- Chiến dịch Điện Biên Phủ là kết tinh của mọi thắng lợi của nhân dân ta trong suốt cuộc kháng chiến thần thánh của mình. Để làm nên chiến thắng này, một thắng lợi có ý nghĩa to lớn, tạo tiền đề quan trọng cho chiến thắng Điện Biên Phủ, đó là thắng lợi của chiến dịch tiến công Tây Bắc tháng 10/1952.
Các đại biểu trao đổi bên lề Hội thảo khoa học “Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Nghĩa Lộ, giải phóng hoàn toàn tỉnh Yên Bái” diễn ra tại thị xã Nghĩa Lộ ngày 7/10 vừa qua.
Năm 1952, cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của nhân dân ta bước sang năm thứ 7, thế và lực của ta ngày càng mạnh, đã có thể chuyển từ cầm cự tích cực sang phản công. Sau nhiều chiến dịch được mở vào năm 1950, 1951, đã xuất hiện khả năng ta có thể mở các chiến dịch lớn nhằm tiêu diệt nhiều sinh lực địch, giải phóng đất đai, giải phóng nhân dân.
Từ quyết tâm đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn, Đảng ta đã quyết định mở chiến dịch lớn đánh Tây Bắc vào thu đông năm 1952. Chiến dịch đã thu được thắng lợi to lớn, một lực lượng lớn của địch bị tiêu diệt, 28.500 km² cùng 250.000 nhân dân Tây Bắc được giải phóng, thế chiến lược đảo lộn có lợi cho ta, quân đội ta trưởng thành, mạnh mẽ lên nhiều. Đó là những giá trị to lớn mà thắng lợi của chiến dịch Tây Bắc đem lại.
Một giá trị khác được đề cập đó là: Chiến dịch Tây Bắc (10/1952), tiền đề quan trọng dẫn đến chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ (3/1954) - đòn quyết định đánh bại ý chí xâm lược của thực dân Pháp, là nhân tố có ý nghĩa quyết định dẫn đến buộc Pháp phải ký hiệp định Giơ- ne - vơ chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam (7/1954).
Thứ nhất, mở chiến dịch tiến công vào Tây Bắc là sự lựa chọn đúng đắn và sáng suốt của Trung ương Đảng và Hồ chủ tịch. Năm 1950 chúng ta đã mở một số chiến dịch như Biên giới, Lê Hồng Phong. Năm 1951 ta liên tiếp mở 4 chiến dịch ở Bắc Bộ: Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Hoàng Hoa Thám, Lý Thường Kiệt. Cả 4 chiến dịch này chúng ta không đạt được kết quả như mục tiêu đề ra. Đó là vì hoặc ta đánh vào chỗ mạnh của địch, hoặc chưa có đủ kinh nghiệm tác chiến ở vùng đồng bằng hay trung du.
Trước tình hình đó, Hội nghị Trung ương lần 3 (4/1952) của Đảng đã xác định ta phải chọn chỗ địch yếu, sơ hở đánh trước nhằm tiêu diệt nhiều sinh lực địch, giải phóng đất đai, giải phóng nhân dân; đồng thời cũng phù hợp với tình hình lực lượng của ta. Từ xác định đó, Trung ương Đảng, bộ Tổng tư lệnh đã chọn hướng Tây Bắc làm mục tiêu tiến công chính trong thu đông năm 1952.
Đây là vùng rừng núi, lực lượng địch phải dàn trải trong một không gian rộng lớn, phương tiện chiến tranh hiện đại của địch khó phát huy hiệu quả, đồng thời đây lại là vùng phù hợp trình độ tác chiến và sở trường đánh rừng núi của bộ đội ra.
Kết quả của Chiến dịch Tây Bắc đã chứng minh sự lựa chọn của ta là hoàn toàn đúng đắn và sáng suốt. Ta đã tiêu diệt được một lực lượng quan trọng của địch, giải phóng một vùng đất đai rộng lớn với hàng chục vạn dân, làm tăng thêm sức mạnh nguồn lực kháng chiến. Kinh nghiệm đó đã trở thành một trong những tiền đề quan trọng dẫn đến việc Đảng ta và Hồ Chủ tịch chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược vào mùa xuân năm 1954.
