Nhiều hộ gia đình dân tộc thiểu số (DTTS) ở huyện Trấn Yên đã mạnh dạn thay đổi tư duy, đổi mới cách nghĩ, cách làm trong phát triển sản xuất, làm chủ kinh tế gia đình, thoát nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng trên chính mảnh đất quê hương.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, Trấn Yên đã triển khai rộng khắp trên 78 thôn, bản thuộc 12 xã khó khăn của huyện với tổng kinh phí trên 35,5 tỷ đồng, trong đó, vốn đối ứng từ ngân sách huyện 14,5 tỷ đồng.
Nhờ thực hiện hiệu quả các chương trình, cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, đồng bào DTTS đã yên tâm ổn định sản xuất, không du canh du cư, không tảo hôn, không kết hôn cận huyết thống, không xuất khẩu lao động trái phép...
Năm 2023, thu nhập bình quân của người dân vùng đồng bào DTTS đạt 52,5 triệu đồng, hộ nghèo còn 2,32%; bảo đảm 100% số hộ DTTS được sử dụng điện lưới quốc gia; 98,5% hộ sử dụng nước hợp vệ sinh và 100% số hộ được xem truyền hình và nghe đài phát thanh. Tỷ lệ đồng bào DTTS tham gia bảo hiểm y tế đạt 97%. Các thiết chế văn hóa, thể thao tại các nhà văn hóa cùng hoạt động các câu lạc bộ ở thôn, bản đã góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho đồng bào.
Bà Sin Thị Hương - Phó Trưởng phòng Dân tộc huyện Trấn Yên cho biết: "Trong 10 dự án của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, trong đó có hỗ trợ đồng bào phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo, Phòng đã tham mưu cho huyện cấp thẻ bảo hiểm y tế cho gần 2 nghìn người DTTS, hỗ trợ 48 hộ xóa nhà dột nát, hư hỏng với tổng kinh phí trên 2,4 tỷ đồng; hỗ trợ 35 téc nước cho các hộ đồng bào DTTS ở vùng khó khăn phát triển kinh tế với trên 3 tỷ đồng; phối hợp với Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện rà soát, lập kế hoạch tổ chức các lớp tập huấn, hỗ trợ chuyển giao ứng dụng khoa học kỹ thuật theo nhu cầu của từng địa phương. Đồng bào DTTS đã tiếp cận nguồn vốn, hưởng chính sách ưu đãi, tập huấn và chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật nên nhiều hộ đã mạnh dạn thay đổi tư duy, đổi mới cách nghĩ, cách làm trong phát triển sản xuất, làm chủ kinh tế gia đình, thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng”.
Điển hình như mô hình kinh tế của gia đình bà Phùng Thị Ý, dân tộc Mường ở thôn Tân Thành, xã Quy Mông cho thu nhập từ 400 đến 500 triệu đồng mỗi năm. Là người có uy tín trong cộng đồng, từ năm 2005, bà Ý mạnh dạn đầu tư trồng quế, chăn nuôi lơn, gà theo phương châm "lấy ngắn, nuôi dài”. Năm 2018, gia đình bà đã có 10 ha quế, 2 ha ao nuôi cá và tiếp tục trồng trên 500 gốc bưởi da xanh, bưởi Cát quế. Đến nay, cây bưởi đã cho thu nhập trên 100 triệu đồng/năm. Ngoài ra, từ cắt tỉa quế, bán cá, gà, lợn, gia đình bà thu nhập mỗi năm trên 300 triệu đồng.
Bà Ý cho biết: "Nhờ được đi tập huấn, học tập nhiều mô hình kinh tế ở nhiều nơi nên tôi được tiếp cận, hiểu biết hơn người dân trong thôn.Vì thế, tôi chủ động áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, giống cây trồng mới, mở rộng mô hình nông nghiệp để có kiến thức tế, phát triển kinh tế. Mô hình của gia đình phát triển, mọi người biết, tới tham quan, học tập, tôi sẵn sàng giúp đỡ, hướng dẫn”.
Theo ông Phùng Tiến Hiển - Phó chủ tịch UBND xã Quy Mông, trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền địa phương đã chủ động công tác rà soát các đối tượng đồng bào DTTS, các đối tượng hưởng chính sách ưu đãi để hỗ trợ vay vốn Ngân hàng Chính sách Xã hội phát triển kinh tế hộ. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, xã đã tổ chức các lớp tập huấn về chăn nuôi, thú y giúp người nghèo, đồng bào DTTS tiếp cận, chủ động hơn trong chăn nuôi tại gia đình.
Ông Hiển cho biết: "Hiện toàn xã có 1.400 hộ, gần 6.000 nhân khẩu, trong đó gần 45% là đồng bào DTTS đã tích cực vươn lên, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn xã xuống còn 1,6%. Đời sống tinh thần nhân dân được khẳng định thông qua việc người dân tích cực giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, bảo vệ môi trường, vệ sinh đường làng, ngõ xóm, phấn đấu để xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu vào năm 2024”.
