Qua 5 năm triển khai thực hiện Kết luận số 120-KL/TW, ngày 07/01/2016 của Bộ Chính trị về "Tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở", dân chủ trong Đảng ngày càng được mở rộng, công tác quản lý, điều hành của chính quyền các cấp ngày càng cụ thể, gần dân, sát dân và nêu cao tinh thần vì nhân dân phục vụ.
Các đại biểu biểu quyết thông qua biên bản Hội nghị Hiệp thương công tác bầu cử đại biểu Quốc Hội và HĐND tỉnh , nhiệm kỳ 2016-2021
Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từ tỉnh đến cơ sở và các tổ chức thành viên tiếp tục phát huy vai trò, trách nhiệm, phát huy dân chủ, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; giám sát và phản biện xã hội, tham gia xây dựng Đảng, chính quyền đoàn kết tập hợp nhân dân, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị của tỉnh và chương trình phối hợp thống nhất hành động của hệ thống Mặt trận Tổ quốc các cấp. Dân chủ trực tiếp ở cơ sở được mở rộng, nhân dân được bàn và quyết định những công việc quan trọng, thiết thực, gắn liền với lợi ích của mình; quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân được bảo vệ; công tác cải cách hành chính đạt được nhiều kết quả tích cực; phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” từng bước đã được thể chế hóa và đi vào cuộc sống, đã góp phần xây dựng Đảng, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Để thực hiện có hiệu quả Kết luận số 120-KL/TW của Bộ Chính trị, MTTQ các cấp và các tổ chức thành viên thường xuyên phối hợp làm tốt công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân thực hiện các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trọng tâm là: Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11, ngày 02/4/2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XI về “Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn”; Nghị định số 149/2018/NĐ-CP, ngày 07/11/2018 của Chính phủ “quy định chi tiết khoản 3, Điều 63 của Bộ Luật Lao động về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc”; Nghị định số 04/2015/NĐ-CP, ngày 09/01/2015 của Chính phủ về “Thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập”; Quy định 124-QĐ/TW của Ban Bí thư về giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên; Nghị quyết số 24/ NQ-MTTW-UB ngày 22/01/2018 của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về việc ban hành Chương trình hành động thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí giai đoạn 2018 – 2020. Bên cạnh đó hằng năm triển khai sâu rộng việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” gắn với 6 chuẩn mực người cán bộ Mặt trận và Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Qua đó nhận thức của các cấp ủy, chính quyền và đại đa số nhân dân được nâng lên, dân chủ trong Đảng được mở rộng, dân chủ trong điều hành hoạt động của chính quyền, từng bước thực hiện tốt việc chấp hành pháp luật, nhân dân đồng thuận thực hiện chủ trương đường lối, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước.
Việc thực hiện dân chủ được chính quyền các cấp, nhất là các xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh thực hiện đầy đủ các nội dung công khai để nhân dân biết, nhân dân bàn và quyết định, nhân dân tham gia trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định như; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, và dự toán, quyết toán thu, chi ngân sách hàng năm; danh mục các công trình đầu tư xây dựng trên địa bàn phường, xã; những quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; chi tiết và phương án điều chỉnh, quy hoạch khu dân cư trên địa bàn các xã, phường, các khoản huy động Nhân dân đóng góp làm đường giao thông nông thôn, làm nhà văn hóa vv; mức thu các loại phí, lệ phí; các quy định của pháp luật về thủ tục hành chính... Qua đó, tạo điều kiện để người dân thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình đúng quy định pháp luật.
Các cấp chính quyền đã thực hiện tốt các thủ tục hành chính và thực hiện chế độ một cửa, một cửa liên thông, dịch vụ công trực tuyến tại Trung tâm hành chính công của tỉnh, Bộ phận Hành chính công từ huyện đến xã, phường, thị trấn, đáp ứng nhu cầu giao dịch của nhân dân và doanh nghiệp; quan tâm giải quyết tranh chấp, khiếu kiện; tăng cường đối thoại với nhân dân, sâu sát cơ sở; quan tâm việc tổ chức cho nhân dân tham gia góp ý vào các vấn đề quan trọng, có tác động trực tiếp đến đời sống nhân dân.