Thứ hai, Chiến dịch Tây Bắc thắng lợi đã giải phóng một vùng đất đai rộng lớn với hàng chục vạn dân, nơi chứa một nguồn nhân lực và vật lực dồi dào, phong phú, mở rộng vùng hậu phương của ta, làm cơ sở vững chắc cho Chiến dịch Điện Biên Phủ sau này.
Chiến dịch Tây Bắc đã giải phóng 28.500 km² cùng 250.000 dân. Toàn vùng tự do của Tây Bắc lúc này đã chiếm 80% đất đai với 350.000 dân trở thành một địa bàn chiến lược hết sức quan trọng, phá tan âm mưu xây dựng "Xứ Thái tự trị" của địch, làm cơ sở vững chắc cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta.
Chiến dịch Tây Bắc thắng lợi khiến thực dân Pháp mất một vùng chiến lược rộng lớn, uy hiếp Thượng Lào, vùng chiến lược quan trọng của địch, buộc địch phải bố trí lại lực lượng để cố giữ những vùng đất còn lại và để ngăn chặn ta tiến đánh sang Thượng Lào đã dẫn đến sự hình thành tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
Thứ ba, Chiến thắng Tây Bắc đã tiêu diệt một bộ phận sinh lực quan trọng của địch, làm sâu sắc thêm mâu thuẫn giữa phân tán và tập trung của chúng.
Trong chiến dịch này, ta đã tiêu diệt 1.005 tên, bắt sống 502 tên, trong đó tiêu diệt gọn 4 tiểu đoàn (d Thái ngụy số 1, d3/el ma rốc, d58 Ngụy Lào và d55 Ngụy Việt) và 28 đại đội, đánh thiệt hại nặng 6 tiểu đoàn và phân đội độc lập Tây Bắc, phá hủy và thu toàn bộ vũ khí, trang bị quân sự, lương thực thực phẩm.
Trong chiến lợi phẩm của Chiến dịch, chúng ta đã thu được 2 pháo 105 mm, 1 pháo 94 mm, 1 pháo 75 mm, 7 pháo 57 mm, 65 súng cối, 33 trọng liên, đại liên, 58 vô tuyến điện, 5 xe jep, bắn rơi, bắn hòng 6 máy bay. Những trang bị và vũ khí này lập tức được trang bị cho bộ đội ta, làm tăng thêm tiền lực quân sự. Đó là một vốn tài sản quân sự quý báu đối với quân đội ta lúc đó.
Đáng chú ý, trong số bị diệt có nhiều sỹ quan và binh lính Âu - Phi, trong số bị bắt thì có hơn 1.000 tên là sỹ quan và binh lính Âu - Phi. Đây là những đơn vị nòng cốt, cơ động chiến lược của địch, giáng một đồn mạnh vào chính lực lượng viễn chinh của Pháp, tạo ra sâu sắc thêm mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán, buộc địch hết sức lúng túng đối phó với ta, làm cho chúng dễ mắc sai lầm trong hành động quân sự mà Điện Biên Phủ là một điển hình tiêu biểu.
Thứ tư, qua Chiến dịch Tây Bắc, bộ đội ra đã trưởng thành thêm một bước quan trọng cả về tổ chức chiến dịch, chiến thuật và chiến đấu, đó là những bài học vô cùng quý giá giúp bộ đội ta bước vào cuộc đọ sức sống còn với địch ở Điện Biên Phủ hơn một năm sau đó.
Về lực lượng chủ lực: qua gần 7 năm kháng chiến chúng ta đã xây dựng được một số đơn vị chủ lực mạnh, mang tầm chiến lược. Trong Chiến dịch Tây Bắc, ta huy động 3 đại đoàn bộ binh (308, 312, 316), 1 tiểu đoàn bộ binh (910/e148), 6 đại đội sơn pháo 74 mm, 3 đại đội cối 120 mm, 1 trung đoàn công binh (e151), 1 đại đoàn công pháo (F351).
Về bộ đội địa phương: ta có 10 đại đội của Yên Bái (4 C), Lai Châu (1 C), Sơn La (3 C), Lào Cai (2 C) vừa tham gia chiến đấu vừa phục vụ chiến dịch.
Về lực lượng dân quân du kích: hầu hết trong vùng chiến sự, xã nào ta cũng có lực lượng du kích từ 1 trung đội trở lên. Đây là lực lượng tại chỗ có vai trò hỗ trợ rất tích cực trong việc điều tra, dẫn đường, khống chế địch, truy bắt địch khi chúng bỏ chạy, tổ chức nhân dân phục vụ chiến dịch.
