Ngay sau khi Nghị quyết 525 có hiệu lực thi hành, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ đã phối hợp với Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái triển khai phổ biến quán triệt nội dung Nghị quyết đến Ban Thường trực Ủy ban MTTQ các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan nhằm tạo sự thống nhất trong việc triển khai thực hiện. Tuyên truyền, vận động nhân dân vai trò của đại biểu Quốc hội và nêu tâm tư, nguyện vọng hợp pháp, chính đáng chia sẻ với đại biểu Quốc hội. Giúp cho Đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội được thực hiện tốt hơn, nhất là việc tiếp xúc cử tri để tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của cử tri và nhân dân, Nghị quyết 525 quy định những nội dung liên quan đến hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội như hình thức tiếp xúc cử tri, cách thức tổ chức tiếp xúc cử tri, vai trò, trách nhiệm của Đoàn đại biểu Quốc hội và các cơ quan liên quan… Trong đó chú trọng, tăng cường mối quan hệ phối hợp và nâng cao trách nhiệm của các cơ quan hữu quan ở địa phương, Ban Thường trực UBTMTQ Việt Nam đã phối hợp với Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái, Thường trực HĐND và UBND tỉnh Yên Bái xây dựng, ban hành quy chế phối hợp giữa các cơ quan; trong đó, có phối hợp trong hoạt động tiếp xúc cử tri.
Hằng năm, căn cứ Kế hoạch tiếp xúc cử tri của Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái, Ban Thường trực UBMTTQ Việt Nam chủ động phối hợp Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn Ban Thường trực Ủy ban MTTQ các huyện, thị xã, thành phố phối hợp Thường trực HĐND, UBND cùng cấp chuẩn bị các điều kiện phục vụ Hội nghị tiếp xúc cử tri với Đoàn Đại biểu Quốc hội tại địa phương.
Sau các đợt tiếp xúc cử tri, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với Đoàn ĐBQH tỉnh tổng hợp đầy đủ các ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan có thẩm quyền ở địa phương để xem xét, giải quyết.
Công tác giám sát việc giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri đã được Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh quan tâm (đến nay, Ban Thường trực MTTQ Việt Nam tỉnh đã nhận được hàng trăm ý kiến trả lời bằng văn bản của các bộ, ngành Trung ương); các ý kiến, kiến nghị của cử tri thuộc thẩm quyền giải quyết của địa phương đã được UBND, các cấp các ngành chức năng nghiêm túc nghiên cứu, có biện pháp giải quyết, trả lời cử tri tương đối kịp thời, đầy đủ; cơ bản các ý kiến, kiến nghị và phản ánh của cử tri đã được lãnh đạo chính quyền các cấp giải thích, trả lời và giải quyết trực tiếp tại buổi tiếp xúc cử tri, việc làm này đã thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của chính quyền các cấp, được cử tri đồng tình ủng hộ. Các văn bản trả lời ý kiến, kiến nghị cử tri của Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương đã được Ban Thường trực MTTQ Việt Nam tỉnh tổng hợp gửi tới các địa phương, kịp thời thông tin tới cử tri; việc làm này được cử tri và nhân dân đánh giá cao và đem lại hiệu quả thiết thực, đáp ứng một phần nguyện vọng chính đáng và giải quyết được nhiều vấn đề đang bức xúc của cử tri, giữ vững sự ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đối với các ý kiến, kiến nghị của cử tri chưa được trả lời, Ban Thường trực MTTQ Việt Nam tỉnh tiếp tục theo dõi, tổng hợp gửi các cơ quan theo quy định.
Ngoài ra, Ban Thường trực MTTQ Việt Nam tỉnh đã lồng ghép hoạt động giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri với các hoạt động giám sát, khảo sát các nội dung có liên quan, từ đó tạo sự chuyển biến tích cực trong việc tiếp thu, giải quyết các ý kiến, kiến nghị của các cơ quan có thẩm quyền tại địa phương.
Công tác tổ chức tiếp xúc cử tri
Từ năm 2013 - 2022, Ban Thường trực MTTQ Việt Nam tỉnh đã phối hợp với Đoàn ĐBQH tỉnh đã tổ chức 180 cuộc tiếp xúc cử tri với trên 35.600 lượt cử tri tham gia. Công tác tổ chức tiếp xúc cử tri của Đoàn ĐBQH đã có nhiều chuyển biến tích cực, được cử tri đánh giá cao. Đặc biệt, năm 2021 và năm 2022 mặc dù bị ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, Ban Thường trực MTTQ Việt Nam tỉnh phối hợp Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đã chú trọng triển khai các giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác tiếp xúc cử tri của Đoàn Đại biểu Quốc hội như: lần đầu tiên đã tổ chức tiếp xúc cử tri trực tiếp kết hợp trực tuyến từ cấp tỉnh đến cấp huyện và có nơi đến cấp xã. Với hình thức này vừa đảm bảo công tác phòng, chống dịch, vừa thực hiện trách nhiệm của đại biểu với cử tri; giúp tiết kiệm thời gian đi lại, chi phí; thu hút nhiều cử tri tham dự và số lượng ý kiến, kiến nghị của cử tri nhiều hơn.
