Trong 10 năm qua (2014-2024), Quỹ “Vì người nghèo” tỉnh Yên Bái đã huy động được trên 260 tỷ đồng, đóng góp tích cực vào công tác giảm nghèo tại địa phương. Số tiền này đã được sử dụng để làm mới và sửa chữa 14.200 ngôi nhà dột nát cho các hộ nghèo, cải thiện điều kiện sống cho hàng chục nghìn người dân.
MTTQ tỉnh không ngừng mở rộng các chương trình an sinh xã hội, nhận được sự hưởng ứng từ các tổ chức, doanh nghiệp và lực lượng vũ trang
Công tác giảm nghèo không chỉ là trách nhiệm của chính quyền địa phương mà còn là nhiệm vụ chung của toàn bộ hệ thống chính trị và xã hội. Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) các cấp đã đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức, vận động và kết nối các nguồn lực để thực hiện các chương trình an sinh xã hội, giúp đỡ người nghèo. Những năm qua, MTTQ tỉnh đã ghi dấu ấn đậm nét trong công tác này, góp phần làm thay đổi diện mạo nhiều vùng khó khăn và giúp người dân thoát khỏi cảnh đói nghèo.
MTTQ tỉnh Yên Bái đã làm tốt vai trò đầu tàu trong việc huy động sức mạnh của toàn dân tham gia vào công cuộc giảm nghèo. Công tác tuyên truyền, vận động chăm lo người nghèo luôn được triển khai sâu rộng, tạo sự hưởng ứng từ mọi tầng lớp nhân dân, từ cá nhân đến tổ chức, doanh nghiệp. Hằng năm, MTTQ phát động "Tháng cao điểm vì người nghèo", thu hút hàng trăm tỷ đồng hỗ trợ qua Quỹ "Vì người nghèo".
Phương thức vận động của MTTQ không ngừng được đổi mới. Ngoài việc kêu gọi sự đóng góp trực tiếp, MTTQ còn chủ trì kết nối các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp với các địa phương khó khăn. Giúp lan tỏa tinh thần trách nhiệm xã hội và tạo sự đoàn kết trong cộng đồng. Quỹ "Vì người nghèo" không chỉ hỗ trợ vật chất mà còn là cầu nối cho các hoạt động thăm hỏi, động viên tinh thần cho những gia đình khó khăn.
MTTQ tỉnh không ngừng mở rộng các chương trình an sinh xã hội, nhận được sự hưởng ứng từ các tổ chức, doanh nghiệp và lực lượng vũ trang. Những ngôi trường, tuyến đường và cơ sở y tế được xây dựng đã tạo cơ hội phát triển cho người dân nghèo. MTTQ tỉnh cũng phối hợp chặt chẽ với lực lượng vũ trang trong các chiến dịch cứu trợ khẩn cấp, đặc biệt trong thiên tai, lũ lụt.
Nhờ nỗ lực không ngừng nghỉ, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Yên Bái đã giảm từ 20,56% vào năm 2014 xuống còn 9,16% vào năm 2023. Tỷ lệ giảm hộ nghèo bình quân hàng năm đạt từ 3,7% đến 5%, cao hơn so với mục tiêu đề ra. Thành tựu đó là minh chứng sinh động cho các biện pháp giảm nghèo của tỉnh cả về tính ngắn hạn lẫn chiến lược lâu dài.
Mặc dù đã đạt được nhiều thành công, công tác giảm nghèo tại Yên Bái vẫn còn gặp thách thức, đặc biệt tại các vùng sâu, vùng xa còn nhiều hộ nghèo cần hỗ trợ. Xác định việc hỗ trợ các hộ nghèo sau khi thoát nghèo để đảm bảo sự phát triển bền vững. Tỉnh Yên Bái tiếp tục duy trì việc đào tạo nghề, tạo điều kiện cho người dân có kỹ năng cần thiết để tìm kiếm việc làm; Tiếp tục hỗ trợ vốn tín dụng để giúp các hộ đã thoát nghèo có nguồn vốn đầu tư vào sản xuất, kinh doanh; Tiếp tục triển khai các chương trình an sinh xã hội, hỗ trợ về y tế, giáo dục cho các hộ gia đình đã thoát nghèo, đảm bảo họ có thể duy trì cuộc sống ổn định; Tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm để khuyến khích và hỗ trợ tinh thần khởi nghiệp trong cộng đồng, tạo ra cơ hội việc làm và phát triển kinh tế cho các hộ đã thoát nghèo.
Cùng với sự quyết tâm của MTTQ và toàn hệ thống chính trị, hy vọng rằng công tác giảm nghèo tại Yên Bái sẽ tiếp tục đạt được kết quả tích cực, không chỉ thoát nghèo mà còn vươn lên ổn định và phát triển bền vững, mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân nơi đây./.