Như vậy tham gia chiến dịch chúng ta có đủ ba thứ quân.
Về không gian và thời gian: Chiến dịch được mở trong một không gian rộng chưa từng có gồm toàn bộ phía tây tỉnh Yên Bái, tỉnh Sơn La và Lai Châu với hàng chục ngàn km vuông, dân cư ở thưa thớt ít tập trung, địch cũng đóng rải rác trên 104 cứ điểm trong đó có nhiều cứ điểm mạnh. Về thời gian, đây là chiến dịch kéo dài từ 14/10 đến 30/11/1952 (tức một tháng rưỡi), dự kiến chiến dịch kéo dài 3 tháng rưỡi, bộ đội ta đã vượt mọi khó khăn và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Chiến thuật và tác chiến: Phương châm tác chiến xuyên suốt chiến dịch là đánh chắc, tiến chắc, do chuẩn bị chiến trường chu đáo nên chúng ta đã nhanh chóng giành được thắng lợi ngay từ đợt 1 (diệt phân khu Nghĩa Lộ). Chiến dịch được chia làm 3 đợt, có mục tiêu rõ ràng, bố trí phân phối lực lượng hợp lý; vừa đánh điểm, diệt viện, vừa tích cực truy kích địch khi chúng rút chạy. Trong chiến dịch đã có nhiều đơn vị chạy bộ truy kích địch hàng trăm km, diệt và bắt sống hàng trăm tên, không cho chúng co cụm, tập trung hỏa lực và lực lượng.
Để đảm bảo chắc thắng trong từng trận đánh, chúng ta dùng lực lượng mạnh hơn địch. Trong toàn chiến dịch chúng ta cũng trội hơn địch từ 1,1/1 đến 2,3/1 (tính theo tổng chỉ số các loại hình tham gia tác chiến). Trong từng trận đánh số chênh lệch còn lớn hơn, như hướng phân khu Nghĩa Lộ tỉ lệ từ 9,5/1 đến 15,2/1, hướng Mộc Châu có tỷ lệ ta và địch từ 4,1/1 đến 10,6/1, đặc biệt về pháo, cối 120mm ta chiếm ưu thế tuyệt đối.
Thực hiện chiến thuật nghi binh: Để phân tán lực lượng địch, ta đã chủ động tiến hành các hoạt động nghi binh trên 2 hướng trung du và liên khu 3. Hướng trung du lấy Vĩnh Phúc làm hướng chính, Bắc Giang làm hướng phụ, tổ chức hoạt động nhộn nhịp, làm cho địch tưởng đây là hướng đánh chính của ta. Hướng liên khu 3, ta hoạt động mạnh ở Hà Đông, Hà Nam, Ninh Bình, lấy Ninh Bình làm nơi đưa Đại đoàn 320 và Đoàn 304 tiến vào vùng địch hoạt động.
Đồng thời, ta lấy E238 (Việt Bắc) gọi là Đại đoàn 316, d61 của Bắc Giang, Bắc Ninh, e 246 lấy tên là Đại đoàn Quân Tiên Phong, e98 (F316) và Tiểu đoàn Phú Thọ lấy tên là Đại đoàn 312 nghi binh ở Phú Thọ, Sơn Tây, trong khi đó các đại đoàn 308, 312, 316 đã thực sự di chuyển lên tham gia Chiến dịch Tây Bắc.
Những hoạt động nghi binh này đã làm cho Pháp hoàn toàn bị bất ngờ khi ta mở chiến dịch tiến công Tây Bắc. Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, phát huy kinh nghiệm của chiến dịch Tây Bắc, ta đã có nhiều hoạt động nghi binh, làm cho quân Pháp hoàn toàn bất ngờ.
Cũng nhằm kiềm chế, phân tán lực lượng địch, nhiều mặt trận trong cả nước đã tăng cường hoạt động, phối hợp nhịp nhàng với mặt trận chính Tây Bắc, không cho địch rảnh tay điều lực lượng tăng viện lên chiến trường chính. Thành công của việc tổ chức Chiến dịch Tây Bắc trên đã trở thành kinh nghiệm quý và đến Chiến dịch Điện Biên Phủ những ưu điểm này được phát huy ở một mức độ cao hơn.
