Tin Hoạt động >> Phong trào

Để Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” thực sự lan tỏa

24/05/2022 07:05:29 Xem cỡ chữ Google
Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” được Bộ Chính trị phát động từ năm 2009. Qua hơn 10 năm triển khai đã đạt kết quả tích cực, nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của đông đảo Nhân dân, góp phần thúc đẩy sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội. Dạo quanh các siêu thị, cửa hàng tạp hóa, các chợ trên địa bàn tỉnh, chúng tôi nhận thấy nhiều mặt hàng có xuất xứ trong nước, trong tỉnh được trưng bày phong phú với hình thức đa dạng trên kệ trưng bày, nhờ đó, thu hút đông đảo người tiêu dùng đến lựa chọn và mua sắm. Có mặt tại siêu thị Vinmax ở đại lộ Nguyễn Thái Học, hầu hết người tiêu dùng đều rất hài lòng và yên tâm với chất lượng, giá cả các sản phẩm mang thương hiệu Việt. Chị Nguyễn Hải Yến cho biết: “Mua và sử dụng các mặt hàng Việt Nam đã trở thành thói quen của gia đình từ lâu, qua việc sử dụng hàng Việt giúp cho doanh nghiệp trong nước, trong tỉnh phát triển mà tôi còn yên tâm về nguồn gốc xuất xứ, chất lượng tốt, mẫu mã đẹp và giá cả hợp lý”.

Lãnh đạo Ủy ban MTTQ Thị xã Nghĩa Lộ thăm quan và kiểm tra các gian hàng trưng bày

Quá trình triển khai cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn tỉnh được các cấp, các ngành chú trọng thực hiện thông qua nhiều hình thức, góp phần nâng cao nhận thức trong việc ưu tiên lựa chọn, sử dụng hàng Việt Nam có chất lượng, đồng thời thay đổi tư duy sản xuất, kinh doanh của các nhà sản xuất, chế biến, phân phối, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của thị trường và người tiêu dùng.

Cùng với công tác tuyên truyền, vận động, công tác quản lý nhà nước của các sở, ngành, địa phương được tăng cường, góp phần hạn chế tình trạng buôn bán, vận chuyển hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, hỗ trợ các doanh nghiệp, nhà sản xuất trong tỉnh đầu tư phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa. Các kênh phân phối hàng Việt Nam được mở rộng và phát triển với các điểm bán hàng Việt, các siêu thị, chợ và hoạt động đưa hàng Việt về vùng nông thôn của doanh nghiệp. trong năm 2021 và 5 tháng đầu năm 2022 căn cứ chức năng nhiệm vụ, kế hoạch thực hiện của BCĐ tỉnh, các ngành thành viên đã chủ động xây dựng kế hoạch tuyên truyền thực hiện Cuộc vận động đến cán bộ hội viên, đoàn viên và các tầng lớp Nhân dân gắn với thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước trong năm với các hoạt động thiết thực hiệu quả, cụ thể:

Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh: Thực hiện tốt vai trò là cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo Cuộc vận động tỉnh, Ban Thường trực Ủy ban MTTQVN tỉnh đã tích cực, chủ động tham mưu với Ban Thường vụ Tỉnh ủy kịp thời kiện toàn Ban Chỉ đạo và ban hành quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Cuộc vận động tỉnh; đồng thời tham mưu Ban Chỉ đạo ban hành chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện CVĐ, thực hiện công tác kiểm tra, giám sát tại các địa phương, đơn vị; phối hợp lồng ghép tuyên truyền thực hiện CVĐ với các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động khác trên địa bàn, như CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân, đoàn viên, hội viên ưu tiên sử dụng hàng hóa do các doanh nghiệp trong nước sản xuất; phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện tốt việc giám sát phát hiện các hành vi vi phạm về chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Năm 2021 và 5 tháng đầu năm 2022, Phối hợp với các cơ quan truyền thông tăng cường công tác tuyên truyền về CVĐ; đăng tải 55 tin, bài về kết quả hoạt động CVĐ trên Trang thông tin điện tử Ủy ban MTTQ tỉnh. Tiếp tục phối hợp tuyên truyền, vận động duy trì các mô hình phát triển nông nghiệp và chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với đặc điểm sinh thái của từng vùng, bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn gen cây trồng, vật nuôi đặc sản, có giá trị kinh tế cao. Phối hợp tuyên truyền triển khai chương trình mỗi xã một sản phẩn. Tham mưu phối hợp triển khai Đề án xây dựng mô hình thí điểm và điểm bán hàng Việt Nam với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam”. Đến nay, tỉnh Yên Bái có 138 sản phẩm được đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh.. Sản phẩm OCOP sau khi được công nhận đã giúp người dân sản xuất theo hình thức liên kết, tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao giá trị sản phẩm.

