc của dân, chính quyền là để phục vụ nhân dân".
Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về mọi lĩnh vực. Tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh và Bộ phận phục vụ hành chính công cấp huyện, cấp xã theo hướng công khai, minh bạch, giải quyết công việc nhanh,thuận lợi, đảm bảo tính chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, minh bạch, hiệu quả, vì nhân dân phục vụ; đảm bảo thực hiện tốt các yếu tố cơ bản của quá trình cung ứng dịch vụ hành chính công và các tiêu chí, áp dụng đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức. Phấn đấu đứng trong nhóm 10 tỉnh dẫn đầu cả nước về Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước.
2.3. Chăm sóc sức khỏe, nâng cao tuổi thọ của người dân
Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 62-NQ/TU ngày 26/10/2021 của Tỉnh ủy về nâng cao chất lượng bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 nhằm xây dựng môi trường hỗ trợ, tăng cường vai trò và năng lực của mỗi người dân, thực hiện tốt công tác quản lý, chăm sóc sức khỏe toàn diện để nâng cao sức khỏe,tầm vóc, tuổi thọ và chất lượng cuộc sống của người dân trong tỉnh. Tăng cường các hoạt động tuyên truyền để người dân bảo đảm chế độ dinh dưỡng hợp lý, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của mỗi người dân và cộng đồng để chủ động dự phòng các yếu tố nguy cơ phổ biến đối với sức khỏe nhằm phòng tránh bệnh tật, bảo vệ sức khỏe cho cá nhân, gia đình và cộng đồng. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm; thực hiện có hiệu quả việc kiểm soát an toàn thực phẩm dựa trên đánh giá nguy cơ, sản xuất kinh doanh theo chuỗi, truy xuất nguồn gốc.
Nâng cao chất lượng công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân; triển khai thực hiệt tốt công tác phục vụ thăm khám sức khỏe định kỳ, quản lý, chăm sóc sức khỏe liên tục, lâu dài tại tuyến y tế cơ sở để góp phần giảm gánh nặng bệnh tật, tử vong; chủ động kiểm soát có hiệu quả các dịch bệnh. Xây dựng thí điểm và nhân rộng các mô hình chăm sóc sức khỏe chủ động hiệu quả tại thôn, bản, tổ dân phố. Tiếp tục đầu tư trang thiết bị hiện đại, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động: Quản lý bệnh viện, giám định bảo hiểm y tế, chẩn đoán, xét nghiệm, khám chữa bệnh từ xa, triển khai mở rộng bệnh án điện tử trên địa bàn tỉnh… nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, bảo đảm cung cấp dịch vụ chất lượng cao theo nhu cầu xã hội, hướng tới sự hài lòng của người bệnh. Thực hiện tốt chính sách thu hút nhân lực y tế chất lượng cao; tiếp tục hợp tác với các bệnh viện tuyến Trung ương triển khai hiệu quả chương trình đào tạo, luân phiên cán bộ y tế, chuyển giao kỹ thuật. Đầu tư mở rộng quy mô, phát triển một số trung tâm y tế chuyên sâu trong Bệnh viện đa khoa tỉnh để từng bước trở thành bệnh viện tuyến cuối liên tỉnh khu vực Tây Bắc. Tiếp tục thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả y tế dự phòng gắn với đổi mới hệ thống y tế cơ sở, phục vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân, nhất là ở vùng cao, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Năm 2024, phấn đấu 86,1% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế. Đẩy mạnh phong trào thi đua "Bác sỹ tận tâm - Bệnh nhân hạnh phúc”,hướng tới tỷ lệ hài lòng của người bệnh đạt trên 90%.
Tăng cường công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của học sinh, sinh viên, học viên thông qua việc đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao quần chúng, phát triển các câu lạc bộ thể dục thể thao trong cơ quan, đơn vị, trường học, thôn, bản, tổ dân phố nhằm nâng cao sức khỏe của nhân dân. Tuyên truyền sâu rộng, hiệu quả các thông tin có liên quan đến tác hại của rượu bia, thuốc lá, chất kích thích đối với sức khỏe cá nhân và cộng đồng; ảnh hưởng đến kinh tế gia đình và sự phát triển chung của xã hội.
