Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII của Đảng đã chỉ ra đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên thực sự là vấn đề cấp bách đối với sự sống còn của Đảng, của chế độ. Vì vậy cần quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI và Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII của Đảng, đẩy mạnh việc đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức của một bộ phận cán bộ, đảng viên hiện nay. Phải dựa vào nhân dân, tạo được sự đồng thuận của nhân dân, tạo điều kiện để dân được biết, được bàn, được làm, được kiểm tra trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên trong Đảng.
Cán bộ, đảng viên cơ quan Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Yên Bái thực hiện ký cam kết
Để phát huy vai trò, trách nhiệm của mình, MTTQ các cấp tỉnh Yên Bái đã động viên, tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ; vận động quần chúng nhân dân tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền được thể hiện bằng các hình thức, biện pháp, như các hòm thư đóng góp ý kiến, kiến nghị của nhân dân tại các cơ quan (nhất là trụ sở xã, phường, thị trấn); tổ chức các hội nghị đóng góp ý kiến và lấy phiếu tín nhiệm của nhân dân đối với cán bộ chủ chốt ở cơ sở được dân bầu; phát huy dân chủ về quyền bầu cử của nhân dân, quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; quyền giám sát, phản biện, góp ý xây dựng đảng, chính quyền thông qua MTTQ và ban Thanh tra nhân dân, ban Giám sát đầu tư của cộng đồng… đã được mở rộng góp phần quan trọng trong việc phát huy vai trò của nhân dân trong xây dựng và chỉnh đốn Đảng, đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ thời gian qua.
Với các hình thức phát huy vai trò của Nhân dân trong thời gian qua các cấp ủy, tổ chức đảng MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội trong tỉnh đã thực hiện nghiêm túc việc thực hiện công khai cho nhân dân biết những chủ trương, quan điểm, giải pháp, chương trình, kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 và tổ chức cho nhân dân góp ý, giám sát, luôn có trách nhiệm tiếp nhận, xử lý, phản hồi ý kiến, kiến nghị sau giám sát của nhân dân trong việc thực hiện Nghị quyết TW4.
Về phương pháp phát huy vai trò của Nhân dân, để nhân dân thực hiện tốt vai trò giám sát của mình trong thực hiện Nghị quyết TW 4 (khóa XII), trước hết các tổ chức, cấp ủy đảng và hệ thống chính trị phải làm cho nhân dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa và tính cấp bách của nhiệm vụ tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay; tính quyết liệt của việc ngăn chặn, đẩy lùi 27 biểu hiện của sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ theo quan điểm, nhiệm vụ và giải pháp mà Nghị quyết TW 4 (khóa XII) đã nêu cần làm tốt một số nội dung sau:
Một là, phải làm tốt công tác tuyên truyền, để nhân dân biết được các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là biết được quan điểm, chủ trương của Đảng trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về việc đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến"; "tự chuyển hóa" trong nội bộ thời gian qua. Phải tham khảo, lắng nghe ý kiến của dân; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy hiệu quả hoạt động của ban Thanh tra nhân dân, ban Giám sát đầu tư cộng đồng.
Hai là, Thực hiện đúng chức năng của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, xây dựng mối liên hệ thường xuyên và chặt chẽ với dân, giải quyết những vấn đề bức xúc của dân, bảo đảm quyền lợi chính đáng của dân; các đại biểu của dân phải là chỗ dựa tin cậy của dân.
Cần mở rộng hoạt động của các cơ quan dân cử trong nhân dân, tránh bó hẹp vào những cuộc họp định kỳ, ít liên hệ với quần chúng.
Ba là, các đoàn thể quần chúng không chỉ có nhiệm vụ vận động đoàn viên, hội viên thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật mà phải làm tốt vai trò đại biểu ý kiến của các thành viên và trở thành người đại diện hợp pháp trong cơ chế làm chủ của nhân dân. Cần có quy chế làm việc định kỳ giữa đoàn thể và các cơ quan nhà nước để phát biểu, kiến nghị của đoàn thể mình về các chủ trương, chính sách, pháp luật, nhất là những vấn đề liên quan đến chức năng nhiệm vụ của mình. Mặt trận Tổ quốc đóng vai trò nòng cốt trong tập hợp, vận động nhân dân, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát và phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước.
