Phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát triển đất nước; kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội và bảo vệ tài nguyên, môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội và bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền quốc gia. Phát triển bền vững là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, các cấp chính quyền, các ngành và địa phương; của các cơ quan, doanh nghiệp, MTTQ, các đoàn thể xã hội, các cộng đồng dân cư và mỗi người dân. Huy động mọi nguồn lực xã hội; tăng cường sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan, tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp và các bên liên quan nhằm đảm bảo thực hiện thành công các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030. Ngay sau khi Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững. Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ tỉnh Yên Bái đã tổ chức phổ biến, tuyên truyền sâu rộng nội dung Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ và 17 mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đến cán bộ, đảng viên, hội viên, đoàn viên và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh.
Đồng chí Giàng A Tông thăm mô hình trồng cây khôi nhung tại xã Cường Thịnh
Con người là trung tâm của phát triển bền vững. Phát huy tối đa nhân tố con người với vai trò là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của phát triển bền vững. Đáp ứng ngày càng đầy đủ hơn nhu cầu vật chất và tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân. Tạo điều kiện để mọi người và mọi cộng đồng trong xã hội có cơ hội bình đẳng để phát triển, được tiếp cận những nguồn lực chung được tham gia, đóng góp và hưởng lợi, tạo ra những nền tảng vật chất, tri thức và văn hóa tốt đẹp cho những thế hệ mai sau. Không để ai bị bỏ lại phía sau, tiếp cận những đối tượng khó tiếp cận nhất trước, bao gồm trẻ em, phụ nữ, người cao tuổi, người nghèo, người khuyết tật, đồng bào vùng sâu, vùng xa và những đối tượng dễ bị tổn thương khác. Trong 3 năm qua, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp trong tỉnh đã tập trung tuyên truyền các nghị quyết của Đảng, Quyết định số 622 của Thủ tướng Chính phủ và 17 mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái, chương trình phối hợp thống nhất hành động của Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Mặt trận Tổ quốc tỉnh đến các tầng lớp nhân dân với hơn 5000 buổi. Các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động xã hội rộng lớn do Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên triển khai ngày càng hướng mạnh về cơ sở, được các tầng lớp nhân dân hưởng ứng tích cực. Tiêu biểu là các hoạt động giúp nhau phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, chung tay xây dựng nông thôn mới, xây dựng đô thị văn minh; các hoạt động tri ân người có công, cứu giúp những người khó khăn, hoạn nạn, thiên tai; các hoạt động tự quản ở cộng đồng dân cư, làng bản giữ gìn an ninh, trật tự, đảm bảo an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, chăm sóc sức khoẻ, dân số, kế hoạch hoá gia đình có tác dụng thiết thực tạo sự gắn kết cộng đồng, vì sự phát triển bền vững của tỉnh.
Vai trò giám sát của MTTQ Việt Nam trong thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường và việc huy động, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực để thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững
MTTQ các cấp tỉnh Yên Bái đã phát huy vai trò giám sát về bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản được MTTQ các cấp phối hợp với các ngành chức năng thực hiện thường xuyên hằng năm. Qua công tác giám sát về cơ bản các cơ sở hoạt động khai thác khoáng sản đã tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, bên cạnh đó việc tuân thủ pháp luật của một số cơ sở còn có tồn tại như: Chưa thực hiện đúng một số nội dung bảo vệ môi trường; chưa có hồ sơ về quản lý chất thải nguy hại; chưa hoặc chậm ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường…
Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh hướng dẫn MTTQ các huyện, thị xã, thành phố và cơ sở chủ động phối hợp với chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể cùng cấp tổ chức tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường, gắn với các nội dung của cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, nhằm đẩy mạnh phong trào bảo vệ môi trường ở khu dân cư như: Vệ sinh đường làng ngõ xóm, nạo vét cống rãnh, thu gom rác thải..., không để chất thải chăn nuôi làm mất vệ sinh, không để nước thải sinh hoạt tràn ra đường, rác thải vất bừa bãi. Từng khu dân cư bổ xung các nội dung bảo vệ môi trường vào các hương ước, quy ước của cộng đồng, xây dựng những tiêu chí đánh giá, xếp loại khu dân cư, gia đình văn hóa gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.
Năm 2019 có 78% hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa; 62% khu dân cư đạt khu dân cư văn hóa; có 1.113/1.409 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa (bằng 79%); số hộ được biểu dương khen thưởng là 15.424 hộ, trong đó có nội dung thực hiện tốt công tác vệ sinh bảo vệ môi trường.
