Ngay sau khi tiếp thu Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI); Chương trình hành động số 85-CTr/TU của Tỉnh ủy Yên Bái về thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW, ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ tỉnh đã hướng dẫn, tuyên truyền sâu rộng nội dung Nghị quyết của Trung ương và Chương trình hành động của Tỉnh ủy Yên Bái đến 100% cán bộ, đảng viên trong cơ quan hệ thống MTTQ và Nhân dân. Qua tuyên truyền đã góp phần nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của văn hóa trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân về mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp đề ra trong Nghị quyết số 33 của Đảng. Các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam và đặc trưng riêng của người Yên Bái được kế thừa và phát triển; những giá trị mới về văn hóa, con người thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập được tiếp thu có chọn lọc; giao lưu, hợp tác văn hóa từng bước được mở rộng...hướng tới xây dựng con người Yên Bái thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập.
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh tặng bằng khen của UBND tỉnh cho các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI).
Xác định văn hóa là nền tảng tinh thần xã hội, để cụ thể hóa Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI), Chương trình hành động số 85-CTr/TU của Tỉnh ủy, MTTQ các cấp trong tỉnh đã gắn việc thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW với việc thực hiện tốt Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XI), Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XII) về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ. Xây dựng môi trường văn hóa công sở, hàng năm MTTQ các cấp trong tỉnh đã tổ chức cho cán bộ, công chức cơ quan ký cam kết thực hiện 6 chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, đạo đức công vụ của cán bộ, công chức và người lao động trong hệ thống MTTQ Việt Nam theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Đồng thời, gắn với các phong trào thi đua, các cuộc vận động, mô hình cụ thể tạo động lực, tinh thần khát vọng vươn lên trong đời sống của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội. MTTQ chủ trì, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác Mặt trận và các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Năm 2023, MTTQ tỉnh xây dựng được 212 mô hình dân vận khéo, trong đó 119 mô hình về Lĩnh vực văn hóa - xã hội. Từ năm 2014 đến nay, MTTQ các cấp phối hợp với các tổ chức thành viên của Mặt trận đã lồng ghép tuyên truyền 21.150 buổi cho hơn 2.424.249 lượt người tham gia; MTTQ các cấp viết, biên tập, đăng tải, chia sẻ trên 1000 tin, bài trên Trang thông tin Ủy ban MTTQ tỉnh, Trang fanpage của Mặt trận các cấp tuyên truyền về chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các hoạt động công tác Mặt trận Tổ quốc các cấp liên quan công tác xây dựng con người Yên Bái “Thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập” lồng gắn với Nghị quyết 33-NQ/TW và Chương trình hành động 30-CTr/TU của Tỉnh ủy.
Sau 10 năm tuyên truyền, triển khai thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, nhiều truyền thống tốt đẹp được gìn giữ, phát huy, tình cảm cộng đồng gia đình, làng xóm ngày một thêm gắn bó, thông qua Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư (18/11) hằng năm có trên 99% thôn, bản, tổ dân phố tổ chức ngày hội, thu hút trên 90% số hộ gia đình, cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên tham dự. Ngày hội Đại đoàn kết được tổ chức với nhiều nội dung phong phú, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc và đã thực sự trở thành “Ngày hội lớn” hằng năm của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh, tạo sự đoàn kết, gắn bó mật thiết giữa Đảng, chính quyền, MTTQ với Nhân dân. Bên cạnh đó, đến nay, 100% các thôn, bản tổ dân phố, đều đã xây dựng được quy ước, hương ước và xây dựng 402 tổ tự quản về văn hóa, các tổ tự quản về văn hóa tập trung chủ yếu vào các nội dung: Xây dựng gia đình văn hóa, thôn văn hóa, tổ dân phố văn hoá, cơ quan, đơn vị văn hóa gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” và nhận được sự quan tâm của đông đảo Nhân dân, từ đó người dân đã tự giác, nâng cao ý thức xây dựng nếp sống văn minh đô thị, từ việc chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước đến tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, ý thức giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, ý thức xây dựng nếp sống văn minh đô thị, trật tự đô thị, công sở lịch sự; thân thiện trong giao tiếp ứng xử, vệ sinh môi trường.
Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tiếp tục đi vào chiều sâu, đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Hệ thống thiết chế văn hóa từng bước được xây dựng, tích cực vận động Nhân dân tham gia các phong trào thể dục thể thao - văn hóa văn nghệ; giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xây dựng nếp sống văn hóa, ứng xử văn minh gắn với xây dựng con người Yên Bái “Thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập”; xây dựng “thôn, bản, tổ dân phố hạnh phúc”, “Gia đình hạnh phúc”. Tỷ lệ số gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá tăng qua các năm. Năm 2014, toàn tỉnh có 158.950/194.578 hộ gia đình đăng ký xây dựng gia đình văn hóa, 70% gia đình đăng ký được công nhận. Đến năm 2023 có trên 90% hộ gia đình, thôn, bản, tổ dân phố đăng ký xây dựng gia đình, thôn, bản, tổ dân phố hạnh phúc, thành lập trên 600 câu lạc bộ gia đình hạnh phúc tại cơ sở. Tổng số có 78,57% gia đình văn hóa đạt tiêu chí gia đình hạnh phúc; 73,61% thôn, bản, tổ dân phố văn hóa đạt tiêu chí thôn, bản, tổ dân phố hạnh phúc.
Hưởng ứng Phong trào “Yên Bái chung sức xây dựng nông thôn mới”, MTTQ các cấp đã xây dựng các mô hình điểm về Mặt trận tham gia xây dựng nông thôn mới tại các địa phương, tham gia giám sát việc thực hiện chương trình Xây dựng nông thôn mới; hướng dẫn MTTQ các huyện triển khai lấy ý kiến sự hài lòng của người dân về kết quả xây dựng nông thôn mới tại các xã. Năm 2023, toàn tỉnh có 106/150 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, 36 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 10 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; 18/23 phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị; thành phố Yên Bái được công nhận đô thị loại II trực thuộc tỉnh; 4/9 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Phong trào đã mang lại hiệu quả thiết thực, làm thay đổi bộ mặt nông thôn, kinh tế không ngừng phát triển, đời sống của nhân dân không ngừng được nâng cao, các thiết chế văn hóa được quan tâm xây dựng, tình làng nghĩa xóm được củng cố; các hủ tục dần được xóa bỏ, công tác xây dựng cảnh quan môi trường được khang trang xanh - sạch - đẹp.
Công tác tuyên truyền vận động chăm lo, giúp đỡ người nghèo đã phát huy mạnh mẽ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và các tầng lớp Nhân dân. Phương thức vận động, giúp đỡ có nhiều đổi mới, trong đó MTTQ các cấp vừa vận động trực tiếp các nguồn lực ủng hộ thông qua Quỹ “Vì người nghèo”, vừa chủ trì kết nối để các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp thực hiện các hoạt động an sinh xã hội, giúp đỡ trực tiếp cho người nghèo và các địa phương còn khó khăn. Hằng năm, Ủy ban MTTQ các cấp phối hợp tổ chức triển khai “Tháng cao điểm vì người nghèo”, vận động ủng hộ xây dựng Quỹ “Vì người nghèo” và chương trình an sinh xã hội. Các chương trình an sinh xã hội được triển khai sâu rộng, đã huy động được đông đảo các tầng lớp nhân dân, các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, trường học, lực lượng vũ trang, các nhà hảo tâm hưởng ứng, tham gia. Qua 10 năm vận động, quỹ người nghèo các cấp đã huy động được trên 260 tỷ đồng; làm mới và sửa chữa được 14.200 ngôi nhà dột nát cho hộ nghèo, hỗ trợ thăm hỏi trên 50.000 lượt hộ nghèo có hoàn cảnh khó khăn số tiền trên 80 tỷ đồng. Những nỗ lực cố gắng đó đã góp phần thực hiện có hiệu quả chương trình giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội của tỉnh, tỷ lệ giảm hộ nghèo bình quân hàng năm của tỉnh từ 3,7 - 5%, giảm từ 20,56% (năm 2014) xuống còn 9,16% (năm 2023).
Để triển khai thực hiện nghiêm túc và hiệu quả các nội dung của Nghị quyết, hàng năm, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã ban hành Kế hoạch về giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị -xã hội; Hướng dẫn thực hiện giám sát việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên theo Quy định 124-QĐi/TW gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII của Ban Chấp hành Trung ương về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” và Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 16/5/2016 của Bộ Chính trị về "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" trong các cấp ủy Đảng, cán bộ, đảng viên và tuyên truyền tới các tầng lớp nhân dân trên toàn địa bàn tỉnh và tích cực tham gia góp ý cho tổ chức Đảng và Đảng ủy các cấp xác định đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng của cả hệ thống Mặt trận Tổ quốc các cấp nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống, góp phần phát hiện và ngăn ngừa vi phạm đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên.