Chú trọng chăm sóc sức khỏe và phát huy vai trò của người cao tuổi với phương châm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi là trách nhiệm và là quyền lợi của mỗi người. Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành và cán bộ làm công tác bảo trợ xã hội về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, đặc biệt quan tâm chữa bệnh cho người cao tuổi cô đơn, người cao tuổi bệnh nặng không thể đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Theo dõi và quản lý sức khỏe người cao tuổi đến các trung tâm y tế huyện và các trạm y tế xã, phường, thị trấn, thực hiện thăm khám sức khỏe định kỳ và tổ chức các chương trình khám, chữa bệnh nhân đạo cho người cao tuổi trên địa bàn. Phát triển quỹ phụng dưỡng ông bà, cha mẹ, đặc biệt là quỹ chăm sóc và phát huy vai trò của người cao tuổi tại các xã, phường, thị trấn. Đẩy mạnh phong trào thi đua "tuổi cao - gương sáng",đảm bảo cho người cao tuổi "sống vui, sống khỏe, sống có ích”. Tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho người cao tuổi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; hỗ trợ làm nhà ở cho người cao tuổi nghèo, cô đơn, không nơi nương tựa; khuyến khích thành lập, mở rộng, phát triển, đa dạng hóa các loại hình các câu lạc bộ văn hóa văn nghệ,thể dục thể thao cho người cao tuổi, câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau nhằm nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, góp phần nâng cao tuổi thọ cho người cao tuổi. Phấn đấu năm 2024, tuổi thọ trung bình của người dân Yên Bái đạt 74,3 tuổi (tăng 0,2 tuổi so với năm 2023), trong đó số năm sống khỏe tối thiểu 67,4 năm.
2.4. Nâng cao chất lượng môi trường sống cho người dân
Quản lý và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường; chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 50-NQ/TU ngày 19/7/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường năng lực lãnh đạo của Đảng trong công tác quản lý tài nguyên đất đai, nước, khoáng sản trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025. Triển khai có hiệu quả Đề án tăng cường năng lực quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030. Quản lý chặt chẽ thị trường bất động sản, đất đai, tài nguyên hướng tới mục đích sử dụng hợp lý, tiết kiệm. Nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước về tài nguyên, bảo vệ môi trường. Coi trọng việc giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường. Thực hiện tốt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch khoáng sản; ngăn ngừa, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái môi trường, cạn kiệt nguồn nước; nâng cao chất lượng đánh giá tác động môi trường, cấp giấy phép môi trường đối với các dự án/cơ sở xây dựng trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định của pháp luật.
Kiểm tra, rà soát, đánh giá việc tuân thủ pháp luật của các dự án khai thác khoáng sản; kiên quyết thu hồi giấy phép hoạt động khoáng sản đối với các cá nhân, tập thể không chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật, nhất là pháp luật về đất đai, khoáng sản, bảo vệ môi trường. Không cấp phép mới,thu hồi quyết định chủ trương đầu tư, giấy phép hoạt động đối với các dự án sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, chăn nuôi có nguy cơ cao hoặc gây ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân. Phấn đấu đến hết năm 2024, xử lý 100% cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và kiên quyết không để phát sinh mới các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn; tỷ lệ chất thải rắn được thu gom và xử lý ở khu vực đô thị đạt 92,3%; tỷ lệ chất thải rắn được thu gom và xử lý ở khu vực nông thôn đạt 53%.
Thực hiện các giải pháp nhằm đảm bảo cấp nước an toàn khu vực đô thị và khu vực nông thôn, góp phần giải quyết những vấn đề liên quan đến nước và sức khỏe cộng đồng. Đặc biệt là hỗ trợ các đối tượng hộ nghèo, gia đình chính sách,đồng bào dân tộc thiểu số được sử dụng nước sạch, dịch vụ vệ sinh phù hợp. Thực hiện hoạt động giáo dục, truyền thông để tuyên truyền, phổ biến pháp luật, cơ chế, chính sách; thay đổi hành vi, thói quen; sử dụng nước tiết kiệm,hiệu quả, bảo vệ nguồn nước, công trình cấp nước. Hướng dẫn người dân chủ động tích trữ nước để sử dụng trong mùa khô, thời gian hạn hán, ngập lụt...Phấn đấu năm 2024, tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung đạt 88%; tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 96%, trong đó tỷ lệ hộ gia đình nông thôn được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn đạt 15,2%.
