Khi “trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt” từ cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể đến nhân dân, thì hàng vạn hộ dân trong tỉnh Yên Bái đã đồng lòng, tự nguyện đóng góp sức người, sức của, sẵn sàng hiến những “tấc vàng” để mở đường giao thông cho rộng cho đẹp. Điều đó khẳng định niềm tin của người dân vào chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và sức mạnh to lớn từ sự đồng thuận, đoàn kết của nhân dân.
Người dân thôn Phú Mỹ, xã Việt Thành, huyện Trấn Yên phá bỏ tường rào, sân vườn hiến đất mở rộng tuyến tỉnh lộ Yên Bái - Khe Sang.
Từ giải phóng mặt bằng "0 đồng”
Là một xã nghèo thuần nông của huyện Trấn Yên,
Việt Thành đã vươn lên trở thành xã nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tốp đầu của tỉnh. Đây là thành quả của sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy đảng, chính quyền từ xã đến thôn, xóm và sự đồng lòng của người dân. Điều này được thể hiện rõ nét qua phong trào hiến đất, làm đường với hơn 300 hộ tự nguyện hiến trên 10.000 m2 đất. Một trong những hộ gia đình tiên phong phá tường rào, hiến đất mở rộng đường là gia đình ông Đỗ Văn Thái, thôn Phú Mỹ.
Ông Thái cho biết: "Sau khi được cán bộ xã và thôn tuyên truyền và phát động phong trào hiến đất, làm đường, xây dựng NTM kiểu mẫu của địa phương, người dân chúng tôi đều nhận thức được hiệu quả thiết thực cho chính mình khi cơ sở hạ tầng nơi mình ở được nâng cấp. Chúng tôi đồng thuận cùng nhau tự nguyện hiến đất, tự bỏ công sức, thời gian phá dỡ tường rào, công trình phụ, kể cả kinh phí xây dựng lại tường rào để mở rộng, nâng cấp đường, tạo diện mạo mới cho khu vực. Trong đó, gia đình tôi hiến 300 m2 đất sân vườn và tường rào để địa phương đẩy nhanh tiến độ mở rộng đường, xây dựng hệ thống rãnh thoát nước”.
Gia đình bà Lê Thị Tý ở thôn Phú Mỹ cũng là hộ tiên phong phá bỏ 30 m chiều dài tường rào xây kiên cố và hiến khoảng 90 m2 đất sân vườn cho địa phương làm đường giao thông và rãnh thoát nước... Ngoài gia đình ông Thái, bà Tý ở thôn Phú Mỹ, còn có hơn 100 hộ dân ở hai bên đường tự nguyện hiến 4.500 m2 đất, phá dỡ 1.300 m2 sân bê tông, 2.000 m2 mái lợp cùng cổng nhà, cây ăn quả, cây bóng mát với tổng trị giá hàng tỷ đồng. Đây thực sự là những tấm gương tiêu biểu, tích cực hưởng ứng, đi đầu thúc đẩy phong trào hiến đất làm đường, xây dựng kiến thiết cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của địa phương ngày càng khang trang, hiện đại…
Đồng chí Nguyễn Thị Tuyết Nga - Chủ tịch UBND xã
Việt Thành chia sẻ: "Muốn dân tin, dân hiểu, dân làm theo trong hiến đất, mở rộng đường thì trước hết chủ trương phải thấm vào dân. Đảng ủy xã đã ban hành nghị quyết chuyên đề về vận động nhân dân hiến đất mở rộng đường giao thông; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên thực hiện tốt công tác dân vận khéo. Đặc biệt, xã chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, đề cao tinh thần tiên phong, trách nhiệm nêu gương bằng những hành động, việc làm cụ thể, thiết thực theo phương châm "trên trước, dưới sau”, "trong trước, ngoài sau”, "Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”…
Không ngại khó, ngại khổ, khối dân vận xã đã chủ động phối hợp với ban phát triển thôn "đi từng ngõ, gõ từng nhà” để tuyên truyền, vận động và giải quyết kịp thời những vướng mắc trong nhân dân. Vì vậy, nhân dân đồng thuận, tích cực góp sức, góp của mở đường. Hiện nay, tất cả các đường giao thông liên xã, liên xóm, nội đồng ở Việt Thành đều được mở rộng, nâng cấp, cứng hóa, được lắp đặt các hạng mục cần thiết như biển báo, biển chỉ dẫn, gờ giảm tốc, hàng cây xanh theo quy định và có hệ thống chiếu sáng vào ban đêm đảm bảo "sáng - xanh - sạch - đẹp”.