Phối hợp tuyên truyền vận động nhân dân tổ chức các hoạt động thiết thực hưởng ứng Ngày nước thế giới 5/6, kết quả toàn tỉnh có 120/180 xã, phường, thị trấn tổ chức ra quân hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới, Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2019. Thu gom và xử lý gần 3.500 m3 rác thải; phát quang bụi rậm 10 km đường giao thông; tuyên truyền vận động nhân dân đào hố xử lý, phân loại rác thải tại gia đình, chăm sóc trên 200 ha cây xanh; khơi thông gần 15.000m cống rãnh. Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn MTTQ các huyện, thị xã, thành phố thường xuyên phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường, các tổ chức thành viên duy trì 43 mô hình điểm “Khu dân cư tự quản bảo vệ môi trường”; phối hợp với Ủy ban MTTQ các huyện Văn Chấn, thành phố Yên Bái xây dựng 04 mô hình “Tự quản bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đỏi khí hậu ở khu dân cư” tại xã Chấn Thịnh, huyện Văn Chấn; xã Giới phiên, xã Tân Thịnh, xã Văn Tiến, thành phố Yên Bái; Tổ chức tuyên truyền pháp luật về bảo vệ môi trường, tuyên truyền hưởng ứng Ngày môi trường thế giới 5/6/2019, bằng nguồn hỗ trợ của Ủy banTrung ương MTTQ Việt Nam.
Các mô hình “Khu dân cư tự quản bảo vệ môi trường” điểm và nhân rộng hoạt động hiệu quả đã góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội về công tác bảo vệ môi trường và đã có chuyển biến tích cực so với trước đây. Người dân có ý thức hơn đối với việc bảo vệ môi trường sống xung quanh đang dần trở thành thói quen, nếp sống tốt. Tính chủ động của các tầng lớp nhân dân trong việc tham gia xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường và tổ chức cho các hộ gia đình ở khu dân cư tham gia ký cam kết thực hiện bảo vệ môi trường làm cho mọi người dân có ý thức, kiến thức sống thân thiện với môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đồng thời đấu tranh khắc phục các tệ nạn, tâp tục, thói quen trong sản xuất, sinh hoạt, tiêu dùng xâm hại đến môi trường. Thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Từng khu dân cư bổ xung các nội dung bảo vệ môi trường vào các hương ước, quy ước của cộng đồng, xây dựng những tiêu chí đánh giá, xếp loại khu dân cư văn hóa, gia đình văn hóa gắn với tiêu chuẩn thực hiện tốt công bảo vệ môi trường ở khu dân cư. Kết quả qua từng năm khu dân cư đạt “Khu dân cư văn hóa” và gia đình đạt danh hiệu “gia đình văn hóa” đều tăng so với năm trước. Hàng năm Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã phối hợp lồng gắn tổ chức tập huấn cho 200 cán bộ Mặt trận cấp huyện và cơ sở trong đó có nội dung tập huấn, tuyên truyền về công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Hướng dẫn MTTQ các huyện, thị xã, thành phố phối hợp tổ chức tập huấn, tuyên truyền phổ biến pháp luật môi trường cho cán bộ chủ chốt làm công tác mặt trận các xã, phường, thị trấn, Trưởng ban công tác Mặt trận và Trưởng Ban chỉ đạo các mô hình điểm "Khu dân cư tự quản bảo vệ môi trường" ở khu dân cư.
Vai trò của MTTQ Việt Nam, các đoàn thể nhân dân trong việc phát hiện, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh thường xuyên quan tâm hướng dẫn Ban Thường trực MTTQ các cấp tổ chức các phong trào thi đua yêu nước gắn với cuộc vận đông “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh’. Nâng cao vai trò Mặt trận, đấy mạnh công tác giám sát gắn liền với quá trình tuyên truyền, giáo dục phát huy vai trò làm chủ của các tầng lớp nhân dân trong việc phát hiện, tố giác hành vi lãng phí, quan liêu, tham nhũng.
Kết hợp nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân về vấn đề phòng chống tham nhũng. Qua đó làm cho nhân dân nắm vững và hiểu rõ những quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tạo dư luận mạnh mẽ trong xã hội, kiên quyết lên án mọi hành vi tham nhũng, lãng phí, góp phần nâng cao nhận thức và tinh thần trách nhiệm của cán bộ, đoàn viên, hội viên và nhân dân về ý thức và trách nhiệm của mình trong việc phòng ngừa, phát hiện, tố cáo những hành vi tham nhũng, lãng phí.
Trong những năm qua, MTTQ các cấp đã phối hợp tổ chức 1.979 buổi tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho trên 118.740 lượt người tham gia; phối hợp tổ chức các lớp tập huấn kỹ năng tuyên truyền trong Nhân dân về các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tạo điều kiện để Nhân dân tìm hiểu và nắm bắt pháp luật, khuyến khích người dân phản ánh tố giác và tích cực đấu tranh phòng, chống tham nhũng, đấu tranh chống suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên; phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tạo sự đồng thuận trong xã hội, góp phần xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh./.
