Bằng cách làm sáng tạo, MTTQ và các tổ chức đoàn thể các cấp tỉnh Yên Bái
đã và đang triển khai nhân rộng được nhiều mô hình “Dân vận khéo” ở cơ sở. Từ những mô hình “Dân vận khéo” đã thu hút được đông đảo hội viên, đoàn viên và quần chúng nhân dân tham gia, góp phần chung sức xây dựng nông thôn mới (XDNTM), phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo.
Lãnh đạo MTTQ tỉnh và huyện tham quan mô hình tổ hợp tác trồng cây ăn quả có múi tại xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên
Xác định phong trào thi đua “Dân vận khéo” là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác dân vận. Trong những năm qua, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến quán triệt đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về công tác dân vận cho cán bộ MTTQ các cấp và nhân dân, nhất là Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 03/6/2013 của BCH Trung ương Đảng (Khóa XI); Chương trìnhh hành động số 61-CTr/TU, ngày 30/8/2013 của Tỉnh ủy Yên Bái về thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW; Quyết định số 290-QĐ/TW ngày 25/02/2010 của Bộ Chính trị về “ban hành Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị”; Quyết định số 150-QĐ/TU ngày 01/4/2011 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “ban hành Quy chế dân vận của hệ thống chính trị tỉnh Yên Bái”… gắn với thực hiện việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”.
Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể các cấp tăng cường đa dạng hóa về nội dung, hình thức tuyên truyền, tạo phong trào lan tỏa sâu rộng trong cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân. Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò và trách nhiệm của các tập thể, cá nhân về công tác dân vận; quan tâm tuyên truyền các nội dung phong trào thi đua “Dân vận khéo” găn với Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” và các phong trào thi đua của các đoàn thể, đặc biệt tăng cường tuyên truyền về gương tập thể, cá nhân tiên tiến trong phong trào và xây dựng mô hình điển hình “Dân vận khéo” nhằm vận động đông đảo đoàn viên, hội viên, Nhân dân tham gia thực hiện gắn với Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và phong trào Yên Bái chung sức xây dựng nông thôn mới. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, các cơ quan, đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ lựa chọn, đăng ký xây dựng và duy trì mô hình “Dân vận khéo” phù hợp với thực tế ở cơ sở, cơ quan, đơn vị. MTTQ và các tổ chức thành viên các cấp phối hợp tổ chức 34.360 buổi tuyên truyền cho trên 210 nghìn lượt người tham gia; xây dựng 70 phóng sự chuyên đề; in ấn và cấp phát gần 7000 cuốn tài liệu; 30 chuyên trang tuyên truyền trên báo Yên Bái, 2.260 tin, bài, ảnh phản ánh kết quả hoạt động phối hợp của các tổ chức chính trị - xã hội và lực lượng vũ trang tỉnh; các cấp bộ đoàn đã tổ chức trên 37000 hoạt động tuyên truyền tham gia đảm bảo an ninh trật tự, phát 150.000 tờ rơi, cẩm nang tuyên truyền về an toàn giao thông, ma túy, tội phạm.
Sau 10 năm triển khai, tổ chức thực hiện sâu rộng phong trào thi đua "Dân vận khéo”, xây dựng mô hình, điển hình "Dân vận khéo” đã trở thành phong trào chung của MTTQ và các đoàn thể các cấp và của cả hệ thống chính trị, đã thu hút được đông đảo các tầng lớp nhân dân, cán bộ, đảng viên hưởng ứng tham gia; "Dân vận khéo" đã thấm sâu vào các lĩnh vực của đời sống của người dân trong tỉnh, từ vùng thấp cho tới các xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa; nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân đã được nâng lên rõ rệt, đặc biệt là vai trò của người đứng đầu các cơ quan đối với công tác dân vận có nhiều chuyển biến tích cực; sự phối hợp đồng bộ trong lãnh đạo, chỉ đạo đối với phong trào thi đua "Dân vận khéo" được tăng cường, nếu như trước đây, nhiều cán bộ, nhân dân chưa hiểu "Dân vận khéo" là gì, thì hiện giờ cụm từ này thường xuyên được nhắc đến trong các buổi sinh hoạt, trong các cuộc họp, trong các hoạt động tuyên truyền vận động và trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Thông qua phong trào thi đua "Dân vận khéo" đã giúp Mặt trận tổ quốc và các tổ chức thành viên nắm bắt được tâm tự nguyện vọng của đoàn viên, hội viên và tình hình nhân dân, phản ánh kịp thời cho cấp ủy đảng, chính quyền các địa phương, kịp thời phổ biến, tuyên truyền để người dân nắm rõ hơn, hiểu chắc hơn những chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số nơi trình độ dân trí còn nhiều hạn chế, vùng đông đồng bào theo đạo.
