Dân chủ, cởi mở, thẳng thắn và chân thành là điều cử tri cảm nhận được khi tham dự các hội nghị tiếp xúc giữa cử tri với người ứng cử đại biểu Quốc hôi (ĐBQH) khóa XV và đại biểu HĐND tỉnh Yên Bái khóa XIX, nhiệm kỳ 2021 - 2026 được tổ chức ở các địa phương trong tỉnh từ ngày 6 - 9/5 vừa qua. Đây là hình thức vận động bầu cử theo quy định của pháp luật, là bước có ý nghĩa rất quan trọng góp phần thành công của cuộc bầu cử…
Các cử tri theo dõi danh sách ứng cử viên được niêm yết tại trụ sở UBND xã
Xứng đáng để cử tri lựa chọn
8 giờ sáng, Hội nghị tiếp xúc giữa cử tri với người ứng cử ĐBQH khóa XV tỉnh Yên Bái (Đơn vị bầu cử số 2) và HĐND tỉnh khóa XIX (Đơn vị bầu cử số 14) tại Hội trường trung tâm huyện Trạm Tấu mới diễn ra, song cử tri Khang A Chua, thị trấn Trạm Tấu đã có mặt từ rất sớm.
Lần lượt xem lại tiểu sử tóm tắt, quá trình công tác của các ứng cử viên, anh Khang A Chua cũng như các cử tri khác trong huyện rất phấn khởi khi các ứng cử viên nhiệm kỳ này đều có trình độ học vấn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao; 100% có trình độ đại học, nhiều ứng cử viên là thạc sĩ, trình độ lý luận chính trị cao cấp và đang giữ các chức vụ cao trong các cơ quan của Đảng và Nhà nước.
Anh dẫn chứng, ứng cử viên Phạm Thị Thanh Trà là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, có học vị Thạc sĩ Quản lý giáo dục, đã từng là Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Yên Bái; ứng cử viên Nguyễn Quốc Luận là Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Trưởng ban Kinh tế và Ngân sách của HĐND tỉnh.
Anh Chua cũng rất tự hào khi 3 trong 5 ứng cử viên ĐBQH (Đơn vị bầu cử số 2) là nữ dân tộc Mông đều có trình độ đại học và đang công tác tại các cơ quan đoàn thể của huyện Trạm Tấu và huyện Mù Cang Chải - 2 trong 62 huyện nghèo nhất cả nước.
"Không chỉ đảm bảo đúng cơ cấu, thành phần dân tộc mà việc có 3 ứng cử viên là người dân tộc Mông đã khẳng định quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự cần thiết khi ban hành các chính sách đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong thời gian qua, góp phần thu hẹp về khoảng cách và trình độ giữa các vùng miền trên cả nước. Tôi mong muốn các ứng cử viên này khi trúng cử sẽ tiếp tục quan tâm đến vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn; tiếp tục quan tâm đến việc làm cho phụ nữ cũng như các vấn đề liên quan đến bạo lực gia đình và bình đẳng giới” - cử tri Khang A Chua bày tỏ.
Tại xã Hưng Khánh, huyện Trấn Yên, cử tri rất phấn khởi khi các ứng cử viên: Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Triệu Thị Huyền - đại biểu Quốc hội khóa XIV là 2 trong 5 người tham gia ứng cử ĐBQH khóa XV tại Đơn vị bầu cử số 1 của tỉnh Yên Bái. Cử tri Nguyễn Gia Hồng cùng rất đông cử tri các xã: Hưng Thịnh, Hưng Khánh, Hồng Ca, Lương Thịnh đã dành thời gian để xem rất kỹ tiểu sử, trình độ và quá trình công tác của các ứng cử viên.
Cử tri Nguyễn Gia Hồng cho biết: "Qua nghiên cứu tiểu sử tóm tắt của các ứng cử viên ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND tỉnh khóa XIX, tôi thấy rất phấn khởi khi danh sách có ứng cử viên của Trung ương, của tỉnh, của huyện, như thế là khá toàn diện. Các ứng cử viên đều có trình độ chuyên môn cao, có phẩm chất đạo đức tốt; quá trình công tác, sinh sống là những người có uy tín trong cơ quan, trong cộng đồng dân cư, xứng đáng để cử tri gửi gắm niềm tin của mình thông qua lá phiếu”.
