Tính đến thời điểm hiện tại, cộng lũy kế toàn tỉnh có 106/150 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 70,7%; 37 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 11 xã nông thôn mới kiểu mẫu; 104 thôn đạt chuẩn thôn nông thôn mới, 245 thôn đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; 04 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (Huyện Trấn Yên, thành phố Yên Bái, thị xã Nghĩa Lộ và huyện Yên Bình); Số tiêu chí bình quân/xã đạt 15,98 tiêu chí. Kết quả xây dựng nông thôn mới được thể hiện ở diện mạo nông thôn các địa phương trong tỉnh có sự thay đổi tích cực, toàn diện, văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện, hệ thống chính trị được củng cố, tăng cường, dân chủ ở cơ sở được phát huy, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, vai trò làm chủ và vị thế của người dân ngày càng được nâng cao trong việc thực hiện xây dựng nông thôn mới. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh đã trở thành phong trào sôi nổi, rộng khắp. Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, cùng với sự đồng thuận của các tầng lớp Nhân dân, Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, tỉnh Yên Bái được Trung ương đánh giá là điểm sáng trong xây dựng nông mới, luôn dẫn đầu khu vực Trung du miền núi phía Bắc.
Đồng chí Tạ Văn Long, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tặng hoa chúc mừng thôn Quyết Tiến, xã Xuân Ái, huyện Văn Yên công nhận đạt chuẩn thôn nông thôn mới kiểu mẫu.
Để chung sức cùng Đảng bộ, chính quyền các cấp các ngành trong tỉnh nỗ lực đạt kết quả nêu trên, Công tác phối hợp giữa Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Yên Bái và Sở Nông nghiệp và PTNT; giữa Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp với cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn ở địa phương trong tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về phát triển tam nông (nông nghiệp, nông dân, nông thôn). Công tác phối hợp sẽ góp phần nâng cao nhận thức cán bộ, đảng viên và người dân trong thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, với trọng tâm là phát huy vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng NTM giai đoạn 2021 - 2025; Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2021 – 2025. Triển khai thực hiện có hiệu quả các phong trào “Yên Bái chung sức xây dựng NTM”, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh”; nâng cao hiệu quả tổ chức lấy ý kiến sự hài lòng của người dân về kết quả xây dựng NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, huyện NTM và huyện NTM nâng cao trên địa bàn tỉnh. Trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ đã thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức của người dân về ý nghĩa và tầm quan trọng của nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, bởi lẽ trong xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh người dân vừa là người làm vừa là người thụ hưởng. Do vậy, tuyên truyền, vận động để người dân tích cực tham gia đóng góp công sức xây dựng nông thôn mới một cách tự nguyện vì lợi ích và trách nhiệm trong việc xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh thông qua thực hiện cuộc vận động.
Thứ hai, nâng cao nhận thức của cán bộ MTTQ và đoàn viên, hội viên của các tổ chức đoàn thể về vai trò của tổ chức mình trong xây dựng nông thôn mới; Mỗi cán bộ cần nhận biết rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của việc xây dựng NTM trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Mỗi cán bộ MTTQ và đoàn thể các cấp phải thể hiện vai trò tiên phong, gương mẫu trong thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới; tiếp tục nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở, phát hiện, bồi dưỡng những cán bộ cấp cơ sở có kinh nghiệm phát triển kinh tế, nhiệt tình, có trách nhiệm với quê hương để nhân điển hình, nêu gương cho quần chúng noi theo.
Thứ ba, tiếp tục triển khai thực hiện sâu rộng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” gắn với xây dựng nông thôn mới; MTTQ và các tổ chức đoàn thể cần chủ động phối hợp với ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới các cấp đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”gắn với phong trào xây dựng nông thôn mới theo hướng thực chất, cụ thể như xây dựng các danh hiệu nông thôn, nhân rộng mô hình sản xuất kinh doanh giỏi, chăm lo gia đình chính sách. Cần được xác định đây là một trong những giải pháp quan trọng, lâu dài nhằm phát huy được sức mạnh của các tầng lớp nhân dân trong tham gia xây dựng nông thôn mới.
Thứ tư, định kỳ sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua do MTTQ và đoàn thể các cấp phát động, trong đó có phong trào thi đua chung sức xây dựng NTM để đánh giá, rút kinh nghiệm, làm rõ vai trò của MTTQ và đoàn thể các cấp trong việc phối hợp với chính quyền chỉ đạo thực hiện những vấn đề trọng tâm, như vấn đề phát triển sản xuất, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng gia đình, thôn, xóm văn hóa, xây dựng cơ sở hạ tầng, vấn đề huy động và sử dụng vốn xây dựng NTM .v.v. Thông qua sơ kết, tổng kết, ngoài việc rút kinh nghiệm những vấn đề còn tồn tại, hạn chế cần khắc phục, đồng thời, kịp thời biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân tiêu biểu, có những đóng góp tích cực, hiệu quả cho xây dựng NTM, vinh danh những mô hình, điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua chung sức xây dựng NTM.
Thứ năm, đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát trong xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Nâng cao chất lượng tổ chức lấy ý kiến của người dân về kết quả xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh (hình thức giám sát trực tiếp của người dân). Nâng cao hiệu quả công tác phản biện xã hội về xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh./.