Còn ở xã Lương Thịnh, gia đình chị Dương Thị Điệp, dân tộc Dao ở thôn Khe Cá, sau khi nhận được nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước, được tham gia các lớp tập huấn về trồng trọt, chăn nuôi của huyện đã mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi tại gia đình.
Chị Điệp cho biết: "Theo kinh nghiệm của bản thân và xóm làng, gia đình tôi tập trung vào phát triển cây quế. Tận dụng diện tích đất còn lại, gia đình phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, thả cá để tạo nguồn thu thường xuyên. Đến nay, gia đình có gần 10 ha quế từ 5 năm tuổi, trên 20 con lợn bản địa, mỗi năm cung cấp trên 60 con lợn giống, đào ao nuôi cá... Trừ chi phí, mỗi năm gia đình thu nhập trên 200 triệu đồng. Tương lai, gia đình vẫn duy trì mô hình kinh tế như thế này nên rất mong nhận được sự quan tâm, hỗ trợ nhiều hơn nữa của chính quyền địa phương, các cơ quan chuyên môn trong việc tiếp cận nguồn vốn, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất”.
Bà Trần Thị Thúy Mai - Phó Chủ tịch UBND xã Lương Thịnh khẳng định: "Địa phương có tỷ lệ đồng DTTS chiếm tỷ lệ cao nên việc giúp bà con tiếp cận với các dự án, chương trình mục tiêu quốc gia được xã đặc biệt quan tâm. Việc hỗ trợ sinh kế, hỗ trợ vay vốn, thẻ bảo hiểm y tế được triển khai mạnh mẽ, tạo động lực để đồng bào vươn lên phát triển sản xuất, kinh doanh và nâng cao chất lượng sức khỏe, cuộc sống. Từ đó, giúp giảm tỷ lệ hộ nghèo của xã xuống còn 3,31%, tỷ lệ cận nghèo còn 3,44% trong năm 2023. Thời gian tới, xã sẽ tiếp tục thực hiện các dự án hiện có và thực hiện các dự án mới để nâng cao đời sống người dân, tiến tới xã đạt nông thôn mới nâng cao”.
Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Trấn Yên đã được triển khai thực hiện kịp thời, đúng đối tượng; các công trình, dự án cơ bản phát huy hiệu quả góp phần nâng cao đời sống đồng bào DTTS, thay đổi diện mạo các vùng nông thôn, góp phần đưa Trấn Yên sớm đên đích huyện nông thôn mới nâng cao.
Hoài Văn
Nhiều hộ gia đình dân tộc thiểu số (DTTS) ở huyện Trấn Yên đã mạnh dạn thay đổi tư duy, đổi mới cách nghĩ, cách làm trong phát triển sản xuất, làm chủ kinh tế gia đình, thoát nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng trên chính mảnh đất quê hương.Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, Trấn Yên đã triển khai rộng khắp trên 78 thôn, bản thuộc 12 xã khó khăn của huyện với tổng kinh phí trên 35,5 tỷ đồng, trong đó, vốn đối ứng từ ngân sách huyện 14,5 tỷ đồng.
Nhờ thực hiện hiệu quả các chương trình, cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, đồng bào DTTS đã yên tâm ổn định sản xuất, không du canh du cư, không tảo hôn, không kết hôn cận huyết thống, không xuất khẩu lao động trái phép...
Năm 2023, thu nhập bình quân của người dân vùng đồng bào DTTS đạt 52,5 triệu đồng, hộ nghèo còn 2,32%; bảo đảm 100% số hộ DTTS được sử dụng điện lưới quốc gia; 98,5% hộ sử dụng nước hợp vệ sinh và 100% số hộ được xem truyền hình và nghe đài phát thanh. Tỷ lệ đồng bào DTTS tham gia bảo hiểm y tế đạt 97%. Các thiết chế văn hóa, thể thao tại các nhà văn hóa cùng hoạt động các câu lạc bộ ở thôn, bản đã góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho đồng bào.
Bà Sin Thị Hương - Phó Trưởng phòng Dân tộc huyện Trấn Yên cho biết: "Trong 10 dự án của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, trong đó có hỗ trợ đồng bào phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo, Phòng đã tham mưu cho huyện cấp thẻ bảo hiểm y tế cho gần 2 nghìn người DTTS, hỗ trợ 48 hộ xóa nhà dột nát, hư hỏng với tổng kinh phí trên 2,4 tỷ đồng; hỗ trợ 35 téc nước cho các hộ đồng bào DTTS ở vùng khó khăn phát triển kinh tế với trên 3 tỷ đồng; phối hợp với Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện rà soát, lập kế hoạch tổ chức các lớp tập huấn, hỗ trợ chuyển giao ứng dụng khoa học kỹ thuật theo nhu cầu của từng địa phương. Đồng bào DTTS đã tiếp cận nguồn vốn, hưởng chính sách ưu đãi, tập huấn và chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật nên nhiều hộ đã mạnh dạn thay đổi tư duy, đổi mới cách nghĩ, cách làm trong phát triển sản xuất, làm chủ kinh tế gia đình, thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng”.