Được biết, nhiệm kỳ 2021 - 2026, tỉnh Yên Bái được bầu 6 ĐBQH (tỉnh 4 đại biểu, Trung ương 2 đại biểu); 56 đại biểu HĐND tỉnh; 298 đại biểu HĐND cấp huyện; 3.649 đại biểu HĐND cấp xã. Để bảo đảm các ứng viên tham gia có đủ đức, đủ tài, đủ uy tín, được cử tri tín nhiệm bầu vào Quốc hội và HĐND các cấp, chủ trương về công tác nhân sự ĐBQH và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 của tỉnh là gắn với kết quả nhân sự của đại hội Đảng các cấp và công tác quy hoạch cán bộ của tỉnh.
Tâm huyết và trách nhiệm
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà - ứng cử viên ĐBQH Đơn vị bầu cử số 2 tỉnh Yên Bái rất xúc động khi gặp lại các cử tri là đồng bào Mông, đồng bào Dao cũng như cán bộ, công chức, lực lượng vũ trang các huyện thị phía Tây của tỉnh.
Trước đây, với cương vị công tác là người đứng đầu tỉnh, ứng cử viên Phạm Thị Thanh Trà luôn đau đáu và dành tâm huyết của mình quan tâm đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa. Trình bày chương trình hành động của mình nếu được cử tri tín nhiệm bầu vào Quốc hội, Bộ trưởng khẳng định luôn ghi nhớ và thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Việc gì có lợi cho dân thì phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân thì phải hết sức tránh”; tích cực tham gia cùng với tập thể lãnh đạo tỉnh Yên Bái tập trung thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XIX trên 3 trụ cột kinh tế - xã hội và môi trường theo hướng phát triển "Xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”, thiết thực nâng cao chỉ số hạnh phúc cho nhân dân, xứng đáng với niềm tin của cử tri và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái.
Ứng cử viên đại biểu HĐND tỉnh (Đơn vị bầu cử số 10) Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh rất tự hào khi là ứng cử viên đại biểu HĐND tỉnh, song cũng thấy đây là trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân.
"Nếu được cử tri tín nhiệm bầu làm đại biểu HĐND tỉnh, tôi sẽ tiếp tục nỗ lực phấn đấu để thực hiện tốt vai trò của người đại biểu nhân dân. Bản thân sẽ phát huy tốt vai trò nêu gương, gương mẫu chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; luôn bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân.
Trên cương vị công tác được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao sẽ tận tâm, tận lực góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh và cải thiện môi trường đầu tư trên địa bàn tỉnh; tập trung thực hiện 3 đột phá chiến lược, 7 nhiệm vụ trọng tâm, 5 phương hướng phát triển đưa Yên Bái nằm trong nhóm các tỉnh phát triển hàng đầu trong khu vực trung du và miền núi phía Bắc vào năm 2030” - ứng cử viên Trần Huy Tuấn trình bày trước cử tri.
Không chỉ các ứng cử viên: Phạm Thị Thanh Trà, Đỗ Đức Duy, Tạ Văn Long, Trần Huy Tuấn, Nguyễn Thế Phước, Nông Việt Yên… trong chương trình hành động của mình, các ứng cử viên ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND tỉnh khóa XIX đều thể hiện rõ khát vọng, mong muốn được góp công sức, trí tuệ cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng của địa phương, đất nước.
Đồng thời, sẽ luôn nỗ lực phấn đấu, nêu cao tinh thần trách nhiệm của người đại biểu dân cử; gần dân, sát dân để lắng nghe, tiếp thu, tổng hợp, truyền đạt đầy đủ những tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị của cử tri gửi tới các cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết. Lắng nghe chương trình hành động, cử tri cảm nhận được những suy nghĩ, sự trăn trở của các ứng cử viên.