Các ban xây dựng Ðảng tỉnh: Tham mưu cho Tỉnh ủy triển khai các văn bản chỉ đạo, tuyên truyền và lồng ghép triển khai nội dung của Cuộc vận động đến các báo cáo viên cấp tỉnh, cấp huyện, đồng thời ban hành Kế hoạch triển khai đến các ban xây dựng Ðảng, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong tỉnh nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm các tầng lớp nhân dân về niềm tự hào của hàng nội địa và trong việc ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể triển khai và tổ chức thực hiện Cuộc vận động gắn với thực hiện phong trào thi đua “ Dân vận khéo” và các phong trào thi đua yêu nước trong các tầng lớp nhân dân; nắm bắt tình hình đời sống, tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân để phản ánh, kiến nghị với Đảng, Nhà nước có các chủ trương, chính sách phù hợp để kích thích nhân dân tiêu dùng hàng hóa mang thương hiệu Việt.

Ủy ban nhân dân tỉnh: Chỉ đạo các các sở, ban, ngành có liên quan đẩy mạnh phát triển hạ tầng thương mại tăng cường các hoạt động xúc tiến, quảng bá hàng Việt Nam nói chung và các sản phẩm hàng hóa riêng của tỉnh Yên Bái cho khách hàng trong và ngoài nước.

Sở Công thương, Cục Quản lý thị trường: Tham mưu với UBND tỉnh ban hành các quyết định, kế hoạch nhằm bình ổn thị trường dịp tết Nguyên đán; tổ chức Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam; triển khai thực hiện Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2021 – 2025 trên địa bàn tỉnh; thanh tra An toàn thực phẩm theo quy định phân cấp về quản lý an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của ngành Công Thương trên địa bàn; Năm 2021 và 05 tháng đầu năm 2022 đã tư vấn, hỗ trợ trên 300 doanh nghiệp công thương chủ yếu hoàn thiện hạ tầng thương mại điện tử.Trong đó đã tư vấn, hỗ trợ giúp các doanh nghiệp đăng ký thành viên và đăng tải thông tin trên Sàn giao dịch TMĐT tỉnh Yên Bái tại địa chỉ sctyenbai.com; Trên Sàn giao dịch TMĐT voso.vn do Tập đoàn Viettel quản trị; Trên Sàn giao dịch TMĐT postmart.vn của Tập đoàn Bưu chính viễn thông để quảng bá thông tin, hình ảnh sản phẩm của các doanh nghiệp và hỗ trợ các HTX, DN mở gian hàng trực tuyến và hướng dẫn các DN quản trị gian hàng trên các sàn TMĐT để tiêu thụ sản phẩm. duy trì, quản trị, vận hành sàn giao dịch TMĐT tỉnh Yên Bái hoạt động tốt. Hiện nay số lượt doanh nghiệp được tư vấn hỗ trợ đăng ký tham gia thành viên trên sàn là 1.000 lượt doanh nghiệp. Số doanh nghiệp thường xuyên cập nhật sản phẩm là trên 300 doanh nghiệp. Tổng số sản phẩm chào mua, chào bán trên sàn là trên 600 lượt sản phẩm. Những tháng đầu năm 2022, chỉ đạo Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại phối hợp với các địa phương, các cơ sở công nghiệp nông thôn khảo sát, xây dựng đề án khuyến công năm 2022 với tổng số vốn được phân bổ là 3 tỷ đồng; xây dựng đề án tiết kiệm năng lượng năm 2022 với tổng kinh phí 900 triệu đồng; phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT xây dựng các đề án XTTM và TMĐT năm 2022 để trình UBND tỉnh phê duyệt với tổng số vốn phân bổ là 5,0 tỷ đồng (lĩnh vực công thương 2,5 tỷ đồng; lĩnh vực nông nghiệp 2,5 tỷ đồng). Đến nay hoàn thành thực hiện một số nội dung như: Hoàn thành công tác thẩm định các đề án khuyến công địa phương, chương trình sử dụng NLTK&HQ năm 2022. Hỗ trợ kinh phí cho các chủ thể xây dựng được 02 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại thành phố Yên Bái và thị xã Nghĩa Lộ. Lũy kế đến nay toàn tỉnh có 09 cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm OCOP của địa phương. Triển khai thực hiện các điểm bán hàng Việt Nam trên địa bàn tại thị xã Nghĩa Lộ và thành phố Yên Bái. Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia bán hàng trên các sàn giao dịch thương mại điện tử trong nước và quốc tế (Alibaba.com; Sendo; Voso, Postmart...).