Tại các buổi tiếp xúc, các đại biểu Quốc hội trong Đoàn đã nghiêm túc lắng nghe, ghi nhận tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị của cử tri; phổ biến, tuyên truyền chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, phát huy dân chủ, nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật trong Nhân dân; tạo điều kiện để cử tri thực hiện các quyền giám sát, quyền tham gia hoạt động quản lý nhà nước thông qua cơ quan đại diện.
Cùng với việc tiếp xúc cử tri định kỳ trước và sau mỗi kỳ họp, Ban Thường trực MTTQ Việt Nam tỉnh cùng Đoàn Đại biểu Quốc hội của tỉnh đã chủ động tổ chức tiếp xúc cử tri theo chuyên đề, lĩnh vực, đối tượng, tiếp xúc cử tri nơi cư trú, nơi làm việc, tiếp xúc cử tri ngoài đơn vị bầu cử, chủ động gặp gỡ, tiếp xúc với cá nhân, nhóm cử tri, để kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của cử tri ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa, thôn, xóm, tổ dân phố, góp phần tăng cường mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa đại biểu Quốc hội với cử tri, giữa cử tri với Quốc hội.
Nâng cao hiệu quả tiếp xúc cử tri và giải quyết kiến nghị của cử tri, Đoàn ĐBQH tỉnh thường xuyên tổ chức để các đại biểu Quốc hội trong Đoàn làm việc với Thường trực HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan, tổ chức hữu quan để trao đổi, nắm bắt tình hình kinh tế - xã hội và các vấn đề khó khăn, bức xúc của địa phương; làm cơ sở để các đại biểu Quốc hội tham gia ý kiến tại các Kỳ họp Quốc hội.
Hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội đã được thông tin công khai, rộng rãi ở địa bàn tiếp xúc để cử tri sắp xếp thời gian, công việc tham gia. Bên cạnh đó, thành phần cử tri tham dự các buổi tiếp xúc cũng ngày càng đa dạng hơn, từng bước khắc phục tình trạng “cử tri chuyên nghiệp”, “đại cử tri”.
Đại biểu Quốc hội khi thực hiện các hoạt động tiếp xúc cử tri đã bảo đảm nguyên tắc dân chủ, bình đẳng, công khai; chuẩn bị nội dung tiếp xúc cử tri kỹ lưỡng; trong quá trình thực hiện hoạt động tiếp xúc cử tri các đại biểu Quốc hội đã phát huy vài trò, trách nhiệm theo quy định của Nghị quyết; cử tri thực hiện nghiêm túc nội quy tiếp xúc cử tri, phát biểu ý kiến, kiến nghị với đại biểu Quốc hội.
Tại các hội nghị tiếp xúc cử tri, đã dành phần lớn thời gian để cử tri phát biểu ý kiến, kiến nghị và nhiều ý kiến thuộc thẩm quyền của tỉnh, của huyện được các đại biểu Quốc hội, lãnh đạo UBND tỉnh, các sở ngành liên quan trả lời, làm rõ ngay tại hội nghị, từ đó tạo không khí phấn khởi, dân chủ, cởi mở, góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả cuộc tiếp xúc. Về ý kiến trả lời của các Bộ, ngành Trung ương đối với các kiến nghị mà cử tri nêu tại kỳ tiếp xúc cử tri trước cũng được công khai tới cử tri trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh trước khi các hội nghị tiếp xúc cử tri diễn ra.
Tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp
Xác định rõ tầm quan trọng của việc tiếp xúc cử tri và với trách nhiệm của mình, trước và sau mỗi kỳ họp Quốc hội, Ban Thường trực MTTQ Việt Nam tỉnh đã phối hợp với Văn phòng Đoàn ĐBQH tỉnh xây dựng kế hoạch tiếp xúc cử tri, đồng thời lựa chọn địa điểm, thời gian và tạo điều kiện tốt nhất để các đại biểu Quốc hội trong Đoàn thực hiện tốt nhiệm vụ của người đại biểu với cử tri.
Việc sắp xếp, bố trí tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội được tổ chức đều khắp tại địa bàn các xã, phường, thị trấn trên địa bàn 9 huyện, thị, thành phố của tỉnh, đảm bảo không có sự trùng lặp về địa điểm. Tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp Quốc hội thời gian qua được bố trí chủ yếu theo nhóm đại biểu thuộc các đơn vị bầu cử, việc tổ chức theo nhóm đại biểu đã tạo điều kiện cho các cơ quan phối hợp cử đại diện tham gia tiếp xúc cử tri cùng đại biểu Quốc hội, đồng thời tạo điều kiện để cử tri ở đơn vị bầu cử giám sát việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu và chương trình hành động mà đại biểu đã hứa trước cử tri. Bên cạnh đó, Đoàn còn thường xuyên tổ chức cho các đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri ngoài đơn vị bầu cử đại biểu, đặc biệt là tại khóa XIVvà những năm đầu của khóa XV, Đoàn có sự sắp xếp, bố trí linh hoạt để các đại biểu Quốc hội được tiếp xúc với nhiều cử tri ngoài địa bàn mình ứng cử trên địa bàn tỉnh, điều đó thể hiện tính đại diện cao của cử tri nhằm bảo đảm đại biểu Quốc hội thực sự đại diện cho đại cử tri, tạo điều kiện để đại biểu thu thập được nhiều ý kiến, kiến nghị của cử tri, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đại biểu Quốc hội.
