Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025, Yên Bái đã lựa chọn triết lý phát triển: Phát triển nhanh, bền vững theo hướng “xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”; đồng thời xác định “xây dựng chỉ số hạnh phúc cho người dân” là nhiệm vụ trọng tâm, giá trị cốt lõi trong chiến lược phát triển của tỉnh. Yên Bái cũng là địa phương đầu tiên trong cả nước đưa chỉ số hạnh phúc vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, cụ thể hóa một nội dung mới của Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Đồng thuận cao trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân hưởng ứng phong trào dịch rào hiến đất. Đồ họa Thanh Bình
Vậy qua nửa nhiệm kỳ, vai trò của MTTQ Việt Nam trong thực hiện Chỉ số hạnh phúc trên địa bàn tỉnh Yên Bái được thể hiện như thế nào và đã làm gì, làm như thế nào để góp phần nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân đúng như mục tiêu đã đề ra.
Theo chỉ đạo, hướng dẫn của Tỉnh ủy, hằng năm, Ủy ban MTTQ tỉnh đều xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị với mục tiêu, chỉ tiêu cao hơn năm trước, “giao nhiệm vụ, khoán sản phẩm” với phương châm nhất quán “không có gì là không thể, phải quyết tâm tìm cách để làm” như tổ chức hiệp thương với các tổ chức chính trị xã hội phân công các chỉ tiêu và thực hiện các giải pháp nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân đã trở thành nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của của MTTQ cá cấp và các tổ chức chính trị xã hội. Cùng với đó "Phát huy vai trò gương mẫu, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo quản lý của MTTQ các cấp trong tỉnh gần dân, sát dân, kịp thời nắm bắt và giải quyết các kiến nghị chính đáng của nhân dân, góp phần củng cố niềm tin, sự đồng thuận của nhân dân đối với hoạt động của cấp ủy, chính quyền các cấp."
Từ nội hàm của chỉ số hạnh phúc, các giải pháp nhằm nâng cao chỉ số hạnh phúc chính là thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và sự hài lòng của người dân Yên Bái về cuộc sống, về môi trường sống và tuổi thọ trung bình (3 tiêu chí của chỉ số hạnh phúc) - với 36 chỉ tiêu thành phần - là các chỉ tiêu cụ thể về điều kiện kinh tế vật chất; mối quan hệ trong gia đình và xã hội; chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội; tiếp xúc với cơ quan công quyền; sự quan tâm của chính quyền trong xây dựng đô thị và nông thôn; việc bảo vệ môi trường nước và xử lý rác thải, nước thải; bảo vệ rừng; công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân... Tiếp cận ở góc độ 3 tiêu chí chính của chỉ số hạnh phúc, có thể thấy vai trò của MTTQ các cấp tỉnh Yên Bái trong việc tuyên truyền Tiêu chí 1: Nâng cao sự hài lòng của người dân về cuộc sống.
Trước hết là nâng cao sự hài lòng của người dân về các điều kiện kinh tế - vật chất.
Một trong những cách làm mới, sáng tạo của tỉnh Yên Bái là đã thay đổi tư duy từ “sản xuất nông nghiệp” sang “kinh tế nông nghiệp”, từ đó MTTQ các cấp đã tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và Nhân dân đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng vật nuôi, áp dụng hiệu quả các tiến bộ khoa học vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng thu nhập, tạo việc làm mới cho đoàn viên, hội viên và nhân dân. Đã hình thành được các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa, sản xuất đã có sự liên kết ổn định trong tiêu thụ sản phẩm; Qua 3 năm, Ủy ban MTTQ và các tổ chức thành viên đã vận động, xây dựng mới 195 Hợp tác xã, 2.790 tổ hợp tác, nâng số lượng Hợp tác xã hiện nay là 610 Hợp tác xã với 30.544 thành viên, và 5.930 Tổ hợp tác với 29.600 thành viên. Các HTX, Tổ hợp tác, mô hình trang trại đã từng bước phát huy hiệu quả góp phần phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh và nâng cao thu nhập cho người dân.
Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông và phát triển đô thị, tạo nên mạng lưới giao thông thuận tiện, phục vụ nhu cầu của người dân. Nhiều tuyến đường được đầu tư xây dựng mới, mở rộng, nâng cấp, những cây cầu mới qua sông Hồng, sông Chảy và biết bao công trình hạ tầng điện, đường, trường, trạm... ở các thôn, bản vùng cao, vùng sâu, vùng xa thực sự đã trở thành những “công trình, con đường, cây cầu hạnh phúc”, đáp ứng mong ước bao đời của người dân.
MTTQ các cấp tiếp tục triển khai sâu rộng 5 nội dung của Cuộc vận động, huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, với phương châm “lấy sức dân chăm lo cho dân”, phát huy tính tự quản của nhân dân trong bảo vệ môi trường sống, ứng phó với biển đổi khí hậu, xây dựng tiêu chí hạnh phúc, tạo điều kiện để người dân tự nguyện đóng góp công sức, vật chất và tinh thần xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Nhân dân trong tỉnh đã tích cực đóng góp, hiến trên 1.000 ha đất để làm đường giao thông nông thôn, nhà văn hóa thôn, các công trình công cộng; đóng góp ủng hộ số tiền trên 320,3 tỷ đồng tiền mặt; trên 261.300 ngày công lao động; thành lập và duy trì 250 mô hình phát triển kinh tế, giúp nhau giảm nghèo bền vững, với 659 hộ nghèo được giúp đỡ vốn, giống cây trồng, vật nuôi, từng bước giảm tỷ lệ hộ nghèo. Hết năm 2022, kết quả trong Cuộc vận động đã góp phần cùng toàn tỉnh xây dựng 99/150 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, 27 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 06 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; 18/23 phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị; 3/9 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, qua đó diện mạo nông thôn đã thực sự khởi sắc, đời sống của người dân không ngừng được nâng lên, bản sắc văn hóa tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc được phát huy.
Hai là nâng cao sự hài lòng của người dân về đời sống xã hội - tinh thần.
MTTQ các cấp Chú trọng thực hiện các chính sách an sinh xã hội, có nhiều giải pháp thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh, bền vững, Yên Bái tiếp tục là điểm sáng về giảm nghèo của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh giảm 5,15% so với năm 2021. Qua 3 năm vận động, Quỹ “Vì người nghèo” và chương trình an sinh xã hội đã huy động được trên 87,4 tỷ đồng (trong đó Quỹ “Vì người nghèo” các cấp huy động được trên 56,4 tỷ, chương trình an sinh xã hội gần 31 tỷ). Đã hỗ trợ làm mới và sửa chữa được trên 2.224 ngôi nhà dột nát cho hộ nghèo (trong đó làm mới 1.858 nhà, sửa chữa 366 nhà) với số tiền gần 31,5 tỷ đồng; hỗ trợ 659 hộ nghèo thoát nghèo bền vững; thăm hỏi gần 5.000 lượt đối tượng nghèo có hoàn cảnh khó khăn số tiền trên 19,3 tỷ đồng, tập trung hỗ trợ sinh kế, mô hình sản xuất cho hộ nghèo... Những nỗ lực cố gắng đó đã góp phần thực hiện có hiệu quả chương trình giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội của tỉnh, tỷ lệ hộ nghèo bình quân của tỉnh giảm 4 - 5%/ năm, giảm từ 11,56% (năm 2019) xuống còn 4,76% (năm 2021) theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2016-2020.
Tăng cường tuyên truyền bảo tồn, khai thác, phát huy giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc, thực hiện đúng phương châm “biến di sản thành tài sản” phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, phát triển du lịch và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. Hiện nay, có 85,4% gia đình văn hóa đạt tiêu chí gia đình hạnh phúc, 39,3% thôn, bản, tổ dân phố văn hóa đạt tiêu chí thôn, bản, tổ dân phố hạnh phúc; toàn tỉnh đã xây dựng được trên 500 CLB gia đình hạnh phúc.
Ở Tiêu chí 2: Nâng cao sự hài lòng của người dân về môi trường sống.
MTTQ các cấp tuyên truyền xây dựng cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp (từ các thôn, bản, tổ dân phố, trong từng đường làng, ngõ phố, trong mỗi gia đình đến mỗi cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp). Tăng cường bảo vệ môi trường rừng, cây xanh. Phát triển nền nông nghiệp xanh, sạch, an toàn gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững...