Cùng với công tác tuyên truyền vận động về Cuộc vận động, công tác quản lý thị trường được Cục quản lý thị trường chủ động theo chương trình, kế hoạch nhất là công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, góp phần kiềm chế lạm phát, bình ổn thị trường, ngăn chặn kịp thời các hành vi gian lận thương mại, sản xuất kinh doanh hàng nhập lậu, hàng giả, hàng nhái và hàng kém chất lượng, bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng trong tỉnh, nhất là tại các chợ phiên vùng sâu, xùng xa, thông qua công tác kiểm tra, kiểm soát lực lượng QLTT đã kết hợp lồng ghép với công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong kinh doanh thương mại đến thương nhân kinh doanh tại chợ và người tiêu dùng, ưu tiên kinh doanh hàng Việt, không kinh doanh hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, quá hạn sử dụng...góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của thương nhân, Nhân dân địa phương nhằm ngăn chặn và hạn chế các loại hàng hoá không rõ nguồn gốc, quá hạn sử dụng, kém chất lượng, không đảm bảo VSATTP, kích thích sản xuất trong nước phát triển và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Từ năm 2021 đến nay, Cục đã tổ chức 16 cuộc tuyên truyền phát thanh lưu động thông qua loa đài, phát tờ rơi về cách nhận biết hàng thật, hàng giả cho người tiêu dùng tại các chợ xã. Phối hợp với sở Công Thương tỉnh tổ chức tuyên truyền cho người tiêu dùng tại 01 trung tâm thương mại tuyến tỉnh; kiểm tra gần 1 nghìn vụ; xử lý 643 vụ với 765 hành vi; Phạt hành chính  hơn 1.500.000.000 đồng; Tiền thu lợi bất hợp pháp 75.711.000 đồng; Bán hàng tịch thu 710.451.000 đồng; Trị giá hàng tịch thu tiêu hủy 151.780.000 đồng và trị giá hàng buộc tiêu hủy 403.178.000 đồng; Tổng giá trị thực hiện 2.610.020.000 đồng; Trị giá hàng chờ xử lý 1.734.274.000 đồng.

Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn: tổ chức quán triệt và xác định thực hiện CVĐ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành. Vận động các cơ sở kinh doanh thiết bị, vật tư nông nghiệp trên địa bàn tỉnh ưu tiên kinh doanh hàng hóa, dịch vụ Việt Nam đảm bảo chất lượng; tập trung hỗ trợ cho các HTX, cơ sở, doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp, chế biến các sản phẩm nông nghiệp hình thành các liên kết sản xuất hàng hóa theo chuỗi; tăng cường kiểm tra, kiểm soát chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản…Năm 2021 và 5 tháng đầu năm 2022 bằng các nguồn vốn hỗ trợ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai thực hiện gần 25 chuỗi liên kết giá trị và 5 tháng đầu năm 2022 tiếp tục triển khai 12 dự án chuỗi liên kết giá trị; hỗ trợ chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa đặc sản hữu cơ hơn 1 nghìn cơ sở, đặc biệt trong năm 2021, ngành đã chủ trì phối hợp với Sở Công thương, Chi nhánh Bưu chính Viettel Yên Bái tổ chức lễ ký kết hợp tác thúc đẩy tiêu thụ nông sản an toàn lên sàn thương mại điện tử Voso.vn. Tại lễ ký kết đã cung cấp danh sách 94 doanh nghiệp, hợp tác xã với 146 sản phẩm nông sản của tỉnh Yên.; phối hợp với Bưu điện tỉnh Yên Bái đưa 44 sản phẩm nông sản Yên Bái lên sàn thương mại điện tử Postmart.vn. Đến nay đã có 165 doanh nghiệp được đưa lên sàn thương mại Voso.vn với 922 sản phẩm đặc trưng. Lũy kế đến thời điểm hiện tại số lượng đơn hàng nông sản của tỉnh bán trên sàn thương mại Voso.vn là 6.088 đơn hàng, với tổng doanh thu trên 2 tỷ đồng.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Lồng ghép nội dung tuyên truyền Cuộc vận động vào các chương trình văn nghệ, tuyên truyền lưu động tại cơ sở với 250 buổi chiếu phim (trong đó có 218 buổi phục vụ vùng cao) có lồng ghép nội dung để quảng bá các sản phẩm đặc sản của địa phương, sản phẩm thương hiệu Việt đến tay người tiêu dùng.

