Là một trong những huyện nghèo của cả nước, huyện Trạm Tấu với gần 80% đồng bào Mông sinh sống, thu nhập bình quân đầu người còn thấp; tỷ lệ hộ nghèo chiếm trên 56%; cơ sở hạ tầng nông thôn còn thiếu. Thêm vào đó, một số phong tục, tập quán không còn phù hợp.
Cán bộ MTTQ và các đoàn thể thị trấn Trạm Tấu, huyện Trạm Tấu nắm tình hình cơ sở
Lấy công tác tuyên truyền làm chính, những năm qua, MTTQ từ huyện tới cơ sở đã phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội, đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; các phong trào thi đua yêu nước được phát triển rộng khắp, đi vào chiều sâu và tạo sức lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng các dân tộc ở vùng cao Trạm Tấu. Thông qua cuộc vận động các tổ chức Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, nhất là ở cấp cơ sở đã được củng cố về tổ chức, hoạt động và thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, đồng thời tạo động lực mạnh mẽ, khơi dậy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc, với tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách tạo nên sức mạnh tổng hợp ở mỗi khu dân cư. Từ cuộc vận động, nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện đã không ngừng xây dựng và phát triển về cả vật chất lẫn tinh thần, trong đó đổi mới nhất đó là cộng đồng cùng chung tay xây dựng nông thôn mới. Trong sản xuất nông nghiệp đã có sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, hình thành một số vùng sản xuất cây lương thực có hạt tập chung như cánh đồng Tà Ghênh - Bản Mù, Xà Hồ, Hát Lừu hay vùng ngô đồi ở xã Tà Si Láng, Trạm Tấu, Pá Hu v.v. với bộ giống lúa, ngô mới chất lượng cao được đưa vào gieo trồng như lúa ĐS1, ngô Biossed 9698, NK54, NK66 AG59. Nhận thức của người dân về thay đổi tập quán canh tác đã được nâng lên, nhân dân biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thâm canh tăng vụ, chuyển đổi các diện tích sắn, lúa nương và một số diện tích cây trồng kém hiệu quả khác sang trồng ngô hai vụ, đem lại thu nhâp kinh tế cao. Quy mô tăng trên cả ba tiêu chí về diện tích, năng xuất và sản lượng, đến nay tổng diện tích gieo trồng đạt đạt 6.660ha, trong đó diện tích lúa trên 2.800ha, tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2017 đã đạt trên 22.000, tăng 48 tấn sơ với năm 2016, lương thực bình quân đầu người đạt 670kg/người/năm. Một số diện tích cây lưu niên và hoa màu được duy trì và phát triển. Cùng với đó, nhân dân tập chung phát triển mạnh tổng đàn gia súc chính trên 31.400 con, triển khai thực hiện có hiệu quả việc trồng cỏ, dự trữ rơm khô và thức ăn tinh bột phục vụ chăn nuôi theo hướng bán chăn thả, công tác phòng chống dịch cũng được kiểm soát chặt chẽ. Gần 300 hộ nhiều đất đã san xẻ cho các hộ thiếu đất sản xuất nông nghiệp với tổng diện tích trên 150ha. Kinh tế phát triển, đời sống nhân dân từng bước được nâng cao.
Điển hình tiên tiến trong lao động, sản xuất, công tác và học tập - những hạt nhân tiêu biểu của phong trào để nhân rộng điển hình như: gia đình ông Giàng A Giao, Giàng Sình Dao xã Bản Mù; Giàng A Hành, Thào A Tủa xã Xà Hồ… là những điển hình phát triển kinh tế giỏi, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động bà con tham gia xây dựng gia đình văn hóa, thôn bản văn hóa.