Thứ năm, Chiến dịch Tây Bắc, ta đã huy động một lực lượng lớn nhân dân tham gia phục vụ ở các tỉnh Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Phú Thọ và đặc biệt là Yên Bái, nơi vừa là chiến trường vừa là hậu phương trực tiếp của chiến dịch.
Ta đã huy động cho Chiến dịch gần 200.000 dân công cùng với 7 triệu ngày công. Nhân dân các địa phương đã cấp cho Chiến dịch 11750 tấn gạo, 235 tấn thịt, 86 tấn lương thực khác, vận chuyển 83 tấn vũ khí. Riêng ở Yên Bái, trên đoạn sông Hồng từ Trái Hút đến Văn Phú có hàng nghìn nhân dân tham gia lái đò dùng thuyền nan chở hàng chục nghìn bộ đội, dân công, hàng nghìn tấn lương thực thực phẩm, vũ khí qua sông.
Các khu vực chính là Mậu A, Cổ Phúc, Lan Đình, Âu Lâu, Văn Phú hết sức nhộn nhịp trong đêm chuyển quân qua sông. Riêng ở khu vực Mậu A, chỉ trong 3 đêm, nhân dân đã đưa gần 30.000 chiến sỹ và 30.000 dân công vượt sông Hồng để qua đèo Khau Vác hành quân vào Nghĩa Lộ. Nhân dân hậu phương đã dùng 238 xe ngựa, xe trâu, xe bò, 1011 xe đạp, hàng trăm chiếc thuyền nan... để vận chuyển lương thực, vũ khí cũng như đưa bộ đội dân công qua sông Hồng.
Đây thực sự là một cuộc chiến tranh nhân dân vĩ đại. Cho tới Chiến dịch Điện Biên Phủ, truyền thống này đã được vận dụng và nâng lên một mức cao hơn với lực lượng lớn hơn.
Thứ sáu, đảm bảo mức tốt nhất về hậu cần cho chiến dịch. Chiến dịch được mở trong một không gian rộng, thời gian dài, lực lượng tham gia lớn lại trong một vùng địa hình rừng núi phức tạp, chia cắt nên vấn đề đảm bảo hậu cần cho chiến dịch là hết sức quan trọng. Bộ chỉ huy Chiến dịch rất coi trọng vấn đề này nên đã sớm có kế hoạch tổ chức chu đáo: sửa chữa đường, huy động nguồn lương thực, thực phẩm, tăng cường phương tiện vận chuyển, lập các kho tiếp nhận lương thực thực phẩm...
Ở Yên Bái và Phú Thọ, ta đã lập 4 khu kho đáp ứng các tuyến, đó là khu Mậu A, Cổ Phúc, Văn Phú (Yên Bái) và Thu Cúc, Thanh Kiệt (Phú Thọ). Cùng với sự đóng góp và phục vụ chiến dịch của một lực lượng lớn dân công, chúng ta cơ bản đã đảm bảo hậu cần cho suốt thời gian diễn ra chiến dịch.
Từ những điểm đã được trình bày ở trên, ta thấy rằng chiến dịch Tây Bắc là một chiến dịch lớn trong cuộc kháng chiến chống Pháp của ta, là bước phát triển cao của cuộc chiến tranh nhân dân do Đảng ta lãnh đạo, từ chiến dịch này bộ đội ta đã trưởng thành lên nhiều, có thể mở được những trận đánh lớn, trên không gian rộng và một thời gian dài với trang thiết bị ngày càng tiến bộ, hợp đồng tác chiến giữa các binh chủng được thực hiện ngày càng thuần thục, Chiến dịch Tây Bắc đã làm đảo lộn ý đồ chiến lược của Pháp. Đó là mâu thuẫn giữa phân tán và tập trung, giữa bình định và đóng giữ, làm lung lay ý chí xâm lược của thực dân Pháp.
Về khía cạnh nào đó có thể nói: nếu không có Chiến dịch Tây Bắc với thắng lợi lớn của nó thì chưa chắc đã có tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ và Chiến dịch Điện Biên Phủ ngay sau đó có hơn một năm. Hay nói cách khác: Thắng lợi của Chiến dịch Tây Bắc là tiền đề quan trọng dẫn đến Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.
