Cuối đông sang xuân, khắp núi rừng Mù Cang Chải được bao phủ bởi màu hồng rực rỡ. Những bản vùng cao yên bình nép mình bên những dãy núi, tạo nên một bức tranh trù phú, ấm no…
ợ chồng anh Giàng A Phình ở bản La Pán Tẩn, xã La Pán Tẩn chuẩn bị cơ sở vật chất đón khách du lịch.
La Pán Tẩn - địa danh nhiều hoa tớ dày bậc nhất ở Mù Cang Chải cũng là phần vùng lõi của Danh thắng quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang. Ngần ấy thôi cũng đủ để người ta hình dung về một địa danh mang đầy đủ đặc trưng của Mù Cang Chải. Công cuộc xây dựng nông thôn mới diễn ra mạnh mẽ ở khắp các bản làng, địa phương trong tỉnh và La Pán Tẩn cũng đang chuyển mình. Các thôn bản cũng chuyển mình từ trong nội tại mỗi hộ gia đình, đến sự đầu tư của Nhà nước tạo nên cuộc sống mới ở những bản vùng cao.
Bản La Pán Tẩn - bản trung tâm của xã La Pán Tẩn giống như bao bản làng người Mông ở Mù Cang Chải khác, những nếp nhà không san sát nhau mà tách biệt theo những triền núi nhưng lại dung hòa trong tổng thể núi rừng. Đi trong không gian ấy, rất khó có thể hình dung về sự thay đổi của bản La Pán Tẩn bởi vẫn những nếp nhà ấy, vẫn những hàng hoa tớ dày đỏ rực mỗi cuối đông sang xuân. Chỉ có những người như ông Lý A Nhà - Bí thư Chi bộ thôn La Pán Tẩn mới cảm nhận được sự thay đổi rõ nét của bản làng mình.
Dẫn chúng tôi thăm bản, dưới những tán đào rừng đung đưa trong gió, ông Nhà bắt đầu câu chuyện: "Đường thôn bản đã được bê tông hóa, tạo thuận tiện cho người dân rất nhiều. Trong thôn bảo nhau dọn rác tập kết gọn gàng, thỉnh thoảng đường vẫn còn vài cái vỏ kẹo của mấy đứa nhỏ thôi chứ còn lại sạch lắm rồi. Chuồng trại thì đã đưa ra xa nơi ở, nhà nào cũng có nhà tiêu hợp vệ sinh”.
Nghe ông Nhà nói, chúng tôi mới để ý rồi gật đầu với nụ cười đầy tự hào của ông. Rồi ông giới thiệu bên kia, chỗ này mấy năm trước nghe theo lời vận động của huyện trồng hàng hoa tớ dày giờ đẹp đến mức khách du lịch đến chụp ảnh nhiều lắm. Ngang qua nhà anh Giàng Anh Phình, thấy vợ chồng anh đang chăm vài chậu hoa trước sân, ông Nhà hỏi: "Thế nay không có khách mà vợ chồng rảnh thế?”.
Anh Phình ngước lên cười: "Vâng ạ! Nhà cháu đang chuẩn bị đón đoàn khách mới lên ngắm hoa”. Anh Phình dừng tay mời nước, cái hoạt bát nhanh nhẹn của anh khiến chúng tôi không khỏi nghĩ anh có nhiều năm kinh nghiệm làm du lịch. Nhưng anh cười bảo: "Nhà mình mới đón khách từ năm 2023 thôi”.
Rồi anh hồ hởi dẫn chúng tôi đi tham quan cơ ngơi homestay của mình: "Nhà mình làm đơn giản thôi, tối đa gia đình có thể đón được trên 30 khách. Xây dựng nông thôn mới, các bác bảo phải để chuồng trại xa nhà, phải ở sạch, ăn sạch… toàn cái đúng cả. Rồi các bác còn gợi ý cho gia đình làm du lịch, cho đi học cách làm, như vợ mình là có chứng chỉ nấu ăn phục vụ du khách rồi đó…”.