Tiếp xúc cử tri nơi cư trú
Tiếp xúc cử tri nơi cư trú giúp đại biểu Quốc hội gắn bó mật thiết với cử tri nơi mình sinh sống qua đó đại biểu thể hiện rõ hơn quyền và trách nhiệm của mình trước cử tri. Các đại biểu Quốc hội đã chủ động tiếp xúc cử tri thông qua các buổi sinh hoạt định kỳ tại tổ dân phố, đại biểu đã lắng nghe, tiếp nhận nhiều ý kiến của cử tri tại các buổi sinh hoạt tại nơi cư trú.
Tiếp xúc cử tri nơi làm việc
Các vị đại biểu Quốc hội trong Đoàn đều chủ động trong việc bố trí thời gian để gặp gỡ với cán bộ, công chức và người lao động thông qua các hoạt động sinh hoạt tại cơ quan, nơi làm việc để trao đổi về dự kiến chương trình kỳ họp, diễn biến, nội dung chương trình, kết qủa kỳ họp Quốc hội. Hình thức này mang tính chất thông tin, phổ biến, tuyên truyền để cán bộ, công chức và người lao động trong cơ quan nơi đại biểu công tác nắm rõ và hiểu biết hơn về các hoạt động của Quốc hội và của đại biểu Quốc hội.
Tiếp xúc cử tri theo chuyên đề, lĩnh vực và theo đối tượng
Tiếp xúc cử tri theo hình thức này giúp các đại biểu Quốc hội nắm bắt những ý kiến, kiến nghị, thông tin cụ thể hơn về các lĩnh vực mà đại biểu quan tâm. Căn cứ nội dung của kỳ họp, Đoàn ĐBQH tỉnh đã lựa chọn những nội dung do các đại biểu quan tâm và đề xuất, qua đó lựa chọn nhóm vấn đề, lựa chọn nhóm đối tượng để tổ chức tiếp xúc cử tri. Hình thức này mang lại hiệu quả cao, giúp đại biểu nắm rõ hơn về những nội dung mình quan tâm qua đó có tổng hợp chắt lọc để có ý kiến tham gia đóng góp vào các nội dung liên quan tại kỳ họp Quốc hội có chất lượng hơn. Trong 10 năm qua, Đoàn đã tổ chức được 06 hội nghị tiếp xúc cử tri theo chuyên đề, lĩnh vực và các nhóm đối tượng cử tri là cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang; cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp của tỉnh; cử tri là các doanh nghiệp, hợp tác xã; cử tri ngành giáo dục, y tế ... Điển hình như: tiếp xúc cử tri với hơn 600 cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang tỉnh Yên Bái, tại đây cử tri là cán bộ chiến sỹ lực lượng vũ trang đã đóng góp nhiều ý kiến, kiến nghị và tham gia vào công tác xây dựng lập pháp, trong đó tập trung vào những nội dung như: việc thực hiện các chính sách, pháp luật đối với cán bộ, chiến sỹ của lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh; đóng góp ý kiến và triển khai thực hiện các dự án Luật Công an nhân dân (sửa đổi); Luật An ninh mạng, Luật Tố cáo. Tiếp xúc cử tri với công nhân lao động để nghe tâm tư, nguyện vọng của người lao động về việc sửa đổi Bộ Luật lao động. Tiếp xúc với hơn 1.000 cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp của tỉnh, đây là cử tri đại diện cho số đông cử tri, đa số những kiến nghị đều rất cụ thể, sát, đúng với tâm tư, nguyện vọng của cử tri. Đặc biệt, những năm đầu của khóa XV, do tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, Đoàn đã tổ chức nhiều cuộc tiếp xúc cử tri chuyên đề bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến kết nối 9 điểm cầu tại các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh như: năm 2021, tổ chức tiếp xúc cử tri với 221 doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn toàn tỉnh để lắng nghe, nắm bắt những khó khăn, vướng mắc, bất cập cũng như ý kiến đề xuất, kiến nghị từ các doanh nghiệp, hợp tác xã, kịp thời chuyển đến các cấp, các ngành có biện pháp tháo gỡ cho các doanh nghiệp, hợp tác xã để duy trì, phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh trong trạng thái bình thường mới; năm 2022, đã tổ chức tiếp xúc cử tri với sự tham dự của hơn 1.600 cử tri trọng tâm là đại diện cử tri ngành giáo dục và y tế để lắng nghe, nắm bắt những khó khăn, vướng mắc, bất cập cũng như ý kiến đề xuất, kiến nghị gửi tới Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương…
Ngoài ra, Đoàn đã tổ chức tiếp xúc cử tri theo hình thức trực tiếp gặp gỡ nhóm cử tri ở thôn Nà Kèn, xã Lâm Thượng, huyện Lục Yên. Tại đây đồng chí Trưởng Đoàn cùng các đại biểu Quốc hội đã lắng nghe những kiến nghị của cử tri liên quan đến các hoạt động thăm dò khai thác khoáng sản tại khu vực này. Việc tiếp xúc theo hình thức này tạo được mối quan hệ cởi mở, thân mật, những vấn đề nổi cộm, bức xúc ở địa phương được cử tri và đại biểu trao đổi thẳng thắn, tạo không khí thoải mái, thông tin thu được cũng nhiều chiều hơn, đạt hiệu quả cao hơn, qua đó tạo được niềm tin của người dân.