(Trích tham luận của Tiến sỹ Nguyễn Văn Quang - Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử tỉnh Yên Bái tại Hội thảo khoa học "Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Nghĩa Lộ, giải phóng hoàn toàn tỉnh Yên Bái”)
- Chiến dịch Điện Biên Phủ là kết tinh của mọi thắng lợi của nhân dân ta trong suốt cuộc kháng chiến thần thánh của mình. Để làm nên chiến thắng này, một thắng lợi có ý nghĩa to lớn, tạo tiền đề quan trọng cho chiến thắng Điện Biên Phủ, đó là thắng lợi của chiến dịch tiến công Tây Bắc tháng 10/1952.Năm 1952, cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của nhân dân ta bước sang năm thứ 7, thế và lực của ta ngày càng mạnh, đã có thể chuyển từ cầm cự tích cực sang phản công. Sau nhiều chiến dịch được mở vào năm 1950, 1951, đã xuất hiện khả năng ta có thể mở các chiến dịch lớn nhằm tiêu diệt nhiều sinh lực địch, giải phóng đất đai, giải phóng nhân dân.
Từ quyết tâm đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn, Đảng ta đã quyết định mở chiến dịch lớn đánh Tây Bắc vào thu đông năm 1952. Chiến dịch đã thu được thắng lợi to lớn, một lực lượng lớn của địch bị tiêu diệt, 28.500 km² cùng 250.000 nhân dân Tây Bắc được giải phóng, thế chiến lược đảo lộn có lợi cho ta, quân đội ta trưởng thành, mạnh mẽ lên nhiều. Đó là những giá trị to lớn mà thắng lợi của chiến dịch Tây Bắc đem lại.
Một giá trị khác được đề cập đó là: Chiến dịch Tây Bắc (10/1952), tiền đề quan trọng dẫn đến chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ (3/1954) - đòn quyết định đánh bại ý chí xâm lược của thực dân Pháp, là nhân tố có ý nghĩa quyết định dẫn đến buộc Pháp phải ký hiệp định Giơ- ne - vơ chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam (7/1954).
Thứ nhất, mở chiến dịch tiến công vào Tây Bắc là sự lựa chọn đúng đắn và sáng suốt của Trung ương Đảng và Hồ chủ tịch. Năm 1950 chúng ta đã mở một số chiến dịch như Biên giới, Lê Hồng Phong. Năm 1951 ta liên tiếp mở 4 chiến dịch ở Bắc Bộ: Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Hoàng Hoa Thám, Lý Thường Kiệt. Cả 4 chiến dịch này chúng ta không đạt được kết quả như mục tiêu đề ra. Đó là vì hoặc ta đánh vào chỗ mạnh của địch, hoặc chưa có đủ kinh nghiệm tác chiến ở vùng đồng bằng hay trung du.
Trước tình hình đó, Hội nghị Trung ương lần 3 (4/1952) của Đảng đã xác định ta phải chọn chỗ địch yếu, sơ hở đánh trước nhằm tiêu diệt nhiều sinh lực địch, giải phóng đất đai, giải phóng nhân dân; đồng thời cũng phù hợp với tình hình lực lượng của ta. Từ xác định đó, Trung ương Đảng, bộ Tổng tư lệnh đã chọn hướng Tây Bắc làm mục tiêu tiến công chính trong thu đông năm 1952.
Đây là vùng rừng núi, lực lượng địch phải dàn trải trong một không gian rộng lớn, phương tiện chiến tranh hiện đại của địch khó phát huy hiệu quả, đồng thời đây lại là vùng phù hợp trình độ tác chiến và sở trường đánh rừng núi của bộ đội ra.
Kết quả của Chiến dịch Tây Bắc đã chứng minh sự lựa chọn của ta là hoàn toàn đúng đắn và sáng suốt. Ta đã tiêu diệt được một lực lượng quan trọng của địch, giải phóng một vùng đất đai rộng lớn với hàng chục vạn dân, làm tăng thêm sức mạnh nguồn lực kháng chiến. Kinh nghiệm đó đã trở thành một trong những tiền đề quan trọng dẫn đến việc Đảng ta và Hồ Chủ tịch chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược vào mùa xuân năm 1954.
Thứ hai, Chiến dịch Tây Bắc thắng lợi đã giải phóng một vùng đất đai rộng lớn với hàng chục vạn dân, nơi chứa một nguồn nhân lực và vật lực dồi dào, phong phú, mở rộng vùng hậu phương của ta, làm cơ sở vững chắc cho Chiến dịch Điện Biên Phủ sau này.