Điển hình như mô hình kinh tế của gia đình bà Phùng Thị Ý, dân tộc Mường ở thôn Tân Thành, xã Quy Mông cho thu nhập từ 400 đến 500 triệu đồng mỗi năm. Là người có uy tín trong cộng đồng, từ năm 2005, bà Ý mạnh dạn đầu tư trồng quế, chăn nuôi lơn, gà theo phương châm "lấy ngắn, nuôi dài”. Năm 2018, gia đình bà đã có 10 ha quế, 2 ha ao nuôi cá và tiếp tục trồng trên 500 gốc bưởi da xanh, bưởi Cát quế. Đến nay, cây bưởi đã cho thu nhập trên 100 triệu đồng/năm. Ngoài ra, từ cắt tỉa quế, bán cá, gà, lợn, gia đình bà thu nhập mỗi năm trên 300 triệu đồng.
Bà Ý cho biết: "Nhờ được đi tập huấn, học tập nhiều mô hình kinh tế ở nhiều nơi nên tôi được tiếp cận, hiểu biết hơn người dân trong thôn.Vì thế, tôi chủ động áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, giống cây trồng mới, mở rộng mô hình nông nghiệp để có kiến thức tế, phát triển kinh tế. Mô hình của gia đình phát triển, mọi người biết, tới tham quan, học tập, tôi sẵn sàng giúp đỡ, hướng dẫn”.
Theo ông Phùng Tiến Hiển - Phó chủ tịch UBND xã Quy Mông, trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền địa phương đã chủ động công tác rà soát các đối tượng đồng bào DTTS, các đối tượng hưởng chính sách ưu đãi để hỗ trợ vay vốn Ngân hàng Chính sách Xã hội phát triển kinh tế hộ. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, xã đã tổ chức các lớp tập huấn về chăn nuôi, thú y giúp người nghèo, đồng bào DTTS tiếp cận, chủ động hơn trong chăn nuôi tại gia đình.
Ông Hiển cho biết: "Hiện toàn xã có 1.400 hộ, gần 6.000 nhân khẩu, trong đó gần 45% là đồng bào DTTS đã tích cực vươn lên, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn xã xuống còn 1,6%. Đời sống tinh thần nhân dân được khẳng định thông qua việc người dân tích cực giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, bảo vệ môi trường, vệ sinh đường làng, ngõ xóm, phấn đấu để xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu vào năm 2024”.
Còn ở xã Lương Thịnh, gia đình chị Dương Thị Điệp, dân tộc Dao ở thôn Khe Cá, sau khi nhận được nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước, được tham gia các lớp tập huấn về trồng trọt, chăn nuôi của huyện đã mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi tại gia đình.
Chị Điệp cho biết: "Theo kinh nghiệm của bản thân và xóm làng, gia đình tôi tập trung vào phát triển cây quế. Tận dụng diện tích đất còn lại, gia đình phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, thả cá để tạo nguồn thu thường xuyên. Đến nay, gia đình có gần 10 ha quế từ 5 năm tuổi, trên 20 con lợn bản địa, mỗi năm cung cấp trên 60 con lợn giống, đào ao nuôi cá... Trừ chi phí, mỗi năm gia đình thu nhập trên 200 triệu đồng. Tương lai, gia đình vẫn duy trì mô hình kinh tế như thế này nên rất mong nhận được sự quan tâm, hỗ trợ nhiều hơn nữa của chính quyền địa phương, các cơ quan chuyên môn trong việc tiếp cận nguồn vốn, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất”.
Bà Trần Thị Thúy Mai - Phó Chủ tịch UBND xã Lương Thịnh khẳng định: "Địa phương có tỷ lệ đồng DTTS chiếm tỷ lệ cao nên việc giúp bà con tiếp cận với các dự án, chương trình mục tiêu quốc gia được xã đặc biệt quan tâm. Việc hỗ trợ sinh kế, hỗ trợ vay vốn, thẻ bảo hiểm y tế được triển khai mạnh mẽ, tạo động lực để đồng bào vươn lên phát triển sản xuất, kinh doanh và nâng cao chất lượng sức khỏe, cuộc sống. Từ đó, giúp giảm tỷ lệ hộ nghèo của xã xuống còn 3,31%, tỷ lệ cận nghèo còn 3,44% trong năm 2023. Thời gian tới, xã sẽ tiếp tục thực hiện các dự án hiện có và thực hiện các dự án mới để nâng cao đời sống người dân, tiến tới xã đạt nông thôn mới nâng cao”.
Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Trấn Yên đã được triển khai thực hiện kịp thời, đúng đối tượng; các công trình, dự án cơ bản phát huy hiệu quả góp phần nâng cao đời sống đồng bào DTTS, thay đổi diện mạo các vùng nông thôn, góp phần đưa Trấn Yên sớm đên đích huyện nông thôn mới nâng cao.
Hoài Văn