Công tác tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri đã dần đi vào nền nếp. Sau mỗi đợt tiếp xúc cử tri, Đoàn ĐBQH tỉnh đã phối hợp với Ban Thường trực UBMTTQ Việt Nam tỉnh tập hợp, tổng hợp đầy đủ các ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đảm bảo thời gian theo quy định; đồng thời, chuyển kiến nghị thuộc thẩm quyền giải quyết của chính quyền địa phương đến cơ quan có thẩm quyền ở địa phương xem xét, giải quyết, trả lời cử tri theo quy định.
Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 525, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh cùng Đoàn Đại biểu Quốc hội của tỉnh đã tổng hợp và phản ánh được trên 650 ý kiến, kiến nghị thuộc thẩm quyền nghiên cứu, giải quyết của các cơ quan, tổ chức ở Trung ương; hàng nghìn kiến nghị thuộc thẩm quyết giải quyết của địa phương. Các kiến nghị của Đoàn ĐBQH tỉnh góp phần cùng với cơ quan, tổ chức ở trung ương và địa phương giải quyết kịp thời, tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc trong nhân dân, góp phần tích cực thúc đẩy và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.
Việc xem xét, giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri về cơ bản đều đảm bảo đúng thời gian theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Nghị quyết. Việc trả lời của các bộ, ngành từ khóa XIV trở lại đây đều thể hiện tinh thần, trách nhiệm cao, nội dung các văn bản trả lời cơ bản đều nêu rõ trách nhiệm của các Bộ, ngành, tình hình thi hành pháp luật đối với nội dung mà cử tri kiến nghị, cũng như phân tích, đánh giá các nguyên nhân hạn chế, đề ra nhiều biện pháp cụ thể để giải quyết kiến nghị của cử tri. Đối với một số kiến nghị liên quan đến sửa đổi, bổ sung chính sách cần thời gian để tổng kết, đánh giá thực tiễn, hoặc các kiến nghị cần nguồn lực đầu tư,...các Bộ, ngành cũng đã phân tích đánh giá kỹ lưỡng.
Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 525 về việc tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội, công tác tiếp xúc cử tri của các đại biểu Quốc hội; công tác tổng hợp, phân loại các kiến nghị cử tri gửi tới các kỳ họp của Quốc hội; công tác giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri đã được tổ chức khoa học, công khai, minh bạch đạt được những kết quả đáng khích lệ, được cử tri và Nhân dân ghi nhận. Đoàn ĐBQH tỉnh và Ban Thường trực Ủy ban MTTQ đã quan tâm, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai việc tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về công tác tiếp xúc cử tri, chú trọng công tác chuẩn bị kế hoạch, nội dung, chương trình của các đợt tiếp xúc cử tri, qua đó số lượng và chất lượng các đợt tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội tại các địa phương được nâng lên rõ rệt; mối quan hệ giữa đại biểu Quốc hội và cử tri ngày càng được củng cố, gắn bó chặt chẽ.
Công tác tiếp xúc cử tri đã có nhiều đổi mới linh hoạt, hiệu quả về hình thức và nội dung. Việc tiếp xúc cử tri được thực hiện dân chủ, bình đẳng, công khai, đã phát huy vai trò, trách nhiệm của đại biểu Quốc hội, của cử tri và các cơ quan, tổ chức hữu quan. Đoàn ĐBQH tỉnh đã quan tâm cải tiến nội dung tiếp xúc cử tri và triển khai nhiều hình thức tiếp xúc cử tri chất lượng, hiệu quả; mối quan hệ phối hợp giữa Đoàn ĐBQH với Thường trực HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ các cấp và các cơ quan có liên quan tại địa phương cũng ngày càng chặt chẽ, hiệu quả. Qua tiếp xúc cử tri, các đại biểu Quốc hội cơ bản nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của cử tri muốn gửi tới các kỳ họp Quốc hội. Nhiều vấn đề, nguyện vọng mà cử tri gửi gắm đã được các đại biểu Quốc hội trong Đoàn đưa ra tại các kỳ họp Quốc hội và đã được chỉ đạo giải quyết kịp thời được cử tri cả nước đánh giá rất cao. Nhiều nguyện vọng, kiến nghị của cử tri cũng đã được Quốc hội thể chế hóa thành nhiều văn bản pháp luật, tạo hành lang pháp lý thuận lợi thông thoáng cho người dân. Việc tiếp xúc cử tri một cách hiệu quả, linh hoạt, chất lượng còn có tác dụng hỗ trợ các đại biểu Quốc hội nâng cao chất lượng trong công tác xây dựng luật, trong hoạt động giám sát và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước. Các kiến nghị của cử tri gửi đến Quốc hội đều được các cơ quan có thẩm quyền giải quyết xem xét và gửi văn bản trả lời tới Đoàn ĐBQH theo đúng quy định.
Hoạt động tiếp xúc cử tri của Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái trong những năm qua đã góp phần tích cực vào việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà ước, từng bước thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng nguyện vọng của cử tri; góp phần củng cố lòng tin của nhân dân với cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân; tạo niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.