Chiến dịch Tây Bắc đã giải phóng 28.500 km² cùng 250.000 dân. Toàn vùng tự do của Tây Bắc lúc này đã chiếm 80% đất đai với 350.000 dân trở thành một địa bàn chiến lược hết sức quan trọng, phá tan âm mưu xây dựng "Xứ Thái tự trị" của địch, làm cơ sở vững chắc cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta.
Chiến dịch Tây Bắc thắng lợi khiến thực dân Pháp mất một vùng chiến lược rộng lớn, uy hiếp Thượng Lào, vùng chiến lược quan trọng của địch, buộc địch phải bố trí lại lực lượng để cố giữ những vùng đất còn lại và để ngăn chặn ta tiến đánh sang Thượng Lào đã dẫn đến sự hình thành tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
Thứ ba, Chiến thắng Tây Bắc đã tiêu diệt một bộ phận sinh lực quan trọng của địch, làm sâu sắc thêm mâu thuẫn giữa phân tán và tập trung của chúng.
Trong chiến dịch này, ta đã tiêu diệt 1.005 tên, bắt sống 502 tên, trong đó tiêu diệt gọn 4 tiểu đoàn (d Thái ngụy số 1, d3/el ma rốc, d58 Ngụy Lào và d55 Ngụy Việt) và 28 đại đội, đánh thiệt hại nặng 6 tiểu đoàn và phân đội độc lập Tây Bắc, phá hủy và thu toàn bộ vũ khí, trang bị quân sự, lương thực thực phẩm.
Trong chiến lợi phẩm của Chiến dịch, chúng ta đã thu được 2 pháo 105 mm, 1 pháo 94 mm, 1 pháo 75 mm, 7 pháo 57 mm, 65 súng cối, 33 trọng liên, đại liên, 58 vô tuyến điện, 5 xe jep, bắn rơi, bắn hòng 6 máy bay. Những trang bị và vũ khí này lập tức được trang bị cho bộ đội ta, làm tăng thêm tiền lực quân sự. Đó là một vốn tài sản quân sự quý báu đối với quân đội ta lúc đó.
Đáng chú ý, trong số bị diệt có nhiều sỹ quan và binh lính Âu - Phi, trong số bị bắt thì có hơn 1.000 tên là sỹ quan và binh lính Âu - Phi. Đây là những đơn vị nòng cốt, cơ động chiến lược của địch, giáng một đồn mạnh vào chính lực lượng viễn chinh của Pháp, tạo ra sâu sắc thêm mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán, buộc địch hết sức lúng túng đối phó với ta, làm cho chúng dễ mắc sai lầm trong hành động quân sự mà Điện Biên Phủ là một điển hình tiêu biểu.
Thứ tư, qua Chiến dịch Tây Bắc, bộ đội ra đã trưởng thành thêm một bước quan trọng cả về tổ chức chiến dịch, chiến thuật và chiến đấu, đó là những bài học vô cùng quý giá giúp bộ đội ta bước vào cuộc đọ sức sống còn với địch ở Điện Biên Phủ hơn một năm sau đó.
Về lực lượng chủ lực: qua gần 7 năm kháng chiến chúng ta đã xây dựng được một số đơn vị chủ lực mạnh, mang tầm chiến lược. Trong Chiến dịch Tây Bắc, ta huy động 3 đại đoàn bộ binh (308, 312, 316), 1 tiểu đoàn bộ binh (910/e148), 6 đại đội sơn pháo 74 mm, 3 đại đội cối 120 mm, 1 trung đoàn công binh (e151), 1 đại đoàn công pháo (F351).
Về bộ đội địa phương: ta có 10 đại đội của Yên Bái (4 C), Lai Châu (1 C), Sơn La (3 C), Lào Cai (2 C) vừa tham gia chiến đấu vừa phục vụ chiến dịch.
Về lực lượng dân quân du kích: hầu hết trong vùng chiến sự, xã nào ta cũng có lực lượng du kích từ 1 trung đội trở lên. Đây là lực lượng tại chỗ có vai trò hỗ trợ rất tích cực trong việc điều tra, dẫn đường, khống chế địch, truy bắt địch khi chúng bỏ chạy, tổ chức nhân dân phục vụ chiến dịch.