Cùng với đó, MTTQ các cấp phối hợp với các đơn vị liên quan tuyên truyền trong cán bộ, hội viên, đoàn viên và Nhân dân nâng cao ý thức cảnh giác đối với âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, các thông tin trái chiều, nhất là những thông tin sai lệch phát tán trên mạng xã hội, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ, hội viên, đoàn viên trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ chống sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại, gây hủy hoại đạo đức xã hội, thể hiện vai trò của tổ chức Hội các cấp và toàn xã hội cùng tham gia thực hiện.
Để Nghị quyết thực sự đi vào đời sống nhân dân và mang lại hiệu quả thiết thực, thời gian tới MTTQ các cấp tập trung một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
Một là: Tiếp tục tuyên truyền, quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng được xác định trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII “Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa, con người Việt Nam thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc... ”; Kết luận số 76-KL/TW ngày 04/6/2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
Hai là: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền với nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Vận động đồng bào các dân tộc giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc. Tiếp tục tuyên truyền chủ trương của tỉnh về xây dựng con người Yên Bái “Thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập”; nâng cao chỉ số hạnh phúc của người dân theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động. Gắn việc tuyên truyền nhiệm vụ xây dựng con người Yên Bái với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, góp phần xây dựng “Gia đình văn hóa ”, “Thôn, bản, tổ dân phố văn hóa ”, “Xã văn hóa nông thôn mới”, “Phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị”, “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”, mô hình “Trường học hạnh phúc”, “Cơ quan, đơn vị hạnh phúc”...gắn với thực hiện tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao theo Chương trình hành động của Tỉnh ủy Yên Bái về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị hàng năm.
Ba là: MTTQ các cấp tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI), Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII). Mỗi cán bộ, đảng viên phải gương mẫu về mọi mặt, thường xuyên tu dưỡng rèn luyện về đạo đức, lối sống, thật sự là tấm gương về đạo đức để quần chúng noi theo; Tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao toàn diện chất lượng, hiệu quả của phong trào “Toàn dân đoàn kết xâydựng đời sống văn hóa”, gắn với phong trào xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.
Bốn là: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư; tự giác thực hiện tốt quy ước, hương ước về thực hiện nếp sống văn minh, văn hóa của các tổ dân phố, thôn, bản, xã, phường, thị trấn và các quy định của tỉnh. Thực hiện tốt công tác đại đoàn kết toàn dân, chú trọng công tác dân vận, tranh thủ sự ủng hộ của các chức sắc tôn giáo, già làng, trưởng bản, người có uy tín... để tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia xây dựng đời sống văn hoá./.
Ngay sau khi tiếp thu Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI); Chương trình hành động số 85-CTr/TU của Tỉnh ủy Yên Bái về thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW, ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ tỉnh đã hướng dẫn, tuyên truyền sâu rộng nội dung Nghị quyết của Trung ương và Chương trình hành động của Tỉnh ủy Yên Bái đến 100% cán bộ, đảng viên trong cơ quan hệ thống MTTQ và Nhân dân. Qua tuyên truyền đã góp phần nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của văn hóa trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân về mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp đề ra trong Nghị quyết số 33 của Đảng. Các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam và đặc trưng riêng của người Yên Bái được kế thừa và phát triển; những giá trị mới về văn hóa, con người thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập được tiếp thu có chọn lọc; giao lưu, hợp tác văn hóa từng bước được mở rộng...hướng tới xây dựng con người Yên Bái thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập.
Xác định văn hóa là nền tảng tinh thần xã hội, để cụ thể hóa Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI), Chương trình hành động số 85-CTr/TU của Tỉnh ủy, MTTQ các cấp trong tỉnh đã gắn việc thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW với việc thực hiện tốt Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XI), Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XII) về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ. Xây dựng môi trường văn hóa công sở, hàng năm MTTQ các cấp trong tỉnh đã tổ chức cho cán bộ, công chức cơ quan ký cam kết thực hiện 6 chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, đạo đức công vụ của cán bộ, công chức và người lao động trong hệ thống MTTQ Việt Nam theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Đồng thời, gắn với các phong trào thi đua, các cuộc vận động, mô hình cụ thể tạo động lực, tinh thần khát vọng vươn lên trong đời sống của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội. MTTQ chủ trì, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác Mặt trận và các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Năm 2023, MTTQ tỉnh xây dựng được 212 mô hình dân vận khéo, trong đó 119 mô hình về Lĩnh vực văn hóa - xã hội. Từ năm 2014 đến nay, MTTQ các cấp phối hợp với các tổ chức thành viên của Mặt trận đã lồng ghép tuyên truyền 21.150 buổi cho hơn 2.424.249 lượt người tham gia; MTTQ các cấp viết, biên tập, đăng tải, chia sẻ trên 1000 tin, bài trên Trang thông tin Ủy ban MTTQ tỉnh, Trang fanpage của Mặt trận các cấp tuyên truyền về chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các hoạt động công tác Mặt trận Tổ quốc các cấp liên quan công tác xây dựng con người Yên Bái “Thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập” lồng gắn với Nghị quyết 33-NQ/TW và Chương trình hành động 30-CTr/TU của Tỉnh ủy.
