- Trong lần về thăm Yên Bái ngày 25/9/1958, Bác Hồ đã rất quan tâm đến phát triển hạ tầng giao thông vận tải của tỉnh. Thực hiện lời dạy của Bác, tỉnh Yên Bái đã phát huy truyền thống “mở đường thắng lợi” cũng như hiện thực hóa mục tiêu và thực hiện tốt một trong ba đột phá chiến lược của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, trong đó giao thông vận tải luôn “đi trước mở đường”, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, phục vụ tốt cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Công trình cầu Giới Phiên được khánh thành vào đúng dịp kỷ niệm 65 năm Ngày Bác Hồ thăm Yên Bái góp phần hoàn thiện đồng bộ cơ sở hạ tầng, nhất là hệ thống giao thông, đảm bảo kết nối hai bên bờ sông Hồng.
Ngược dòng thời gian, khi tái lập tỉnh năm 1991, dù có nhiều lợi thế về tích hợp nhiều loại hình giao thông song giao thông ở Yên Bái vẫn muôn trùng khó khăn. Thực hiện lời Bác dạy: " Giao thông tốt thì các việc đều dễ dàng. Giao thông xấu thì các việc đình trễ”, phát huy truyền thống đơn vị được nhận cờ luân lưu "Mở đường thắng lợi”, ngành giao thông vận tải Yên Bái đã tận dụng và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư để từng bước phát triển và hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông của tỉnh.
Giai đoạn từ năm 2006 đến nay, nhiều công trình giao thông trọng điểm được đầu tư kết nối thành hệ thống giao thông liên hoàn góp phần quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh của tỉnh. Cùng với các tuyến quốc lộ, việc đầu tư xây dựng thêm 5 cầu bắc qua sông Hồng là: cầu Trái Hút, cầu Bách Lẫm, cầu Tuần Quán, cầu Cổ Phúc và cầu Giới Phiên không chỉ thỏa niềm mong ước của bà con mà còn mang theo cả kỳ vọng của các địa phương với mục tiêu kết nối, tạo đà bứt phá phát triển kinh tế, xã hội.
Yên Bái vinh dự là tỉnh đầu tiên của khu vực Tây Bắc đạt 100% xã có đường ô tô đến trung tâm. Đây thực sự là kỳ tích, bởi Yên Bái là tỉnh miền núi, địa hình chia cắt, hiểm trở, nguồn lực đầu tư cho giao thông hạn chế, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn. Với phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm”, Yên Bái đã tích cực vận động, tuyên truyền, tạo sự đồng thuận để làm nên nhiều tuyến đường "ý Đảng, lòng dân”. Những tuyến đường đặc thù hình thành bằng sự vận dụng cơ chế linh hoạt, phù hợp đã giúp thuận tiện cho việc đi lại, sản xuất của đồng bào các địa phương vùng cao.
Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có hàng nghìn kilomet đường giao thông nông thôn được mở mới, nhựa hóa, bê tông hóa đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn trên địa bàn tỉnh, góp phần hoàn thiện, nâng cao hệ thống đường giao thông nông thôn, giúp người dân đi lại thuận lợi, an toàn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các địa phương, nhất là ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XIX đã xác định một trong ba đột phá chiến lược là "Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, trọng tâm là lĩnh vực giao thông, thông tin, viễn thông, thủy lợi, đô thị, khu, cụm công nghiệp/ liên kết nông thôn với đô thị, công nghiệp, dịch vụ với nông nghiệp và liên kết vùng, đáp ứng yêu cầu phát triển”.
Cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện đột phá này, trong giai đoạn 2021-2025, trên địa bàn tỉnh đã có 26 dự án, công trình trọng điểm do UBND tỉnh quyết định đầu tư với tổng mức đầu tư khoảng 13.176 tỷ đồng. Trong đó, có 17 dự án, công trình phát triển hạ tầng giao thông, chiếm 74,04% tỷ trọng vốn đầu tư các công trình trọng điểm. Cùng với đó, tỉnh tập trung, huy động nguồn lực phát triển giao thông nông thôn theo Đề án phát triển giao thông nông thôn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025, gắn với 3 chương trình mục tiêu quốc gia.
Từ năm 2021 đến nay, toàn tỉnh đã kiên cố hóa mặt đường bê tông xi măng được 1.592 km, đạt 79,59% kế hoạch giai đoạn 2021-2025, nâng tổng số chiều dài km đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh được kiên cố hóa lên 5.450/8.090km (đạt 67,37%), góp phần quan trọng đưa diện mạo đô thị, nông thôn thay đổi theo hướng khang trang, hiện đại. Đến hết năm 2022, toàn tỉnh đã có 99/150 xã (chiếm 66%) đạt chuẩn nông thôn mới, bằng 78,5% mục tiêu Nghị quyết, có 3/9 đơn vị hành chính cấp huyện đạt chuẩn hoặc hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, đưa Yên Bái trở thành điểm sáng của khu vực Tây Bắc trong xây dựng nông thôn mới.
