- Những năm qua, Đảng bộ tỉnh Yên Bái luôn quan tâm công tác phát triển cán bộ nữ, thể hiện bằng hiệu quả công tác xây dựng, thực hiện quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và bố trí sử dụng cán bộ nữ.
Các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy trao đổi với đội ngũ nữ cán bộ lãnh đạo thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý nhân dịp ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10/2022.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng công tác đào tạo đội ngũ cán bộ nữ. Trước lúc đi xa, Người căn dặn toàn Đảng, toàn dân phải quan tâm, chăm sóc phụ nữ thực hiện bình đẳng giới: "… Đảng và Chính phủ cần phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc kể cả công việc lãnh đạo. Bản thân phụ nữ thì phải cố gắng vươn lên. Đó là một cuộc cách mạng đưa đến quyền bình đẳng thật sự cho phụ nữ”.
Thấm nhuần sâu sắc quan điểm đó của Người, cùng với các đảng bộ địa phương trong cả nước, những năm qua, Đảng bộ tỉnh Yên Bái luôn quan tâm công tác phát triển cán bộ nữ, thể hiện bằng hiệu quả công tác xây dựng, thực hiện quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và bố trí sử dụng cán bộ nữ.
Trong đó, phải kể đến việc ban hành Đề án số 11 của Tỉnh ủy về "Xây dựng và tạo nguồn cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý đến năm 2030, định hướng đến năm 2035”, thể hiện bước đi bài bản, chiến lược của tỉnh trong đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng và phát triển cán bộ nói chung, cán bộ nữ nói riêng.
Đến nay đã có 44 cán bộ nữ tham gia Đề án 11 được bổ nhiệm, điều động, luân chuyển về địa phương, cơ sở để rèn luyện, bằng 55% số cán bộ đã được điều động, luân chuyển, bổ nhiệm của Đề án. Trong đó có 11/19 cán bộ nữ đã được bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử giữ các chức danh thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý, bằng 58%.
Hiện, tỷ lệ cán bộ lãnh đạo, quản lý là nữ của tỉnh ngày càng gia tăng cả về số lượng và chất lượng. Trong đó, tỷ lệ nữ lãnh đạo thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý chiếm 19,6%; tỷ lệ nữ tham gia đại biểu Quốc hội khóa XV là 50%; trên 1.370 nữ đại biểu HĐND ở cả 3 cấp, chiếm trên 34%, tăng 1,4% so với nhiệm kỳ trước và cao hơn 5% so với bình quân chung của cả nước.
Nhiều cán bộ nữ đã được tín nhiệm giữ những trọng trách và qua thực tiễn công tác, đã khẳng định, phát huy được vai trò của mình trong các cơ quan Đảng, chính quyền, mặt trận và tổ chức chính trị - xã hội các cấp. Tỷ lệ cán bộ nữ tham gia cấp ủy các cấp từ tỉnh tới cơ sở của Yên Bái đang chiếm tỷ lệ 22,5%, 62 nữ cán bộ tham gia UBND các cấp, chiếm trên 7%, cao hơn nhiệm kỳ trước và thuộc nhóm cao trong khu vực, từng bước đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tích cực, chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng.
Đặc biệt, những nhiệm kỳ gần đây, trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo HĐND tỉnh, lãnh đạo UBND tỉnh đều có cán bộ nữ. Tỷ lệ cơ quan, đơn vị có lãnh đạo là nữ đạt trên 48%, tỷ lệ cán bộ nữ được quy hoạch các chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý trong nhiệm kỳ 2020 - 2025 đều tăng so với các nhiệm kỳ trước.
Trong đó, quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đạt 21,3%; quy hoạch Ban Thường vụ Tỉnh ủy đạt 25%; quy hoạch lãnh đạo các ban, sở, ngành cấp tỉnh đạt 12,3%; quy hoạch các chức danh lãnh đạo chủ chốt các huyện, thị xã, thành phố đạt 25,3%.
Thực tế công tác phát triển cán bộ nữ của tỉnh cho thấy, với sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, đội ngũ cán bộ nữ đã có sự tăng trưởng cả về số lượng và chất lượng so với nhiệm kỳ trước. Tại các cơ quan Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và tổ chức chính trị - xã hội các cấp, nguồn nhân lực cán bộ nữ ngày càng được quan tâm, tạo điều kiện và có quy hoạch phát triển.