"Các bác” trong những chia sẻ mộc mạc của anh Phình chính là cán bộ thôn bản, cán bộ xã, cán bộ huyện - những người đã bỏ ra không ít tâm huyết cho công cuộc xây dựng nông thôn mới trên các bản làng ở Mù Cang Chải.
"Cuộc sống bây giờ khác trước nhiều lắm rồi! Chẳng nói đâu xa như nhà mình, tự nhìn mình còn thấy khác. Không nghĩ mình có thể xây dựng được cuộc sống tốt như bây giờ” - anh Phình nói thêm. Chẳng cần phải đo bằng các tiêu chí, chỉ với mấy lời chia sẻ của anh Phình cũng khiến người khác cảm nhận rõ ràng về chỉ số hạnh phúc của anh, của gia đình anh, rộng ra là cả bản La Pán Tẩn.
Ông Nhà thêm: "Cả bản có 16 hộ làm du lịch homestay, nhiều hộ cũng manh nha có ý tưởng và nhiều người làm các dịch vụ như hướng dẫn viên, xe ôm… đều được huyện tập huấn nghiệp vụ cả rồi”. Đúng là cuộc sống trên các bản vùng cao đã đổi khác từ sự thay đổi tư duy nhận thức, đến thay đổi hành động. Những người con của núi rừng đã bước đầu biến những di sản của ông cha để lại thành tài sản và tiếp tục gìn giữ, phát triển cùng với đời sống của bản làng mình. Bản La Pán Tẩn đã đạt chuẩn bản nông thôn mới năm 2023, đó là một danh hiệu đầy tự hào đối với mỗi người dân trong bản.
Ông Nhà kể lại: "Buổi đón danh hiệu đạt chuẩn bản nông thôn mới được tổ chức cùng với Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc, vui lắm! Mọi người ai cũng phấn khởi, tự hào. Hơn cả đều đã thấy được sự thay đổi tích cực của đời sống khi xây dựng nông thôn mới. Có thể nói đó là một cuộc sống mới”.
Lãnh đạo xã Nậm Khắt và Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện tham quan mô hình nuôi lợn rừng của gia đình chị Mùa Thị Sày ở bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt.
Chia tay ông Nhà, anh Phình, theo chỉ dẫn chúng tôi tới Nậm Khắt - địa phương đang "nước rút” hoàn thiện các tiêu chí xã nông thôn mới. Không có nhiều những thửa ruộng bậc thang xếp chồng lên nhau nhưng Nậm Khắt lại định vị bằng cánh đồng hoa hồng đẹp bậc nhất và cả rau mầm đá nổi tiếng khắp nơi. Bản Hua Khắt không nằm trong lòng chảo thung lũng như trung tâm xã mà nằm bên sườn núi. Đường bê tông tới tận bản. Đi trong không gian ấy là một cảm giác bình yên đến lạ. Không có mùi chuồng trại, chỉ còn mùi thơm của đất, của lúa mới gặt và của cây cỏ. Bất giác chúng tôi "đơ” người hỏi câu vô tri: "Người dân ở đây thu nhập chính từ gì ạ?”.
Ông Thào A Phổng - Bí thư Chi bộ bản Hua Khắt cười: "Chúng tôi vẫn trồng cấy và chăn nuôi”. "Sao lại không có mùi chuồng trại ạ?” - lại thêm một câu hỏi nữa khiến ông Phổng không nhịn được mà cười lớn: "Chuồng trại làm ở xa nhà và được vệ sinh sạch sẽ nên ít mùi”.