Việc thực hiện quy chế dân chủ trong cơ quan đơn vị (theo Nghị định số 04/2005/NĐ-CP) và (Nghị định số 149/2018/NĐ-CP) được các cơ quan, đơn vị thực hiện nghiêm túc, thực hiện dân chủ trong chế độ họp bàn và quyết định các chủ trương lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị; thực hiện quy chế dân chủ trong việc Quy trình giới thiệu, bổ nhiệm cán bộ đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ cả về số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; Dân chủ trong thực hiện nội quy, quy chế của cơ quan, các chế độ, chính sách liên quan đến quyền và lợi ích của cán bộ, công chức; thực hiện Quy chế dân chủ trong việc chi tiêu và sử dụng đúng mục đích, đúng kế hoạch và có hiệu quả nguồn kinh phí cấp, qua đó nâng cao tinh thần trách nhiệm trong việc quản lý, sử dụng tài sản, quản lý cán bộ, công chức và người lao động.
Ủy ban MTTQ các cấp triển khai thực hiện Quyết định số 217-QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị ban hành Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội; Quyết định số 218-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị ban hành quy định về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; Qua đó công tác giám sát, phản biện xã hội và góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền của MTTQ các cấp và các tổ chức thành viên được quan tâm, từng bước đi vào nề nếp và đạt được nhiều kết quả tích cực. Nội dung giám sát gắn với các nhiệm vụ chính trị của địa phương, liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân.
Đặc biệt năm 2020, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức giám sát việc triển khai thực hiện Quy định số 124-QĐi/TW ngày 02/02/2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Quy định về giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên. Qua công tác giám sát đã phát hiện, kiến nghị nhiều nội dung nhằm thực hiện tốt hơn Quy chế dân chủ ở cơ sở, cơ quan, đơn vị.
Công tác phản biện xã hội được Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp quan tâm triển khai thực hiện, đã góp phần nâng cao chất lượng các đề án, quy hoạch, kế hoạch, các chương trình phát triển kinh tế- xã hội của địa phương. Nhìn chung các ý kiến phản biện của Ủy ban MTTQ các cấp được các cơ quan soạn thảo tiếp thu, bổ sung chỉnh sửa hoàn thiện nội dung báo cáo trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí được MTTQ các cấp và các tổ chức thành viên coi trọng, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ các cấp phối hợp với các tổ chức thành viên tiến hành tuyên truyền sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về phòng chống tham nhũng. Mặt trận Tổ quốc các cấp đã tích cực phối hợp với các ban, ngành, các tổ chức thành viên trong việc giám sát thực hiện giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, đề nghị của công dân; phối hợp với cấp ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp, Ban thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng, người có uy tín tổ chức giám sát thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở thông qua việc triển khai thực hiện các chương trình dự án phát triển kinh tế tại địa phương; việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt, cán bộ đảng viên và phát huy vai trò của nhân dân trong công tác đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, phòng ngừa tham nhũng, lãng phí, góp phần xây dựng Đảng, xây dựng Chính quyền trong sạch, vững mạnh.
Công tác phối hợp tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân thường xuyên được các cấp Mặt trận quan tâm. MTTQ tỉnh đã phối hợp với UBND, Thanh tra tỉnh và các cơ quan chức năng giải quyết nhiều vụ việc khiếu kiện phức tạp, kéo dài ở các địa phương; phối hợp với các tổ chức thành viên và MTTQ cơ sở nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, tập hợp đầy đủ các ý kiến, kiến nghị của nhân dân ở địa phương để phản ánh với Đảng, chính quyền xem xét, giải quyết.
Hoạt động hòa giải ở cơ sở được triển khai có hiệu quả, thông qua công tác hòa giải đã tuyên truyền, phổ biến sâu rộng chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước tới các tầng lớp Nhân dân, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong cộng đồng dân cư, giữ gìn mối quan hệ tốt đẹp trong gia đình, tình làng nghĩa xóm, đoàn kết nội bộ Nhân dân, làm giảm các hành vi vi phạm pháp luật.
Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp và các tổ chức thành viên trong tỉnh đã chủ động với tinh thần trách nhiệm cao, tham gia tổ chức và giám sát công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp; hiệp thương dân chủ, lựa chọn giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp, đảm bảo tiêu chuẩn, đúng luật; vận động cử tri toàn tỉnh đi bầu cử đạt tỷ lệ cao.
Phát huy kết quả đã đạt được, thời gian tới Ủy ban MTTQ các cấp tiếp tục thực hiện tốt Kết luận số 120-KL/TW, ngày 07/01/2016 của Bộ Chính trị về "Tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở", trong đó:
1. Phối hợp tốt với các ngành, các tổ chức thành viên đẩy mạnh công tác tuyên truyền các loại hình dân chủ trong cơ quan, đơn vị. Vận động nhân dân, cán bộ công chức giám sát thực hiện Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11, ngày 20 tháng 4 năm 2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XI về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn trong cấp uỷ, chính quyền MTTQ, các đoàn thể cơ sở.
2. Tăng cường công tác tuyên truyền, quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc các quy định trong Quyết định 526-QĐ/TU, ngày 07/11/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc ban hành Quy chế dân vận của hệ thống chính trị tỉnh Yên Bái.
3. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các cấp tiếp tục lồng ghép các nội dung của quy chế dân chủ với việc thực hiện các cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; các phong trào do MTTQ phát động; đồng thời phối hợp với chính quyền, các đoàn thể chính trị - xã hội để từng bước xây dựng quy chế về mối quan hệ trong việc thực quy chế dân chủ của từng cấp; góp phần thực hiện tốt chủ trương của Đảng, Nhà nước về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.
4. Phát huy vai trò giám sát phản biện xã hội của Mặt trận và các tổ chức chính trị xã hội theo Quyết định số 217- QĐ/TW, Quyết định số 218-QĐ/TW, ngày 12 tháng 12 năm 2013 của Bộ Chính trị ban hành “Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội”, “Quy định về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền”.
5. Thường xuyên kiện toàn về tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động của Uỷ ban MTTQ các cấp, Ban công tác Mặt trận, Ban thanh tra nhân dân cơ quan, Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư cộng đồng của các xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh.
Kim Tuyến
Qua 5 năm triển khai thực hiện Kết luận số 120-KL/TW, ngày 07/01/2016 của Bộ Chính trị về "Tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở", dân chủ trong Đảng ngày càng được mở rộng, công tác quản lý, điều hành của chính quyền các cấp ngày càng cụ thể, gần dân, sát dân và nêu cao tinh thần vì nhân dân phục vụ.Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từ tỉnh đến cơ sở và các tổ chức thành viên tiếp tục phát huy vai trò, trách nhiệm, phát huy dân chủ, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; giám sát và phản biện xã hội, tham gia xây dựng Đảng, chính quyền đoàn kết tập hợp nhân dân, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị của tỉnh và chương trình phối hợp thống nhất hành động của hệ thống Mặt trận Tổ quốc các cấp. Dân chủ trực tiếp ở cơ sở được mở rộng, nhân dân được bàn và quyết định những công việc quan trọng, thiết thực, gắn liền với lợi ích của mình; quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân được bảo vệ; công tác cải cách hành chính đạt được nhiều kết quả tích cực; phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” từng bước đã được thể chế hóa và đi vào cuộc sống, đã góp phần xây dựng Đảng, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Để thực hiện có hiệu quả Kết luận số 120-KL/TW của Bộ Chính trị, MTTQ các cấp và các tổ chức thành viên thường xuyên phối hợp làm tốt công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân thực hiện các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trọng tâm là: Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11, ngày 02/4/2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XI về “Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn”; Nghị định số 149/2018/NĐ-CP, ngày 07/11/2018 của Chính phủ “quy định chi tiết khoản 3, Điều 63 của Bộ Luật Lao động về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc”; Nghị định số 04/2015/NĐ-CP, ngày 09/01/2015 của Chính phủ về “Thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập”; Quy định 124-QĐ/TW của Ban Bí thư về giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên; Nghị quyết số 24/ NQ-MTTW-UB ngày 22/01/2018 của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về việc ban hành Chương trình hành động thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí giai đoạn 2018 – 2020. Bên cạnh đó hằng năm triển khai sâu rộng việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” gắn với 6 chuẩn mực người cán bộ Mặt trận và Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Qua đó nhận thức của các cấp ủy, chính quyền và đại đa số nhân dân được nâng lên, dân chủ trong Đảng được mở rộng, dân chủ trong điều hành hoạt động của chính quyền, từng bước thực hiện tốt việc chấp hành pháp luật, nhân dân đồng thuận thực hiện chủ trương đường lối, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước.