Trong quá trình triển khai tổ chức, thực hiện đến nay, Măt trân Tổ quốc và các tổ chức thành viên có trên 3.000 mô hình “Dân vận khéo” trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Qua rà soát, có gần 920 mô hình điển hình tiêu biểu trong đó kinh tế tập thể hơn 120 mô hình, kinh tế cá nhân gần 300 mô hình; văn hóa xã hội tập thể 272 mô hình, cá nhân 57 mô hình; quốc phòng - an ninh có 69 mô hình tập thể, 11 mô hình cá nhân; chính trị có 65 mô hình tập thể, 17 mô hình cá nhân.
Được xem là lĩnh vực liên quan, gắn liền mật thiết, tác động ảnh hưởng lớn tới đời sống xã hội của người dân, ngay từ những ngày đầu triển khai phong trào, Mặt trận Tổ quốc các cấp đã tham mưu với cấp ủy, đã chủ động phối hớp với chính quyền các cấp, chỉ đạo hướng dẫn xây dựng nhiều mô hình phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, đầu tư nghiên cứu nhiều mô hình có chất lượng, hiệu quả để triển khai và nhân ra diện rộng trong nhân dân từ tỉnh tới cơ sở. Từ các mô hình "Dân vận khéo" trong phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã tích cực tham gia vào các phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, làm giàu chính đáng, xóa đói giảm nghèo. Nhiều mô hình đã phát huy tốt hiệu quả trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, xây dựng trang trại, phát triển làng nghề, nhiều mô hình tập trung vào các lĩnh vực có nhiều bức xúc cần được giải quyết ở cơ sở như giải quyết việc tranh chấp đất đai, thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, tái định cư, làm đường giao thông...
Trong phong trào “Nhà nước và nhân dân cùng làm” nhiều mô hình "Dân vận khéo" mới đã xuất hiện ở các địa phương, góp phần cùng với địa phương giải quyết nhiều vấn đề bức xúc, nhạy cảm trong nhân dân như các mô hình tuyên truyền, vận động, huy động sức dân giải phóng mặt bằng, bàn giao đất cho các chương trình dự án quốc gia và của tỉnh; tham gia tu sửa, làm đường giao thông nông thôn, vận động nhân dân hiến đất, đóng góp công sức làm đường; xây dựng nhà văn hóa với giá trị đóng góp hàng tỷ đồng, hàng vạn ngày công,
Nhiều mô hình “Dân vận khéo” trong lĩnh vực kinh tế tiếp tục được duy trì và phát triển có hiệu quả, tạo công ăn việc làm, cải thiện đời sống của nhân dân, huy động được nguồn lực xây dựng nông thôn mới, xây dựng cơ sở hạ tầng; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi… tiêu biểu mô hình Nuôi thả cá đạt hiệu quả của Chi hội Cựu chiến binh, thôn 6, xã Khánh Hòa, huyện Lục Yên với diện tích 2,2ha, vốn đầu tư ban đầu là 50 triệu đồng. Qua 02 năm thực hiện đã tạo việc làm cho 07 lao động và tổng sản phẩm thu được là 04 tấn/năm, doang thu 200 triệu đồng/năm. Mô hình Vận động nhân dân trồng cây quế tại thôn 1 Vàn, xã Phúc Lợi, huyện Lục Yên với quy mô 250ha, vốn đầu tư ban đầu là 6,25 tỷ đồng, qua 08 năm thực hiện đã tạo việc làm cho 250 lao động, doanh thu là 1,2 tỷ đồng/năm. Mô hình Tổ chăn nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà của Hội Cựu chiến xã Mông Sơn, huyện Yên Bình với quy mô 15 lồng cá, vốn đầu tư ban đầu là 170 triệu đồng, qua 05 năm triển khai đã tạo việc làm cho 10 lao động, sản lượng cá thu được mỗi năm 9 tấn, trị giá 560 triệu đồng...
