Trong nhiệm kỳ 2019-2024, Ủy ban MTTQ các cấp tỉnh trong tỉnh đã triển khai thực hiện rộng khắp các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước với nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả, từ đó huy động được sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần cùng địa phương phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của địa phương.
Phong trào dịch rào hiến đất của người dân huyện Lục Yên
Cuộc vận động“Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” ngày càng đổi mới về nội dung, phương thức hoạt động, chất lượng nông thôn mới được nâng lên tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng dân cư. Ủy ban MTTQ các cấp trong tỉnh đã chủ động phối hợp với chính quyền, các ngành, hiệp thương với các tổ chức thành viên để thống nhất phân công trách nhiệm, cụ thể hóa 05 nội dung của Cuộc vận động phù hợp với nhiệm vụ chính trị của từng địa phương, từng địa bàn dân cư gắn với việc thực hiện Chương trình hành động của Tỉnh ủy về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị hằng năm và kế hoạch thực hiện các Chương trình mục tiêu Quốc gia (xây dựng nông thôn mới; giảm nghèo bền vững; phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi). Trong 5 năm qua, cuộc vận động đạt được nhiều kết quả thiết thực; Nhân dân tích cực đóng góp, hiến trên 200 ha đất để làm đường giao thông nông thôn, nhà văn hóa thôn, các công trình công cộng; đóng góp ủng hộ số tiền trên 500 tỷ đồng; trên 7.000 ngày công lao động; xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao; tích cực vận động Nhân dân tham gia các phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao; giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xây dựng nếp sống văn hóa, ứng xử văn minh gắn với xây dựng con người Yên Bái “Thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập”; xây dựng “thôn, bản, tổ dân phố hạnh phúc”, “Gia đình hạnh phúc”. Đến cuối năm 2023, tỷ lệ gia đình văn hóa toàn tỉnh đạt 83%; tỷ lệ thôn, bản, tổ dân phố văn hóa đạt 71%. MTTQ các cấp đã tổ chức lấy ý kiến hài lòng của người dân về kết quả xây dựng nông thôn mới đảm bảo thực chất, khách quan, tạo sự đồng thuận trong nhân dân; diện mạo nông thôn mới có nhiều khởi sắc, đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện và nâng cao, chỉ số hạnh phúc của người dân đạt 65,62% ở mức 2 - mức khá hạnh phúc (tăng 12,32% so với năm 2020). Kết quả Cuộc vận động đã góp phần cùng toàn tỉnh xây dựng được 106/150 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 37 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 11 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; 18/23 phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị; thành phố Yên Bái được công nhận đô thị loại II trực thuộc tỉnh; 4/9 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
MTTQ các cấp phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức thành viên tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và Nhân dân tích cực tham gia lao động sản xuất, các chương trình, đề án phát triển kinh tế tạo sản phẩm có giá trị kinh tế cao; xây dựng và nhân rộng các mô hình tập thể, cá nhân tiêu biểu trong sản xuất - kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu chính đáng; vận động đoàn viên, hội viên tham gia các tổ hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới. Giai đoạn 2019 - 2024, đã vận động, xây dựng mới 480 Hợp tác xã, 5.996 tổ hợp tác, đến nay, toàn tỉnh có 732 Hợp tác xã với 32.020 thành viên; 5.286 Tổ hợp tác với trên 26.500 thành viên. Các Hợp tác xã, Tổ hợp tác, mô hình trang trại đã từng bước phát huy hiệu quả góp phần phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Duy trì và từng bước nâng cao chất lượng hoạt động 3.492 mô hình tổ tự quản/1.356 thôn (bản), tổ dân phố, trong đó có gần 800 tổ tự quản hoạt động tiêu biểu xuất sắc (vượt chỉ tiêu đề ra). Hoạt động của tổ tự quản đã phát huy hiệu quả thiết thực, thể hiện tinh thần đoàn kết, sáng tạo, tự quản của Nhân dân, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.
