Tin Hoạt động >> Văn hóa - Xã hội

Thực hiện một số nội dung Nghị định số 93/2021/NĐ-CP ngày 27/10/2021 của Chính phủ về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo

05/02/2023 07:06:42 Xem cỡ chữ Google
Ngày 04 tháng 01 năm 2023, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam ban hành Hướng dẫn số: 95 /HD-MTTW-BTT về thực hiện một số nội dung Nghị định số 93/2021/NĐ-CP ngày 27/10/2021 của Chính phủ về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo

Căn cứ khoản 1, Điều 25, Nghị định số 93/2021/NĐ-CP, ngày 27/10/2021 về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo (sau đây gọi tắt là Nghị định số 93/2021/NĐ-CP); sau khi lấy ý kiến góp ý của Mặt trận Tổ quốc các địa phương và thống nhất với các bộ, ngành, cơ quan Trung ương có liên quan, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn thực hiện một số nội dung Nghị định như sau: 

I. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG 

1. Phạm vi áp dụng: Văn bản này hướng dẫn đối với một số nội dung về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố liên quan đến trách nhiệm tổ chức thực hiện của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các tổ chức, cá nhân có liên quan nhưng chưa được quy định cụ thể trong Nghị định số 

93/2021/NĐ-CP. 

2. Đối tượng áp dụng: Văn bản này áp dụng đối với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Vận động cứu trợ các cấp và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện để hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố theo quy định của Nghị định số 

93/2021/NĐ-CP. 

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN 

1. Việc tổ chức kêu gọi, vận động và hưởng ứng lời kêu gọi (Điều 6) 

Khi thiên tai, dịch bệnh, sự cố xảy ra gây thiệt hại về người, tài sản hoặc ảnh hưởng tới đời sống của Nhân dân, tùy theo mức độ, phạm vi thiệt hại và cấp độ rủi ro thiên tai, việc kêu gọi, vận động đóng góp tự nguyện được thực hiện theo các cấp độ như sau: 

Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xem xét, quyết định ra lời kêu gọi khi có một trong các trường hợp sau: 

+ Thiên tai, dịch bệnh, sự cố xảy ra trên phạm vi địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trở lên hoặc trường hợp thiên tai, sự cố, dịch bệnh xảy ra trên phạm vi 01 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương mà mức độ thiệt hại lớn (có nhiều người chết, mất tích; nhiều người bị thương nặng, mắc dịch bệnh phải nằm viện điều trị, cách ly y té tập trung; có nhiều nhà ở của người dân bị đổ, sập, trôi, cháy hoàn toàn hoặc hư hỏng nặng từ 75% trở lên; có nhiều thôn, bản, buôn, làng, phum, sóc có nhà cửa bị đổ, hư hỏng...) vượt quá khả năng kêu gọi, vận động của địa phương. 

- Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh ra lời kêu gọi khi: + Thiên tai, dịch bệnh, sự cố xảy ra trên phạm vi địa bàn một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; 

+ Có mức độ thiệt hại thấp hơn các mức quy định đối với trường hợp Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ra lời kêu gọi; 

- Trong trường hợp khả năng huy động nguồn lực tại địa phương không đảm bảo thì Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh gửi lời kêu gọi các tỉnh, thành phố, các tổ chức, cá nhân ngoài tỉnh; hoặc có văn bản đề nghị Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ra lời kêu gọi. 

- Ngay sau khi Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ra lời kêu gọi, trong thời hạn không quá 3 ngày, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh và các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở Trung ương có hình thức phù hợp để hưởng ứng thực hiện lời kêu gọi. 

2. Về thành phần và nhiệm vụ Ban Vận động cứu trợ (Điều 7) 

- Ban Vận động tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện (gọi tắt là Ban Vận động cứu trợ) được thành lập ở 4 cấp, gồm: Ban Vận động cứu trợ Trung ương, Ban Vận động cứu trợ cấp tỉnh, Ban Vận động cứu trợ cấp huyện, Ban Vận động cứu trợ cấp xã. 

Thành phần của Ban Vận động cứu trợ: 

+ Ban Vận động cứu trợ Trung ương, gồm Trưởng ban, các Phó Trưởng ban, các thành viên. Đồng chí Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam làm Trưởng ban; 01 đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam làm Phó Trưởng ban Thường trực; mời đại diện lãnh đạo Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội làm Phó Trưởng ban; mời Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Ngoại giao, Trung ương Hội Chữ Thập đỏ Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam tham gia làm thành viên. 

+ Ban Vận động cứu trợ cấp tỉnh, cấp huyện, gồm: Đồng chí Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp làm Trưởng ban; 01 đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp làm Phó Trưởng ban; mời đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp làm Phó Trưởng ban; đại diện lãnh đạo ngành Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Hội Chữ thập đỏ, Đài Phát thanh và Truyền hình (đối với Ban Vận động cứu trợ cấp tỉnh), Đài truyền thanh hoặc Trung tâm truyền thông, phát thanh...(đối với Ban vận động cứu trợ cấp huyện), Văn phòng Ủy ban nhân dân cùng cấp tham gia làm thành viên. 

+ Ban Vận động cứu trợ cấp xã, gồm: Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã làm Trưởng ban; mời 01 đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã làm Phó Trưởng ban; công chức phụ trách các lĩnh vực: Văn phòng - thống kê; Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã); Tài chính - kế toán; Văn hóa - Xã hội; Hội Chữ Thập đỏ tham gia làm thành viên. 

Ngoài ra, tùy điều kiện thực tế, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã có thể mời thêm đại diện lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp tham gia. 

- Việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Vận động cứu trợ: 

+ Để thực hiện các nhiệm vụ của Ban Vận động cứu trợ các cấp theo quy định tại khoản 2, Điều 7, Nghị định 93/2021/NĐ-CP, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp có trách nhiệm ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Vận động cứu trợ cùng cấp. 

+ Ban Vận động cứu trợ các cấp được sử dụng con dấu của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp để thực hiện nhiệm vụ. 

+ Ban Vận động cứu trợ cấp tỉnh, cấp huyện xem xét thành lập Tổ giúp việc Ban Vận động cứu trợ cùng cấp để tham mưu thực hiện công tác vận động, tiếp nhận và phân phối nguồn cứu trợ. Thành phần tham gia Tổ giúp việc là công chức của các cơ quan tham gia Ban Vận động cứu trợ, trong đó công chức Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam làm Tổ trưởng Tổ giúp việc. 

3. Việc kéo dài thời gian vận động, tiếp nhận và phân phối (Điều 8) 

- Tùy theo diễn biến, yêu cầu thực tế khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, sự cố, thời gian tiếp nhận ủng hộ không quá 90 ngày, trong trường hợp cần thiết, Ban Vận động cứu trợ từ cấp tỉnh trở lên quyết định kéo dài thời gian tiếp nhận khi: 

+ Xảy ra dịch bệnh: Sau 90 ngày tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, chưa kết thúc, phải tiếp tục kéo dài thời gian phòng, chống, khắc phục hậu quả; 

+ Xảy ra thiên tai hoặc sự cố nghiêm trọng: Sau 90 ngày vẫn chưa khắc phục được cơ bản hậu quả, đời sống nhân dân chưa ổn định trở lại bình thường. 

- Việc kéo dài thời gian vận động phải có Quyết định hoặc thông báo chính thức bằng văn bản của Ban Vận động được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng. 

4. Công tác giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (khoản 1, Điều 25) - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các tổ chức chính trị - xã hội có trách nhiệm tổ chức giám sát việc thực hiện Nghị định 93/2021/NĐ-CP theo quy định của pháp luật. Về nội dung, hình thức giám sát thực hiện theo quy định tại Nghị quyết liên tịch số 403/2017/NQLT/CP-UBTVQH-ĐCTUBTWMTTQVN, ngày 15/6/2017 giữa Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Đoàn Chủ tịch UBTWMTTQ Việt Nam quy định chi tiết về các hình thức giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các quy định của pháp luật có liên quan. 

Việc tổ chức giám sát đối với công tác vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo được triển khai đồng thời trong và sau quá trình diễn ra thiên tai, dịch bệnh, sự cố và theo từng đợt kêu gọi, vận động của Ban Vận động cứu trợ các cấp. 

Tùy theo quy mô, cấp độ tương ứng, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp có trách nhiệm phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội và các cơ quan chức năng hướng dẫn việc giám sát đối với từng đợt vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ thiên tai, dịch bệnh, sự cố.

5. Việc xây dựng quy chế phối hợp ở cấp tỉnh (khoản 8, Điều 25) 

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Hội Chữ thập đỏ cùng cấp xây dựng Quy chế phối hợp thực hiện công tác vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố trên địa bàn. 

Quy chế phối hợp quy định rõ các nội dung về: Nguyên tắc phối hợp; hình thức, nội dung phối hợp; trách nhiệm các cơ quan trong tiếp nhận, quản lý, phân phối các nguồn hỗ trợ; trách nhiệm các cơ quan trong việc xác định đối tượng, định mức phân bổ, hỗ trợ; công tác phối hợp thanh tra, kiểm tra, theo dõi, giám sát việc tổ chức thực hiện và trách nhiệm của các cơ quan liên quan theo quy định của Nghị định số 93/2021/NĐ-CP. 

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 

1. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ quy định của Nghị định số 93/2021/NĐ-CP và căn cứ nội dung của Hướng dẫn này để tổ chức triển khai thực hiện công tác vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố. 

2. Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với các cơ quan liên quan để thành lập Ban Vận động cứu trợ Trung ương; xây dựng ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban vận động Cứu trợ Trung ương; thành lập Tổ giúp việc Ban Vận động cứu trợ cấp Trung ương; thành lập Văn phòng kiêm nhiệm để thực hiện nhiệm vụ thường trực giúp việc cho Ban Vận động cứu trợ. 

3. Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức quán triệt, hướng dẫn Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp dưới trực tiếp và các tổ chức thành viên triển khai thực hiện và tuyên truyền, quán triệt Nghị định số 93/2021/NĐ-CP đến các tầng lớp nhân dân; thành lập Ban Vận động cứu trợ cùng cấp; định kỳ và đột xuất thực hiện công tác kiểm tra việc thực hiện các nội dung của Nghị định theo quy định. 

4. Đối với nguồn kinh phí vận động được để hỗ trợ cho Nhân dân bị thiệt hại do thiên tai, sự cố của các địa phương mà còn dư đến trước khi Nghị định số 93/2021/NĐ-CP có hiệu lực (trước ngày 11/12/2021), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp thống nhất với Ủy ban nhân dân cùng cấp để triển khai công tác hỗ trợ theo các quy định của Nghị định số 93/2021/NĐ-CP. 

5. Trung ương các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn hệ thống tổ chức thành viên phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tuyên truyền, vận động Nhân dân và tổ chức, triển khai thực hiện Nghị định số 93/2021/NĐ-CP và các nội dung theo Hướng dẫn này. 

15oC

Thấp nhất 13°C, cao nhất 17°C. Trời nhiều mây, . Áp suất không khí hPa.
Độ ẩm trung bình %. Tốc độ gió km/h