Sau 10 năm tuyên truyền, triển khai thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, nhiều truyền thống tốt đẹp được gìn giữ, phát huy, tình cảm cộng đồng gia đình, làng xóm ngày một thêm gắn bó, thông qua Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư (18/11) hằng năm có trên 99% thôn, bản, tổ dân phố tổ chức ngày hội, thu hút trên 90% số hộ gia đình, cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên tham dự. Ngày hội Đại đoàn kết được tổ chức với nhiều nội dung phong phú, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc và đã thực sự trở thành “Ngày hội lớn” hằng năm của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh, tạo sự đoàn kết, gắn bó mật thiết giữa Đảng, chính quyền, MTTQ với Nhân dân. Bên cạnh đó, đến nay, 100% các thôn, bản tổ dân phố, đều đã xây dựng được quy ước, hương ước và xây dựng 402 tổ tự quản về văn hóa, các tổ tự quản về văn hóa tập trung chủ yếu vào các nội dung: Xây dựng gia đình văn hóa, thôn văn hóa, tổ dân phố văn hoá, cơ quan, đơn vị văn hóa gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” và nhận được sự quan tâm của đông đảo Nhân dân, từ đó người dân đã tự giác, nâng cao ý thức xây dựng nếp sống văn minh đô thị, từ việc chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước đến tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, ý thức giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, ý thức xây dựng nếp sống văn minh đô thị, trật tự đô thị, công sở lịch sự; thân thiện trong giao tiếp ứng xử, vệ sinh môi trường.
Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tiếp tục đi vào chiều sâu, đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Hệ thống thiết chế văn hóa từng bước được xây dựng, tích cực vận động Nhân dân tham gia các phong trào thể dục thể thao - văn hóa văn nghệ; giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xây dựng nếp sống văn hóa, ứng xử văn minh gắn với xây dựng con người Yên Bái “Thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập”; xây dựng “thôn, bản, tổ dân phố hạnh phúc”, “Gia đình hạnh phúc”. Tỷ lệ số gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá tăng qua các năm. Năm 2014, toàn tỉnh có 158.950/194.578 hộ gia đình đăng ký xây dựng gia đình văn hóa, 70% gia đình đăng ký được công nhận. Đến năm 2023 có trên 90% hộ gia đình, thôn, bản, tổ dân phố đăng ký xây dựng gia đình, thôn, bản, tổ dân phố hạnh phúc, thành lập trên 600 câu lạc bộ gia đình hạnh phúc tại cơ sở. Tổng số có 78,57% gia đình văn hóa đạt tiêu chí gia đình hạnh phúc; 73,61% thôn, bản, tổ dân phố văn hóa đạt tiêu chí thôn, bản, tổ dân phố hạnh phúc.
Hưởng ứng Phong trào “Yên Bái chung sức xây dựng nông thôn mới”, MTTQ các cấp đã xây dựng các mô hình điểm về Mặt trận tham gia xây dựng nông thôn mới tại các địa phương, tham gia giám sát việc thực hiện chương trình Xây dựng nông thôn mới; hướng dẫn MTTQ các huyện triển khai lấy ý kiến sự hài lòng của người dân về kết quả xây dựng nông thôn mới tại các xã. Năm 2023, toàn tỉnh có 106/150 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, 36 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 10 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; 18/23 phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị; thành phố Yên Bái được công nhận đô thị loại II trực thuộc tỉnh; 4/9 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Phong trào đã mang lại hiệu quả thiết thực, làm thay đổi bộ mặt nông thôn, kinh tế không ngừng phát triển, đời sống của nhân dân không ngừng được nâng cao, các thiết chế văn hóa được quan tâm xây dựng, tình làng nghĩa xóm được củng cố; các hủ tục dần được xóa bỏ, công tác xây dựng cảnh quan môi trường được khang trang xanh - sạch - đẹp.