Hằng năm, Ủy ban MTTQ - Ban Vận động “Quỹ vì người nghèo” các cấp tổ chức phát động quyên góp ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” và chương trình an sinh xã hội. Công tác vận động, tiếp nhận, quản lý và sử dụng thường xuyên được kiểm tra, thực hiện đảm bảo công khai, dân chủ, minh bạch, đúng mục đích, đối tượng. Trong nhiệm kỳ, Quỹ “Vì người nghèo” và chương trình an sinh xã hội các cấp đã huy động và tiếp nhận trên 200 tỷ đồng; thực hiện hỗ trợ làm mới và sửa chữa trên 4.200 nhà ở cho hộ nghèo với số tiền trên 122 tỷ đồng; thăm hỏi đối tượng nghèo có hoàn cảnh khó khăn số tiền trên 40 tỷ đồng; tặng quà Tết cho 100% hộ nghèo dịp tết nguyên đán hằng năm với số tiền trên 36 tỷ đồng, hỗ trợ xây dựng trên 1.000 mô hình phát triển kinh tế, tạo sinh kế với số tiền gần 2 tỷ đồng. Kết quả vận động ủng hộ quỹ “Vì người nghèo” và các chương trình an sinh xã hội đã góp phần thực hiện có hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững và đảm bảo an sinh xã hội của tỉnh, tỷ lệ hộ nghèo bình quân hằng năm của tỉnh giảm 4,3%, đến hết năm 2023 tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh còn 9,16%. Công tác vận động cứu trợ do thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng được triển khai kịp thời. Ban Vận động cứu trợ các cấp đã vận động, tiếp nhận trên 48 tỷ đồng, đã hỗ trợ trên 41 tỷ đồng để khắc phục hậu quả do thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng gây ra. Nguồn lực vận động trên thể hiện rõ tinh thần đoàn kết, “tương thân, tương ái” của các tầng lớp Nhân dân với tinh thần tự nguyện san sẻ, giúp đỡ nhau trong khó khăn, hoạn nạn.
Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" được Tỉnh ủy quan tâm, trực tiếp chỉ đạo. Công tác tuyên truyền, vận động được Ban Chỉ đạo các cấp và các địa phương đổi mới, thiết thực, hiệu quả gắn với triển khai thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động phù hợp với tâm lý, thị hiếu và văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam; tập trung quảng bá, giới thiệu các sản phẩm chủ lực, OCOP, thế mạnh của tỉnh gắn với phát triển du lịch địa phương. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh tập trung đầu tư đổi mới dây truyền sản xuất, công nghệ, nâng cao chất lượng, mẫu mã, bao bì sản phẩm phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Cuộc vận động góp phần phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, khơi dậy lòng yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, tự tôn dân tộc của các tầng lớp Nhân dân Yên Bái trong xây dựng nét đẹp văn hóa người Việt Nam tự hào dùng hàng Việt Nam.
Kim Tuyến
Trong nhiệm kỳ 2019-2024, Ủy ban MTTQ các cấp tỉnh trong tỉnh đã triển khai thực hiện rộng khắp các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước với nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả, từ đó huy động được sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần cùng địa phương phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của địa phương.
Cuộc vận động“Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” ngày càng đổi mới về nội dung, phương thức hoạt động, chất lượng nông thôn mới được nâng lên tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng dân cư. Ủy ban MTTQ các cấp trong tỉnh đã chủ động phối hợp với chính quyền, các ngành, hiệp thương với các tổ chức thành viên để thống nhất phân công trách nhiệm, cụ thể hóa 05 nội dung của Cuộc vận động phù hợp với nhiệm vụ chính trị của từng địa phương, từng địa bàn dân cư gắn với việc thực hiện Chương trình hành động của Tỉnh ủy về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị hằng năm và kế hoạch thực hiện các Chương trình mục tiêu Quốc gia (xây dựng nông thôn mới; giảm nghèo bền vững; phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi). Trong 5 năm qua, cuộc vận động đạt được nhiều kết quả thiết thực; Nhân dân tích cực đóng góp, hiến trên 200 ha đất để làm đường giao thông nông thôn, nhà văn hóa thôn, các công trình công cộng; đóng góp ủng hộ số tiền trên 500 tỷ đồng; trên 7.000 ngày công lao động; xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao; tích cực vận động Nhân dân tham gia các phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao; giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xây dựng nếp sống văn hóa, ứng xử văn minh gắn với xây dựng con người Yên Bái “Thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập”; xây dựng “thôn, bản, tổ dân phố hạnh phúc”, “Gia đình hạnh phúc”. Đến cuối năm 2023, tỷ lệ gia đình văn hóa toàn tỉnh đạt 83%; tỷ lệ thôn, bản, tổ dân phố văn hóa đạt 71%. MTTQ các cấp đã tổ chức