Thực hiện Nghị quyết và chủ trương của tỉnh về giao chỉ tiêu xây dựng tổ tự quản ở thôn, tổ dân phố. Sau 3 năm, MTTQ các cấp đã thành lập và duy trì trên 3.147 Tổ tự quản/1.356 thôn (bản), tổ dân phố, 1.456/2.696 tổ tự quản tiêu biểu. Năm 2022, phấn đấu có 708/1.415 (50%) tổ đăng ký đạt tổ tự quản tiêu biểu xuất sắc. Hoạt động của tổ tự quản đã phát huy hiệu quả thiết thực, thể hiện tinh thần đoàn kết, tự quản của nhân dân với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.
Qua nửa nhiệm kỳ, có thể khẳng định việc xây dựng chỉ số hạnh phúc là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp, đáp ứng nguyện vọng, mong muốn và nhu cầu của chính người dân Yên Bái. Từ đó đã huy động được sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của người dân trong thực hiện mục tiêu nâng cao chỉ số hạnh phúc.
Thực hiện Quyết định số 1362-QĐ/TU ngày 15/01/2015 của Tỉnh ủy về ban hành Quy chế tiếp xúc, đối thoại trực tiếp của người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền các cấp với Nhân dân trên địa bàn tỉnh Yên Bái, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp đã chủ động phối hợp nắm bắt, tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân, đề xuất với cấp ủy, chính quyền tổ chức tiếp xúc đối thoại kịp thời. Trong ba năm qua, cấp ủy, chính quyền các cấp đã tổ chức trên 1.700 cuộc tiếp xúc đối thoại với Nhân dân về các vấn đề liên quan đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.Thông qua đối thoại đã hướng dẫn, giải quyết và trả lời công dân theo đúng quy định của pháp luật, được Nhân dân đồng tình ủng hộ.
Với phương châm: Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng, đã được triển khai ngày càng sâu rộng, từng bước vững chắc và thực sự đi vào cuộc sống, nhất là phát huy dân chủ ở cơ sở, đạt kết quả tích cực. Dân chủ trực tiếp ở các cấp, dân chủ ở cơ sở được mở rộng, nhân dân được bàn và quyết định những công việc quan trọng, thiết thực, gắn liền với lợi ích của nhân dân, quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể được thừa nhận, tôn trọng và bảo vệ. Điển hình như Ủy ban MTTQ các cấp tỉnh Yên Bái đã triển khai thực hiện, việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn tỉnh đối với dự thảo LĐĐ (sửa đổi) đã hoàn thành. Qua tổng hợp toàn tỉnh đã tổ chức 1.113 hội nghị, hội thảo với 339.603 lượt người tham gia; đã nhận được 13.586 lượt ý kiến góp ý của tổ chức, cá nhân. Việc tổ chức lấy ý kiến đã được tiến hành dân chủ, công khai, minh bạch, khoa học, bảo đảm tiến độ, chất lượng, thiết thực và tiết kiệm, cơ bản đảm bảo được mục đích, yêu cầu đề ra.
Công tác giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và đoàn thể nhân dân được chú trọng và đạt nhiều kết quả tốt. Phương châm đã góp phần xây dựng Đảng, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Ban Thanh tra nhân dân xã, phường, thị trấn giám sát được 1.813 cuộc; Ban giám sát đầu tư của cộng đồng giám sát được 2.493 cuộc. Đã phát hiện, kiến nghị và phản ánh vụ việc đến các cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết, các cơ quan có thẩm quyền thông báo kết quả giải quyết và xử lý, thu hồi tiền và hiện vật trị giá trên 35 triệu đồng.
Qua hoạt động giám sát, MTTQ và các tổ chức thành viên đã có những kiến nghị với Trung ương, với tỉnh về những vấn đề còn hạn chế trong tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách; qua đó giúp chính quyền các cấp nắm bắt kịp thời những thông tin về hoạt động quản lý điều hành, để từ đó có các biện pháp chấn chỉnh những tồn tại hạn chế trong công tác quản lý nhà nước ở một số ngành, lĩnh vực; kịp thời điều chỉnh, bổ sung cơ chế và giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các địa phương, đơn vị và cơ sở.