Mai Hiên
Phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát triển đất nước; kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội và bảo vệ tài nguyên, môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội và bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền quốc gia. Phát triển bền vững là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, các cấp chính quyền, các ngành và địa phương; của các cơ quan, doanh nghiệp, MTTQ, các đoàn thể xã hội, các cộng đồng dân cư và mỗi người dân. Huy động mọi nguồn lực xã hội; tăng cường sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan, tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp và các bên liên quan nhằm đảm bảo thực hiện thành công các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030. Ngay sau khi Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững. Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ tỉnh Yên Bái đã tổ chức phổ biến, tuyên truyền sâu rộng nội dung Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ và 17 mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đến cán bộ, đảng viên, hội viên, đoàn viên và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh. Con người là trung tâm của phát triển bền vững. Phát huy tối đa nhân tố con người với vai trò là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của phát triển bền vững. Đáp ứng ngày càng đầy đủ hơn nhu cầu vật chất và tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân. Tạo điều kiện để mọi người và mọi cộng đồng trong xã hội có cơ hội bình đẳng để phát triển, được tiếp cận những nguồn lực chung được tham gia, đóng góp và hưởng lợi, tạo ra những nền tảng vật chất, tri thức và văn hóa tốt đẹp cho những thế hệ mai sau. Không để ai bị bỏ lại phía sau, tiếp cận những đối tượng khó tiếp cận nhất trước, bao gồm trẻ em, phụ nữ, người cao tuổi, người nghèo, người khuyết tật, đồng bào vùng sâu, vùng xa và những đối tượng dễ bị tổn thương khác. Trong 3 năm qua, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp trong tỉnh đã tập trung tuyên truyền các nghị quyết của Đảng, Quyết định số 622 của Thủ tướng Chính phủ và 17 mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái, chương trình phối hợp thống nhất hành động của Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Mặt trận Tổ quốc tỉnh đến các tầng lớp nhân dân với hơn 5000 buổi. Các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động xã hội rộng lớn do Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên triển khai ngày càng hướng mạnh về cơ sở, được các tầng lớp nhân dân hưởng ứng tích cực. Tiêu biểu là các hoạt động giúp nhau phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, chung tay xây dựng nông thôn mới, xây dựng đô thị văn minh; các hoạt động tri ân người có công, cứu giúp những người khó khăn, hoạn nạn, thiên tai; các hoạt động tự quản ở cộng đồng dân cư, làng bản giữ gìn an ninh, trật tự, đảm bảo an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, chăm sóc sức khoẻ, dân số, kế hoạch hoá gia đình có tác dụng thiết thực tạo sự gắn kết cộng đồng, vì sự phát triển bền vững của tỉnh.
Vai trò giám sát của MTTQ Việt Nam trong thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường và việc huy động, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực để thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững
MTTQ các cấp tỉnh Yên Bái đã phát huy vai trò giám sát về bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản được MTTQ các cấp phối hợp với các ngành chức năng thực hiện thường xuyên hằng năm. Qua công tác giám sát về cơ bản các cơ sở hoạt động khai thác khoáng sản đã tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, bên cạnh đó việc tuân thủ pháp luật của một số cơ sở còn có tồn tại như: Chưa thực hiện đúng một số nội dung bảo vệ môi trường; chưa có hồ sơ về quản lý chất thải nguy hại; chưa hoặc chậm ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường…
Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh hướng dẫn MTTQ các huyện, thị xã, thành phố và cơ sở chủ động phối hợp với chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể cùng cấp tổ chức tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường, gắn với các nội dung của cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, nhằm đẩy mạnh phong trào bảo vệ môi trường ở khu dân cư như: Vệ sinh đường làng ngõ xóm, nạo vét cống rãnh, thu gom rác thải..., không để chất thải chăn nuôi làm mất vệ sinh, không để nước thải sinh hoạt tràn ra đường, rác thải vất bừa bãi. Từng khu dân cư bổ xung các nội dung bảo vệ môi trường vào các hương ước, quy ước của cộng đồng, xây dựng những tiêu chí đánh giá, xếp loại khu dân cư, gia đình văn hóa gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.
Năm 2019 có 78% hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa; 62% khu dân cư đạt khu dân cư văn hóa; có 1.113/1.409 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa (bằng 79%); số hộ được biểu dương khen thưởng là 15.424 hộ, trong đó có nội dung thực hiện tốt công tác vệ sinh bảo vệ môi trường.
