Đã một thời vào sinh ra tử nơi chiến trường, trở lại với cuộc sống thời bình, phát huy phẩm chất "Bộ đội Cụ Hồ”, các cựu chiến binh (CCB) tỉnh Yên Bái lại tiếp tục vượt khó vươn lên, tích cực chủ động trong phát triển kinh tế gia đình, góp phần xây dựng quê hương, đất nước.
Mô hình phát triển kinh tế mang lại hiệu quả cao của CCB Nguyễn Ngọc Thắm.
Nhập ngũ năm 1974, chàng trai dân tộc Tày - Nông Ngọc Trình ở xã Xuân Lai, huyện Yên Bình từng tham gia rất nhiều trận chiến oanh liệt trong kháng chiến chống Mỹ và bảo vệ biên giới phía Bắc. Năm 1989, xuất ngũ trở về địa phương, sức khỏe có phần giảm sút, kinh tế gia đình vô cùng khó khăn.
Tuy nhiên, không cam chịu đói nghèo, bằng bàn tay, khối óc và cả ý chí nghị lực không ngừng vươn lên, CCB Nông Ngọc Trình đã quyết chí biến sỏi đá thành cơm. Với diện tích đất đồi rộng 3 ha sẵn có của gia đình, ông trồng keo, bạch đàn, phần đất nông nghiệp rộng 7 sào, ông trồng lúa, hoa màu và cây vụ ba.
Hiện tại, gia đình ông Trình đang nuôi bò bán công nghiệp với số lượng duy trì thường xuyên 8 - 10 con. Hàng năm, sau khi trừ các loại chi phí, gia đình ông thu về hơn 100 triệu đồng từ tiền bán bê, bò thương phẩm, các loại cây hoa màu và gỗ rừng trồng. Ngoài ra, ông Trình còn đầu tư mua máy bừa vừa để phục vụ sản xuất của gia đình vừa cho các hộ nông dân thuê, mang lại một khoản thu nhập đáng kể.
CCB Nông Ngọc Trình bày tỏ: "Là người lính từng nếm mật nằm gai dưới làn mưa bom, bão đạn, vậy nên những khó khăn, vất vả bây giờ chẳng thấm gì. Tôi chỉ mong luôn giữ được sức khỏe để tiếp tục lao động sản xuất, có điều kiện tham gia vào các phong trào, hoạt động tại địa phương, góp phần xây dựng quê hương ngày càng phát triển đi lên”.
Phát huy tinh thần tự lực, tự cường, cũng như ông Nông Ngọc Trình, lực lượng CCB trên địa bàn tỉnh đã và đang không ngừng nỗ lực vươn lên trong cuộc sống, điển hình như CCB, thương binh hạng 2/4 Nguyễn Ngọc Thắm ở thôn Làng Chẹo, xã An Thịnh, huyện Văn Yên - thành viên Câu lạc bộ Doanh nhân CCB huyện Văn Yên.
Nhập ngũ năm 1977, sau 3 năm tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam, ông Thắm đã bị thương mất 61% sức khỏe và xuất ngũ trở về địa phương. Sau khi lập gia đình, hoàn cảnh còn khó khăn hơn.
CCB Nguyễn Ngọc Thắm tâm sự: "Ruộng đồng không có, cả hai vợ chồng làm đủ thứ nghề mà vẫn chẳng đủ ăn. Nhiều đêm không ngủ, tôi nghĩ cảnh này cứ tiếp diễn thì cả nhà chắc sẽ chết đói”.
Xác định rõ những khó khăn trước mắt, bởi vậy nên mặc dù sức khỏe đã yếu, mỗi khi trái nắng, trở trời các vết thương lại càng trở nên đau nhức song nhớ lời Bác dạy "Thương binh tàn nhưng không phế”, ông Thắm lại ngày ngày cùng vợ khai khẩn đất hoang, trồng cây gây rừng, phát triển chăn nuôi, trồng trọt.
Lấy ngắn nuôi dài, vợ chồng ông trồng các loại cây ngắn ngày và dài ngày xen nhau, đồng thời tập trung vốn mua cây giống về làm trang trại trồng rừng. Đất không phụ công người, sau hơn 20 năm miệt mài lao động, từ những vùng đồi hoang lau lách, đến nay, gia đình ông Thắm đã sở hữu trong tay 23 ha rừng, trong đó có 12 ha quế, còn lại là keo và bồ đề.
Mỗi năm, sau khi trừ chi phí, chỉ tính riêng tiền bán tỉa quế và gỗ rừng trồng cũng đem về cho gia đình ông Thắm trên 500 triệu đồng. Năng động trong phát triển kinh tế, tận dụng khe nước, ông Thắm còn đắp đập, đào ao nuôi cá và ba ba với tổng diện tích mặt nước rộng 1,2 ha, mỗi năm cho thu về hàng trăm triệu đồng.