Không phải là những lời nói suông, đã nói thì sẽ cố gắng tìm mọi cách để làm, dù trúng cử hay không trúng cử, các ứng cử viên đều xác định rõ trách nhiệm chính trị của mình, nỗ lực cố gắng, học tập, tu dưỡng, rèn luyện để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, thể hiện trách nhiệm rất cao trước Đảng, trước nhân dân.
Niềm tin và kỳ vọng
Các hội nghị tiếp xúc cử tri, vận động bầu cử của các ứng cử viên được tổ chức ở Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Văn Yên, Văn Chấn hay Yên Bình, Lục Yên, Trấn Yên… thu hút rất đông cử tri đến tham dự. Thành phần tham dự hội nghị không phân biệt giai cấp, tôn giáo hay dân tộc.
Cử tri đến để được trực tiếp gặp gỡ, trao đổi, nghe chương trình hành động của các ứng cử viên nếu được cử tri tín nhiệm bầu vào Quốc hội và HĐND tỉnh. Tất cả đều thể hiện sự tin tưởng và có những kỳ vọng lớn lao vào các ứng cử viên.
Cử tri Chang Pàng Rùa ở xã Dế Xu Phình, huyện Mù Cang Chải mong muốn sau khi trúng cử các ứng cử viên sẽ dành thời gian để gặp gỡ cử tri, tìm hiểu nhiều hơn về những khó khăn, nguyện vọng của nhân dân tỉnh Yên Bái và huyện Mù Cang Chải để đề xuất những chính sách phù hợp cho sự phát triển của đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Cử tri Vi Ngọc Trình ở xã Nghĩa An, thị xã Nghĩa Lộ kỳ vọng các ứng cử viên sẽ đem hết khả năng, trí tuệ của mình, góp phần thực hiện tốt các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đặc biệt là tại các huyện thị phía Tây của tỉnh, hiện vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Cùng với sự nỗ lực cố gắng của nhân dân, các ứng cử viên sẽ mang tiếng nói của cử tri đến với Quốc hội để ban hành các chính sách cho vùng đặc biệt khó khăn”.
Còn cử tri Sùng Thị Xía ở thôn Bu Cao, xã Suối Bu, huyện Văn Chấn mong muốn các ứng cử viên, nhất là Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà tiếp tục quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ các địa phương vùng đặc biệt khó khăn phát triển giáo dục để con em họ được học tập trong môi trường tốt hơn, có kiến thức sau này lao động sản xuất được tốt hơn, thu nhập được cao hơn.
"Mong muốn của tôi là trong 5 ứng cử viên ĐBQH khóa XV, Đơn vị bầu cử số 2 tỉnh Yên Bái khi lựa chọn bầu 3 đại biểu nên có đại diện của Trung ương, đại diện của tỉnh, đại diện của cơ sở để bảo đảm cho việc nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của cử tri và các tầng lớp nhân dân đến với Quốc hội được nhanh hơn, kịp thời hơn”.
Lời bộc bạch, mộc mạc nhưng chân thành của cử tri Sùng Thị Xía đã nhận được những tràng vỗ tay không ngớt của đông đảo cử tri có mặt dự Hội nghị tiếp xúc giữa cử tri với các ứng cử viên được tổ chức tại Hội trường Trung tâm huyện Văn Chấn.
Trong bầu không khí dân chủ, cởi mở, các ý kiến của cử tri đều thể hiện sự tâm huyết, trách nhiệm và sâu sắc với mong muốn gửi gắm niềm tin và kỳ vọng vào các ứng cử viên để khi trúng cử là ĐBQH, đại biểu HĐND tỉnh sẽ cố gắng nỗ lực nhiều hơn nữa, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao, thể hiện trách nhiệm rất cao trước Đảng, trước nhân dân. Các hội nghị tiếp xúc cử tri được tiến hành dân chủ, công khai, bình đẳng và đã thành công tốt đẹp.
Qua hội nghị này, hình ảnh các ứng cử viên sẽ sáng hơn, đẹp hơn trước cử tri và cũng góp phần quan trọng giúp cử tri lựa chọn được những người đủ tiêu chuẩn và thật sự tiêu biểu, xứng đáng là đại diện của nhân dân, nói tiếng nói của dân trong cơ quan quyền lực Nhà nước các cấp./.