Việt Phương
Ngay sau khi Nghị quyết 525 có hiệu lực thi hành, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ đã phối hợp với Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái triển khai phổ biến quán triệt nội dung Nghị quyết đến Ban Thường trực Ủy ban MTTQ các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan nhằm tạo sự thống nhất trong việc triển khai thực hiện. Tuyên truyền, vận động nhân dân vai trò của đại biểu Quốc hội và nêu tâm tư, nguyện vọng hợp pháp, chính đáng chia sẻ với đại biểu Quốc hội. Giúp cho Đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội được thực hiện tốt hơn, nhất là việc tiếp xúc cử tri để tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của cử tri và nhân dân, Nghị quyết 525 quy định những nội dung liên quan đến hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội như hình thức tiếp xúc cử tri, cách thức tổ chức tiếp xúc cử tri, vai trò, trách nhiệm của Đoàn đại biểu Quốc hội và các cơ quan liên quan… Trong đó chú trọng, tăng cường mối quan hệ phối hợp và nâng cao trách nhiệm của các cơ quan hữu quan ở địa phương, Ban Thường trực UBTMTQ Việt Nam đã phối hợp với Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái, Thường trực HĐND và UBND tỉnh Yên Bái xây dựng, ban hành quy chế phối hợp giữa các cơ quan; trong đó, có phối hợp trong hoạt động tiếp xúc cử tri. Hằng năm, căn cứ Kế hoạch tiếp xúc cử tri của Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái, Ban Thường trực UBMTTQ Việt Nam chủ động phối hợp Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn Ban Thường trực Ủy ban MTTQ các huyện, thị xã, thành phố phối hợp Thường trực HĐND, UBND cùng cấp chuẩn bị các điều kiện phục vụ Hội nghị tiếp xúc cử tri với Đoàn Đại biểu Quốc hội tại địa phương.
Sau các đợt tiếp xúc cử tri, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với Đoàn ĐBQH tỉnh tổng hợp đầy đủ các ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan có thẩm quyền ở địa phương để xem xét, giải quyết.
Công tác giám sát việc giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri đã được Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh quan tâm (đến nay, Ban Thường trực MTTQ Việt Nam tỉnh đã nhận được hàng trăm ý kiến trả lời bằng văn bản của các bộ, ngành Trung ương); các ý kiến, kiến nghị của cử tri thuộc thẩm quyền giải quyết của địa phương đã được UBND, các cấp các ngành chức năng nghiêm túc nghiên cứu, có biện pháp giải quyết, trả lời cử tri tương đối kịp thời, đầy đủ; cơ bản các ý kiến, kiến nghị và phản ánh của cử tri đã được lãnh đạo chính quyền các cấp giải thích, trả lời và giải quyết trực tiếp tại buổi tiếp xúc cử tri, việc làm này đã thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của chính quyền các cấp, được cử tri đồng tình ủng hộ. Các văn bản trả lời ý kiến, kiến nghị cử tri của Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương đã được Ban Thường trực MTTQ Việt Nam tỉnh tổng hợp gửi tới các địa phương, kịp thời thông tin tới cử tri; việc làm này được cử tri và nhân dân đánh giá cao và đem lại hiệu quả thiết thực, đáp ứng một phần nguyện vọng chính đáng và giải quyết được nhiều vấn đề đang bức xúc của cử tri, giữ vững sự ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đối với các ý kiến, kiến nghị của cử tri chưa được trả lời, Ban Thường trực MTTQ Việt Nam tỉnh tiếp tục theo dõi, tổng hợp gửi các cơ quan theo quy định.
Ngoài ra, Ban Thường trực MTTQ Việt Nam tỉnh đã lồng ghép hoạt động giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri với các hoạt động giám sát, khảo sát các nội dung có liên quan, từ đó tạo sự chuyển biến tích cực trong việc tiếp thu, giải quyết các ý kiến, kiến nghị của các cơ quan có thẩm quyền tại địa phương.
Công tác tổ chức tiếp xúc cử tri
Từ năm 2013 - 2022, Ban Thường trực MTTQ Việt Nam tỉnh đã phối hợp với Đoàn ĐBQH tỉnh đã tổ chức 180 cuộc tiếp xúc cử tri với trên 35.600 lượt cử tri tham gia. Công tác tổ chức tiếp xúc cử tri của Đoàn ĐBQH đã có nhiều chuyển biến tích cực, được cử tri đánh giá cao. Đặc biệt, năm 2021 và năm 2022 mặc dù bị ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, Ban Thường trực MTTQ Việt Nam tỉnh phối hợp Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đã chú trọng triển khai các giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác tiếp xúc cử tri của Đoàn Đại biểu Quốc hội như: lần đầu tiên đã tổ chức tiếp xúc cử tri trực tiếp kết hợp trực tuyến từ cấp tỉnh đến cấp huyện và có nơi đến cấp xã. Với hình thức này vừa đảm bảo công tác phòng, chống dịch, vừa thực hiện trách nhiệm của đại biểu với cử tri; giúp tiết kiệm thời gian đi lại, chi phí; thu hút nhiều cử tri tham dự và số lượng ý kiến, kiến nghị của cử tri nhiều hơn.