Để tạo điều kiện cho phụ nữ các dân tộc trong tỉnh được phát huy năng lực, tự tin tham gia và thực hiện tốt vai trò quan trọng của mình trên tất cả các lĩnh vực, các cấp, ngành từ tỉnh tới cơ sở cần quan tâm phát triển, tạo nguồn, bồi dưỡng, đào tạo, quy hoạch, luân chuyển, bố trí, sắp xếp, bổ nhiệm, giới thiệu, ứng cử đối với cán bộ nữ trong các cơ quan, tổ chức của hệ thống chính trị.
Qua đó, bảo đảm đạt được mục tiêu tỷ lệ nữ trong cấp ủy, cơ quan Nhà nước, đại biểu dân cử, doanh nghiệp…, giúp phụ nữ các dân tộc có cơ hội đóng góp ngày càng nhiều hơn cho sự phát triển của địa phương.
Đồng thời, khẳng định hình ảnh, phẩm chất đạo đức cao quý "Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang” của phụ nữ Việt Nam nói chung, tỉnh Yên Bái nói riêng. Đặc biệt, các cấp hội phụ nữ trong tỉnh cần nâng cao chất lượng và chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong việc lựa chọn các nội dung hoạt động; bám sát nhiệm vụ chính trị của địa phương, lựa chọn những hoạt động thiết thực, phù hợp với điều kiện thực tế ở cơ sở, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, nâng cao trình độ và tham gia nhiều hơn vào các hoạt động chính trị - xã hội.
Cụ thể hóa nghị quyết đại hội đảng các cấp trong công tác phụ nữ phù hợp với bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng cũng như chuyển đổi sang nền kinh tế số, bám sát nhiệm vụ chính trị của địa phương, tập trung xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết XIX Đảng bộ tỉnh, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII với những giải pháp cụ thể, thiết thực để đưa tư tưởng, quan điểm, chủ trương của Đảng từng bước đi vào cuộc sống.
Thanh Hương
- Những năm qua, Đảng bộ tỉnh Yên Bái luôn quan tâm công tác phát triển cán bộ nữ, thể hiện bằng hiệu quả công tác xây dựng, thực hiện quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và bố trí sử dụng cán bộ nữ.Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng công tác đào tạo đội ngũ cán bộ nữ. Trước lúc đi xa, Người căn dặn toàn Đảng, toàn dân phải quan tâm, chăm sóc phụ nữ thực hiện bình đẳng giới: "… Đảng và Chính phủ cần phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc kể cả công việc lãnh đạo. Bản thân phụ nữ thì phải cố gắng vươn lên. Đó là một cuộc cách mạng đưa đến quyền bình đẳng thật sự cho phụ nữ”.
Thấm nhuần sâu sắc quan điểm đó của Người, cùng với các đảng bộ địa phương trong cả nước, những năm qua, Đảng bộ tỉnh Yên Bái luôn quan tâm công tác phát triển cán bộ nữ, thể hiện bằng hiệu quả công tác xây dựng, thực hiện quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và bố trí sử dụng cán bộ nữ.
Trong đó, phải kể đến việc ban hành Đề án số 11 của Tỉnh ủy về "Xây dựng và tạo nguồn cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý đến năm 2030, định hướng đến năm 2035”, thể hiện bước đi bài bản, chiến lược của tỉnh trong đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng và phát triển cán bộ nói chung, cán bộ nữ nói riêng.
Đến nay đã có 44 cán bộ nữ tham gia Đề án 11 được bổ nhiệm, điều động, luân chuyển về địa phương, cơ sở để rèn luyện, bằng 55% số cán bộ đã được điều động, luân chuyển, bổ nhiệm của Đề án. Trong đó có 11/19 cán bộ nữ đã được bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử giữ các chức danh thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý, bằng 58%.