Ông Nguyễn Xuân Mai - Chủ nhiệm Câu lạc bộ Doanh nhân CCB huyện Văn Yên khẳng định: "Không chỉ làm kinh tế giỏi, ông Thắm còn là người có tinh thần tương thân, tương ái, đoàn kết giúp đỡ cộng đồng. Thương bà con trong thôn đi lại vất vả, nhất là vào thời điểm khai thác gỗ rừng trồng, thường phải dùng sức trâu kéo gỗ len lỏi theo các khe suối, ông Thắm đã thuê máy ủi về mở một con đường dài trên 300 mét xuyên qua khu đồi của gia đình dành cho xe ô tô chở gỗ. Qua đó, tạo điều kiện cho nhiều hộ dân vận chuyển, thu mua gỗ dễ dàng, góp phần tăng thu nhập”.
Được biết, để tạo điều kiện giúp hội viên phát triển kinh tế, các cấp Hội CCB trong tỉnh đã tín chấp cho rất nhiều lượt hội viên vay vốn từ các ngân hàng với tổng dư nợ lên tới hàng chục tỷ đồng. Đến nay, Hội CCB tỉnh Yên Bái đã thành lập 3 câu lạc bộ doanh nhân CCB cấp huyện, 72 doanh nghiệp vừa và nhỏ, 25 hợp tác xã, 124 tổ hợp tác, 104 trang trại, 1.190 gia trại, 29 cơ sở chế biến nông - lâm sản.
Qua đó, tạo việc làm cho trên 18.000 lao động là CCB, con em CCB, cựu quân nhân và nhân dân địa phương. Tính đến tháng 4/2017, có gần 44% hội viên CCB có mức sống khá, giàu; trên 850 hộ hội viên có thu nhập từ 60 - 80 triệu đồng/năm, trên 350 hội viên có thu nhập từ 80 - 100 triệu đồng/năm, đặc biệt có trên 180 hộ hội viên có thu nhập trên 100 triệu đồng/năm.
Những kết quả đạt được chính là động lực để các hội viên CCB tiếp tục vươn lên trong trong phát triển kinh tế, trở thành những tấm gương để thế hệ trẻ học tập và noi theo.
Theo Báo Yên Bái
Đã một thời vào sinh ra tử nơi chiến trường, trở lại với cuộc sống thời bình, phát huy phẩm chất "Bộ đội Cụ Hồ”, các cựu chiến binh (CCB) tỉnh Yên Bái lại tiếp tục vượt khó vươn lên, tích cực chủ động trong phát triển kinh tế gia đình, góp phần xây dựng quê hương, đất nước.Nhập ngũ năm 1974, chàng trai dân tộc Tày - Nông Ngọc Trình ở xã Xuân Lai, huyện Yên Bình từng tham gia rất nhiều trận chiến oanh liệt trong kháng chiến chống Mỹ và bảo vệ biên giới phía Bắc. Năm 1989, xuất ngũ trở về địa phương, sức khỏe có phần giảm sút, kinh tế gia đình vô cùng khó khăn.
Tuy nhiên, không cam chịu đói nghèo, bằng bàn tay, khối óc và cả ý chí nghị lực không ngừng vươn lên, CCB Nông Ngọc Trình đã quyết chí biến sỏi đá thành cơm. Với diện tích đất đồi rộng 3 ha sẵn có của gia đình, ông trồng keo, bạch đàn, phần đất nông nghiệp rộng 7 sào, ông trồng lúa, hoa màu và cây vụ ba.
Hiện tại, gia đình ông Trình đang nuôi bò bán công nghiệp với số lượng duy trì thường xuyên 8 - 10 con. Hàng năm, sau khi trừ các loại chi phí, gia đình ông thu về hơn 100 triệu đồng từ tiền bán bê, bò thương phẩm, các loại cây hoa màu và gỗ rừng trồng. Ngoài ra, ông Trình còn đầu tư mua máy bừa vừa để phục vụ sản xuất của gia đình vừa cho các hộ nông dân thuê, mang lại một khoản thu nhập đáng kể.
CCB Nông Ngọc Trình bày tỏ: "Là người lính từng nếm mật nằm gai dưới làn mưa bom, bão đạn, vậy nên những khó khăn, vất vả bây giờ chẳng thấm gì. Tôi chỉ mong luôn giữ được sức khỏe để tiếp tục lao động sản xuất, có điều kiện tham gia vào các phong trào, hoạt động tại địa phương, góp phần xây dựng quê hương ngày càng phát triển đi lên”.