Như vậy tham gia chiến dịch chúng ta có đủ ba thứ quân.
Về không gian và thời gian: Chiến dịch được mở trong một không gian rộng chưa từng có gồm toàn bộ phía tây tỉnh Yên Bái, tỉnh Sơn La và Lai Châu với hàng chục ngàn km vuông, dân cư ở thưa thớt ít tập trung, địch cũng đóng rải rác trên 104 cứ điểm trong đó có nhiều cứ điểm mạnh. Về thời gian, đây là chiến dịch kéo dài từ 14/10 đến 30/11/1952 (tức một tháng rưỡi), dự kiến chiến dịch kéo dài 3 tháng rưỡi, bộ đội ta đã vượt mọi khó khăn và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Chiến thuật và tác chiến: Phương châm tác chiến xuyên suốt chiến dịch là đánh chắc, tiến chắc, do chuẩn bị chiến trường chu đáo nên chúng ta đã nhanh chóng giành được thắng lợi ngay từ đợt 1 (diệt phân khu Nghĩa Lộ). Chiến dịch được chia làm 3 đợt, có mục tiêu rõ ràng, bố trí phân phối lực lượng hợp lý; vừa đánh điểm, diệt viện, vừa tích cực truy kích địch khi chúng rút chạy. Trong chiến dịch đã có nhiều đơn vị chạy bộ truy kích địch hàng trăm km, diệt và bắt sống hàng trăm tên, không cho chúng co cụm, tập trung hỏa lực và lực lượng.
Để đảm bảo chắc thắng trong từng trận đánh, chúng ta dùng lực lượng mạnh hơn địch. Trong toàn chiến dịch chúng ta cũng trội hơn địch từ 1,1/1 đến 2,3/1 (tính theo tổng chỉ số các loại hình tham gia tác chiến). Trong từng trận đánh số chênh lệch còn lớn hơn, như hướng phân khu Nghĩa Lộ tỉ lệ từ 9,5/1 đến 15,2/1, hướng Mộc Châu có tỷ lệ ta và địch từ 4,1/1 đến 10,6/1, đặc biệt về pháo, cối 120mm ta chiếm ưu thế tuyệt đối.
Thực hiện chiến thuật nghi binh: Để phân tán lực lượng địch, ta đã chủ động tiến hành các hoạt động nghi binh trên 2 hướng trung du và liên khu 3. Hướng trung du lấy Vĩnh Phúc làm hướng chính, Bắc Giang làm hướng phụ, tổ chức hoạt động nhộn nhịp, làm cho địch tưởng đây là hướng đánh chính của ta. Hướng liên khu 3, ta hoạt động mạnh ở Hà Đông, Hà Nam, Ninh Bình, lấy Ninh Bình làm nơi đưa Đại đoàn 320 và Đoàn 304 tiến vào vùng địch hoạt động.
Đồng thời, ta lấy E238 (Việt Bắc) gọi là Đại đoàn 316, d61 của Bắc Giang, Bắc Ninh, e 246 lấy tên là Đại đoàn Quân Tiên Phong, e98 (F316) và Tiểu đoàn Phú Thọ lấy tên là Đại đoàn 312 nghi binh ở Phú Thọ, Sơn Tây, trong khi đó các đại đoàn 308, 312, 316 đã thực sự di chuyển lên tham gia Chiến dịch Tây Bắc.
Những hoạt động nghi binh này đã làm cho Pháp hoàn toàn bị bất ngờ khi ta mở chiến dịch tiến công Tây Bắc. Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, phát huy kinh nghiệm của chiến dịch Tây Bắc, ta đã có nhiều hoạt động nghi binh, làm cho quân Pháp hoàn toàn bất ngờ.
Cũng nhằm kiềm chế, phân tán lực lượng địch, nhiều mặt trận trong cả nước đã tăng cường hoạt động, phối hợp nhịp nhàng với mặt trận chính Tây Bắc, không cho địch rảnh tay điều lực lượng tăng viện lên chiến trường chính. Thành công của việc tổ chức Chiến dịch Tây Bắc trên đã trở thành kinh nghiệm quý và đến Chiến dịch Điện Biên Phủ những ưu điểm này được phát huy ở một mức độ cao hơn.