Kim Tuyến
Tính đến thời điểm hiện tại, cộng lũy kế toàn tỉnh có 106/150 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 70,7%; 37 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 11 xã nông thôn mới kiểu mẫu; 104 thôn đạt chuẩn thôn nông thôn mới, 245 thôn đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; 04 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (Huyện Trấn Yên, thành phố Yên Bái, thị xã Nghĩa Lộ và huyện Yên Bình); Số tiêu chí bình quân/xã đạt 15,98 tiêu chí. Kết quả xây dựng nông thôn mới được thể hiện ở diện mạo nông thôn các địa phương trong tỉnh có sự thay đổi tích cực, toàn diện, văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện, hệ thống chính trị được củng cố, tăng cường, dân chủ ở cơ sở được phát huy, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, vai trò làm chủ và vị thế của người dân ngày càng được nâng cao trong việc thực hiện xây dựng nông thôn mới. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh đã trở thành phong trào sôi nổi, rộng khắp. Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, cùng với sự đồng thuận của các tầng lớp Nhân dân, Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, tỉnh Yên Bái được Trung ương đánh giá là điểm sáng trong xây dựng nông mới, luôn dẫn đầu khu vực Trung du miền núi phía Bắc.Để chung sức cùng Đảng bộ, chính quyền các cấp các ngành trong tỉnh nỗ lực đạt kết quả nêu trên, Công tác phối hợp giữa Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Yên Bái và Sở Nông nghiệp và PTNT; giữa Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp với cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn ở địa phương trong tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về phát triển tam nông (nông nghiệp, nông dân, nông thôn). Công tác phối hợp sẽ góp phần nâng cao nhận thức cán bộ, đảng viên và người dân trong thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, với trọng tâm là phát huy vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng NTM giai đoạn 2021 - 2025; Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2021 – 2025. Triển khai thực hiện có hiệu quả các phong trào “Yên Bái chung sức xây dựng NTM”, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh”; nâng cao hiệu quả tổ chức lấy ý kiến sự hài lòng của người dân về kết quả xây dựng NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, huyện NTM và huyện NTM nâng cao trên địa bàn tỉnh. Trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ đã thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức của người dân về ý nghĩa và tầm quan trọng của nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, bởi lẽ trong xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh người dân vừa là người làm vừa là người thụ hưởng. Do vậy, tuyên truyền, vận động để người dân tích cực tham gia đóng góp công sức xây dựng nông thôn mới một cách tự nguyện vì lợi ích và trách nhiệm trong việc xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh thông qua thực hiện cuộc vận động.
Thứ hai, nâng cao nhận thức của cán bộ MTTQ và đoàn viên, hội viên của các tổ chức đoàn thể về vai trò của tổ chức mình trong xây dựng nông thôn mới; Mỗi cán bộ cần nhận biết rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của việc xây dựng NTM trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Mỗi cán bộ MTTQ và đoàn thể các cấp phải thể hiện vai trò tiên phong, gương mẫu trong thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới; tiếp tục nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở, phát hiện, bồi dưỡng những cán bộ cấp cơ sở có kinh nghiệm phát triển kinh tế, nhiệt tình, có trách nhiệm với quê hương để nhân điển hình, nêu gương cho quần chúng noi theo.
Thứ ba, tiếp tục triển khai thực hiện sâu rộng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” gắn với xây dựng nông thôn mới; MTTQ và các tổ chức đoàn thể cần chủ động phối hợp với ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới các cấp đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”gắn với phong trào xây dựng nông thôn mới theo hướng thực chất, cụ thể như xây dựng các danh hiệu nông thôn, nhân rộng mô hình sản xuất kinh doanh giỏi, chăm lo gia đình chính sách. Cần được xác định đây là một trong những giải pháp quan trọng, lâu dài nhằm phát huy được sức mạnh của các tầng lớp nhân dân trong tham gia xây dựng nông thôn mới.
Thứ tư, định kỳ sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua do MTTQ và đoàn thể các cấp phát động, trong đó có phong trào thi đua chung sức xây dựng NTM để đánh giá, rút kinh nghiệm, làm rõ vai trò của MTTQ và đoàn thể các cấp trong việc phối hợp với chính quyền chỉ đạo thực hiện những vấn đề trọng tâm, như vấn đề phát triển sản xuất, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng gia đình, thôn, xóm văn hóa, xây dựng cơ sở hạ tầng, vấn đề huy động và sử dụng vốn xây dựng NTM .v.v. Thông qua sơ kết, tổng kết, ngoài việc rút kinh nghiệm những vấn đề còn tồn tại, hạn chế cần khắc phục, đồng thời, kịp thời biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân tiêu biểu, có những đóng góp tích cực, hiệu quả cho xây dựng NTM, vinh danh những mô hình, điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua chung sức xây dựng NTM.
Thứ năm, đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát trong xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Nâng cao chất lượng tổ chức lấy ý kiến của người dân về kết quả xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh (hình thức giám sát trực tiếp của người dân). Nâng cao hiệu quả công tác phản biện xã hội về xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh./.
Kim Tuyến