Tại các buổi tiếp xúc, các đại biểu Quốc hội trong Đoàn đã nghiêm túc lắng nghe, ghi nhận tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị của cử tri; phổ biến, tuyên truyền chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, phát huy dân chủ, nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật trong Nhân dân; tạo điều kiện để cử tri thực hiện các quyền giám sát, quyền tham gia hoạt động quản lý nhà nước thông qua cơ quan đại diện.
Cùng với việc tiếp xúc cử tri định kỳ trước và sau mỗi kỳ họp, Ban Thường trực MTTQ Việt Nam tỉnh cùng Đoàn Đại biểu Quốc hội của tỉnh đã chủ động tổ chức tiếp xúc cử tri theo chuyên đề, lĩnh vực, đối tượng, tiếp xúc cử tri nơi cư trú, nơi làm việc, tiếp xúc cử tri ngoài đơn vị bầu cử, chủ động gặp gỡ, tiếp xúc với cá nhân, nhóm cử tri, để kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của cử tri ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa, thôn, xóm, tổ dân phố, góp phần tăng cường mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa đại biểu Quốc hội với cử tri, giữa cử tri với Quốc hội.
Nâng cao hiệu quả tiếp xúc cử tri và giải quyết kiến nghị của cử tri, Đoàn ĐBQH tỉnh thường xuyên tổ chức để các đại biểu Quốc hội trong Đoàn làm việc với Thường trực HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan, tổ chức hữu quan để trao đổi, nắm bắt tình hình kinh tế - xã hội và các vấn đề khó khăn, bức xúc của địa phương; làm cơ sở để các đại biểu Quốc hội tham gia ý kiến tại các Kỳ họp Quốc hội.
Hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội đã được thông tin công khai, rộng rãi ở địa bàn tiếp xúc để cử tri sắp xếp thời gian, công việc tham gia. Bên cạnh đó, thành phần cử tri tham dự các buổi tiếp xúc cũng ngày càng đa dạng hơn, từng bước khắc phục tình trạng “cử tri chuyên nghiệp”, “đại cử tri”.
Đại biểu Quốc hội khi thực hiện các hoạt động tiếp xúc cử tri đã bảo đảm nguyên tắc dân chủ, bình đẳng, công khai; chuẩn bị nội dung tiếp xúc cử tri kỹ lưỡng; trong quá trình thực hiện hoạt động tiếp xúc cử tri các đại biểu Quốc hội đã phát huy vài trò, trách nhiệm theo quy định của Nghị quyết; cử tri thực hiện nghiêm túc nội quy tiếp xúc cử tri, phát biểu ý kiến, kiến nghị với đại biểu Quốc hội.
Tại các hội nghị tiếp xúc cử tri, đã dành phần lớn thời gian để cử tri phát biểu ý kiến, kiến nghị và nhiều ý kiến thuộc thẩm quyền của tỉnh, của huyện được các đại biểu Quốc hội, lãnh đạo UBND tỉnh, các sở ngành liên quan trả lời, làm rõ ngay tại hội nghị, từ đó tạo không khí phấn khởi, dân chủ, cởi mở, góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả cuộc tiếp xúc. Về ý kiến trả lời của các Bộ, ngành Trung ương đối với các kiến nghị mà cử tri nêu tại kỳ tiếp xúc cử tri trước cũng được công khai tới cử tri trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh trước khi các hội nghị tiếp xúc cử tri diễn ra.
Tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp
Xác định rõ tầm quan trọng của việc tiếp xúc cử tri và với trách nhiệm của mình, trước và sau mỗi kỳ họp Quốc hội, Ban Thường trực MTTQ Việt Nam tỉnh đã phối hợp với Văn phòng Đoàn ĐBQH tỉnh xây dựng kế hoạch tiếp xúc cử tri, đồng thời lựa chọn địa điểm, thời gian và tạo điều kiện tốt nhất để các đại biểu Quốc hội trong Đoàn thực hiện tốt nhiệm vụ của người đại biểu với cử tri.
Việc sắp xếp, bố trí tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội được tổ chức đều khắp tại địa bàn các xã, phường, thị trấn trên địa bàn 9 huyện, thị, thành phố của tỉnh, đảm bảo không có sự trùng lặp về địa điểm. Tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp Quốc hội thời gian qua được bố trí chủ yếu theo nhóm đại biểu thuộc các đơn vị bầu cử, việc tổ chức theo nhóm đại biểu đã tạo điều kiện cho các cơ quan phối hợp cử đại diện tham gia tiếp xúc cử tri cùng đại biểu Quốc hội, đồng thời tạo điều kiện để cử tri ở đơn vị bầu cử giám sát việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu và chương trình hành động mà đại biểu đã hứa trước cử tri. Bên cạnh đó, Đoàn còn thường xuyên tổ chức cho các đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri ngoài đơn vị bầu cử đại biểu, đặc biệt là tại khóa XIVvà những năm đầu của khóa XV, Đoàn có sự sắp xếp, bố trí linh hoạt để các đại biểu Quốc hội được tiếp xúc với nhiều cử tri ngoài địa bàn mình ứng cử trên địa bàn tỉnh, điều đó thể hiện tính đại diện cao của cử tri nhằm bảo đảm đại biểu Quốc hội thực sự đại diện cho đại cử tri, tạo điều kiện để đại biểu thu thập được nhiều ý kiến, kiến nghị của cử tri, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đại biểu Quốc hội.