Phát huy tinh thần tự lực, tự cường, cũng như ông Nông Ngọc Trình, lực lượng CCB trên địa bàn tỉnh đã và đang không ngừng nỗ lực vươn lên trong cuộc sống, điển hình như CCB, thương binh hạng 2/4 Nguyễn Ngọc Thắm ở thôn Làng Chẹo, xã An Thịnh, huyện Văn Yên - thành viên Câu lạc bộ Doanh nhân CCB huyện Văn Yên.
Nhập ngũ năm 1977, sau 3 năm tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam, ông Thắm đã bị thương mất 61% sức khỏe và xuất ngũ trở về địa phương. Sau khi lập gia đình, hoàn cảnh còn khó khăn hơn.
CCB Nguyễn Ngọc Thắm tâm sự: "Ruộng đồng không có, cả hai vợ chồng làm đủ thứ nghề mà vẫn chẳng đủ ăn. Nhiều đêm không ngủ, tôi nghĩ cảnh này cứ tiếp diễn thì cả nhà chắc sẽ chết đói”.
Xác định rõ những khó khăn trước mắt, bởi vậy nên mặc dù sức khỏe đã yếu, mỗi khi trái nắng, trở trời các vết thương lại càng trở nên đau nhức song nhớ lời Bác dạy "Thương binh tàn nhưng không phế”, ông Thắm lại ngày ngày cùng vợ khai khẩn đất hoang, trồng cây gây rừng, phát triển chăn nuôi, trồng trọt.
Lấy ngắn nuôi dài, vợ chồng ông trồng các loại cây ngắn ngày và dài ngày xen nhau, đồng thời tập trung vốn mua cây giống về làm trang trại trồng rừng. Đất không phụ công người, sau hơn 20 năm miệt mài lao động, từ những vùng đồi hoang lau lách, đến nay, gia đình ông Thắm đã sở hữu trong tay 23 ha rừng, trong đó có 12 ha quế, còn lại là keo và bồ đề.
Mỗi năm, sau khi trừ chi phí, chỉ tính riêng tiền bán tỉa quế và gỗ rừng trồng cũng đem về cho gia đình ông Thắm trên 500 triệu đồng. Năng động trong phát triển kinh tế, tận dụng khe nước, ông Thắm còn đắp đập, đào ao nuôi cá và ba ba với tổng diện tích mặt nước rộng 1,2 ha, mỗi năm cho thu về hàng trăm triệu đồng.
Ông Nguyễn Xuân Mai - Chủ nhiệm Câu lạc bộ Doanh nhân CCB huyện Văn Yên khẳng định: "Không chỉ làm kinh tế giỏi, ông Thắm còn là người có tinh thần tương thân, tương ái, đoàn kết giúp đỡ cộng đồng. Thương bà con trong thôn đi lại vất vả, nhất là vào thời điểm khai thác gỗ rừng trồng, thường phải dùng sức trâu kéo gỗ len lỏi theo các khe suối, ông Thắm đã thuê máy ủi về mở một con đường dài trên 300 mét xuyên qua khu đồi của gia đình dành cho xe ô tô chở gỗ. Qua đó, tạo điều kiện cho nhiều hộ dân vận chuyển, thu mua gỗ dễ dàng, góp phần tăng thu nhập”.
Được biết, để tạo điều kiện giúp hội viên phát triển kinh tế, các cấp Hội CCB trong tỉnh đã tín chấp cho rất nhiều lượt hội viên vay vốn từ các ngân hàng với tổng dư nợ lên tới hàng chục tỷ đồng. Đến nay, Hội CCB tỉnh Yên Bái đã thành lập 3 câu lạc bộ doanh nhân CCB cấp huyện, 72 doanh nghiệp vừa và nhỏ, 25 hợp tác xã, 124 tổ hợp tác, 104 trang trại, 1.190 gia trại, 29 cơ sở chế biến nông - lâm sản.
Qua đó, tạo việc làm cho trên 18.000 lao động là CCB, con em CCB, cựu quân nhân và nhân dân địa phương. Tính đến tháng 4/2017, có gần 44% hội viên CCB có mức sống khá, giàu; trên 850 hộ hội viên có thu nhập từ 60 - 80 triệu đồng/năm, trên 350 hội viên có thu nhập từ 80 - 100 triệu đồng/năm, đặc biệt có trên 180 hộ hội viên có thu nhập trên 100 triệu đồng/năm.
Những kết quả đạt được chính là động lực để các hội viên CCB tiếp tục vươn lên trong trong phát triển kinh tế, trở thành những tấm gương để thế hệ trẻ học tập và noi theo.