Việc thực hiện dân chủ được chính quyền các cấp, nhất là các xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh thực hiện đầy đủ các nội dung công khai để nhân dân biết, nhân dân bàn và quyết định, nhân dân tham gia trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định như; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, và dự toán, quyết toán thu, chi ngân sách hàng năm; danh mục các công trình đầu tư xây dựng trên địa bàn phường, xã; những quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; chi tiết và phương án điều chỉnh, quy hoạch khu dân cư trên địa bàn các xã, phường, các khoản huy động Nhân dân đóng góp làm đường giao thông nông thôn, làm nhà văn hóa vv; mức thu các loại phí, lệ phí; các quy định của pháp luật về thủ tục hành chính... Qua đó, tạo điều kiện để người dân thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình đúng quy định pháp luật.
Các cấp chính quyền đã thực hiện tốt các thủ tục hành chính và thực hiện chế độ một cửa, một cửa liên thông, dịch vụ công trực tuyến tại Trung tâm hành chính công của tỉnh, Bộ phận Hành chính công từ huyện đến xã, phường, thị trấn, đáp ứng nhu cầu giao dịch của nhân dân và doanh nghiệp; quan tâm giải quyết tranh chấp, khiếu kiện; tăng cường đối thoại với nhân dân, sâu sát cơ sở; quan tâm việc tổ chức cho nhân dân tham gia góp ý vào các vấn đề quan trọng, có tác động trực tiếp đến đời sống nhân dân.
Việc thực hiện quy chế dân chủ trong cơ quan đơn vị (theo Nghị định số 04/2005/NĐ-CP) và (Nghị định số 149/2018/NĐ-CP) được các cơ quan, đơn vị thực hiện nghiêm túc, thực hiện dân chủ trong chế độ họp bàn và quyết định các chủ trương lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị; thực hiện quy chế dân chủ trong việc Quy trình giới thiệu, bổ nhiệm cán bộ đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ cả về số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; Dân chủ trong thực hiện nội quy, quy chế của cơ quan, các chế độ, chính sách liên quan đến quyền và lợi ích của cán bộ, công chức; thực hiện Quy chế dân chủ trong việc chi tiêu và sử dụng đúng mục đích, đúng kế hoạch và có hiệu quả nguồn kinh phí cấp, qua đó nâng cao tinh thần trách nhiệm trong việc quản lý, sử dụng tài sản, quản lý cán bộ, công chức và người lao động.
Ủy ban MTTQ các cấp triển khai thực hiện Quyết định số 217-QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị ban hành Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội; Quyết định số 218-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị ban hành quy định về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; Qua đó công tác giám sát, phản biện xã hội và góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền của MTTQ các cấp và các tổ chức thành viên được quan tâm, từng bước đi vào nề nếp và đạt được nhiều kết quả tích cực. Nội dung giám sát gắn với các nhiệm vụ chính trị của địa phương, liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân.
Đặc biệt năm 2020, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức giám sát việc triển khai thực hiện Quy định số 124-QĐi/TW ngày 02/02/2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Quy định về giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên. Qua công tác giám sát đã phát hiện, kiến nghị nhiều nội dung nhằm thực hiện tốt hơn Quy chế dân chủ ở cơ sở, cơ quan, đơn vị.