Sở Thông tin và Truyền thông: Hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan truyền thông đại chúng và Đài Truyền thanh cơ sở tăng thời lượng, diện tích thông tin trên báo nhằm kịp thời thông tin, tuyên truyền việc triển khai thực hiện CVĐ cũng như tạo điều kiện cho các doanh nghiệp quảng bá sản phẩm, hàng hóa của mình trên các phương tiện thông tin đại chúng nhất là việc phòng, chống buôn lậu, gian lận trong thương mại nhân dịp lễ, Tết; vận động, khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu sản phẩm đặc thù của tỉnh, xây dựng mạng lưới bán lẻ hàng hóa đến các vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, góp phần đáp ứng nhu cầu, thị hiếu và bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng; cung cấp, phổ biến chính sách, pháp luật, thông tin về công nghiệp, thương mại, dịch vụ, định hướng thị trường, thúc đẩy xúc tiến thương mại, giới thiệu hình ảnh, các sản phẩm, các địa điểm du lịch của địa phương. Cùng với đó tập trung triển khai thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số với nhiều cách làm sáng tạo, phù hợp với điều kiện thực tiễn của tỉnh. Chỉ đạo hỗ trợ đưa các hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn. Thành lập 13 câu lạc bộ chuyển đổi số tại các cơ quan, đơn vị; cấp 1.707 tài khoản đảng viên trên nền tảng “Sổ tay đảng viên điện tử tỉnh”.

Báo Yên Bái; Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh: duy trì các chuyên mục, “Tự hào hàng Việt Nam”; Khuyến công, Sản phẩm đặc thù Yên Bái, ...đã phát sóng và đăng tin, bài, ảnh trên báo in và báo điện tử gần hơn 3 nghìn lượt tin, bài, phóng sự, phỏng vấn và 320 phóng sự trong chuyện mục “Khuyến công”. Đối với chương trình thông tin- quảng cáo, luôn ưu tiên phát các video, clip quảng bá sản phẩm của tỉnh, hàng Việt Nam có chất lượng tốt được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng…Cùng với đó tin, bài, phóng sự này được phiên dịch ra 3 thứ tiếng dân tộc để Nhân dân các dân tộc trong toàn tỉnh (đặc biệt là bà con vùng cao) ý thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của Cuộc vận động.… Qua đó, giúp người dân hiểu rõ mục đích của CVĐ “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và tiếp cận được nhiều chủng loại hàng hóa Việt chính hãng, có nguồn gốc rõ ràng, với giá cả phù hợp. Đồng thời tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước mạnh dạn đầu tư, phát triển sản xuất khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế sẵn có tại địa phương, kết nối cung cầu, liên kết kinh doanh, mở rộng thị trường.

Sở Kế hoạch đầu tư, Sở Tài chính, Sở Nội vụ: Đã lồng ghép tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo các ngành, các địa phương thực hiện CVĐ thông qua các chương trình, mục tiêu, Đề án phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đồng thời thực hiện công tác kiểm soát chi, phê duyệt dự án, đấu thầu xây dựng cũng như mua sắm tài sản công; vật liệu xây dựng, các công trình hạ tầng kinh tế, dân dụng sử dụng ngân sách nhà nước ưu tiên hàng sản xuất trong nước theo đúng quy định; Cải cách đơn giản thủ tục hành chính để xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh thu hút đầu tư. Thông qua đó xây dựng ý thức ưu tiên dùng hàng Việt Nam của cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức khi mua sắm tiêu dùng hàng Việt tại cơ quan đơn vị.