Đẩy mạnh Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” gắn với việc xây dựng mô hình "Dân vận khéo", Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể đa xây dựng nhiều mô hình xây dựng đời sống văn hóa, văn minh mới gắn liền với việc hoàn thiện các tiêu chí về xây dựng khu dân cư văn hóa trong xây dựng nông thôn mới cũng được quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện trong thời gian qua như: Thành phố Yên Bái với các mô hình xây dựng “Tuyến đường văn minh”, “Tuyến đường tự quản”, “Tổ dân phố không rác” của các xã, phường, “Xây dựng khu dân cư văn hóa” của phố Tân Trung I, phường Minh Tân; thị xã Nghĩa Lộ với mô hình “Xây dựng khu dân cư văn hóa” tổ 17, phường Trung Tâm; huyện Mù Cang Chải với mô hình xây dựng bản văn hóa Sáng Nhù, xã Hồ Bốn; huyện Văn Yên với mô hình vận động đồng bào công giáo tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới của thôn Cầu Dài, xã Yên Hưng và xã An Thịnh… Các mô hình "Dân vận khéo" thiết thực với đời sống của đồng bào địa phương như: mô hình vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn minh trong việc tang, việc cưới, hiến đất xây dựng nghĩa trang nhân dân tại Thôn Pang Cáng, xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn; huyện Trạm Tấu, huyện Mù Cang Chải với mô hình vận động nhân dân "không tảo hôn, không sinh con thứ 3, không kết hôn cận huyết thống, không thách cưới cao" tiêu biểu như bản Lả Khắt, xã Hồ Bốn …
Việc triển khai thực hiện xây dựng và nhân rộng mô hình “Dân vận khéo” trong lĩnh vực Quốc phòng - An ninh đã được MTTQ, các đoàn thể tham mưu cấp ủy các cấp trong tỉnh quan tâm. Đã xuất hiện nhiều gương điển hình, cách làm mới, sáng tạo, phong phú để vận động nhân dân, phát huy tinh thần trách nhiệm công dân trong lĩnh vực bảo vệ an ninh Tổ quốc, phòng chống tội phạm và các tai, tệ nạn xã hội, đấu tranh phòng chống và tích cực tố giác tội phạm; đẩy mạnh phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc", khu dân cư an toàn giao thông, khu dân cư không có người nghiện, khu dân cư không tái trồng cây thuốc phiện, gắn với phong trào thi đua "Dân vận khéo" xây dựng nhiều mô hình, điển hình tiên tiến trong lĩnh vực bảo vệ an ninh trật tự, an toàn xã hội. Năm 2018 xây dựng mới được 58 mô hình đưa tổng số mô hình quốc phòng - an ninh lên 436 mô hình.
Phong trào “Dân vận khéo” góp phần phát huy quyền làm chủ của nhân dân, vận động nhân dân tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị trong sạch vững mạnh, củng cố mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, chính quyền với nhân dân. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, trong thực hiện nhiệm vụ công tác cũng như triển khai các chương trình, dự án đã có nhiều mô hình đem lại hiệu quả, tiêu biểu là các mô hình: “Huy động hệ thống chính trị cơ sở tham gia xây dựng nông thôn mới và thực hiện nếp sống văn minh đô thị” của Thành phố Yên Bái; thị xã Nghĩa Lộ với các mô hình: “Xây dựng thị xã văn hóa”; “Thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở góp phần xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh tại phường Cầu Thia, tập thể “Dân vận khéo” toàn diện tại xã Nghĩa An... Bên cạnh đó còn nhiều mô hình xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh tại các địa phương, nhất là những vùng trọng điểm về công tác dân tộc, tôn giáo, vùng nhạy cảm, tạo ra thế chủ động, nắm bắt tình hình nhân dân, ổn định cuộc sống của người dân địa phương… Ngoài ra, MTTQ và đoàn thể các cấp bằng nhiều hình thức sinh động đã vận động, chỉ đạo xây dựng được hàng trăm mô hình gắn với hoạt động và các phong trào thi đua của mỗi đoàn thể ở từng địa phương, đơn vị đã mang lại hiệu quả thiết thực rõ rệt, góp phần đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, đa dạng hóa hình thức thu hút tập hợp đoàn viên, hội viên, xây dựng tổ chức đoàn, hội vững mạnh.