Mạnh Cường
Dân chủ, cởi mở, thẳng thắn và chân thành là điều cử tri cảm nhận được khi tham dự các hội nghị tiếp xúc giữa cử tri với người ứng cử đại biểu Quốc hôi (ĐBQH) khóa XV và đại biểu HĐND tỉnh Yên Bái khóa XIX, nhiệm kỳ 2021 - 2026 được tổ chức ở các địa phương trong tỉnh từ ngày 6 - 9/5 vừa qua. Đây là hình thức vận động bầu cử theo quy định của pháp luật, là bước có ý nghĩa rất quan trọng góp phần thành công của cuộc bầu cử…Xứng đáng để cử tri lựa chọn
8 giờ sáng, Hội nghị tiếp xúc giữa cử tri với người ứng cử ĐBQH khóa XV tỉnh Yên Bái (Đơn vị bầu cử số 2) và HĐND tỉnh khóa XIX (Đơn vị bầu cử số 14) tại Hội trường trung tâm huyện Trạm Tấu mới diễn ra, song cử tri Khang A Chua, thị trấn Trạm Tấu đã có mặt từ rất sớm.
Lần lượt xem lại tiểu sử tóm tắt, quá trình công tác của các ứng cử viên, anh Khang A Chua cũng như các cử tri khác trong huyện rất phấn khởi khi các ứng cử viên nhiệm kỳ này đều có trình độ học vấn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao; 100% có trình độ đại học, nhiều ứng cử viên là thạc sĩ, trình độ lý luận chính trị cao cấp và đang giữ các chức vụ cao trong các cơ quan của Đảng và Nhà nước.
Anh dẫn chứng, ứng cử viên Phạm Thị Thanh Trà là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, có học vị Thạc sĩ Quản lý giáo dục, đã từng là Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Yên Bái; ứng cử viên Nguyễn Quốc Luận là Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Trưởng ban Kinh tế và Ngân sách của HĐND tỉnh.
Anh Chua cũng rất tự hào khi 3 trong 5 ứng cử viên ĐBQH (Đơn vị bầu cử số 2) là nữ dân tộc Mông đều có trình độ đại học và đang công tác tại các cơ quan đoàn thể của huyện Trạm Tấu và huyện Mù Cang Chải - 2 trong 62 huyện nghèo nhất cả nước.
"Không chỉ đảm bảo đúng cơ cấu, thành phần dân tộc mà việc có 3 ứng cử viên là người dân tộc Mông đã khẳng định quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự cần thiết khi ban hành các chính sách đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong thời gian qua, góp phần thu hẹp về khoảng cách và trình độ giữa các vùng miền trên cả nước. Tôi mong muốn các ứng cử viên này khi trúng cử sẽ tiếp tục quan tâm đến vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn; tiếp tục quan tâm đến việc làm cho phụ nữ cũng như các vấn đề liên quan đến bạo lực gia đình và bình đẳng giới” - cử tri Khang A Chua bày tỏ.
Tại xã Hưng Khánh, huyện Trấn Yên, cử tri rất phấn khởi khi các ứng cử viên: Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Triệu Thị Huyền - đại biểu Quốc hội khóa XIV là 2 trong 5 người tham gia ứng cử ĐBQH khóa XV tại Đơn vị bầu cử số 1 của tỉnh Yên Bái. Cử tri Nguyễn Gia Hồng cùng rất đông cử tri các xã: Hưng Thịnh, Hưng Khánh, Hồng Ca, Lương Thịnh đã dành thời gian để xem rất kỹ tiểu sử, trình độ và quá trình công tác của các ứng cử viên.
Cử tri Nguyễn Gia Hồng cho biết: "Qua nghiên cứu tiểu sử tóm tắt của các ứng cử viên ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND tỉnh khóa XIX, tôi thấy rất phấn khởi khi danh sách có ứng cử viên của Trung ương, của tỉnh, của huyện, như thế là khá toàn diện. Các ứng cử viên đều có trình độ chuyên môn cao, có phẩm chất đạo đức tốt; quá trình công tác, sinh sống là những người có uy tín trong cơ quan, trong cộng đồng dân cư, xứng đáng để cử tri gửi gắm niềm tin của mình thông qua lá phiếu”.