Nói rồi ông Phổng dẫn chúng tôi tới nhà chị Mùa Thị Sày ngay đầu bản. Nhà chị Sày nuôi hơn 30 con lợn rừng, cùng với đó chị tranh thủ quỹ đất vườn trồng hồng giòn cũng cho thu nhập ổn định. Chị Sày phấn khởi: "Nuôi lợn, trồng hồng, trồng lúa nên gia đình cũng mua được xe máy, ti vi, tủ lạnh, nhiều đồ dùng trong nhà, nuôi được con ăn học. Ơn Đảng, ơn Nhà nước lắm ạ!”.
Ông Phổng thêm vào câu chuyện: "Cả bản có 147 hộ nhưng đến nay chỉ còn 16 hộ trong diện hộ nghèo. Trong bản phân công nhau giúp đỡ các hộ thoát nghèo như giúp cây, con giống, chia sẻ cho nhau các kĩ thuật nuôi trồng… Như nhà chị Sày đây cũng giúp một hộ giống lợn đó”.
Vậy là câu chuyện tôi tốt lên, tôi sẽ giúp bạn là có thật ở bản Hua Khắt. Không xa nữa, 16 hộ nghèo ở bản chắc chắn sẽ được thoát nghèo bằng sự tự nỗ lực và sự giúp đỡ, sẻ chia của cộng đồng. Từ nhà chị Sày, ông Phổng dẫn chúng tôi qua nhà ông Thào Nhà Của. Ở bản, ông Của được gọi là người uy tín trong cộng đồng. Hơn ai hết, ông Của là người chứng kiến sự thay đổi của bản.
Ông Của kể lại: "Ôi, trước khổ lắm! Đường làm gì được bê tông hóa. Nhà cửa có được khang trang, sạch sẽ như bây giờ đâu. Xây dựng nông thôn mới đã làm thay đổi bản làng và cuộc sống của người dân. Giờ ở bản, đường bê tông sạch sẽ tới tận ruộng nương, nhà cửa khang trang, trẻ con thì đến trường, văn hóa được gìn giữ...”.
Năm nay, đã ngoài 70 tuổi nhưng ông Của vẫn tiếp tục trồng cấy, nuôi lợn bản địa, lúc nào gia đình cũng duy trì 6 - 7 con lợn nái… trừ chi phí cũng cho tổng thu nhập 150 triệu đồng. Đến đây, ông Phổng tự hào: "Thu nhập bình quân đầu người trong bản được trên 43 triệu đồng/người/năm rồi đấy. Con số này đối với vùng thấp thì còn nhỏ nhưng với chúng tôi ở đây, đó là còn số rất tự hào”. Đúng như ông Phổng nói, đó là con số đáng tự hào và là con số mơ ước của nhiều bản làng trên núi cao.
Chia tay ông Của, ông Phổng và chị Sày, chúng tôi ra về với hành trang là những câu chuyện trọn vẹn niềm tin với Đảng, là hình ảnh những bản vùng cao ấm no, là ý chí và nghị lực vươn lên của người dân nơi non cao. Mù Cang Chải đang nỗ lực xây dựng nông thôn mới, sẽ ngày càng nhiều những bản như Hua Khắt hay La Pán Tẩn - 2 trong 9 bản nông thôn mới ở Mù Cang Chải. Bởi đó là tất lẽ của sự phát triển, là "trái ngọt” dành cho sự nỗ lực của các cấp ủy, chính quyền cùng sự tự vươn lên, từ bỏ tư tưởng trông chờ ỷ lại vào Nhà nước của người dân.
Từ Hua Khắt về trung tâm xã, chúng tôi bắt gặp những đứa trẻ từ các trường tiểu học, trung học cơ sở bắt đầu tan học ùa theo những con đường về với bản của mình, tiếng cười đùa giòn tan vang vọng khắp thung lũng; vài đứa nhỏ hơn ngồi sau xe máy của bố mẹ líu lo kể những câu chuyện vui ở trường, ở lớp… Nụ cười và ánh mắt rạng rỡ của cả đám trẻ và bố mẹ chúng cứ hiển hiện mãi trong tâm trí chúng tôi. Cuộc sống mới đã bắt đầu trên những bản vùng cao.