Có thể nói, hạnh phúc tuy là khái niệm hết sức trừu tượng, khó có thể “lượng hóa” nhưng thực tế đã chứng minh: Tuy Yên Bái còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển KTXH, song, các giải pháp nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân chính là đem lại sự hài lòng của nhân dân về cuộc sống, với các yếu tố về điều kiện vật chất, tinh thần của cá nhân và gia đình; hài lòng về sự phục vụ của chính quyền địa phương, về môi trường sống xung quanh, hài lòng về tuổi thọ trung bình và có sức khỏe tốt. Qua khảo sát trên phạm vi toàn tỉnh, Chỉ số hạnh phúc của người dân Yên Bái đều tăng qua hằng năm (năm 2022 là 62,57%; đạt Mức 2 - Khá hạnh phúc; tăng 8,27% so với năm 2020).
Một số giải pháp trong thời gian tới
Với mục tiêu năm 2023, Chỉ số hạnh phúc của người dân 63,3%, phấn đấu đến hết nhiệm kỳ tăng 15% so với năm 2020. Đồng nghĩa với việc Yên Bái phải tiếp tục quyết tâm cao độ trong việc triển khai đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp phát triển KTXH, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, tất cả vì cuộc sống hạnh phúc của người dân, không nằm ngoài 3 tiêu chí chính và các tiêu chí thành phần của Chỉ số hạnh phúc.
MTTQ các cấp tiếp tục Đổi mới nội dung, phương pháp công tác tuyên truyền, tiếp tục phản ánh sâu sắc, toàn diện ý nghĩa, giá trị nhân văn của việc triển khai thực hiện các giải pháp nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân Yên Bái; nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của nhân dân các dân tộc trong tỉnh quyết tâm phấn đấu xây dựng cuộc sống ngày càng hạnh phúc hơn.
Tuyên truyền gương điển hình tiên tiến trong thực hiện các giải pháp nâng cao chỉ số hạnh phúc của người dân trên các lĩnh vực đời sống xã hội; góp phần làm cho Chỉ số hạnh phúc tiếp tục được định hình rõ nét bằng chính mục tiêu của cấp ủy, chính quyền các cấp, đáp ứng nhu cầu, khát vọng phát triển và nguyện vọng của nhân dân các dân tộc Yên Bái, “tất cả vì cuộc sống hạnh phúc của nhân dân”, hướng tới mục tiêu xây dựng “Tỉnh hạnh phúc”./.
Phùng Huy- Kim Tuyến - Mai Hiên
Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025, Yên Bái đã lựa chọn triết lý phát triển: Phát triển nhanh, bền vững theo hướng “xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”; đồng thời xác định “xây dựng chỉ số hạnh phúc cho người dân” là nhiệm vụ trọng tâm, giá trị cốt lõi trong chiến lược phát triển của tỉnh. Yên Bái cũng là địa phương đầu tiên trong cả nước đưa chỉ số hạnh phúc vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, cụ thể hóa một nội dung mới của Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Vậy qua nửa nhiệm kỳ, vai trò của MTTQ Việt Nam trong thực hiện Chỉ số hạnh phúc trên địa bàn tỉnh Yên Bái được thể hiện như thế nào và đã làm gì, làm như thế nào để góp phần nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân đúng như mục tiêu đã đề ra.
Theo chỉ đạo, hướng dẫn của Tỉnh ủy, hằng năm, Ủy ban MTTQ tỉnh đều xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị với mục tiêu, chỉ tiêu cao hơn năm trước, “giao nhiệm vụ, khoán sản phẩm” với phương châm nhất quán “không có gì là không thể, phải quyết tâm tìm cách để làm” như tổ chức hiệp thương với các tổ chức chính trị xã hội phân công các chỉ tiêu và thực hiện các giải pháp nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân đã trở thành nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của của MTTQ cá cấp và các tổ chức chính trị xã hội. Cùng với đó "Phát huy vai trò gương mẫu, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo quản lý của MTTQ các cấp trong tỉnh gần dân, sát dân, kịp thời nắm bắt và giải quyết các kiến nghị chính đáng của nhân dân, góp phần củng cố niềm tin, sự đồng thuận của nhân dân đối với hoạt động của cấp ủy, chính quyền các cấp."