Phối hợp tuyên truyền vận động nhân dân tổ chức các hoạt động thiết thực hưởng ứng Ngày nước thế giới 5/6, kết quả toàn tỉnh có 120/180 xã, phường, thị trấn tổ chức ra quân hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới, Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2019. Thu gom và xử lý gần 3.500 m3 rác thải; phát quang bụi rậm 10 km đường giao thông; tuyên truyền vận động nhân dân đào hố xử lý, phân loại rác thải tại gia đình, chăm sóc trên 200 ha cây xanh; khơi thông gần 15.000m cống rãnh. Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn MTTQ các huyện, thị xã, thành phố thường xuyên phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường, các tổ chức thành viên duy trì 43 mô hình điểm “Khu dân cư tự quản bảo vệ môi trường”; phối hợp với Ủy ban MTTQ các huyện Văn Chấn, thành phố Yên Bái xây dựng 04 mô hình “Tự quản bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đỏi khí hậu ở khu dân cư” tại xã Chấn Thịnh, huyện Văn Chấn; xã Giới phiên, xã Tân Thịnh, xã Văn Tiến, thành phố Yên Bái; Tổ chức tuyên truyền pháp luật về bảo vệ môi trường, tuyên truyền hưởng ứng Ngày môi trường thế giới 5/6/2019, bằng nguồn hỗ trợ của Ủy banTrung ương MTTQ Việt Nam.
Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Giàng A Tông thăm tổ hợp tác sản xuất và cung cấp tằm giống ở thôn Trúc Đình, xã Việt Thành
Các mô hình “Khu dân cư tự quản bảo vệ môi trường” điểm và nhân rộng hoạt động hiệu quả đã góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội về công tác bảo vệ môi trường và đã có chuyển biến tích cực so với trước đây. Người dân có ý thức hơn đối với việc bảo vệ môi trường sống xung quanh đang dần trở thành thói quen, nếp sống tốt. Tính chủ động của các tầng lớp nhân dân trong việc tham gia xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường và tổ chức cho các hộ gia đình ở khu dân cư tham gia ký cam kết thực hiện bảo vệ môi trường làm cho mọi người dân có ý thức, kiến thức sống thân thiện với môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đồng thời đấu tranh khắc phục các tệ nạn, tâp tục, thói quen trong sản xuất, sinh hoạt, tiêu dùng xâm hại đến môi trường. Thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Từng khu dân cư bổ xung các nội dung bảo vệ môi trường vào các hương ước, quy ước của cộng đồng, xây dựng những tiêu chí đánh giá, xếp loại khu dân cư văn hóa, gia đình văn hóa gắn với tiêu chuẩn thực hiện tốt công bảo vệ môi trường ở khu dân cư. Kết quả qua từng năm khu dân cư đạt “Khu dân cư văn hóa” và gia đình đạt danh hiệu “gia đình văn hóa” đều tăng so với năm trước. Hàng năm Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã phối hợp lồng gắn tổ chức tập huấn cho 200 cán bộ Mặt trận cấp huyện và cơ sở trong đó có nội dung tập huấn, tuyên truyền về công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Hướng dẫn MTTQ các huyện, thị xã, thành phố phối hợp tổ chức tập huấn, tuyên truyền phổ biến pháp luật môi trường cho cán bộ chủ chốt làm công tác mặt trận các xã, phường, thị trấn, Trưởng ban công tác Mặt trận và Trưởng Ban chỉ đạo các mô hình điểm "Khu dân cư tự quản bảo vệ môi trường" ở khu dân cư.
Vai trò của MTTQ Việt Nam, các đoàn thể nhân dân trong việc phát hiện, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh thường xuyên quan tâm hướng dẫn Ban Thường trực MTTQ các cấp tổ chức các phong trào thi đua yêu nước gắn với cuộc vận đông “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh’. Nâng cao vai trò Mặt trận, đấy mạnh công tác giám sát gắn liền với quá trình tuyên truyền, giáo dục phát huy vai trò làm chủ của các tầng lớp nhân dân trong việc phát hiện, tố giác hành vi lãng phí, quan liêu, tham nhũng.
Kết hợp nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân về vấn đề phòng chống tham nhũng. Qua đó làm cho nhân dân nắm vững và hiểu rõ những quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tạo dư luận mạnh mẽ trong xã hội, kiên quyết lên án mọi hành vi tham nhũng, lãng phí, góp phần nâng cao nhận thức và tinh thần trách nhiệm của cán bộ, đoàn viên, hội viên và nhân dân về ý thức và trách nhiệm của mình trong việc phòng ngừa, phát hiện, tố cáo những hành vi tham nhũng, lãng phí.
Trong những năm qua, MTTQ các cấp đã phối hợp tổ chức 1.979 buổi tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho trên 118.740 lượt người tham gia; phối hợp tổ chức các lớp tập huấn kỹ năng tuyên truyền trong Nhân dân về các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tạo điều kiện để Nhân dân tìm hiểu và nắm bắt pháp luật, khuyến khích người dân phản ánh tố giác và tích cực đấu tranh phòng, chống tham nhũng, đấu tranh chống suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên; phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tạo sự đồng thuận trong xã hội, góp phần xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh./.