Tiếp xúc cử tri nơi cư trú
Tiếp xúc cử tri nơi cư trú giúp đại biểu Quốc hội gắn bó mật thiết với cử tri nơi mình sinh sống qua đó đại biểu thể hiện rõ hơn quyền và trách nhiệm của mình trước cử tri. Các đại biểu Quốc hội đã chủ động tiếp xúc cử tri thông qua các buổi sinh hoạt định kỳ tại tổ dân phố, đại biểu đã lắng nghe, tiếp nhận nhiều ý kiến của cử tri tại các buổi sinh hoạt tại nơi cư trú.
Tiếp xúc cử tri nơi làm việc
Các vị đại biểu Quốc hội trong Đoàn đều chủ động trong việc bố trí thời gian để gặp gỡ với cán bộ, công chức và người lao động thông qua các hoạt động sinh hoạt tại cơ quan, nơi làm việc để trao đổi về dự kiến chương trình kỳ họp, diễn biến, nội dung chương trình, kết qủa kỳ họp Quốc hội. Hình thức này mang tính chất thông tin, phổ biến, tuyên truyền để cán bộ, công chức và người lao động trong cơ quan nơi đại biểu công tác nắm rõ và hiểu biết hơn về các hoạt động của Quốc hội và của đại biểu Quốc hội.
Tiếp xúc cử tri theo chuyên đề, lĩnh vực và theo đối tượng
Tiếp xúc cử tri theo hình thức này giúp các đại biểu Quốc hội nắm bắt những ý kiến, kiến nghị, thông tin cụ thể hơn về các lĩnh vực mà đại biểu quan tâm. Căn cứ nội dung của kỳ họp, Đoàn ĐBQH tỉnh đã lựa chọn những nội dung do các đại biểu quan tâm và đề xuất, qua đó lựa chọn nhóm vấn đề, lựa chọn nhóm đối tượng để tổ chức tiếp xúc cử tri. Hình thức này mang lại hiệu quả cao, giúp đại biểu nắm rõ hơn về những nội dung mình quan tâm qua đó có tổng hợp chắt lọc để có ý kiến tham gia đóng góp vào các nội dung liên quan tại kỳ họp Quốc hội có chất lượng hơn. Trong 10 năm qua, Đoàn đã tổ chức được 06 hội nghị tiếp xúc cử tri theo chuyên đề, lĩnh vực và các nhóm đối tượng cử tri là cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang; cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp của tỉnh; cử tri là các doanh nghiệp, hợp tác xã; cử tri ngành giáo dục, y tế ... Điển hình như: tiếp xúc cử tri với hơn 600 cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang tỉnh Yên Bái, tại đây cử tri là cán bộ chiến sỹ lực lượng vũ trang đã đóng góp nhiều ý kiến, kiến nghị và tham gia vào công tác xây dựng lập pháp, trong đó tập trung vào những nội dung như: việc thực hiện các chính sách, pháp luật đối với cán bộ, chiến sỹ của lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh; đóng góp ý kiến và triển khai thực hiện các dự án Luật Công an nhân dân (sửa đổi); Luật An ninh mạng, Luật Tố cáo. Tiếp xúc cử tri với công nhân lao động để nghe tâm tư, nguyện vọng của người lao động về việc sửa đổi Bộ Luật lao động. Tiếp xúc với hơn 1.000 cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp của tỉnh, đây là cử tri đại diện cho số đông cử tri, đa số những kiến nghị đều rất cụ thể, sát, đúng với tâm tư, nguyện vọng của cử tri. Đặc biệt, những năm đầu của khóa XV, do tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, Đoàn đã tổ chức nhiều cuộc tiếp xúc cử tri chuyên đề bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến kết nối 9 điểm cầu tại các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh như: năm 2021, tổ chức tiếp xúc cử tri với 221 doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn toàn tỉnh để lắng nghe, nắm bắt những khó khăn, vướng mắc, bất cập cũng như ý kiến đề xuất, kiến nghị từ các doanh nghiệp, hợp tác xã, kịp thời chuyển đến các cấp, các ngành có biện pháp tháo gỡ cho các doanh nghiệp, hợp tác xã để duy trì, phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh trong trạng thái bình thường mới; năm 2022, đã tổ chức tiếp xúc cử tri với sự tham dự của hơn 1.600 cử tri trọng tâm là đại diện cử tri ngành giáo dục và y tế để lắng nghe, nắm bắt những khó khăn, vướng mắc, bất cập cũng như ý kiến đề xuất, kiến nghị gửi tới Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương…
Ngoài ra, Đoàn đã tổ chức tiếp xúc cử tri theo hình thức trực tiếp gặp gỡ nhóm cử tri ở thôn Nà Kèn, xã Lâm Thượng, huyện Lục Yên. Tại đây đồng chí Trưởng Đoàn cùng các đại biểu Quốc hội đã lắng nghe những kiến nghị của cử tri liên quan đến các hoạt động thăm dò khai thác khoáng sản tại khu vực này. Việc tiếp xúc theo hình thức này tạo được mối quan hệ cởi mở, thân mật, những vấn đề nổi cộm, bức xúc ở địa phương được cử tri và đại biểu trao đổi thẳng thắn, tạo không khí thoải mái, thông tin thu được cũng nhiều chiều hơn, đạt hiệu quả cao hơn, qua đó tạo được niềm tin của người dân.