Từ nội hàm của chỉ số hạnh phúc, các giải pháp nhằm nâng cao chỉ số hạnh phúc chính là thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và sự hài lòng của người dân Yên Bái về cuộc sống, về môi trường sống và tuổi thọ trung bình (3 tiêu chí của chỉ số hạnh phúc) - với 36 chỉ tiêu thành phần - là các chỉ tiêu cụ thể về điều kiện kinh tế vật chất; mối quan hệ trong gia đình và xã hội; chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội; tiếp xúc với cơ quan công quyền; sự quan tâm của chính quyền trong xây dựng đô thị và nông thôn; việc bảo vệ môi trường nước và xử lý rác thải, nước thải; bảo vệ rừng; công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân... Tiếp cận ở góc độ 3 tiêu chí chính của chỉ số hạnh phúc, có thể thấy vai trò của MTTQ các cấp tỉnh Yên Bái trong việc tuyên truyền Tiêu chí 1: Nâng cao sự hài lòng của người dân về cuộc sống.
Trước hết là nâng cao sự hài lòng của người dân về các điều kiện kinh tế - vật chất.
Một trong những cách làm mới, sáng tạo của tỉnh Yên Bái là đã thay đổi tư duy từ “sản xuất nông nghiệp” sang “kinh tế nông nghiệp”, từ đó MTTQ các cấp đã tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và Nhân dân đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng vật nuôi, áp dụng hiệu quả các tiến bộ khoa học vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng thu nhập, tạo việc làm mới cho đoàn viên, hội viên và nhân dân. Đã hình thành được các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa, sản xuất đã có sự liên kết ổn định trong tiêu thụ sản phẩm; Qua 3 năm, Ủy ban MTTQ và các tổ chức thành viên đã vận động, xây dựng mới 195 Hợp tác xã, 2.790 tổ hợp tác, nâng số lượng Hợp tác xã hiện nay là 610 Hợp tác xã với 30.544 thành viên, và 5.930 Tổ hợp tác với 29.600 thành viên. Các HTX, Tổ hợp tác, mô hình trang trại đã từng bước phát huy hiệu quả góp phần phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh và nâng cao thu nhập cho người dân.
Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông và phát triển đô thị, tạo nên mạng lưới giao thông thuận tiện, phục vụ nhu cầu của người dân. Nhiều tuyến đường được đầu tư xây dựng mới, mở rộng, nâng cấp, những cây cầu mới qua sông Hồng, sông Chảy và biết bao công trình hạ tầng điện, đường, trường, trạm... ở các thôn, bản vùng cao, vùng sâu, vùng xa thực sự đã trở thành những “công trình, con đường, cây cầu hạnh phúc”, đáp ứng mong ước bao đời của người dân.
MTTQ các cấp tiếp tục triển khai sâu rộng 5 nội dung của Cuộc vận động, huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, với phương châm “lấy sức dân chăm lo cho dân”, phát huy tính tự quản của nhân dân trong bảo vệ môi trường sống, ứng phó với biển đổi khí hậu, xây dựng tiêu chí hạnh phúc, tạo điều kiện để người dân tự nguyện đóng góp công sức, vật chất và tinh thần xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Nhân dân trong tỉnh đã tích cực đóng góp, hiến trên 1.000 ha đất để làm đường giao thông nông thôn, nhà văn hóa thôn, các công trình công cộng; đóng góp ủng hộ số tiền trên 320,3 tỷ đồng tiền mặt; trên 261.300 ngày công lao động; thành lập và duy trì 250 mô hình phát triển kinh tế, giúp nhau giảm nghèo bền vững, với 659 hộ nghèo được giúp đỡ vốn, giống cây trồng, vật nuôi, từng bước giảm tỷ lệ hộ nghèo. Hết năm 2022, kết quả trong Cuộc vận động đã góp phần cùng toàn tỉnh xây dựng 99/150 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, 27 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 06 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; 18/23 phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị; 3/9 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, qua đó diện mạo nông thôn đã thực sự khởi sắc, đời sống của người dân không ngừng được nâng lên, bản sắc văn hóa tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc được phát huy.
Hai là nâng cao sự hài lòng của người dân về đời sống xã hội - tinh thần.