Các mô hình này trở thành những điểm sáng đã và đang tiếp tục được nhân rộng trên địa bàn toàn tỉnh. Nhờ có những mô hình “Dân vận khéo” đã góp phần xây dựng tổ chức Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể trong sạch, vững mạnh, ổn định tình hình nhân dân, dân tộc, tôn giáo, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, giữ vững quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh trong những năm qua, niềm tin của nhân dân với Đảng, với chính quyền ngày càng được nâng lên.
Xác định xây dựng nông thôn mới là một cuộc vận động lớn, cần có sự vào cuộc chung tay của cả cộng đồng. Sau hơn 10 năm triển khai, Mặt trận Tổ quốc các cấp đã tích cực tham mưu cho cấp ủy, phối hợp với chính quyền và các đoàn thể chính trị - xã hội tăng cường, mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân, gắn các mô hình “Dân vận khéo” với xây dựng nông thôn mới. Đến nay, đã có 154 mô hình về xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, trong đó có 42 mô hình điểm trong tham gia xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững. Cũng thông qua công tác tuyên truyền vận động các mô hình "Dân vận khéo" gắn với xây dựng nông thôn mới, nhân dân đã tham gia hiến hàng ngàn mét vuông đất, tự động tháo dỡ, giải tỏa các công trình, vật cản để mở đường giao thông nông thôn, tự động chặt hàng ngàn cây các loại, đóng góp công, sức, tiền của làm mới đường bê tông liên thôn, bản góp phần hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Cuộc vận động ngày càng được nâng cao có chất lượng, có 51 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.
Qua 10 năm thực hiện phong trào“dân vận khéo” và xây dựng mô hình “dân vận khéo” cụ thể, thiết thực, phù hợp thực tế địa phương đã góp phần tháo gỡ, giải quyết những khó khăn, bức xúc trong nhân dân; nâng cao chất lượng và hiệu quả trong phát triển kinh tế - xã hội địa phương, cơ sở, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc; xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể vững mạnh, củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước./.
Thảo Nhi
Bằng cách làm sáng tạo, MTTQ và các tổ chức đoàn thể các cấp tỉnh Yên Bái
đã và đang triển khai nhân rộng được nhiều mô hình “Dân vận khéo” ở cơ sở. Từ những mô hình “Dân vận khéo” đã thu hút được đông đảo hội viên, đoàn viên và quần chúng nhân dân tham gia, góp phần chung sức xây dựng nông thôn mới (XDNTM), phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo.
Xác định phong trào thi đua “Dân vận khéo” là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác dân vận. Trong những năm qua, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến quán triệt đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về công tác dân vận cho cán bộ MTTQ các cấp và nhân dân, nhất là Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 03/6/2013 của BCH Trung ương Đảng (Khóa XI); Chương trìnhh hành động số 61-CTr/TU, ngày 30/8/2013 của Tỉnh ủy Yên Bái về thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW; Quyết định số 290-QĐ/TW ngày 25/02/2010 của Bộ Chính trị về “ban hành Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị”; Quyết định số 150-QĐ/TU ngày 01/4/2011 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “ban hành Quy chế dân vận của hệ thống chính trị tỉnh Yên Bái”… gắn với thực hiện việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”.
Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể các cấp tăng cường đa dạng hóa về nội dung, hình thức tuyên truyền, tạo phong trào lan tỏa sâu rộng trong cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân. Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò và trách nhiệm của các tập thể, cá nhân về công tác dân vận; quan tâm tuyên truyền các nội dung phong trào thi đua “Dân vận khéo” găn với Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” và các phong trào thi đua của các đoàn thể, đặc biệt tăng cường tuyên truyền về gương tập thể, cá nhân tiên tiến trong phong trào và xây dựng mô hình điển hình “Dân vận khéo” nhằm vận động đông đảo đoàn viên, hội viên, Nhân dân tham gia thực hiện gắn với Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và phong trào Yên Bái chung sức xây dựng nông thôn mới. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, các cơ quan, đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ lựa chọn, đăng ký xây dựng và duy trì mô hình “Dân vận khéo” phù hợp với thực tế ở cơ sở, cơ quan, đơn vị. MTTQ và các tổ chức thành viên các cấp phối hợp tổ chức 34.360 buổi tuyên truyền cho trên 210 nghìn lượt người tham gia; xây dựng 70 phóng sự chuyên đề; in ấn và cấp phát gần 7000 cuốn tài liệu; 30 chuyên trang tuyên truyền trên báo Yên Bái, 2.260 tin, bài, ảnh phản ánh kết quả hoạt động phối hợp của các tổ chức chính trị - xã hội và lực lượng vũ trang tỉnh; các cấp bộ đoàn đã tổ chức trên 37000 hoạt động tuyên truyền tham gia đảm bảo an ninh trật tự, phát 150.000 tờ rơi, cẩm nang tuyên truyền về an toàn giao thông, ma túy, tội phạm.
Sau 10 năm triển khai, tổ chức thực hiện sâu rộng phong trào thi đua "Dân vận khéo”, xây dựng mô hình, điển hình "Dân vận khéo” đã trở thành phong trào chung của MTTQ và các đoàn thể các cấp và của cả hệ thống chính trị, đã thu hút được đông đảo các tầng lớp nhân dân, cán bộ, đảng viên hưởng ứng tham gia; "Dân vận khéo" đã thấm sâu vào các lĩnh vực của đời sống của người dân trong tỉnh, từ vùng thấp cho tới các xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa; nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân đã được nâng lên rõ rệt, đặc biệt là vai trò của người đứng đầu các cơ quan đối với công tác dân vận có nhiều chuyển biến tích cực; sự phối hợp đồng bộ trong lãnh đạo, chỉ đạo đối với phong trào thi đua "Dân vận khéo" được tăng cường, nếu như trước đây, nhiều cán bộ, nhân dân chưa hiểu "Dân vận khéo" là gì, thì hiện giờ cụm từ này thường xuyên được nhắc đến trong các buổi sinh hoạt, trong các cuộc họp, trong các hoạt động tuyên truyền vận động và trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Thông qua phong trào thi đua "Dân vận khéo" đã giúp Mặt trận tổ quốc và các tổ chức thành viên nắm bắt được tâm tự nguyện vọng của đoàn viên, hội viên và tình hình nhân dân, phản ánh kịp thời cho cấp ủy đảng, chính quyền các địa phương, kịp thời phổ biến, tuyên truyền để người dân nắm rõ hơn, hiểu chắc hơn những chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số nơi trình độ dân trí còn nhiều hạn chế, vùng đông đồng bào theo đạo.
Trong quá trình triển khai tổ chức, thực hiện đến nay, Măt trân Tổ quốc và các tổ chức thành viên có trên 3.000 mô hình “Dân vận khéo” trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Qua rà soát, có gần 920 mô hình điển hình tiêu biểu trong đó kinh tế tập thể hơn 120 mô hình, kinh tế cá nhân gần 300 mô hình; văn hóa xã hội tập thể 272 mô hình, cá nhân 57 mô hình; quốc phòng - an ninh có 69 mô hình tập thể, 11 mô hình cá nhân; chính trị có 65 mô hình tập thể, 17 mô hình cá nhân.
Được xem là lĩnh vực liên quan, gắn liền mật thiết, tác động ảnh hưởng lớn tới đời sống xã hội của người dân, ngay từ những ngày đầu triển khai phong trào, Mặt trận Tổ quốc các cấp đã tham mưu với cấp ủy, đã chủ động phối hớp với chính quyền các cấp, chỉ đạo hướng dẫn xây dựng nhiều mô hình phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, đầu tư nghiên cứu nhiều mô hình có chất lượng, hiệu quả để triển khai và nhân ra diện rộng trong nhân dân từ tỉnh tới cơ sở. Từ các mô hình "Dân vận khéo" trong phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã tích cực tham gia vào các phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, làm giàu chính đáng, xóa đói giảm nghèo. Nhiều mô hình đã phát huy tốt hiệu quả trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, xây dựng trang trại, phát triển làng nghề, nhiều mô hình tập trung vào các lĩnh vực có nhiều bức xúc cần được giải quyết ở cơ sở như giải quyết việc tranh chấp đất đai, thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, tái định cư, làm đường giao thông...