Thanh Ba
Cuối đông sang xuân, khắp núi rừng Mù Cang Chải được bao phủ bởi màu hồng rực rỡ. Những bản vùng cao yên bình nép mình bên những dãy núi, tạo nên một bức tranh trù phú, ấm no…La Pán Tẩn - địa danh nhiều hoa tớ dày bậc nhất ở Mù Cang Chải cũng là phần vùng lõi của Danh thắng quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang. Ngần ấy thôi cũng đủ để người ta hình dung về một địa danh mang đầy đủ đặc trưng của Mù Cang Chải. Công cuộc xây dựng nông thôn mới diễn ra mạnh mẽ ở khắp các bản làng, địa phương trong tỉnh và La Pán Tẩn cũng đang chuyển mình. Các thôn bản cũng chuyển mình từ trong nội tại mỗi hộ gia đình, đến sự đầu tư của Nhà nước tạo nên cuộc sống mới ở những bản vùng cao.
Bản La Pán Tẩn - bản trung tâm của xã La Pán Tẩn giống như bao bản làng người Mông ở Mù Cang Chải khác, những nếp nhà không san sát nhau mà tách biệt theo những triền núi nhưng lại dung hòa trong tổng thể núi rừng. Đi trong không gian ấy, rất khó có thể hình dung về sự thay đổi của bản La Pán Tẩn bởi vẫn những nếp nhà ấy, vẫn những hàng hoa tớ dày đỏ rực mỗi cuối đông sang xuân. Chỉ có những người như ông Lý A Nhà - Bí thư Chi bộ thôn La Pán Tẩn mới cảm nhận được sự thay đổi rõ nét của bản làng mình.
Dẫn chúng tôi thăm bản, dưới những tán đào rừng đung đưa trong gió, ông Nhà bắt đầu câu chuyện: "Đường thôn bản đã được bê tông hóa, tạo thuận tiện cho người dân rất nhiều. Trong thôn bảo nhau dọn rác tập kết gọn gàng, thỉnh thoảng đường vẫn còn vài cái vỏ kẹo của mấy đứa nhỏ thôi chứ còn lại sạch lắm rồi. Chuồng trại thì đã đưa ra xa nơi ở, nhà nào cũng có nhà tiêu hợp vệ sinh”.
Nghe ông Nhà nói, chúng tôi mới để ý rồi gật đầu với nụ cười đầy tự hào của ông. Rồi ông giới thiệu bên kia, chỗ này mấy năm trước nghe theo lời vận động của huyện trồng hàng hoa tớ dày giờ đẹp đến mức khách du lịch đến chụp ảnh nhiều lắm. Ngang qua nhà anh Giàng Anh Phình, thấy vợ chồng anh đang chăm vài chậu hoa trước sân, ông Nhà hỏi: "Thế nay không có khách mà vợ chồng rảnh thế?”.
Anh Phình ngước lên cười: "Vâng ạ! Nhà cháu đang chuẩn bị đón đoàn khách mới lên ngắm hoa”. Anh Phình dừng tay mời nước, cái hoạt bát nhanh nhẹn của anh khiến chúng tôi không khỏi nghĩ anh có nhiều năm kinh nghiệm làm du lịch. Nhưng anh cười bảo: "Nhà mình mới đón khách từ năm 2023 thôi”.
Rồi anh hồ hởi dẫn chúng tôi đi tham quan cơ ngơi homestay của mình: "Nhà mình làm đơn giản thôi, tối đa gia đình có thể đón được trên 30 khách. Xây dựng nông thôn mới, các bác bảo phải để chuồng trại xa nhà, phải ở sạch, ăn sạch… toàn cái đúng cả. Rồi các bác còn gợi ý cho gia đình làm du lịch, cho đi học cách làm, như vợ mình là có chứng chỉ nấu ăn phục vụ du khách rồi đó…”.