MTTQ các cấp Chú trọng thực hiện các chính sách an sinh xã hội, có nhiều giải pháp thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh, bền vững, Yên Bái tiếp tục là điểm sáng về giảm nghèo của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh giảm 5,15% so với năm 2021. Qua 3 năm vận động, Quỹ “Vì người nghèo” và chương trình an sinh xã hội đã huy động được trên 87,4 tỷ đồng (trong đó Quỹ “Vì người nghèo” các cấp huy động được trên 56,4 tỷ, chương trình an sinh xã hội gần 31 tỷ). Đã hỗ trợ làm mới và sửa chữa được trên 2.224 ngôi nhà dột nát cho hộ nghèo (trong đó làm mới 1.858 nhà, sửa chữa 366 nhà) với số tiền gần 31,5 tỷ đồng; hỗ trợ 659 hộ nghèo thoát nghèo bền vững; thăm hỏi gần 5.000 lượt đối tượng nghèo có hoàn cảnh khó khăn số tiền trên 19,3 tỷ đồng, tập trung hỗ trợ sinh kế, mô hình sản xuất cho hộ nghèo... Những nỗ lực cố gắng đó đã góp phần thực hiện có hiệu quả chương trình giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội của tỉnh, tỷ lệ hộ nghèo bình quân của tỉnh giảm 4 - 5%/ năm, giảm từ 11,56% (năm 2019) xuống còn 4,76% (năm 2021) theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2016-2020.
Tăng cường tuyên truyền bảo tồn, khai thác, phát huy giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc, thực hiện đúng phương châm “biến di sản thành tài sản” phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, phát triển du lịch và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. Hiện nay, có 85,4% gia đình văn hóa đạt tiêu chí gia đình hạnh phúc, 39,3% thôn, bản, tổ dân phố văn hóa đạt tiêu chí thôn, bản, tổ dân phố hạnh phúc; toàn tỉnh đã xây dựng được trên 500 CLB gia đình hạnh phúc.
Ở Tiêu chí 2: Nâng cao sự hài lòng của người dân về môi trường sống.
MTTQ các cấp tuyên truyền xây dựng cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp (từ các thôn, bản, tổ dân phố, trong từng đường làng, ngõ phố, trong mỗi gia đình đến mỗi cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp). Tăng cường bảo vệ môi trường rừng, cây xanh. Phát triển nền nông nghiệp xanh, sạch, an toàn gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững...
Thực hiện Nghị quyết và chủ trương của tỉnh về giao chỉ tiêu xây dựng tổ tự quản ở thôn, tổ dân phố. Sau 3 năm, MTTQ các cấp đã thành lập và duy trì trên 3.147 Tổ tự quản/1.356 thôn (bản), tổ dân phố, 1.456/2.696 tổ tự quản tiêu biểu. Năm 2022, phấn đấu có 708/1.415 (50%) tổ đăng ký đạt tổ tự quản tiêu biểu xuất sắc. Hoạt động của tổ tự quản đã phát huy hiệu quả thiết thực, thể hiện tinh thần đoàn kết, tự quản của nhân dân với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.
Qua nửa nhiệm kỳ, có thể khẳng định việc xây dựng chỉ số hạnh phúc là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp, đáp ứng nguyện vọng, mong muốn và nhu cầu của chính người dân Yên Bái. Từ đó đã huy động được sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của người dân trong thực hiện mục tiêu nâng cao chỉ số hạnh phúc.
Thực hiện Quyết định số 1362-QĐ/TU ngày 15/01/2015 của Tỉnh ủy về ban hành Quy chế tiếp xúc, đối thoại trực tiếp của người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền các cấp với Nhân dân trên địa bàn tỉnh Yên Bái, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp đã chủ động phối hợp nắm bắt, tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân, đề xuất với cấp ủy, chính quyền tổ chức tiếp xúc đối thoại kịp thời. Trong ba năm qua, cấp ủy, chính quyền các cấp đã tổ chức trên 1.700 cuộc tiếp xúc đối thoại với Nhân dân về các vấn đề liên quan đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.Thông qua đối thoại đã hướng dẫn, giải quyết và trả lời công dân theo đúng quy định của pháp luật, được Nhân dân đồng tình ủng hộ.