Các sở, ngành đoàn thể; các cơ quan thành viên Ban chỉ đạo đã xây dựng kế hoạch, hướng dẫn về công tác tuyên truyền, triển khai thực hiện CVĐ, chú trọng lồng gắn nhiệm vụ thực hiện CVĐ với công tác thi đua khen thưởng, đồng thời các đơn vị đã chỉ đạo lồng ghép thực hiện CVĐ với các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động khác của ngành, địa phương, đơn vị. Cùng với đó, các đơn vị đã đổi mới nội dung phương thức tuyên truyền, thu hút sự quan tâm, chú ý của đông đảo nhân dân cũng như người tiêu dùng trong tỉnh, từng bước tạo được những chuyển biến tích cực trong ý thức của người tiêu dùng, đồng thời nâng cao được ý thức trách nhiệm của các doanh nghiệp, nhà sản xuất đối với chất lượng, giá cả hàng hóa… tạo điều kiện thuận lợi cho nền sản xuất hàng hóa trong nước phát triển bền vững, tạo được niềm tin của người tiêu dùng đối với các mặt hàng trong nước sản xuất.

Ban chỉ đạo Cuộc vận động các huyện, thị xã, thành phố: Bám sát văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh, tham mưu cho cấp ủy, phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể và các tổ chức thành viên triển khai học tập, quán triệt nghiêm túc các văn bản, đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng đến cán bộ, người lao động và các tầng lớp Nhân dân, các đơn vị, doanh nghiệp trong tỉnh; chỉ đạo các cơ quan chuyên môn hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh cam kết không sản xuất mua bán hàng lậu, hàng giả, hàng cấm, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, niêm yết giá...và các hành vi kinh doanh trái phép khác; phân công nhiệm vụ cho các thành viên quản lý, giám sát, tuyên truyền, vận động nhân dân hưởng ứng CVĐ, ưu tiên tiêu dùng đối với các sản phẩm nội địa thông qua các buổi họp dân…Đồng thời, khuyến khích người dân phát hiện, tố giác các hành vi vi phạm trong sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ không đảm bảo chất lượng của các tổ chức, cá nhân; phối hợp tổ chức thành công các hội chợ, đưa ra các phương án giải cứu nông sản cho các nhà vườn trên địa bàn các huyện, thị xã, Thành phố; các đơn vị tiêu biểu trong triển khai thực hiện CVĐ như huyện Trạm Tấu năm 2021 và 4 tháng đầu năm 2022 Phối hợp với Phòng Kinh tế-hạ tầng các doanh nghiệp tổ chức được 07 chuyến hàng lưu động phục vụ nhu cầu mua sắm cho các hộ gia đình trên địa bàn huyện và tổ chức 03 hội chợ đưa hàng Việt về nông thôn, miền núi; Huyện Yên Bình: Ở các chợ nông thôn trở nên sôi động hơn, người nông dân chủ yếu sử dụng các loại vật tư nông nghiệp như giống, phân bón... sản xuất trong nước để sản xuất nông nghiệp, các loại sản phẩm nông nghiệp sản xuất tại địa phương như: trái cây, thịt gia súc, gia cầm, thủy sản, gạo, rau xanh...đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, được người dân ưa chuộng sử dụng thay cho trước đây chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc, tâm lý tiêu dùng hàng nội đã trở thành thói quen của người dân; Thành phố Yên Bái: Trong năm 2021 các sản phẩm nông sản của tỉnh Yên Bái nói chung và của Thành phố Yên Bái nói riêng đã được các siêu thị lớn BigC, Hapro chấp nhận cụ thể các sản phẩm như: (miến đao làng nghề Giới Phiên, măng khô, thịt lợn sấy, thịt trâu sấy, cam lòng vàng, khoai sọ, lạc ri đỏ, măng tre tươi, chè xanh túi lọc, mật ong...) ; Một số máy chế biến chè, lò chưng cất tinh dầu quế, máy làm miến của Công ty TNHH cơ khí Hồng Hà đã có mặt trên thị trường các huyện thị trong và ngoài tỉnh.