Công tác phản biện xã hội được Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp quan tâm triển khai thực hiện, đã góp phần nâng cao chất lượng các đề án, quy hoạch, kế hoạch, các chương trình phát triển kinh tế- xã hội của địa phương. Nhìn chung các ý kiến phản biện của Ủy ban MTTQ các cấp được các cơ quan soạn thảo tiếp thu, bổ sung chỉnh sửa hoàn thiện nội dung báo cáo trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí được MTTQ các cấp và các tổ chức thành viên coi trọng, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ các cấp phối hợp với các tổ chức thành viên tiến hành tuyên truyền sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về phòng chống tham nhũng. Mặt trận Tổ quốc các cấp đã tích cực phối hợp với các ban, ngành, các tổ chức thành viên trong việc giám sát thực hiện giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, đề nghị của công dân; phối hợp với cấp ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp, Ban thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng, người có uy tín tổ chức giám sát thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở thông qua việc triển khai thực hiện các chương trình dự án phát triển kinh tế tại địa phương; việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt, cán bộ đảng viên và phát huy vai trò của nhân dân trong công tác đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, phòng ngừa tham nhũng, lãng phí, góp phần xây dựng Đảng, xây dựng Chính quyền trong sạch, vững mạnh.
Công tác phối hợp tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân thường xuyên được các cấp Mặt trận quan tâm. MTTQ tỉnh đã phối hợp với UBND, Thanh tra tỉnh và các cơ quan chức năng giải quyết nhiều vụ việc khiếu kiện phức tạp, kéo dài ở các địa phương; phối hợp với các tổ chức thành viên và MTTQ cơ sở nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, tập hợp đầy đủ các ý kiến, kiến nghị của nhân dân ở địa phương để phản ánh với Đảng, chính quyền xem xét, giải quyết.
Hoạt động hòa giải ở cơ sở được triển khai có hiệu quả, thông qua công tác hòa giải đã tuyên truyền, phổ biến sâu rộng chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước tới các tầng lớp Nhân dân, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong cộng đồng dân cư, giữ gìn mối quan hệ tốt đẹp trong gia đình, tình làng nghĩa xóm, đoàn kết nội bộ Nhân dân, làm giảm các hành vi vi phạm pháp luật.
Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp và các tổ chức thành viên trong tỉnh đã chủ động với tinh thần trách nhiệm cao, tham gia tổ chức và giám sát công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp; hiệp thương dân chủ, lựa chọn giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp, đảm bảo tiêu chuẩn, đúng luật; vận động cử tri toàn tỉnh đi bầu cử đạt tỷ lệ cao.
Phát huy kết quả đã đạt được, thời gian tới Ủy ban MTTQ các cấp tiếp tục thực hiện tốt Kết luận số 120-KL/TW, ngày 07/01/2016 của Bộ Chính trị về "Tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở", trong đó:
1. Phối hợp tốt với các ngành, các tổ chức thành viên đẩy mạnh công tác tuyên truyền các loại hình dân chủ trong cơ quan, đơn vị. Vận động nhân dân, cán bộ công chức giám sát thực hiện Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11, ngày 20 tháng 4 năm 2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XI về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn trong cấp uỷ, chính quyền MTTQ, các đoàn thể cơ sở.
2. Tăng cường công tác tuyên truyền, quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc các quy định trong Quyết định 526-QĐ/TU, ngày 07/11/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc ban hành Quy chế dân vận của hệ thống chính trị tỉnh Yên Bái.
3. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các cấp tiếp tục lồng ghép các nội dung của quy chế dân chủ với việc thực hiện các cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; các phong trào do MTTQ phát động; đồng thời phối hợp với chính quyền, các đoàn thể chính trị - xã hội để từng bước xây dựng quy chế về mối quan hệ trong việc thực quy chế dân chủ của từng cấp; góp phần thực hiện tốt chủ trương của Đảng, Nhà nước về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.
4. Phát huy vai trò giám sát phản biện xã hội của Mặt trận và các tổ chức chính trị xã hội theo Quyết định số 217- QĐ/TW, Quyết định số 218-QĐ/TW, ngày 12 tháng 12 năm 2013 của Bộ Chính trị ban hành “Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội”, “Quy định về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền”.
5. Thường xuyên kiện toàn về tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động của Uỷ ban MTTQ các cấp, Ban công tác Mặt trận, Ban thanh tra nhân dân cơ quan, Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư cộng đồng của các xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh.
Kim Tuyến