lấy ý kiến hài lòng của người dân về kết quả xây dựng nông thôn mới đảm bảo thực chất, khách quan, tạo sự đồng thuận trong nhân dân; diện mạo nông thôn mới có nhiều khởi sắc, đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện và nâng cao, chỉ số hạnh phúc của người dân đạt 65,62% ở mức 2 - mức khá hạnh phúc (tăng 12,32% so với năm 2020). Kết quả Cuộc vận động đã góp phần cùng toàn tỉnh xây dựng được 106/150 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 37 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 11 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; 18/23 phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị; thành phố Yên Bái được công nhận đô thị loại II trực thuộc tỉnh; 4/9 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
MTTQ các cấp phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức thành viên tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và Nhân dân tích cực tham gia lao động sản xuất, các chương trình, đề án phát triển kinh tế tạo sản phẩm có giá trị kinh tế cao; xây dựng và nhân rộng các mô hình tập thể, cá nhân tiêu biểu trong sản xuất - kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu chính đáng; vận động đoàn viên, hội viên tham gia các tổ hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới. Giai đoạn 2019 - 2024, đã vận động, xây dựng mới 480 Hợp tác xã, 5.996 tổ hợp tác, đến nay, toàn tỉnh có 732 Hợp tác xã với 32.020 thành viên; 5.286 Tổ hợp tác với trên 26.500 thành viên. Các Hợp tác xã, Tổ hợp tác, mô hình trang trại đã từng bước phát huy hiệu quả góp phần phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Duy trì và từng bước nâng cao chất lượng hoạt động 3.492 mô hình tổ tự quản/1.356 thôn (bản), tổ dân phố, trong đó có gần 800 tổ tự quản hoạt động tiêu biểu xuất sắc (vượt chỉ tiêu đề ra). Hoạt động của tổ tự quản đã phát huy hiệu quả thiết thực, thể hiện tinh thần đoàn kết, sáng tạo, tự quản của Nhân dân, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.
Hằng năm, Ủy ban MTTQ - Ban Vận động “Quỹ vì người nghèo” các cấp tổ chức phát động quyên góp ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” và chương trình an sinh xã hội. Công tác vận động, tiếp nhận, quản lý và sử dụng thường xuyên được kiểm tra, thực hiện đảm bảo công khai, dân chủ, minh bạch, đúng mục đích, đối tượng. Trong nhiệm kỳ, Quỹ “Vì người nghèo” và chương trình an sinh xã hội các cấp đã huy động và tiếp nhận trên 200 tỷ đồng; thực hiện hỗ trợ làm mới và sửa chữa trên 4.200 nhà ở cho hộ nghèo với số tiền trên 122 tỷ đồng; thăm hỏi đối tượng nghèo có hoàn cảnh khó khăn số tiền trên 40 tỷ đồng; tặng quà Tết cho 100% hộ nghèo dịp tết nguyên đán hằng năm với số tiền trên 36 tỷ đồng, hỗ trợ xây dựng trên 1.000 mô hình phát triển kinh tế, tạo sinh kế với số tiền gần 2 tỷ đồng. Kết quả vận động ủng hộ quỹ “Vì người nghèo” và các chương trình an sinh xã hội đã góp phần thực hiện có hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững và đảm bảo an sinh xã hội của tỉnh, tỷ lệ hộ nghèo bình quân hằng năm của tỉnh giảm 4,3%, đến hết năm 2023 tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh còn 9,16%. Công tác vận động cứu trợ do thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng được triển khai kịp thời. Ban Vận động cứu trợ các cấp đã vận động, tiếp nhận trên 48 tỷ đồng, đã hỗ trợ trên 41 tỷ đồng để khắc phục hậu quả do thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng gây ra. Nguồn lực vận động trên thể hiện rõ tinh thần đoàn kết, “tương thân, tương ái” của các tầng lớp Nhân dân với tinh thần tự nguyện san sẻ, giúp đỡ nhau trong khó khăn, hoạn nạn.
Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" được Tỉnh ủy quan tâm, trực tiếp chỉ đạo. Công tác tuyên truyền, vận động được Ban Chỉ đạo các cấp và các địa phương đổi mới, thiết thực, hiệu quả gắn với triển khai thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động phù hợp với tâm lý, thị hiếu và văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam; tập trung quảng bá, giới thiệu các sản phẩm chủ lực, OCOP, thế mạnh của tỉnh gắn với phát triển du lịch địa phương. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh tập trung đầu tư đổi mới dây truyền sản xuất, công nghệ, nâng cao chất lượng, mẫu mã, bao bì sản phẩm phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Cuộc vận động góp phần phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, khơi dậy lòng yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, tự tôn dân tộc của các tầng lớp Nhân dân Yên Bái trong xây dựng nét đẹp văn hóa người Việt Nam tự hào dùng hàng Việt Nam.
Kim Tuyến