Hoạt động của các doanh nghiệp

Hưởng ứng Cuộc vận động, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh đã nhận thức được trách nhiệm của doanh nghiệp, tích cực hưởng ứng Cuộc vận động với nhiều hình thức phong phú như: Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình; nâng cao chất lượng sản phẩm; tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm…để tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường; tăng cường công tác xúc tiến thương mại, đầu tư, quảng bá sản phẩm và mở rộng hệ thống phân phối đưa hàng hoá thương hiệu Việt đến với các tầng lớp Nhân dân. Trước tình hình dịch bệnh Covid -19, các doanh nghiệp kinh doanh thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh đã chủ động xây dựng phương án khai thác dự trữ hàng hóa ứng phó với tình hình dịch bệnh bằng các biện pháp phòng, chống dịch hiệu quả, đồng thời xây dựng phương án tổ chức sản xuất, kinh doanhphuf hợp, không để sản xuất kinh doanh ngừng hoạt động. Hiện nay số lượt doanh nghiệp được tư vấn hỗ trợ đăng ký tham gia thành viên trên sàn là 1.000 lượt doanh nghiệp. Số doanh nghiệp thường xuyên cập nhật sản phẩm là trên 300 doanh nghiệp. Tổng số sản phẩm chào mua, chào bán trên sàn là trên 600 lượt sản phẩm.

Mặc dù bị ảnh hưởng 02 năm liên tiếp của đại dịch Covid-19 cùng với chịu tác động của thời tiết cực đoan nhưng Cuộc vận động luôn được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, sự quản lý, điều hành hiệu lực, hiệu quả của chính quyền các cấp, sự phối hợp chặt chẽ giữa Mặt trận, các đoàn thể, các sở, ban, ngành nên đã phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và của cả hệ thống chính trị trong việc tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân; Ban chỉ đạo Cuộc vận động các cấp chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể; việc triển khai Cuộc vận động của các cơ quan, đơn vị từ tỉnh đến cơ sở có sự phối hợp chặt chẽ nên Cuộc vận động được thực hiện thường xuyên, thống nhất, ngày càng đi vào nền nếp, tạo sự đồng thuận, hưởng ứng tích cực trong các tầng lớp nhân dân, làm cho mỗi người dân hiểu rõ việc ưu tiên dùng hàng Việt Nam là hành động thiết thực càng phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước, lòng tự tôn dân tộc, xây dựng văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam; giúp người tiêu dùng có cơ hội tìm hiểu, nhận biết các mặt hàng sản xuất trong nước và sản phẩm của các vùng miền. Doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất được tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, kích thích phát triển sản xuất, mạnh dạn mở rộng quy mô sản xuất những sản phẩm đặc trưng và dần hình thành vùng sản xuất tập trung, xây dựng thương hiệu cho hàng Việt.

Cuộc vận động đã tạo được sức lan toả trong nhận thức của người tiêu dùng về hàng Việt. Trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể; của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân được nâng lên, nhất là công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên, công chức và các tầng lớp nhân dân ưu tiên trong mua sắm, tiêu dùng hàng Việt. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất ngày càng ý thức hơn trong việc thực hiện Cuộc vận động.

Tuy nhiên, trong thời gian qua, Công tác quảng bá, phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng, việc tiếp cận thị trường của các doanh nghiệp, hợp tác xã còn hạn chế nhất là khu vực nông thôn. Một số trung tâm thương mại vẫn bày bán, phân phối nhiều mặt hàng tiêu dùng nhập khẩu từ nước ngoài khá phổ biến.

Công tác tiếp cận thị trường khu vực nông thôn chưa được thường xuyên, do địa bàn rộng, sự kết hợp giữa các thương nhân với các doanh nghiệp trong việc đưa hàng về nông thôn phục vụ Nhân dân chưa đáp ứng nhu cầu.