"Các bác” trong những chia sẻ mộc mạc của anh Phình chính là cán bộ thôn bản, cán bộ xã, cán bộ huyện - những người đã bỏ ra không ít tâm huyết cho công cuộc xây dựng nông thôn mới trên các bản làng ở Mù Cang Chải.
"Cuộc sống bây giờ khác trước nhiều lắm rồi! Chẳng nói đâu xa như nhà mình, tự nhìn mình còn thấy khác. Không nghĩ mình có thể xây dựng được cuộc sống tốt như bây giờ” - anh Phình nói thêm. Chẳng cần phải đo bằng các tiêu chí, chỉ với mấy lời chia sẻ của anh Phình cũng khiến người khác cảm nhận rõ ràng về chỉ số hạnh phúc của anh, của gia đình anh, rộng ra là cả bản La Pán Tẩn.
Ông Nhà thêm: "Cả bản có 16 hộ làm du lịch homestay, nhiều hộ cũng manh nha có ý tưởng và nhiều người làm các dịch vụ như hướng dẫn viên, xe ôm… đều được huyện tập huấn nghiệp vụ cả rồi”. Đúng là cuộc sống trên các bản vùng cao đã đổi khác từ sự thay đổi tư duy nhận thức, đến thay đổi hành động. Những người con của núi rừng đã bước đầu biến những di sản của ông cha để lại thành tài sản và tiếp tục gìn giữ, phát triển cùng với đời sống của bản làng mình. Bản La Pán Tẩn đã đạt chuẩn bản nông thôn mới năm 2023, đó là một danh hiệu đầy tự hào đối với mỗi người dân trong bản.
Ông Nhà kể lại: "Buổi đón danh hiệu đạt chuẩn bản nông thôn mới được tổ chức cùng với Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc, vui lắm! Mọi người ai cũng phấn khởi, tự hào. Hơn cả đều đã thấy được sự thay đổi tích cực của đời sống khi xây dựng nông thôn mới. Có thể nói đó là một cuộc sống mới”.
Lãnh đạo xã Nậm Khắt và Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện tham quan mô hình nuôi lợn rừng của gia đình chị Mùa Thị Sày ở bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt.
Chia tay ông Nhà, anh Phình, theo chỉ dẫn chúng tôi tới Nậm Khắt - địa phương đang "nước rút” hoàn thiện các tiêu chí xã nông thôn mới. Không có nhiều những thửa ruộng bậc thang xếp chồng lên nhau nhưng Nậm Khắt lại định vị bằng cánh đồng hoa hồng đẹp bậc nhất và cả rau mầm đá nổi tiếng khắp nơi. Bản Hua Khắt không nằm trong lòng chảo thung lũng như trung tâm xã mà nằm bên sườn núi. Đường bê tông tới tận bản. Đi trong không gian ấy là một cảm giác bình yên đến lạ. Không có mùi chuồng trại, chỉ còn mùi thơm của đất, của lúa mới gặt và của cây cỏ. Bất giác chúng tôi "đơ” người hỏi câu vô tri: "Người dân ở đây thu nhập chính từ gì ạ?”.
Ông Thào A Phổng - Bí thư Chi bộ bản Hua Khắt cười: "Chúng tôi vẫn trồng cấy và chăn nuôi”. "Sao lại không có mùi chuồng trại ạ?” - lại thêm một câu hỏi nữa khiến ông Phổng không nhịn được mà cười lớn: "Chuồng trại làm ở xa nhà và được vệ sinh sạch sẽ nên ít mùi”.
Nói rồi ông Phổng dẫn chúng tôi tới nhà chị Mùa Thị Sày ngay đầu bản. Nhà chị Sày nuôi hơn 30 con lợn rừng, cùng với đó chị tranh thủ quỹ đất vườn trồng hồng giòn cũng cho thu nhập ổn định. Chị Sày phấn khởi: "Nuôi lợn, trồng hồng, trồng lúa nên gia đình cũng mua được xe máy, ti vi, tủ lạnh, nhiều đồ dùng trong nhà, nuôi được con ăn học. Ơn Đảng, ơn Nhà nước lắm ạ!”.