Có thể thấy, những thành tựu xã Việt Thành đạt được là minh chứng cho sức mạnh của sự đồng thuận và quyết tâm của cấp ủy, chính quyền và nhân dân. Cơ sở hạ tầng cải thiện đã giúp cho việc giao thương hàng hóa trở nên dễ dàng hơn, thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển”.
Đến huy động sức dân để lo cho dân
Là thôn đặc biệt khó khăn của xã Lâm Thượng, huyện
Lục Yên, thôn Thâm Pất có 52 hộ với 208 nhân khẩu. Tuy nhiên, tinh thần hiến đất làm đường nơi đây đã và đang được người dân hưởng ứng mạnh mẽ. Con đường chính từ trung tâm xã Lâm Thượng vào thôn Thâm Pất chỉ dài có hơn 2 km nhưng trước đây là đường đất lầy lội, đèo dốc đi lại rất khó khăn. Việc thay thế con đường đất nhỏ hẹp, đi lại vất vả bao năm nay bằng con đường bê tông mới thuận lợi để phát triển kinh tế là mong ước của người dân nơi đây. Khi nghe có thông tin về mở rộng và nâng cấp đường, chị Nguyễn Thị Thanh hộ khó khăn trong thôn Thâm Pất nhưng đã tự nguyện viết đơn hiến gần 200 m2 đất, chặt bỏ nhiều cây cối đang phát triển tốt để mở rộng đường liên thôn.
Người dân xã Xuân Tầm, huyện Văn Yên chung sức làm đường giao thông.
Chị Nguyễn Thị Thanh chia sẻ: "Đóng góp để xây dựng cho thôn, bản phát triển và chính mình được hưởng lợi thì gia đình tôi không có gì tiếc cả. Sau khi con đường hoàn thành, gia đình sẵn sàng hiến thêm hơn 300 m2 đất vườn để làm sân chơi cho trẻ em và người dân ở đây nữa”. Cũng tại huyện Lục Yên, tuyến đường liên xã Tân Lĩnh - Tân Lập - Phan Thanh với chiều dài trên 18 km với gần 550 hộ dân sống dọc tuyến đường đồng thuận, tự nguyện hiến gần 100.000 m2 đất các loại, khoảng 24.000 cây cối, trên 6.000 m tường rào xây và gần 500 m2 sân bê tông, trụ cổng để mở rộng nền đường lên hơn 7 m. Có nhiều hộ cắt một phần tường xây, mái nhà, đập cổng, hàng rào bê tông kiên cố mà không đòi hỏi đền bù hay hỗ trợ gì.
Bà Trương Thị Nô ở xã Tân Lập, huyện Lục Yên chia sẻ: "Người dân xã Tân Lập chúng tôi từ lâu vẫn mong mỏi có một con đường bê tông. Nay thành hiện thực nên chúng tôi không tiếc gì cả, sau khi tuyến đường được đưa vào sử dụng sẽ không còn xảy ra cảnh thương lái ép giá hàng nông sản của bà con như trước đây”. Sự lan tỏa của phong trào làm đường giao thông nông thôn không chỉ gói gọn ở riêng một xã nào mà nhân dân ở nhiều xã trong tỉnh đều có sự đoàn kết thống nhất chung tay cùng tham gia.
Có thể nói, trong nhiệm vụ phát triển kinh tế thì phát triển hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông đóng vai trò hết sức quan trọng và cần "đi trước mở đường". Vấn đề này đã được tỉnh tập trung giải quyết nhằm tháo gỡ "điểm nghẽn" cản trở phát triển. Song, nhu cầu đối với hệ thống giao thông của tỉnh rất lớn trong khi năng lực ngân sách có hạn, đường giao thông nông thôn muốn mở rộng sẽ cần giải phóng mặt bằng với khối lượng lớn và chi phí cũng rất lớn! Bởi vậy, đường nông thôn, nhất là đường liên thôn, trục xã ở nhiều địa phương nếu có được nâng cấp thì cũng nhỏ; nhiều tuyến mới chỉ được làm cứng mặt, ổ voi, ổ gà, "nắng bụi, mưa lầy”.