Trong phong trào “Nhà nước và nhân dân cùng làm” nhiều mô hình "Dân vận khéo" mới đã xuất hiện ở các địa phương, góp phần cùng với địa phương giải quyết nhiều vấn đề bức xúc, nhạy cảm trong nhân dân như các mô hình tuyên truyền, vận động, huy động sức dân giải phóng mặt bằng, bàn giao đất cho các chương trình dự án quốc gia và của tỉnh; tham gia tu sửa, làm đường giao thông nông thôn, vận động nhân dân hiến đất, đóng góp công sức làm đường; xây dựng nhà văn hóa với giá trị đóng góp hàng tỷ đồng, hàng vạn ngày công,
Nhiều mô hình “Dân vận khéo” trong lĩnh vực kinh tế tiếp tục được duy trì và phát triển có hiệu quả, tạo công ăn việc làm, cải thiện đời sống của nhân dân, huy động được nguồn lực xây dựng nông thôn mới, xây dựng cơ sở hạ tầng; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi… tiêu biểu mô hình Nuôi thả cá đạt hiệu quả của Chi hội Cựu chiến binh, thôn 6, xã Khánh Hòa, huyện Lục Yên với diện tích 2,2ha, vốn đầu tư ban đầu là 50 triệu đồng. Qua 02 năm thực hiện đã tạo việc làm cho 07 lao động và tổng sản phẩm thu được là 04 tấn/năm, doang thu 200 triệu đồng/năm. Mô hình Vận động nhân dân trồng cây quế tại thôn 1 Vàn, xã Phúc Lợi, huyện Lục Yên với quy mô 250ha, vốn đầu tư ban đầu là 6,25 tỷ đồng, qua 08 năm thực hiện đã tạo việc làm cho 250 lao động, doanh thu là 1,2 tỷ đồng/năm. Mô hình Tổ chăn nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà của Hội Cựu chiến xã Mông Sơn, huyện Yên Bình với quy mô 15 lồng cá, vốn đầu tư ban đầu là 170 triệu đồng, qua 05 năm triển khai đã tạo việc làm cho 10 lao động, sản lượng cá thu được mỗi năm 9 tấn, trị giá 560 triệu đồng...
Đẩy mạnh Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” gắn với việc xây dựng mô hình "Dân vận khéo", Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể đa xây dựng nhiều mô hình xây dựng đời sống văn hóa, văn minh mới gắn liền với việc hoàn thiện các tiêu chí về xây dựng khu dân cư văn hóa trong xây dựng nông thôn mới cũng được quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện trong thời gian qua như: Thành phố Yên Bái với các mô hình xây dựng “Tuyến đường văn minh”, “Tuyến đường tự quản”, “Tổ dân phố không rác” của các xã, phường, “Xây dựng khu dân cư văn hóa” của phố Tân Trung I, phường Minh Tân; thị xã Nghĩa Lộ với mô hình “Xây dựng khu dân cư văn hóa” tổ 17, phường Trung Tâm; huyện Mù Cang Chải với mô hình xây dựng bản văn hóa Sáng Nhù, xã Hồ Bốn; huyện Văn Yên với mô hình vận động đồng bào công giáo tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới của thôn Cầu Dài, xã Yên Hưng và xã An Thịnh… Các mô hình "Dân vận khéo" thiết thực với đời sống của đồng bào địa phương như: mô hình vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn minh trong việc tang, việc cưới, hiến đất xây dựng nghĩa trang nhân dân tại Thôn Pang Cáng, xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn; huyện Trạm Tấu, huyện Mù Cang Chải với mô hình vận động nhân dân "không tảo hôn, không sinh con thứ 3, không kết hôn cận huyết thống, không thách cưới cao" tiêu biểu như bản Lả Khắt, xã Hồ Bốn …
Việc triển khai thực hiện xây dựng và nhân rộng mô hình “Dân vận khéo” trong lĩnh vực Quốc phòng - An ninh đã được MTTQ, các đoàn thể tham mưu cấp ủy các cấp trong tỉnh quan tâm. Đã xuất hiện nhiều gương điển hình, cách làm mới, sáng tạo, phong phú để vận động nhân dân, phát huy tinh thần trách nhiệm công dân trong lĩnh vực bảo vệ an ninh Tổ quốc, phòng chống tội phạm và các tai, tệ nạn xã hội, đấu tranh phòng chống và tích cực tố giác tội phạm; đẩy mạnh phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc", khu dân cư an toàn giao thông, khu dân cư không có người nghiện, khu dân cư không tái trồng cây thuốc phiện, gắn với phong trào thi đua "Dân vận khéo" xây dựng nhiều mô hình, điển hình tiên tiến trong lĩnh vực bảo vệ an ninh trật tự, an toàn xã hội. Năm 2018 xây dựng mới được 58 mô hình đưa tổng số mô hình quốc phòng - an ninh lên 436 mô hình.