Được biết, nhiệm kỳ 2021 - 2026, tỉnh Yên Bái được bầu 6 ĐBQH (tỉnh 4 đại biểu, Trung ương 2 đại biểu); 56 đại biểu HĐND tỉnh; 298 đại biểu HĐND cấp huyện; 3.649 đại biểu HĐND cấp xã. Để bảo đảm các ứng viên tham gia có đủ đức, đủ tài, đủ uy tín, được cử tri tín nhiệm bầu vào Quốc hội và HĐND các cấp, chủ trương về công tác nhân sự ĐBQH và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 của tỉnh là gắn với kết quả nhân sự của đại hội Đảng các cấp và công tác quy hoạch cán bộ của tỉnh.
Tâm huyết và trách nhiệm
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà - ứng cử viên ĐBQH Đơn vị bầu cử số 2 tỉnh Yên Bái rất xúc động khi gặp lại các cử tri là đồng bào Mông, đồng bào Dao cũng như cán bộ, công chức, lực lượng vũ trang các huyện thị phía Tây của tỉnh.
Trước đây, với cương vị công tác là người đứng đầu tỉnh, ứng cử viên Phạm Thị Thanh Trà luôn đau đáu và dành tâm huyết của mình quan tâm đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa. Trình bày chương trình hành động của mình nếu được cử tri tín nhiệm bầu vào Quốc hội, Bộ trưởng khẳng định luôn ghi nhớ và thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Việc gì có lợi cho dân thì phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân thì phải hết sức tránh”; tích cực tham gia cùng với tập thể lãnh đạo tỉnh Yên Bái tập trung thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XIX trên 3 trụ cột kinh tế - xã hội và môi trường theo hướng phát triển "Xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”, thiết thực nâng cao chỉ số hạnh phúc cho nhân dân, xứng đáng với niềm tin của cử tri và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái.
Ứng cử viên đại biểu HĐND tỉnh (Đơn vị bầu cử số 10) Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh rất tự hào khi là ứng cử viên đại biểu HĐND tỉnh, song cũng thấy đây là trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân.
"Nếu được cử tri tín nhiệm bầu làm đại biểu HĐND tỉnh, tôi sẽ tiếp tục nỗ lực phấn đấu để thực hiện tốt vai trò của người đại biểu nhân dân. Bản thân sẽ phát huy tốt vai trò nêu gương, gương mẫu chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; luôn bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân.
Trên cương vị công tác được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao sẽ tận tâm, tận lực góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh và cải thiện môi trường đầu tư trên địa bàn tỉnh; tập trung thực hiện 3 đột phá chiến lược, 7 nhiệm vụ trọng tâm, 5 phương hướng phát triển đưa Yên Bái nằm trong nhóm các tỉnh phát triển hàng đầu trong khu vực trung du và miền núi phía Bắc vào năm 2030” - ứng cử viên Trần Huy Tuấn trình bày trước cử tri.
Không chỉ các ứng cử viên: Phạm Thị Thanh Trà, Đỗ Đức Duy, Tạ Văn Long, Trần Huy Tuấn, Nguyễn Thế Phước, Nông Việt Yên… trong chương trình hành động của mình, các ứng cử viên ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND tỉnh khóa XIX đều thể hiện rõ khát vọng, mong muốn được góp công sức, trí tuệ cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng của địa phương, đất nước.
Đồng thời, sẽ luôn nỗ lực phấn đấu, nêu cao tinh thần trách nhiệm của người đại biểu dân cử; gần dân, sát dân để lắng nghe, tiếp thu, tổng hợp, truyền đạt đầy đủ những tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị của cử tri gửi tới các cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết. Lắng nghe chương trình hành động, cử tri cảm nhận được những suy nghĩ, sự trăn trở của các ứng cử viên.