Trong 10 năm qua (2014-2024), Quỹ “Vì người nghèo” tỉnh Yên Bái đã huy động được trên 260 tỷ đồng, đóng góp tích cực vào công tác giảm nghèo tại địa phương. Số tiền này đã được sử dụng để làm mới và sửa chữa 14.200 ngôi nhà dột nát cho các hộ nghèo, cải thiện điều kiện sống cho hàng chục nghìn người dân.Công tác giảm nghèo không chỉ là trách nhiệm của chính quyền địa phương mà còn là nhiệm vụ chung của toàn bộ hệ thống chính trị và xã hội. Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) các cấp đã đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức, vận động và kết nối các nguồn lực để thực hiện các chương trình an sinh xã hội, giúp đỡ người nghèo. Những năm qua, MTTQ tỉnh đã ghi dấu ấn đậm nét trong công tác này, góp phần làm thay đổi diện mạo nhiều vùng khó khăn và giúp người dân thoát khỏi cảnh đói nghèo.
MTTQ tỉnh Yên Bái đã làm tốt vai trò đầu tàu trong việc huy động sức mạnh của toàn dân tham gia vào công cuộc giảm nghèo. Công tác tuyên truyền, vận động chăm lo người nghèo luôn được triển khai sâu rộng, tạo sự hưởng ứng từ mọi tầng lớp nhân dân, từ cá nhân đến tổ chức, doanh nghiệp. Hằng năm, MTTQ phát động "Tháng cao điểm vì người nghèo", thu hút hàng trăm tỷ đồng hỗ trợ qua Quỹ "Vì người nghèo".
Phương thức vận động của MTTQ không ngừng được đổi mới. Ngoài việc kêu gọi sự đóng góp trực tiếp, MTTQ còn chủ trì kết nối các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp với các địa phương khó khăn. Giúp lan tỏa tinh thần trách nhiệm xã hội và tạo sự đoàn kết trong cộng đồng. Quỹ "Vì người nghèo" không chỉ hỗ trợ vật chất mà còn là cầu nối cho các hoạt động thăm hỏi, động viên tinh thần cho những gia đình khó khăn.
MTTQ tỉnh không ngừng mở rộng các chương trình an sinh xã hội, nhận được sự hưởng ứng từ các tổ chức, doanh nghiệp và lực lượng vũ trang. Những ngôi trường, tuyến đường và cơ sở y tế được xây dựng đã tạo cơ hội phát triển cho người dân nghèo. MTTQ tỉnh cũng phối hợp chặt chẽ với lực lượng vũ trang trong các chiến dịch cứu trợ khẩn cấp, đặc biệt trong thiên tai, lũ lụt.
Nhờ nỗ lực không ngừng nghỉ, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Yên Bái đã giảm từ 20,56% vào năm 2014 xuống còn 9,16% vào năm 2023. Tỷ lệ giảm hộ nghèo bình quân hàng năm đạt từ 3,7% đến 5%, cao hơn so với mục tiêu đề ra. Thành tựu đó là minh chứng sinh động cho các biện pháp giảm nghèo của tỉnh cả về tính ngắn hạn lẫn chiến lược lâu dài.
Mặc dù đã đạt được nhiều thành công, công tác giảm nghèo tại Yên Bái vẫn còn gặp thách thức, đặc biệt tại các vùng sâu, vùng xa còn nhiều hộ nghèo cần hỗ trợ. Xác định việc hỗ trợ các hộ nghèo sau khi thoát nghèo để đảm bảo sự phát triển bền vững. Tỉnh Yên Bái tiếp tục duy trì việc đào tạo nghề, tạo điều kiện cho người dân có kỹ năng cần thiết để tìm kiếm việc làm; Tiếp tục hỗ trợ vốn tín dụng để giúp các hộ đã thoát nghèo có nguồn vốn đầu tư vào sản xuất, kinh doanh; Tiếp tục triển khai các chương trình an sinh xã hội, hỗ trợ về y tế, giáo dục cho các hộ gia đình đã thoát nghèo, đảm bảo họ có thể duy trì cuộc sống ổn định; Tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm để khuyến khích và hỗ trợ tinh thần khởi nghiệp trong cộng đồng, tạo ra cơ hội việc làm và phát triển kinh tế cho các hộ đã thoát nghèo.
Cùng với sự quyết tâm của MTTQ và toàn hệ thống chính trị, hy vọng rằng công tác giảm nghèo tại Yên Bái sẽ tiếp tục đạt được kết quả tích cực, không chỉ thoát nghèo mà còn vươn lên ổn định và phát triển bền vững, mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân nơi đây./.