Bốn là, Các phương tiện truyền thông đại chúng, nhất là báo chí, truyền hình đang là diễn đàn tích cực và nhanh nhạy nhất góp phần thực hiện phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
Phí Yến
Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII của Đảng đã chỉ ra đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên thực sự là vấn đề cấp bách đối với sự sống còn của Đảng, của chế độ. Vì vậy cần quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI và Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII của Đảng, đẩy mạnh việc đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức của một bộ phận cán bộ, đảng viên hiện nay. Phải dựa vào nhân dân, tạo được sự đồng thuận của nhân dân, tạo điều kiện để dân được biết, được bàn, được làm, được kiểm tra trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên trong Đảng.Để phát huy vai trò, trách nhiệm của mình, MTTQ các cấp tỉnh Yên Bái đã động viên, tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ; vận động quần chúng nhân dân tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền được thể hiện bằng các hình thức, biện pháp, như các hòm thư đóng góp ý kiến, kiến nghị của nhân dân tại các cơ quan (nhất là trụ sở xã, phường, thị trấn); tổ chức các hội nghị đóng góp ý kiến và lấy phiếu tín nhiệm của nhân dân đối với cán bộ chủ chốt ở cơ sở được dân bầu; phát huy dân chủ về quyền bầu cử của nhân dân, quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; quyền giám sát, phản biện, góp ý xây dựng đảng, chính quyền thông qua MTTQ và ban Thanh tra nhân dân, ban Giám sát đầu tư của cộng đồng… đã được mở rộng góp phần quan trọng trong việc phát huy vai trò của nhân dân trong xây dựng và chỉnh đốn Đảng, đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ thời gian qua.
Với các hình thức phát huy vai trò của Nhân dân trong thời gian qua các cấp ủy, tổ chức đảng MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội trong tỉnh đã thực hiện nghiêm túc việc thực hiện công khai cho nhân dân biết những chủ trương, quan điểm, giải pháp, chương trình, kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 và tổ chức cho nhân dân góp ý, giám sát, luôn có trách nhiệm tiếp nhận, xử lý, phản hồi ý kiến, kiến nghị sau giám sát của nhân dân trong việc thực hiện Nghị quyết TW4.
Về phương pháp phát huy vai trò của Nhân dân, để nhân dân thực hiện tốt vai trò giám sát của mình trong thực hiện Nghị quyết TW 4 (khóa XII), trước hết các tổ chức, cấp ủy đảng và hệ thống chính trị phải làm cho nhân dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa và tính cấp bách của nhiệm vụ tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay; tính quyết liệt của việc ngăn chặn, đẩy lùi 27 biểu hiện của sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ theo quan điểm, nhiệm vụ và giải pháp mà Nghị quyết TW 4 (khóa XII) đã nêu cần làm tốt một số nội dung sau:
Một là, phải làm tốt công tác tuyên truyền, để nhân dân biết được các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là biết được quan điểm, chủ trương của Đảng trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về việc đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến"; "tự chuyển hóa" trong nội bộ thời gian qua. Phải tham khảo, lắng nghe ý kiến của dân; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy hiệu quả hoạt động của ban Thanh tra nhân dân, ban Giám sát đầu tư cộng đồng.
Hai là, Thực hiện đúng chức năng của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, xây dựng mối liên hệ thường xuyên và chặt chẽ với dân, giải quyết những vấn đề bức xúc của dân, bảo đảm quyền lợi chính đáng của dân; các đại biểu của dân phải là chỗ dựa tin cậy của dân.
Cần mở rộng hoạt động của các cơ quan dân cử trong nhân dân, tránh bó hẹp vào những cuộc họp định kỳ, ít liên hệ với quần chúng.
Ba là, các đoàn thể quần chúng không chỉ có nhiệm vụ vận động đoàn viên, hội viên thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật mà phải làm tốt vai trò đại biểu ý kiến của các thành viên và trở thành người đại diện hợp pháp trong cơ chế làm chủ của nhân dân. Cần có quy chế làm việc định kỳ giữa đoàn thể và các cơ quan nhà nước để phát biểu, kiến nghị của đoàn thể mình về các chủ trương, chính sách, pháp luật, nhất là những vấn đề liên quan đến chức năng nhiệm vụ của mình. Mặt trận Tổ quốc đóng vai trò nòng cốt trong tập hợp, vận động nhân dân, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát và phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước.
Bốn là, Các phương tiện truyền thông đại chúng, nhất là báo chí, truyền hình đang là diễn đàn tích cực và nhanh nhạy nhất góp phần thực hiện phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.