Bên cạnh đó công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động được quan tâm trú trọng. Riêng năm 2017 tỷ lệ lao động qua đào tạo của huyện đạt 39% bằng 100,6% NQ đề ra, giải quyết việc làm mới cho 594 lao động bằng 108% chỉ tiêu NQ, các chính sách an sinh xã hội đã được triển khai đồng bộ, đúng đủ và kịp thời, cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư. Nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước thông qua các chương trình 30a, 134, 135… được thực hiện hiệu quả đã góp phần duy trì giảm tỷ lệ nghèo giảm so với năm 2016 đạt 7%. Đời sống của ngừời dân từng bước được nâng cao, tinh thần của dân cũng được nâng lên rõ nét, toàn huyện có 34 nhà sinh hoạt cộng đồng, qua bình xét năm 2017 có trên 2.780 hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa, 37% thôn bản, tổ dân phố và 65,5% cơ quan, đơn vị đạt tiêu chuẩn văn hóa. \ Huyện đã duy trì và phát triển 36 câu lạc bộ thể thao, trên 200 gia đình thể thao và 134 đội thể thao với hơn 1.200 vận động viên.. Nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số cơ bản đã xóa bỏ các hủ tục không còn phù hợp với nếp sống văn hóa mới nhất là trong việc cưới, việc tang và lễ hội, thực hiện tốt chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy ước, hương ước thôn bản. Ông Giàng A Lử, thôn Tấu dưới xã Trạm Tấu là một trong những đảng viên gương mẫu, bản thân ông và gia đình luôn đi đầu thực hiện quy ước, hương ước thôn bản đề ra. Để đạt được kết quả như vậy MTTQ các cấp huyên Trạm Tấu luôn phát huy vai trò của MTTQ trong xóa bỏ hủ tục, hiện huyện có trên 100 già làng, trưởng bản, người có uy tín. Các già làng, trưởng bản chính là người có trách nhiệm gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa đó cho các thế hệ sau, họ trực tiếp vận động con cháu trong độ tuổi đến trường học chữ, chung tay xây dựng bản làng, dạy bảo con cháu và tuyên truyền cho nhân dân thực hiện tốt công tác dân số kế hoạch hóa gia đình, không hút và không trồng cây thuốc phiện và vận động nhân dân trong bản thực hiện hương ước, quy ước về xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Như “mưa dầm thấm lâu” kết quả hai năm qua, thôn Tà Chử và xã Bản Công là những nơi tồn tại nhiều hủ tục nay đã không còn tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, các trường hợp sinh con thứ 3 trở lên, góp phần quan trọng trên con đường thoát nghèo nhanh bền vững ở vùng cao Trạm Tấu.
Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; các phong trào thi đua yêu nước là "đòn bẩy" để nhân dân các dân tộc trong huyện tích cực thực hiện tốt các chỉ tiêu nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XV, nhiệm kỳ 2015-2020 đề ra, phấn đấu đến năm 2020 có 50% hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa, 40% tỷ lệ thôn bản, tổ dân phố được công nhận đạt chuẩn văn hóa và Hát Lừu là xã đầu tiên của huyện đạt xã chuẩn nông thôn mới. Đây cũng là kết quả chào mừng Đại hội MTTQ huyện nhà và tiến tới Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam tỉnh Yên Bái lần thứ XV, (Nhiệm kỳ 2019 - 2024).
BAN BIÊN TẬP
Là một trong những huyện nghèo của cả nước, huyện Trạm Tấu với gần 80% đồng bào Mông sinh sống, thu nhập bình quân đầu người còn thấp; tỷ lệ hộ nghèo chiếm trên 56%; cơ sở hạ tầng nông thôn còn thiếu. Thêm vào đó, một số phong tục, tập quán không còn phù hợp.Lấy công tác tuyên truyền làm chính, những năm qua, MTTQ từ huyện tới cơ sở đã phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội, đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; các phong trào thi đua yêu nước được phát triển rộng khắp, đi vào chiều sâu và tạo sức lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng các dân tộc ở vùng cao Trạm Tấu. Thông qua cuộc vận động các tổ chức Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, nhất là ở cấp cơ sở đã được củng cố về tổ chức, hoạt động và thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, đồng thời tạo động lực mạnh mẽ, khơi dậy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc, với tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách tạo nên sức mạnh tổng hợp ở mỗi khu dân cư. Từ cuộc vận động, nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện đã không ngừng xây dựng và phát triển về cả vật chất lẫn tinh thần, trong đó đổi mới nhất đó là cộng đồng cùng chung tay xây dựng nông thôn mới. Trong sản xuất nông nghiệp đã có sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, hình thành một số vùng sản xuất cây lương thực có hạt tập chung như cánh đồng Tà Ghênh - Bản Mù, Xà Hồ, Hát Lừu hay vùng ngô đồi ở xã Tà Si Láng, Trạm Tấu, Pá Hu v.v. với bộ giống lúa, ngô mới chất lượng cao được đưa vào gieo trồng như lúa ĐS1, ngô Biossed 9698, NK54, NK66 AG59. Nhận thức của người dân về thay đổi tập quán canh tác đã được nâng lên, nhân dân biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thâm canh tăng vụ, chuyển đổi các diện tích sắn, lúa nương và một số diện tích cây trồng kém hiệu quả khác sang trồng ngô hai vụ, đem lại thu nhâp kinh tế cao. Quy mô tăng trên cả ba tiêu chí về diện tích, năng xuất và sản lượng, đến nay tổng diện tích gieo trồng đạt đạt 6.660ha, trong đó diện tích lúa trên 2.800ha, tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2017 đã đạt trên 22.000, tăng 48 tấn sơ với năm 2016, lương thực bình quân đầu người đạt 670kg/người/năm. Một số diện tích cây lưu niên và hoa màu được duy trì và phát triển. Cùng với đó, nhân dân tập chung phát triển mạnh tổng đàn gia súc chính trên 31.400 con, triển khai thực hiện có hiệu quả việc trồng cỏ, dự trữ rơm khô và thức ăn tinh bột phục vụ chăn nuôi theo hướng bán chăn thả, công tác phòng chống dịch cũng được kiểm soát chặt chẽ. Gần 300 hộ nhiều đất đã san xẻ cho các hộ thiếu đất sản xuất nông nghiệp với tổng diện tích trên 150ha. Kinh tế phát triển, đời sống nhân dân từng bước được nâng cao.