Không phải là những lời nói suông, đã nói thì sẽ cố gắng tìm mọi cách để làm, dù trúng cử hay không trúng cử, các ứng cử viên đều xác định rõ trách nhiệm chính trị của mình, nỗ lực cố gắng, học tập, tu dưỡng, rèn luyện để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, thể hiện trách nhiệm rất cao trước Đảng, trước nhân dân.
Niềm tin và kỳ vọng
Các hội nghị tiếp xúc cử tri, vận động bầu cử của các ứng cử viên được tổ chức ở Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Văn Yên, Văn Chấn hay Yên Bình, Lục Yên, Trấn Yên… thu hút rất đông cử tri đến tham dự. Thành phần tham dự hội nghị không phân biệt giai cấp, tôn giáo hay dân tộc.
Cử tri đến để được trực tiếp gặp gỡ, trao đổi, nghe chương trình hành động của các ứng cử viên nếu được cử tri tín nhiệm bầu vào Quốc hội và HĐND tỉnh. Tất cả đều thể hiện sự tin tưởng và có những kỳ vọng lớn lao vào các ứng cử viên.
Cử tri Chang Pàng Rùa ở xã Dế Xu Phình, huyện Mù Cang Chải mong muốn sau khi trúng cử các ứng cử viên sẽ dành thời gian để gặp gỡ cử tri, tìm hiểu nhiều hơn về những khó khăn, nguyện vọng của nhân dân tỉnh Yên Bái và huyện Mù Cang Chải để đề xuất những chính sách phù hợp cho sự phát triển của đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Cử tri Vi Ngọc Trình ở xã Nghĩa An, thị xã Nghĩa Lộ kỳ vọng các ứng cử viên sẽ đem hết khả năng, trí tuệ của mình, góp phần thực hiện tốt các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đặc biệt là tại các huyện thị phía Tây của tỉnh, hiện vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Cùng với sự nỗ lực cố gắng của nhân dân, các ứng cử viên sẽ mang tiếng nói của cử tri đến với Quốc hội để ban hành các chính sách cho vùng đặc biệt khó khăn”.
Còn cử tri Sùng Thị Xía ở thôn Bu Cao, xã Suối Bu, huyện Văn Chấn mong muốn các ứng cử viên, nhất là Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà tiếp tục quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ các địa phương vùng đặc biệt khó khăn phát triển giáo dục để con em họ được học tập trong môi trường tốt hơn, có kiến thức sau này lao động sản xuất được tốt hơn, thu nhập được cao hơn.
"Mong muốn của tôi là trong 5 ứng cử viên ĐBQH khóa XV, Đơn vị bầu cử số 2 tỉnh Yên Bái khi lựa chọn bầu 3 đại biểu nên có đại diện của Trung ương, đại diện của tỉnh, đại diện của cơ sở để bảo đảm cho việc nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của cử tri và các tầng lớp nhân dân đến với Quốc hội được nhanh hơn, kịp thời hơn”.
Lời bộc bạch, mộc mạc nhưng chân thành của cử tri Sùng Thị Xía đã nhận được những tràng vỗ tay không ngớt của đông đảo cử tri có mặt dự Hội nghị tiếp xúc giữa cử tri với các ứng cử viên được tổ chức tại Hội trường Trung tâm huyện Văn Chấn.
Trong bầu không khí dân chủ, cởi mở, các ý kiến của cử tri đều thể hiện sự tâm huyết, trách nhiệm và sâu sắc với mong muốn gửi gắm niềm tin và kỳ vọng vào các ứng cử viên để khi trúng cử là ĐBQH, đại biểu HĐND tỉnh sẽ cố gắng nỗ lực nhiều hơn nữa, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao, thể hiện trách nhiệm rất cao trước Đảng, trước nhân dân. Các hội nghị tiếp xúc cử tri được tiến hành dân chủ, công khai, bình đẳng và đã thành công tốt đẹp.
Qua hội nghị này, hình ảnh các ứng cử viên sẽ sáng hơn, đẹp hơn trước cử tri và cũng góp phần quan trọng giúp cử tri lựa chọn được những người đủ tiêu chuẩn và thật sự tiêu biểu, xứng đáng là đại diện của nhân dân, nói tiếng nói của dân trong cơ quan quyền lực Nhà nước các cấp./.
Mạnh Cường