Thực trạng này đã được khắc phục trong quá trình thực hiện Chương trình xây dựng NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu với phương thức giải phóng mặt bằng theo cơ chế NTM, cụ thể là vận động nhân dân hiến đất, Nhà nước hỗ trợ vật liệu để mở rộng đường. Giờ đây, diện mạo giao thông ở nông thôn trong tỉnh Yên Bái đã thay đổi hoàn toàn, khác xa với những khó khăn của những tuyến đường "nắng bụi, mưa bùn” ngày trước. Giờ đây, ngày càng nhiều những con đường trải nhựa, trải bê tông rộng rãi, thông thoáng nối các thôn, xóm, làng, xã, tạo thành những mạng lưới kéo dài hàng trăm ki-lô-mét giăng mắc khắp tỉnh.
Đồng chí Giàng A Tông - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh chia sẻ: "Người dân trong tỉnh đã đồng thuận
hiến đất, không toan tính thiệt hơn. Thậm chí, rất nhiều gia đình nông dân là những hộ nghèo, thu nhập thấp ở địa phương trong khi quỹ đất ngày càng bị thu hẹp, giá trị "tấc đất, tấc vàng” nhưng vẫn sẵn sàng hiến vì những lợi ích chung cộng đồng”.
Những con đường được trải nhựa, bê tông phẳng phiu, rộng rãi từ giải phóng mặt bằng "0 đồng” đang và sẽ tiếp tục được nối dài, không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, thông thương hàng hóa, đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống của nhân dân mà còn góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường giao lưu văn hóa giữa các địa phương, tạo diện mạo mới cho nông thôn Yên Bái ngày càng phát triển.
Từ đầu nhiệm kỳ đến năm 2024, toàn tỉnh có gần 14.000 hộ dân tự nguyện hiến đất, hoa màu, vật tư, công trình trên đất làm đường giao thông phục vụ xây dựng nông thôn mới với tổng diện tích trên 200 ha, 550.000 ngày công lao động và trên 500 tỷ đồng để sửa chữa, làm mới đường giao thông nông thôn, thủy lợi và các công trình phúc lợi...
|
Quang Thiều
Khi “trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt” từ cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể đến nhân dân, thì hàng vạn hộ dân trong tỉnh Yên Bái đã đồng lòng, tự nguyện đóng góp sức người, sức của, sẵn sàng hiến những “tấc vàng” để mở đường giao thông cho rộng cho đẹp. Điều đó khẳng định niềm tin của người dân vào chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và sức mạnh to lớn từ sự đồng thuận, đoàn kết của nhân dân.Từ giải phóng mặt bằng "0 đồng”
Là một xã nghèo thuần nông của huyện Trấn Yên, Việt Thành đã vươn lên trở thành xã nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tốp đầu của tỉnh. Đây là thành quả của sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy đảng, chính quyền từ xã đến thôn, xóm và sự đồng lòng của người dân. Điều này được thể hiện rõ nét qua phong trào hiến đất, làm đường với hơn 300 hộ tự nguyện hiến trên 10.000 m2 đất. Một trong những hộ gia đình tiên phong phá tường rào, hiến đất mở rộng đường là gia đình ông Đỗ Văn Thái, thôn Phú Mỹ.
Ông Thái cho biết: "Sau khi được cán bộ xã và thôn tuyên truyền và phát động phong trào hiến đất, làm đường, xây dựng NTM kiểu mẫu của địa phương, người dân chúng tôi đều nhận thức được hiệu quả thiết thực cho chính mình khi cơ sở hạ tầng nơi mình ở được nâng cấp. Chúng tôi đồng thuận cùng nhau tự nguyện hiến đất, tự bỏ công sức, thời gian phá dỡ tường rào, công trình phụ, kể cả kinh phí xây dựng lại tường rào để mở rộng, nâng cấp đường, tạo diện mạo mới cho khu vực. Trong đó, gia đình tôi hiến 300 m2 đất sân vườn và tường rào để địa phương đẩy nhanh tiến độ mở rộng đường, xây dựng hệ thống rãnh thoát nước”.