Điển hình tiên tiến trong lao động, sản xuất, công tác và học tập - những hạt nhân tiêu biểu của phong trào để nhân rộng điển hình như: gia đình ông Giàng A Giao, Giàng Sình Dao xã Bản Mù; Giàng A Hành, Thào A Tủa xã Xà Hồ… là những điển hình phát triển kinh tế giỏi, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động bà con tham gia xây dựng gia đình văn hóa, thôn bản văn hóa.
Bên cạnh đó công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động được quan tâm trú trọng. Riêng năm 2017 tỷ lệ lao động qua đào tạo của huyện đạt 39% bằng 100,6% NQ đề ra, giải quyết việc làm mới cho 594 lao động bằng 108% chỉ tiêu NQ, các chính sách an sinh xã hội đã được triển khai đồng bộ, đúng đủ và kịp thời, cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư. Nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước thông qua các chương trình 30a, 134, 135… được thực hiện hiệu quả đã góp phần duy trì giảm tỷ lệ nghèo giảm so với năm 2016 đạt 7%. Đời sống của ngừời dân từng bước được nâng cao, tinh thần của dân cũng được nâng lên rõ nét, toàn huyện có 34 nhà sinh hoạt cộng đồng, qua bình xét năm 2017 có trên 2.780 hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa, 37% thôn bản, tổ dân phố và 65,5% cơ quan, đơn vị đạt tiêu chuẩn văn hóa. \ Huyện đã duy trì và phát triển 36 câu lạc bộ thể thao, trên 200 gia đình thể thao và 134 đội thể thao với hơn 1.200 vận động viên.. Nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số cơ bản đã xóa bỏ các hủ tục không còn phù hợp với nếp sống văn hóa mới nhất là trong việc cưới, việc tang và lễ hội, thực hiện tốt chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy ước, hương ước thôn bản. Ông Giàng A Lử, thôn Tấu dưới xã Trạm Tấu là một trong những đảng viên gương mẫu, bản thân ông và gia đình luôn đi đầu thực hiện quy ước, hương ước thôn bản đề ra. Để đạt được kết quả như vậy MTTQ các cấp huyên Trạm Tấu luôn phát huy vai trò của MTTQ trong xóa bỏ hủ tục, hiện huyện có trên 100 già làng, trưởng bản, người có uy tín. Các già làng, trưởng bản chính là người có trách nhiệm gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa đó cho các thế hệ sau, họ trực tiếp vận động con cháu trong độ tuổi đến trường học chữ, chung tay xây dựng bản làng, dạy bảo con cháu và tuyên truyền cho nhân dân thực hiện tốt công tác dân số kế hoạch hóa gia đình, không hút và không trồng cây thuốc phiện và vận động nhân dân trong bản thực hiện hương ước, quy ước về xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Như “mưa dầm thấm lâu” kết quả hai năm qua, thôn Tà Chử và xã Bản Công là những nơi tồn tại nhiều hủ tục nay đã không còn tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, các trường hợp sinh con thứ 3 trở lên, góp phần quan trọng trên con đường thoát nghèo nhanh bền vững ở vùng cao Trạm Tấu.
Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; các phong trào thi đua yêu nước là "đòn bẩy" để nhân dân các dân tộc trong huyện tích cực thực hiện tốt các chỉ tiêu nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XV, nhiệm kỳ 2015-2020 đề ra, phấn đấu đến năm 2020 có 50% hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa, 40% tỷ lệ thôn bản, tổ dân phố được công nhận đạt chuẩn văn hóa và Hát Lừu là xã đầu tiên của huyện đạt xã chuẩn nông thôn mới. Đây cũng là kết quả chào mừng Đại hội MTTQ huyện nhà và tiến tới Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam tỉnh Yên Bái lần thứ XV, (Nhiệm kỳ 2019 - 2024).