Bảo vệ môi trường sinh thái; xây dựng cảnh quan làng xóm, thôn bản xanh, sạch, nâng cao điều kiện sống của người dân; đẩy mạnh cuộc vận động "Toàn dân chung tay bảo vệ môi trường". Tổ chức thực hiện hoạt động cùng dân trồng và chăm sóc đường hoa, xây dựng tuyến đường "Thắp sáng đường quê”; tuyên truyền vệ sinh môi trường; thành lập và duy trì hoạt động của các mô hình tự quản, tổ hợp tác ở thôn, bản, tổ dân phố nhằm góp phần tích cực phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Đẩy mạnh công tác trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng; phấn đấu trồng mới 15.000 ha rừng các loại, duy trì ổn định tỷ lệ che phủ rừng đạt 63%. Tiếp tục hưởng ứng và thực hiện hiệu quả Đề án "Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025" theo Quyết định số 524/QĐ-TTg ngày 01/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ. Phát động trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và các tầng lớp nhân dân hưởng ứng và tích cực tham gia phong trào bảo vệ, trồng cây xanh; tiếp tục nhân rộng các mô hình "Công sở xanh”, "Trường học xanh”, "Doanh nghiệp xanh”; triển khai xây dựng mô hình "Gia đình xanh"… trên địa bàn toàn tỉnh.
Hướng dẫn người dân trên địa bàn tỉnh thực hiện việc phân loại rác thải tại nguồn; chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra thực hiện việc thu gom, xử lý rác thải đảm bảo vệ sinh môi trường.
Xây dựng và thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng ngừa, ứng phó kịp thời, hiệu quả trong phòng, chống thiên tai, biến đổi khí hậu nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản của nhân dân. Nâng cao năng lực, chất lượng dự báo, cảnh báo thiên tai; chủ động các biện pháp ứng phó, phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai.Tổ chức kiểm tra, đánh giá công tác chuẩn bị phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trước mùa mưa lũcủa các ngành, địa phương. Xây dựng kế hoạch, phương án tổ chức tập huấn,diễn tập về phòng chống, ứng phó thiên tai nhằm nâng cao năng lực chỉ đạo,điều hành, ứng phó khi có tình huống xảy ra.
3. Tổ chức biểu dương, khen thưởng
Thực hiện công tác biểu dương, khen thương các tập thể, cá nhân tiêu biểu, xuất sắc trong việc triển khai thực hiện các giải pháp nâng cao chỉ số hạnh phúc của người dân.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội
Quán triệt sâu rộng và xây dựng kế hoạch cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trong Kế hoạch này phù hợp với cơ quan, đơn vị, địa phương; phân công nhiệm vụ cụ thể cho các tập thể, cá nhân chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện, quy định rõ tiến độ, thời gian hoàn thành.
Báo cáo kết quả thực hiện theo quy định gửi Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) để tổng hợp, báo cáo Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
2. Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo
2.1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: là cơ quan thường trực, có trách nhiệm hướng dẫn, giải đáp và phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương trong thực hiên các nhiệm vụ về nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân tại Kế hoạch này. Hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng các cá nhân, tập thể có thành tích trong việc thực hiện các giải pháp nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân; tổng hợp danh sách, lập hồ sơ khen thưởng đề nghị Sở Nội vụ thẩm định.Báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch theo yêu cầu.
2.2. Cục Thống kê tỉnh: chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan,Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức khảo sát, đánh giá chỉ số hạnh phúc của người dân trên địa bàn toàn tỉnh. Hoàn thành trong tháng 11/2024. Trong đó hướng dẫn các địa phương tự mở rộng mẫu khảo sát để kết quả khảo sát chỉ số hạnh phúc của người dân tại từng địa phương đảm bảo phù hợp với thực tế.
3. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy:Chỉ đạo, hướng dẫn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến rộng rãi Kế hoạch này, tạo sự thống nhất trong toàn hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, nỗ lực, chung sức, đồng lòng cùng cấp ủy, chính quyền các cấp thực hiện hiệu quả mục tiêu nâng cao chỉ số hạnh phúc cho nhân dân.
4. Các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; trưởng các ban, sở, ngành, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội tỉnh; bí thư các huyện, thị, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy trực tiếp chỉ đạo, chịu trách nhiệm trước Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiến độ kết quả thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch này đối với lĩnh vực, địa bàn được phân công phụ trách.
(Kèm theo biểu phân công nhiệm vụ và biểu chỉ tiêu cụ thể)
>> Bấm vào đây để tải toàn bộ Kế hoạch số 163
Trên đây là Kế hoạch của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân Yên Bái năm 2024.Yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, cá nhân liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện.
T.M Ban Thường vụ
Bí thư ĐỖ ĐỨC DUY (đã ký)