Gia đình bà Lê Thị Tý ở thôn Phú Mỹ cũng là hộ tiên phong phá bỏ 30 m chiều dài tường rào xây kiên cố và hiến khoảng 90 m2 đất sân vườn cho địa phương làm đường giao thông và rãnh thoát nước... Ngoài gia đình ông Thái, bà Tý ở thôn Phú Mỹ, còn có hơn 100 hộ dân ở hai bên đường tự nguyện hiến 4.500 m2 đất, phá dỡ 1.300 m2 sân bê tông, 2.000 m2 mái lợp cùng cổng nhà, cây ăn quả, cây bóng mát với tổng trị giá hàng tỷ đồng. Đây thực sự là những tấm gương tiêu biểu, tích cực hưởng ứng, đi đầu thúc đẩy phong trào hiến đất làm đường, xây dựng kiến thiết cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của địa phương ngày càng khang trang, hiện đại…
Đồng chí Nguyễn Thị Tuyết Nga - Chủ tịch UBND xã Việt Thành chia sẻ: "Muốn dân tin, dân hiểu, dân làm theo trong hiến đất, mở rộng đường thì trước hết chủ trương phải thấm vào dân. Đảng ủy xã đã ban hành nghị quyết chuyên đề về vận động nhân dân hiến đất mở rộng đường giao thông; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên thực hiện tốt công tác dân vận khéo. Đặc biệt, xã chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, đề cao tinh thần tiên phong, trách nhiệm nêu gương bằng những hành động, việc làm cụ thể, thiết thực theo phương châm "trên trước, dưới sau”, "trong trước, ngoài sau”, "Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”…
Không ngại khó, ngại khổ, khối dân vận xã đã chủ động phối hợp với ban phát triển thôn "đi từng ngõ, gõ từng nhà” để tuyên truyền, vận động và giải quyết kịp thời những vướng mắc trong nhân dân. Vì vậy, nhân dân đồng thuận, tích cực góp sức, góp của mở đường. Hiện nay, tất cả các đường giao thông liên xã, liên xóm, nội đồng ở Việt Thành đều được mở rộng, nâng cấp, cứng hóa, được lắp đặt các hạng mục cần thiết như biển báo, biển chỉ dẫn, gờ giảm tốc, hàng cây xanh theo quy định và có hệ thống chiếu sáng vào ban đêm đảm bảo "sáng - xanh - sạch - đẹp”.
Có thể thấy, những thành tựu xã Việt Thành đạt được là minh chứng cho sức mạnh của sự đồng thuận và quyết tâm của cấp ủy, chính quyền và nhân dân. Cơ sở hạ tầng cải thiện đã giúp cho việc giao thương hàng hóa trở nên dễ dàng hơn, thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển”.
Đến huy động sức dân để lo cho dân
Là thôn đặc biệt khó khăn của xã Lâm Thượng, huyện Lục Yên, thôn Thâm Pất có 52 hộ với 208 nhân khẩu. Tuy nhiên, tinh thần hiến đất làm đường nơi đây đã và đang được người dân hưởng ứng mạnh mẽ. Con đường chính từ trung tâm xã Lâm Thượng vào thôn Thâm Pất chỉ dài có hơn 2 km nhưng trước đây là đường đất lầy lội, đèo dốc đi lại rất khó khăn. Việc thay thế con đường đất nhỏ hẹp, đi lại vất vả bao năm nay bằng con đường bê tông mới thuận lợi để phát triển kinh tế là mong ước của người dân nơi đây. Khi nghe có thông tin về mở rộng và nâng cấp đường, chị Nguyễn Thị Thanh hộ khó khăn trong thôn Thâm Pất nhưng đã tự nguyện viết đơn hiến gần 200 m2 đất, chặt bỏ nhiều cây cối đang phát triển tốt để mở rộng đường liên thôn.
Người dân xã Xuân Tầm, huyện Văn Yên chung sức làm đường giao thông.