Hiện, tỷ lệ cán bộ lãnh đạo, quản lý là nữ của tỉnh ngày càng gia tăng cả về số lượng và chất lượng. Trong đó, tỷ lệ nữ lãnh đạo thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý chiếm 19,6%; tỷ lệ nữ tham gia đại biểu Quốc hội khóa XV là 50%; trên 1.370 nữ đại biểu HĐND ở cả 3 cấp, chiếm trên 34%, tăng 1,4% so với nhiệm kỳ trước và cao hơn 5% so với bình quân chung của cả nước.
Nhiều cán bộ nữ đã được tín nhiệm giữ những trọng trách và qua thực tiễn công tác, đã khẳng định, phát huy được vai trò của mình trong các cơ quan Đảng, chính quyền, mặt trận và tổ chức chính trị - xã hội các cấp. Tỷ lệ cán bộ nữ tham gia cấp ủy các cấp từ tỉnh tới cơ sở của Yên Bái đang chiếm tỷ lệ 22,5%, 62 nữ cán bộ tham gia UBND các cấp, chiếm trên 7%, cao hơn nhiệm kỳ trước và thuộc nhóm cao trong khu vực, từng bước đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tích cực, chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng.
Đặc biệt, những nhiệm kỳ gần đây, trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo HĐND tỉnh, lãnh đạo UBND tỉnh đều có cán bộ nữ. Tỷ lệ cơ quan, đơn vị có lãnh đạo là nữ đạt trên 48%, tỷ lệ cán bộ nữ được quy hoạch các chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý trong nhiệm kỳ 2020 - 2025 đều tăng so với các nhiệm kỳ trước.
Trong đó, quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đạt 21,3%; quy hoạch Ban Thường vụ Tỉnh ủy đạt 25%; quy hoạch lãnh đạo các ban, sở, ngành cấp tỉnh đạt 12,3%; quy hoạch các chức danh lãnh đạo chủ chốt các huyện, thị xã, thành phố đạt 25,3%.
Thực tế công tác phát triển cán bộ nữ của tỉnh cho thấy, với sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, đội ngũ cán bộ nữ đã có sự tăng trưởng cả về số lượng và chất lượng so với nhiệm kỳ trước. Tại các cơ quan Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và tổ chức chính trị - xã hội các cấp, nguồn nhân lực cán bộ nữ ngày càng được quan tâm, tạo điều kiện và có quy hoạch phát triển.
Để tạo điều kiện cho phụ nữ các dân tộc trong tỉnh được phát huy năng lực, tự tin tham gia và thực hiện tốt vai trò quan trọng của mình trên tất cả các lĩnh vực, các cấp, ngành từ tỉnh tới cơ sở cần quan tâm phát triển, tạo nguồn, bồi dưỡng, đào tạo, quy hoạch, luân chuyển, bố trí, sắp xếp, bổ nhiệm, giới thiệu, ứng cử đối với cán bộ nữ trong các cơ quan, tổ chức của hệ thống chính trị.
Qua đó, bảo đảm đạt được mục tiêu tỷ lệ nữ trong cấp ủy, cơ quan Nhà nước, đại biểu dân cử, doanh nghiệp…, giúp phụ nữ các dân tộc có cơ hội đóng góp ngày càng nhiều hơn cho sự phát triển của địa phương.
Đồng thời, khẳng định hình ảnh, phẩm chất đạo đức cao quý "Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang” của phụ nữ Việt Nam nói chung, tỉnh Yên Bái nói riêng. Đặc biệt, các cấp hội phụ nữ trong tỉnh cần nâng cao chất lượng và chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong việc lựa chọn các nội dung hoạt động; bám sát nhiệm vụ chính trị của địa phương, lựa chọn những hoạt động thiết thực, phù hợp với điều kiện thực tế ở cơ sở, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, nâng cao trình độ và tham gia nhiều hơn vào các hoạt động chính trị - xã hội.
Cụ thể hóa nghị quyết đại hội đảng các cấp trong công tác phụ nữ phù hợp với bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng cũng như chuyển đổi sang nền kinh tế số, bám sát nhiệm vụ chính trị của địa phương, tập trung xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết XIX Đảng bộ tỉnh, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII với những giải pháp cụ thể, thiết thực để đưa tư tưởng, quan điểm, chủ trương của Đảng từng bước đi vào cuộc sống.
Thanh Hương