Với phương châm: Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng, đã được triển khai ngày càng sâu rộng, từng bước vững chắc và thực sự đi vào cuộc sống, nhất là phát huy dân chủ ở cơ sở, đạt kết quả tích cực. Dân chủ trực tiếp ở các cấp, dân chủ ở cơ sở được mở rộng, nhân dân được bàn và quyết định những công việc quan trọng, thiết thực, gắn liền với lợi ích của nhân dân, quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể được thừa nhận, tôn trọng và bảo vệ. Điển hình như Ủy ban MTTQ các cấp tỉnh Yên Bái đã triển khai thực hiện, việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn tỉnh đối với dự thảo LĐĐ (sửa đổi) đã hoàn thành. Qua tổng hợp toàn tỉnh đã tổ chức 1.113 hội nghị, hội thảo với 339.603 lượt người tham gia; đã nhận được 13.586 lượt ý kiến góp ý của tổ chức, cá nhân. Việc tổ chức lấy ý kiến đã được tiến hành dân chủ, công khai, minh bạch, khoa học, bảo đảm tiến độ, chất lượng, thiết thực và tiết kiệm, cơ bản đảm bảo được mục đích, yêu cầu đề ra.
Công tác giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và đoàn thể nhân dân được chú trọng và đạt nhiều kết quả tốt. Phương châm đã góp phần xây dựng Đảng, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Ban Thanh tra nhân dân xã, phường, thị trấn giám sát được 1.813 cuộc; Ban giám sát đầu tư của cộng đồng giám sát được 2.493 cuộc. Đã phát hiện, kiến nghị và phản ánh vụ việc đến các cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết, các cơ quan có thẩm quyền thông báo kết quả giải quyết và xử lý, thu hồi tiền và hiện vật trị giá trên 35 triệu đồng.
Qua hoạt động giám sát, MTTQ và các tổ chức thành viên đã có những kiến nghị với Trung ương, với tỉnh về những vấn đề còn hạn chế trong tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách; qua đó giúp chính quyền các cấp nắm bắt kịp thời những thông tin về hoạt động quản lý điều hành, để từ đó có các biện pháp chấn chỉnh những tồn tại hạn chế trong công tác quản lý nhà nước ở một số ngành, lĩnh vực; kịp thời điều chỉnh, bổ sung cơ chế và giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các địa phương, đơn vị và cơ sở.
Có thể nói, hạnh phúc tuy là khái niệm hết sức trừu tượng, khó có thể “lượng hóa” nhưng thực tế đã chứng minh: Tuy Yên Bái còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển KTXH, song, các giải pháp nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân chính là đem lại sự hài lòng của nhân dân về cuộc sống, với các yếu tố về điều kiện vật chất, tinh thần của cá nhân và gia đình; hài lòng về sự phục vụ của chính quyền địa phương, về môi trường sống xung quanh, hài lòng về tuổi thọ trung bình và có sức khỏe tốt. Qua khảo sát trên phạm vi toàn tỉnh, Chỉ số hạnh phúc của người dân Yên Bái đều tăng qua hằng năm (năm 2022 là 62,57%; đạt Mức 2 - Khá hạnh phúc; tăng 8,27% so với năm 2020).
Một số giải pháp trong thời gian tới
Với mục tiêu năm 2023, Chỉ số hạnh phúc của người dân 63,3%, phấn đấu đến hết nhiệm kỳ tăng 15% so với năm 2020. Đồng nghĩa với việc Yên Bái phải tiếp tục quyết tâm cao độ trong việc triển khai đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp phát triển KTXH, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, tất cả vì cuộc sống hạnh phúc của người dân, không nằm ngoài 3 tiêu chí chính và các tiêu chí thành phần của Chỉ số hạnh phúc.
MTTQ các cấp tiếp tục Đổi mới nội dung, phương pháp công tác tuyên truyền, tiếp tục phản ánh sâu sắc, toàn diện ý nghĩa, giá trị nhân văn của việc triển khai thực hiện các giải pháp nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân Yên Bái; nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của nhân dân các dân tộc trong tỉnh quyết tâm phấn đấu xây dựng cuộc sống ngày càng hạnh phúc hơn.
Tuyên truyền gương điển hình tiên tiến trong thực hiện các giải pháp nâng cao chỉ số hạnh phúc của người dân trên các lĩnh vực đời sống xã hội; góp phần làm cho Chỉ số hạnh phúc tiếp tục được định hình rõ nét bằng chính mục tiêu của cấp ủy, chính quyền các cấp, đáp ứng nhu cầu, khát vọng phát triển và nguyện vọng của nhân dân các dân tộc Yên Bái, “tất cả vì cuộc sống hạnh phúc của nhân dân”, hướng tới mục tiêu xây dựng “Tỉnh hạnh phúc”./.
Phùng Huy- Kim Tuyến - Mai Hiên