Chị Nguyễn Thị Thanh chia sẻ: "Đóng góp để xây dựng cho thôn, bản phát triển và chính mình được hưởng lợi thì gia đình tôi không có gì tiếc cả. Sau khi con đường hoàn thành, gia đình sẵn sàng hiến thêm hơn 300 m2 đất vườn để làm sân chơi cho trẻ em và người dân ở đây nữa”. Cũng tại huyện Lục Yên, tuyến đường liên xã Tân Lĩnh - Tân Lập - Phan Thanh với chiều dài trên 18 km với gần 550 hộ dân sống dọc tuyến đường đồng thuận, tự nguyện hiến gần 100.000 m2 đất các loại, khoảng 24.000 cây cối, trên 6.000 m tường rào xây và gần 500 m2 sân bê tông, trụ cổng để mở rộng nền đường lên hơn 7 m. Có nhiều hộ cắt một phần tường xây, mái nhà, đập cổng, hàng rào bê tông kiên cố mà không đòi hỏi đền bù hay hỗ trợ gì.
Bà Trương Thị Nô ở xã Tân Lập, huyện Lục Yên chia sẻ: "Người dân xã Tân Lập chúng tôi từ lâu vẫn mong mỏi có một con đường bê tông. Nay thành hiện thực nên chúng tôi không tiếc gì cả, sau khi tuyến đường được đưa vào sử dụng sẽ không còn xảy ra cảnh thương lái ép giá hàng nông sản của bà con như trước đây”. Sự lan tỏa của phong trào làm đường giao thông nông thôn không chỉ gói gọn ở riêng một xã nào mà nhân dân ở nhiều xã trong tỉnh đều có sự đoàn kết thống nhất chung tay cùng tham gia.
Có thể nói, trong nhiệm vụ phát triển kinh tế thì phát triển hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông đóng vai trò hết sức quan trọng và cần "đi trước mở đường". Vấn đề này đã được tỉnh tập trung giải quyết nhằm tháo gỡ "điểm nghẽn" cản trở phát triển. Song, nhu cầu đối với hệ thống giao thông của tỉnh rất lớn trong khi năng lực ngân sách có hạn, đường giao thông nông thôn muốn mở rộng sẽ cần giải phóng mặt bằng với khối lượng lớn và chi phí cũng rất lớn! Bởi vậy, đường nông thôn, nhất là đường liên thôn, trục xã ở nhiều địa phương nếu có được nâng cấp thì cũng nhỏ; nhiều tuyến mới chỉ được làm cứng mặt, ổ voi, ổ gà, "nắng bụi, mưa lầy”.
Thực trạng này đã được khắc phục trong quá trình thực hiện Chương trình xây dựng NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu với phương thức giải phóng mặt bằng theo cơ chế NTM, cụ thể là vận động nhân dân hiến đất, Nhà nước hỗ trợ vật liệu để mở rộng đường. Giờ đây, diện mạo giao thông ở nông thôn trong tỉnh Yên Bái đã thay đổi hoàn toàn, khác xa với những khó khăn của những tuyến đường "nắng bụi, mưa bùn” ngày trước. Giờ đây, ngày càng nhiều những con đường trải nhựa, trải bê tông rộng rãi, thông thoáng nối các thôn, xóm, làng, xã, tạo thành những mạng lưới kéo dài hàng trăm ki-lô-mét giăng mắc khắp tỉnh.
Đồng chí Giàng A Tông - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh chia sẻ: "Người dân trong tỉnh đã đồng thuận hiến đất, không toan tính thiệt hơn. Thậm chí, rất nhiều gia đình nông dân là những hộ nghèo, thu nhập thấp ở địa phương trong khi quỹ đất ngày càng bị thu hẹp, giá trị "tấc đất, tấc vàng” nhưng vẫn sẵn sàng hiến vì những lợi ích chung cộng đồng”.
Những con đường được trải nhựa, bê tông phẳng phiu, rộng rãi từ giải phóng mặt bằng "0 đồng” đang và sẽ tiếp tục được nối dài, không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, thông thương hàng hóa, đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống của nhân dân mà còn góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường giao lưu văn hóa giữa các địa phương, tạo diện mạo mới cho nông thôn Yên Bái ngày càng phát triển.
Từ đầu nhiệm kỳ đến năm 2024, toàn tỉnh có gần 14.000 hộ dân tự nguyện hiến đất, hoa màu, vật tư, công trình trên đất làm đường giao thông phục vụ xây dựng nông thôn mới với tổng diện tích trên 200 ha, 550.000 ngày công lao động và trên 500 tỷ đồng để sửa chữa, làm mới đường giao thông nông thôn, thủy lợi và các công trình phúc lợi...
Quang Thiều