Ông Phổng thêm vào câu chuyện: "Cả bản có 147 hộ nhưng đến nay chỉ còn 16 hộ trong diện hộ nghèo. Trong bản phân công nhau giúp đỡ các hộ thoát nghèo như giúp cây, con giống, chia sẻ cho nhau các kĩ thuật nuôi trồng… Như nhà chị Sày đây cũng giúp một hộ giống lợn đó”.
Vậy là câu chuyện tôi tốt lên, tôi sẽ giúp bạn là có thật ở bản Hua Khắt. Không xa nữa, 16 hộ nghèo ở bản chắc chắn sẽ được thoát nghèo bằng sự tự nỗ lực và sự giúp đỡ, sẻ chia của cộng đồng. Từ nhà chị Sày, ông Phổng dẫn chúng tôi qua nhà ông Thào Nhà Của. Ở bản, ông Của được gọi là người uy tín trong cộng đồng. Hơn ai hết, ông Của là người chứng kiến sự thay đổi của bản.
Ông Của kể lại: "Ôi, trước khổ lắm! Đường làm gì được bê tông hóa. Nhà cửa có được khang trang, sạch sẽ như bây giờ đâu. Xây dựng nông thôn mới đã làm thay đổi bản làng và cuộc sống của người dân. Giờ ở bản, đường bê tông sạch sẽ tới tận ruộng nương, nhà cửa khang trang, trẻ con thì đến trường, văn hóa được gìn giữ...”.
Năm nay, đã ngoài 70 tuổi nhưng ông Của vẫn tiếp tục trồng cấy, nuôi lợn bản địa, lúc nào gia đình cũng duy trì 6 - 7 con lợn nái… trừ chi phí cũng cho tổng thu nhập 150 triệu đồng. Đến đây, ông Phổng tự hào: "Thu nhập bình quân đầu người trong bản được trên 43 triệu đồng/người/năm rồi đấy. Con số này đối với vùng thấp thì còn nhỏ nhưng với chúng tôi ở đây, đó là còn số rất tự hào”. Đúng như ông Phổng nói, đó là con số đáng tự hào và là con số mơ ước của nhiều bản làng trên núi cao.
Chia tay ông Của, ông Phổng và chị Sày, chúng tôi ra về với hành trang là những câu chuyện trọn vẹn niềm tin với Đảng, là hình ảnh những bản vùng cao ấm no, là ý chí và nghị lực vươn lên của người dân nơi non cao. Mù Cang Chải đang nỗ lực xây dựng nông thôn mới, sẽ ngày càng nhiều những bản như Hua Khắt hay La Pán Tẩn - 2 trong 9 bản nông thôn mới ở Mù Cang Chải. Bởi đó là tất lẽ của sự phát triển, là "trái ngọt” dành cho sự nỗ lực của các cấp ủy, chính quyền cùng sự tự vươn lên, từ bỏ tư tưởng trông chờ ỷ lại vào Nhà nước của người dân.
Từ Hua Khắt về trung tâm xã, chúng tôi bắt gặp những đứa trẻ từ các trường tiểu học, trung học cơ sở bắt đầu tan học ùa theo những con đường về với bản của mình, tiếng cười đùa giòn tan vang vọng khắp thung lũng; vài đứa nhỏ hơn ngồi sau xe máy của bố mẹ líu lo kể những câu chuyện vui ở trường, ở lớp… Nụ cười và ánh mắt rạng rỡ của cả đám trẻ và bố mẹ chúng cứ hiển hiện mãi trong tâm trí chúng tôi. Cuộc sống mới đã bắt đầu trên những bản vùng cao.
Thanh Ba