Yên Bái phấn đấu đến hết năm 2025 cơ bản các tuyến quốc lộ và tỉnh lộ sẽ được sửa chữa, gia cố lề, gia cố rãnh dọc, hoàn chỉnh hệ thống hành lang an toan giao thông; các công trình cầu yếu, ngầm tràn liên hợp sẽ dần được thay thế bằng các công trình cầu cống mới.
Đầu tư, phát triển giao thông vận tải trong giai đoạn tới tiếp tục được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, then chốt trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Do vậy, ngành giao thông vận tải tỉnh đã có những định hướng nhằm phát triển hệ thống giao thông hoàn thiện thời gian tới sẽ là giải pháp hiệu quả để tiếp tục tạo nên diện mạo mới cho hạ tầng giao thông tỉnh Yên Bái phát triển theo hướng hiện đại, thuận lợi, an toàn.
Phát triển hệ thống giao thông hoàn thiện gắn với quan điểm và triết lý phát triển nhanh, bền vững theo hướng "Xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc” không chỉ là chủ trương đúng đắn, kịp thời của tỉnh Yên Bái mà còn mang đến luồng gió mới, hướng đến đáp ứng các tiêu chí giao thông hiện đại, chuyên nghiệp; góp phần hóa giải những khó khăn về địa lý, rút ngắn khoảng cách phát triển kinh tế, tăng sức hút đối với những nhà đầu tư lớn, có tiềm lực, đưa Yên Bái trở thành tỉnh khá của vùng Trung du và miền núi phía Bắc vào năm 2025.
Thanh Chi - Đức Toàn
- Trong lần về thăm Yên Bái ngày 25/9/1958, Bác Hồ đã rất quan tâm đến phát triển hạ tầng giao thông vận tải của tỉnh. Thực hiện lời dạy của Bác, tỉnh Yên Bái đã phát huy truyền thống “mở đường thắng lợi” cũng như hiện thực hóa mục tiêu và thực hiện tốt một trong ba đột phá chiến lược của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, trong đó giao thông vận tải luôn “đi trước mở đường”, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, phục vụ tốt cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.Ngược dòng thời gian, khi tái lập tỉnh năm 1991, dù có nhiều lợi thế về tích hợp nhiều loại hình giao thông song giao thông ở Yên Bái vẫn muôn trùng khó khăn. Thực hiện lời Bác dạy: " Giao thông tốt thì các việc đều dễ dàng. Giao thông xấu thì các việc đình trễ”, phát huy truyền thống đơn vị được nhận cờ luân lưu "Mở đường thắng lợi”, ngành giao thông vận tải Yên Bái đã tận dụng và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư để từng bước phát triển và hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông của tỉnh.
Với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, đến nay, toàn tỉnh đã kiên cố hóa mặt đường bê tông xi măng được 1.592 km, đạt 79,59% kế hoạch giai đoạn 2021-2025.
Giai đoạn từ năm 2006 đến nay, nhiều công trình giao thông trọng điểm được đầu tư kết nối thành hệ thống giao thông liên hoàn góp phần quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh của tỉnh. Cùng với các tuyến quốc lộ, việc đầu tư xây dựng thêm 5 cầu bắc qua sông Hồng là: cầu Trái Hút, cầu Bách Lẫm, cầu Tuần Quán, cầu Cổ Phúc và cầu Giới Phiên không chỉ thỏa niềm mong ước của bà con mà còn mang theo cả kỳ vọng của các địa phương với mục tiêu kết nối, tạo đà bứt phá phát triển kinh tế, xã hội.
Yên Bái vinh dự là tỉnh đầu tiên của khu vực Tây Bắc đạt 100% xã có đường ô tô đến trung tâm. Đây thực sự là kỳ tích, bởi Yên Bái là tỉnh miền núi, địa hình chia cắt, hiểm trở, nguồn lực đầu tư cho giao thông hạn chế, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn. Với phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm”, Yên Bái đã tích cực vận động, tuyên truyền, tạo sự đồng thuận để làm nên nhiều tuyến đường "ý Đảng, lòng dân”. Những tuyến đường đặc thù hình thành bằng sự vận dụng cơ chế linh hoạt, phù hợp đã giúp thuận tiện cho việc đi lại, sản xuất của đồng bào các địa phương vùng cao.
Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có hàng nghìn kilomet đường giao thông nông thôn được mở mới, nhựa hóa, bê tông hóa đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn trên địa bàn tỉnh, góp phần hoàn thiện, nâng cao hệ thống đường giao thông nông thôn, giúp người dân đi lại thuận lợi, an toàn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các địa phương, nhất là ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XIX đã xác định một trong ba đột phá chiến lược là "Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, trọng tâm là lĩnh vực giao thông, thông tin, viễn thông, thủy lợi, đô thị, khu, cụm công nghiệp/ liên kết nông thôn với đô thị, công nghiệp, dịch vụ với nông nghiệp và liên kết vùng, đáp ứng yêu cầu phát triển”.
Cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện đột phá này, trong giai đoạn 2021-2025, trên địa bàn tỉnh đã có 26 dự án, công trình trọng điểm do UBND tỉnh quyết định đầu tư với tổng mức đầu tư khoảng 13.176 tỷ đồng. Trong đó, có 17 dự án, công trình phát triển hạ tầng giao thông, chiếm 74,04% tỷ trọng vốn đầu tư các công trình trọng điểm. Cùng với đó, tỉnh tập trung, huy động nguồn lực phát triển giao thông nông thôn theo Đề án phát triển giao thông nông thôn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025, gắn với 3 chương trình mục tiêu quốc gia.
Từ năm 2021 đến nay, toàn tỉnh đã kiên cố hóa mặt đường bê tông xi măng được 1.592 km, đạt 79,59% kế hoạch giai đoạn 2021-2025, nâng tổng số chiều dài km đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh được kiên cố hóa lên 5.450/8.090km (đạt 67,37%), góp phần quan trọng đưa diện mạo đô thị, nông thôn thay đổi theo hướng khang trang, hiện đại. Đến hết năm 2022, toàn tỉnh đã có 99/150 xã (chiếm 66%) đạt chuẩn nông thôn mới, bằng 78,5% mục tiêu Nghị quyết, có 3/9 đơn vị hành chính cấp huyện đạt chuẩn hoặc hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, đưa Yên Bái trở thành điểm sáng của khu vực Tây Bắc trong xây dựng nông thôn mới.
Yên Bái phấn đấu đến hết năm 2025 cơ bản các tuyến quốc lộ và tỉnh lộ sẽ được sửa chữa, gia cố lề, gia cố rãnh dọc, hoàn chỉnh hệ thống hành lang an toan giao thông; các công trình cầu yếu, ngầm tràn liên hợp sẽ dần được thay thế bằng các công trình cầu cống mới.
Đầu tư, phát triển giao thông vận tải trong giai đoạn tới tiếp tục được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, then chốt trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Do vậy, ngành giao thông vận tải tỉnh đã có những định hướng nhằm phát triển hệ thống giao thông hoàn thiện thời gian tới sẽ là giải pháp hiệu quả để tiếp tục tạo nên diện mạo mới cho hạ tầng giao thông tỉnh Yên Bái phát triển theo hướng hiện đại, thuận lợi, an toàn.
Phát triển hệ thống giao thông hoàn thiện gắn với quan điểm và triết lý phát triển nhanh, bền vững theo hướng "Xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc” không chỉ là chủ trương đúng đắn, kịp thời của tỉnh Yên Bái mà còn mang đến luồng gió mới, hướng đến đáp ứng các tiêu chí giao thông hiện đại, chuyên nghiệp; góp phần hóa giải những khó khăn về địa lý, rút ngắn khoảng cách phát triển kinh tế, tăng sức hút đối với những nhà đầu tư lớn, có tiềm lực, đưa Yên Bái trở thành tỉnh khá của vùng Trung du và miền núi phía Bắc vào năm 2025.
Thanh Chi - Đức Toàn
Các bài khác
- Phường Nguyễn Phúc, Quyết tâm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, đẩy mạnh giảm nghèo bền vững gắn với xây dựng mô hình khu dân cư hạnh phúc góp phần cùng thành phố Yên Bái hoàn thành xây dựng Đô thị loại II (21/09/2023)
- Những kết quả nổi bật trong đổi mới, nâng cao chất lượng hiệu quả của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội, phát huy sức mạnh khối Đại đoàn kết toàn dân (12/09/2023)
- “Dân vận khéo” góp phần vì một Yên Bái “Xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc” - Kỳ 3 (02/08/2023)
- Vai trò của MTTQ Việt Nam trong thực hiện Chỉ số hạnh phúc trên địa bàn tỉnh Yên Bái. (01/08/2023)
- “Dân vận khéo” góp phần vì một Yên Bái “Xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc” (25/07/2023)
- NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC TẬP HỢP, TỔNG HỢP Ý KIẾN, KIẾN NGHỊ CỦA CỬ TRI VÀ NHÂN DÂN
(22/06/2023)
- Đại biểu Quốc hội Triệu Thị Huyền yêu cầu phân định rõ thế nào là không đủ 3 năm công tác (02/06/2023)
- Đại hội Công đoàn cơ sở Cơ quan Mặt trận Tổ quốc tỉnh Yên Bái nhiệm kỳ 2023– 2028 (29/05/2023)
- Ngày 26/5, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (26/05/2023)
- Tư tưởng Hồ Chí Minh là ngọn đuốc soi đường cho cách mạng Việt Nam (18/05/2023)
Xem thêm »