Thứ năm, Chiến dịch Tây Bắc, ta đã huy động một lực lượng lớn nhân dân tham gia phục vụ ở các tỉnh Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Phú Thọ và đặc biệt là Yên Bái, nơi vừa là chiến trường vừa là hậu phương trực tiếp của chiến dịch.
Ta đã huy động cho Chiến dịch gần 200.000 dân công cùng với 7 triệu ngày công. Nhân dân các địa phương đã cấp cho Chiến dịch 11750 tấn gạo, 235 tấn thịt, 86 tấn lương thực khác, vận chuyển 83 tấn vũ khí. Riêng ở Yên Bái, trên đoạn sông Hồng từ Trái Hút đến Văn Phú có hàng nghìn nhân dân tham gia lái đò dùng thuyền nan chở hàng chục nghìn bộ đội, dân công, hàng nghìn tấn lương thực thực phẩm, vũ khí qua sông.
Các khu vực chính là Mậu A, Cổ Phúc, Lan Đình, Âu Lâu, Văn Phú hết sức nhộn nhịp trong đêm chuyển quân qua sông. Riêng ở khu vực Mậu A, chỉ trong 3 đêm, nhân dân đã đưa gần 30.000 chiến sỹ và 30.000 dân công vượt sông Hồng để qua đèo Khau Vác hành quân vào Nghĩa Lộ. Nhân dân hậu phương đã dùng 238 xe ngựa, xe trâu, xe bò, 1011 xe đạp, hàng trăm chiếc thuyền nan... để vận chuyển lương thực, vũ khí cũng như đưa bộ đội dân công qua sông Hồng.
Đây thực sự là một cuộc chiến tranh nhân dân vĩ đại. Cho tới Chiến dịch Điện Biên Phủ, truyền thống này đã được vận dụng và nâng lên một mức cao hơn với lực lượng lớn hơn.
Thứ sáu, đảm bảo mức tốt nhất về hậu cần cho chiến dịch. Chiến dịch được mở trong một không gian rộng, thời gian dài, lực lượng tham gia lớn lại trong một vùng địa hình rừng núi phức tạp, chia cắt nên vấn đề đảm bảo hậu cần cho chiến dịch là hết sức quan trọng. Bộ chỉ huy Chiến dịch rất coi trọng vấn đề này nên đã sớm có kế hoạch tổ chức chu đáo: sửa chữa đường, huy động nguồn lương thực, thực phẩm, tăng cường phương tiện vận chuyển, lập các kho tiếp nhận lương thực thực phẩm...
Ở Yên Bái và Phú Thọ, ta đã lập 4 khu kho đáp ứng các tuyến, đó là khu Mậu A, Cổ Phúc, Văn Phú (Yên Bái) và Thu Cúc, Thanh Kiệt (Phú Thọ). Cùng với sự đóng góp và phục vụ chiến dịch của một lực lượng lớn dân công, chúng ta cơ bản đã đảm bảo hậu cần cho suốt thời gian diễn ra chiến dịch.
Từ những điểm đã được trình bày ở trên, ta thấy rằng chiến dịch Tây Bắc là một chiến dịch lớn trong cuộc kháng chiến chống Pháp của ta, là bước phát triển cao của cuộc chiến tranh nhân dân do Đảng ta lãnh đạo, từ chiến dịch này bộ đội ta đã trưởng thành lên nhiều, có thể mở được những trận đánh lớn, trên không gian rộng và một thời gian dài với trang thiết bị ngày càng tiến bộ, hợp đồng tác chiến giữa các binh chủng được thực hiện ngày càng thuần thục, Chiến dịch Tây Bắc đã làm đảo lộn ý đồ chiến lược của Pháp. Đó là mâu thuẫn giữa phân tán và tập trung, giữa bình định và đóng giữ, làm lung lay ý chí xâm lược của thực dân Pháp.
Về khía cạnh nào đó có thể nói: nếu không có Chiến dịch Tây Bắc với thắng lợi lớn của nó thì chưa chắc đã có tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ và Chiến dịch Điện Biên Phủ ngay sau đó có hơn một năm. Hay nói cách khác: Thắng lợi của Chiến dịch Tây Bắc là tiền đề quan trọng dẫn đến Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.
(Trích tham luận của Tiến sỹ Nguyễn Văn Quang - Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử tỉnh Yên Bái tại Hội thảo khoa học "Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Nghĩa Lộ, giải phóng hoàn toàn tỉnh Yên Bái”)