Công tác tuyên truyền vận động chăm lo, giúp đỡ người nghèo đã phát huy mạnh mẽ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và các tầng lớp Nhân dân. Phương thức vận động, giúp đỡ có nhiều đổi mới, trong đó MTTQ các cấp vừa vận động trực tiếp các nguồn lực ủng hộ thông qua Quỹ “Vì người nghèo”, vừa chủ trì kết nối để các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp thực hiện các hoạt động an sinh xã hội, giúp đỡ trực tiếp cho người nghèo và các địa phương còn khó khăn. Hằng năm, Ủy ban MTTQ các cấp phối hợp tổ chức triển khai “Tháng cao điểm vì người nghèo”, vận động ủng hộ xây dựng Quỹ “Vì người nghèo” và chương trình an sinh xã hội. Các chương trình an sinh xã hội được triển khai sâu rộng, đã huy động được đông đảo các tầng lớp nhân dân, các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, trường học, lực lượng vũ trang, các nhà hảo tâm hưởng ứng, tham gia. Qua 10 năm vận động, quỹ người nghèo các cấp đã huy động được trên 260 tỷ đồng; làm mới và sửa chữa được 14.200 ngôi nhà dột nát cho hộ nghèo, hỗ trợ thăm hỏi trên 50.000 lượt hộ nghèo có hoàn cảnh khó khăn số tiền trên 80 tỷ đồng. Những nỗ lực cố gắng đó đã góp phần thực hiện có hiệu quả chương trình giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội của tỉnh, tỷ lệ giảm hộ nghèo bình quân hàng năm của tỉnh từ 3,7 - 5%, giảm từ 20,56% (năm 2014) xuống còn 9,16% (năm 2023).
Để triển khai thực hiện nghiêm túc và hiệu quả các nội dung của Nghị quyết, hàng năm, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã ban hành Kế hoạch về giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị -xã hội; Hướng dẫn thực hiện giám sát việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên theo Quy định 124-QĐi/TW gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII của Ban Chấp hành Trung ương về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” và Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 16/5/2016 của Bộ Chính trị về "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" trong các cấp ủy Đảng, cán bộ, đảng viên và tuyên truyền tới các tầng lớp nhân dân trên toàn địa bàn tỉnh và tích cực tham gia góp ý cho tổ chức Đảng và Đảng ủy các cấp xác định đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng của cả hệ thống Mặt trận Tổ quốc các cấp nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống, góp phần phát hiện và ngăn ngừa vi phạm đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên.
Cùng với đó, MTTQ các cấp phối hợp với các đơn vị liên quan tuyên truyền trong cán bộ, hội viên, đoàn viên và Nhân dân nâng cao ý thức cảnh giác đối với âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, các thông tin trái chiều, nhất là những thông tin sai lệch phát tán trên mạng xã hội, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ, hội viên, đoàn viên trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ chống sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại, gây hủy hoại đạo đức xã hội, thể hiện vai trò của tổ chức Hội các cấp và toàn xã hội cùng tham gia thực hiện.
Để Nghị quyết thực sự đi vào đời sống nhân dân và mang lại hiệu quả thiết thực, thời gian tới MTTQ các cấp tập trung một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
Một là: Tiếp tục tuyên truyền, quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng được xác định trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII “Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa, con người Việt Nam thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc... ”; Kết luận số 76-KL/TW ngày 04/6/2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
Hai là: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền với nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Vận động đồng bào các dân tộc giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc. Tiếp tục tuyên truyền chủ trương của tỉnh về xây dựng con người Yên Bái “Thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập”; nâng cao chỉ số hạnh phúc của người dân theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động. Gắn việc tuyên truyền nhiệm vụ xây dựng con người Yên Bái với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, góp phần xây dựng “Gia đình văn hóa ”, “Thôn, bản, tổ dân phố văn hóa ”, “Xã văn hóa nông thôn mới”, “Phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị”, “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”, mô hình “Trường học hạnh phúc”, “Cơ quan, đơn vị hạnh phúc”...gắn với thực hiện tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao theo Chương trình hành động của Tỉnh ủy Yên Bái về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị hàng năm.
Ba là: MTTQ các cấp tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI), Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII). Mỗi cán bộ, đảng viên phải gương mẫu về mọi mặt, thường xuyên tu dưỡng rèn luyện về đạo đức, lối sống, thật sự là tấm gương về đạo đức để quần chúng noi theo; Tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao toàn diện chất lượng, hiệu quả của phong trào “Toàn dân đoàn kết xâydựng đời sống văn hóa”, gắn với phong trào xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.
Bốn là: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư; tự giác thực hiện tốt quy ước, hương ước về thực hiện nếp sống văn minh, văn hóa của các tổ dân phố, thôn, bản, xã, phường, thị trấn và các quy định của tỉnh. Thực hiện tốt công tác đại đoàn kết toàn dân, chú trọng công tác dân vận, tranh thủ sự ủng hộ của các chức sắc tôn giáo, già làng, trưởng bản, người có uy tín... để tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia xây dựng đời sống văn hoá./.