Công tác tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri đã dần đi vào nền nếp. Sau mỗi đợt tiếp xúc cử tri, Đoàn ĐBQH tỉnh đã phối hợp với Ban Thường trực UBMTTQ Việt Nam tỉnh tập hợp, tổng hợp đầy đủ các ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đảm bảo thời gian theo quy định; đồng thời, chuyển kiến nghị thuộc thẩm quyền giải quyết của chính quyền địa phương đến cơ quan có thẩm quyền ở địa phương xem xét, giải quyết, trả lời cử tri theo quy định.
Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 525, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh cùng Đoàn Đại biểu Quốc hội của tỉnh đã tổng hợp và phản ánh được trên 650 ý kiến, kiến nghị thuộc thẩm quyền nghiên cứu, giải quyết của các cơ quan, tổ chức ở Trung ương; hàng nghìn kiến nghị thuộc thẩm quyết giải quyết của địa phương. Các kiến nghị của Đoàn ĐBQH tỉnh góp phần cùng với cơ quan, tổ chức ở trung ương và địa phương giải quyết kịp thời, tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc trong nhân dân, góp phần tích cực thúc đẩy và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.
Việc xem xét, giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri về cơ bản đều đảm bảo đúng thời gian theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Nghị quyết. Việc trả lời của các bộ, ngành từ khóa XIV trở lại đây đều thể hiện tinh thần, trách nhiệm cao, nội dung các văn bản trả lời cơ bản đều nêu rõ trách nhiệm của các Bộ, ngành, tình hình thi hành pháp luật đối với nội dung mà cử tri kiến nghị, cũng như phân tích, đánh giá các nguyên nhân hạn chế, đề ra nhiều biện pháp cụ thể để giải quyết kiến nghị của cử tri. Đối với một số kiến nghị liên quan đến sửa đổi, bổ sung chính sách cần thời gian để tổng kết, đánh giá thực tiễn, hoặc các kiến nghị cần nguồn lực đầu tư,...các Bộ, ngành cũng đã phân tích đánh giá kỹ lưỡng.
Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 525 về việc tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội, công tác tiếp xúc cử tri của các đại biểu Quốc hội; công tác tổng hợp, phân loại các kiến nghị cử tri gửi tới các kỳ họp của Quốc hội; công tác giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri đã được tổ chức khoa học, công khai, minh bạch đạt được những kết quả đáng khích lệ, được cử tri và Nhân dân ghi nhận. Đoàn ĐBQH tỉnh và Ban Thường trực Ủy ban MTTQ đã quan tâm, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai việc tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về công tác tiếp xúc cử tri, chú trọng công tác chuẩn bị kế hoạch, nội dung, chương trình của các đợt tiếp xúc cử tri, qua đó số lượng và chất lượng các đợt tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội tại các địa phương được nâng lên rõ rệt; mối quan hệ giữa đại biểu Quốc hội và cử tri ngày càng được củng cố, gắn bó chặt chẽ.
Công tác tiếp xúc cử tri đã có nhiều đổi mới linh hoạt, hiệu quả về hình thức và nội dung. Việc tiếp xúc cử tri được thực hiện dân chủ, bình đẳng, công khai, đã phát huy vai trò, trách nhiệm của đại biểu Quốc hội, của cử tri và các cơ quan, tổ chức hữu quan. Đoàn ĐBQH tỉnh đã quan tâm cải tiến nội dung tiếp xúc cử tri và triển khai nhiều hình thức tiếp xúc cử tri chất lượng, hiệu quả; mối quan hệ phối hợp giữa Đoàn ĐBQH với Thường trực HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ các cấp và các cơ quan có liên quan tại địa phương cũng ngày càng chặt chẽ, hiệu quả. Qua tiếp xúc cử tri, các đại biểu Quốc hội cơ bản nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của cử tri muốn gửi tới các kỳ họp Quốc hội. Nhiều vấn đề, nguyện vọng mà cử tri gửi gắm đã được các đại biểu Quốc hội trong Đoàn đưa ra tại các kỳ họp Quốc hội và đã được chỉ đạo giải quyết kịp thời được cử tri cả nước đánh giá rất cao. Nhiều nguyện vọng, kiến nghị của cử tri cũng đã được Quốc hội thể chế hóa thành nhiều văn bản pháp luật, tạo hành lang pháp lý thuận lợi thông thoáng cho người dân. Việc tiếp xúc cử tri một cách hiệu quả, linh hoạt, chất lượng còn có tác dụng hỗ trợ các đại biểu Quốc hội nâng cao chất lượng trong công tác xây dựng luật, trong hoạt động giám sát và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước. Các kiến nghị của cử tri gửi đến Quốc hội đều được các cơ quan có thẩm quyền giải quyết xem xét và gửi văn bản trả lời tới Đoàn ĐBQH theo đúng quy định.
Hoạt động tiếp xúc cử tri của Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái trong những năm qua đã góp phần tích cực vào việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà ước, từng bước thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng nguyện vọng của cử tri; góp phần củng cố lòng tin của nhân dân với cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân; tạo niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.
Việt Phương