Phong trào “Dân vận khéo” góp phần phát huy quyền làm chủ của nhân dân, vận động nhân dân tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị trong sạch vững mạnh, củng cố mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, chính quyền với nhân dân. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, trong thực hiện nhiệm vụ công tác cũng như triển khai các chương trình, dự án đã có nhiều mô hình đem lại hiệu quả, tiêu biểu là các mô hình: “Huy động hệ thống chính trị cơ sở tham gia xây dựng nông thôn mới và thực hiện nếp sống văn minh đô thị” của Thành phố Yên Bái; thị xã Nghĩa Lộ với các mô hình: “Xây dựng thị xã văn hóa”; “Thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở góp phần xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh tại phường Cầu Thia, tập thể “Dân vận khéo” toàn diện tại xã Nghĩa An... Bên cạnh đó còn nhiều mô hình xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh tại các địa phương, nhất là những vùng trọng điểm về công tác dân tộc, tôn giáo, vùng nhạy cảm, tạo ra thế chủ động, nắm bắt tình hình nhân dân, ổn định cuộc sống của người dân địa phương… Ngoài ra, MTTQ và đoàn thể các cấp bằng nhiều hình thức sinh động đã vận động, chỉ đạo xây dựng được hàng trăm mô hình gắn với hoạt động và các phong trào thi đua của mỗi đoàn thể ở từng địa phương, đơn vị đã mang lại hiệu quả thiết thực rõ rệt, góp phần đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, đa dạng hóa hình thức thu hút tập hợp đoàn viên, hội viên, xây dựng tổ chức đoàn, hội vững mạnh.
Các mô hình này trở thành những điểm sáng đã và đang tiếp tục được nhân rộng trên địa bàn toàn tỉnh. Nhờ có những mô hình “Dân vận khéo” đã góp phần xây dựng tổ chức Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể trong sạch, vững mạnh, ổn định tình hình nhân dân, dân tộc, tôn giáo, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, giữ vững quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh trong những năm qua, niềm tin của nhân dân với Đảng, với chính quyền ngày càng được nâng lên.
Xác định xây dựng nông thôn mới là một cuộc vận động lớn, cần có sự vào cuộc chung tay của cả cộng đồng. Sau hơn 10 năm triển khai, Mặt trận Tổ quốc các cấp đã tích cực tham mưu cho cấp ủy, phối hợp với chính quyền và các đoàn thể chính trị - xã hội tăng cường, mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân, gắn các mô hình “Dân vận khéo” với xây dựng nông thôn mới. Đến nay, đã có 154 mô hình về xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, trong đó có 42 mô hình điểm trong tham gia xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững. Cũng thông qua công tác tuyên truyền vận động các mô hình "Dân vận khéo" gắn với xây dựng nông thôn mới, nhân dân đã tham gia hiến hàng ngàn mét vuông đất, tự động tháo dỡ, giải tỏa các công trình, vật cản để mở đường giao thông nông thôn, tự động chặt hàng ngàn cây các loại, đóng góp công, sức, tiền của làm mới đường bê tông liên thôn, bản góp phần hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Cuộc vận động ngày càng được nâng cao có chất lượng, có 51 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.
Qua 10 năm thực hiện phong trào“dân vận khéo” và xây dựng mô hình “dân vận khéo” cụ thể, thiết thực, phù hợp thực tế địa phương đã góp phần tháo gỡ, giải quyết những khó khăn, bức xúc trong nhân dân; nâng cao chất lượng và hiệu quả trong phát triển kinh tế - xã hội địa phương, cơ sở, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc; xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể vững mạnh, củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước./.