Nhiều cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh chưa quan tâm đến quảng bá, giới thiệu thương hiệu, sản phẩm hàng hóa; chưa quan tâm đầu tư bao bì, tem nhãn; về vệ sinh ATTP nên chưa thu hút được sức tiêu thụ lớn trong các siêu thị, trung tâm thương mại và chợ đầu mối, vì vậy hàng hóa sản xuất trong tỉnh chưa có đầu ra ổn định, chưa có tính bền vững cao.

Một số đơn vị kinh doanh còn lợi dụng lòng tin của người tiêu dùng đối với các sản phẩm mang thương hiệu Việt nhập khẩu sản phẩm của nước ngoài về thay đổi bao bì, mẫu mã… tạo môi trường kinh doanh không lành mạnh, ảnh hưởng đến thương hiệu hàng Việt và quyền lợi người tiêu dùng.

Trong năm 2021 và đầu năm 2022 dịch bệnh Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp và kéo dài làm ảnh hưởng rất lớn đến các công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã trong sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm trong nước và xuất khẩu.

Để Cuộc vận động không mang tính hình thức, thực sự được lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội nói chung và trong tỉnh nói riêng trở thành động lực quan trọng, phát huy sức mạnh các tầng lớp nhân dân, thời gian tới các ngành thành viên BCĐ tỉnh, BCĐ các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về Cuộc vận động; đặc biệt là Chỉ thị 03-CT/TW ngày 19/5/2021 của Ban Bí thư; Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 26/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong tình hình mới; Kết luận số 77-KL/TW ngày 05/6/2020 của Bộ Chính trị về chủ trương khắc phục tác động của đại dịch Covid-19 để phục hồi và phát triển nền kinh tế đất nước.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và Nhân dân tích cực hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, tạo cho người tiêu dùng nhận thức đúng đắn về chất lượng, sản phẩm hàng hóa của Việt Nam, từ đó tạo thói quen của người tiêu dùng đối với hàng Việt.

Vận động các doanh nghiệp tích cực tham gia Hội chợ với chủ đề “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt”; khuyến khích các doanh nghiệp, nhà phân phối ưu tiên bán hàng hóa do Việt Nam sản xuất, đưa hàng hóa Việt Nam về thị trường nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa thông qua hệ thống bán lẻ của các doanh nghiệp, nhà phân phối.

Phối hợp với Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Yên Bái cung cấp thông tin thị trường, chất lượng hàng hóa Việt Nam để cho người dân lựa chọn; khuyến khích người tiêu dùng sử dụng hàng hóa Việt Nam sản xuất; thực hiện cam kết bảo vệ người tiêu dùng.

Tăng cường cường vai trò kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý Nhà nước, MTTQ và các tổ chức đoàn thể chính trị - Xã hội để không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm hàng Việt Nam; Thường xuyên phối hợp với các thành viên Ban Chỉ đạo 389 của tỉnh kiểm tra công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, hàng không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, nhằm bảo vệ hàng hóa sản xuất trong nước, tạo sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trường, kiểm soát chặt chẽ hoạt động khuyến mãi để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Kịp thời tổ chức các chương trình tôn vinh các doanh nghiệp sản xuất, phân phối sản phẩm, hàng hóa trong tỉnh được người tiêu dùng ưa chuộng và đạt doanh số cao; các sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, chất lượng của địa phương.

Các cơ quan thành viên Ban chỉ đạo tỉnh, BCĐ các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát để Cuộc vận động đạt kết quả cao hơn. Tăng cường phối hợp với các doanh nghiệp, các nhà phân phối đưa hàng Việt có chất lượng đến tay người tiêu dùng ở khu vực nông thôn, coi đó là nhiệm vụ thường xuyên để tiếp tục hưởng ứng, nâng cao chất lượng Cuộc vận động góp phần đảm bảo an sinh xã hội, phát triển bền vững trong giai đoạn mới.

Các sở ngành thành viên các địa phương xây dựng phát triển các sản phẩm OCOP trên địa bàn; quảng bá, phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng trong tỉnh, trong nước và xuất khẩu./.

 

 

Tin, ảnh: Kim Tuyến - Mai Hiên

Các bài khác

Xem thêm »

15oC

Thấp nhất 13°C, cao nhất 17°C. Trời nhiều mây, . Áp suất không khí hPa.
Độ ẩm trung bình %. Tốc độ gió km/h