Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh đã triển khai thực hiện nhiều mô hình tổ tự quản (TTQ) đã mang lại hiệu quả, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức của người dân trong việc tham gia phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Nguyễn Thị Bích Nhiệm, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã chia một số nội dung thông tin trên Trang thông tin điện tử MTTQ Việt Nam tỉnh
Đồng chí Nguyễn Thị Bích Nhiệm, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh
Ban Biên tập: Xin đồng chí cho biết mục đích, ý nghĩa của việc thành lập các mô hình TTQ, THT ở cộng đồng dân cư?
Đồng chí Nguyễn Thị Bích Nhiệm: Việc thành lập các mô hình TTQ, THT ở cộng đồng dân cư là nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của cộng đồng dân cư, các tầng lớp nhân dân, các hộ gia đình, đặc biệt là phát huy vai trò của Ban công tác Mặt trận, các chi hội đoàn thể nhân dân, trưởng thôn (bản), tổ dân phố trong việc giữ gìn an ninh trật tự, xây dựng nếp sống văn minh, trật tự công cộng ở các địa phương, góp phần xây dựng con người Yên Bái tự tôn, tự trọng, nhân ái, nghĩa tình, thân thiện, đoàn kết, cần cù, sáng tạo. Các mô hình TTQ, THT hoạt động dựa trên nguyên tắc “tự nguyện, tự giác, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, lấy khu dân cư làm địa bàn triển khai thực hiện”. Theo đó, sẽ phát huy được tinh thần đoàn kết, quyền làm chủ của nhân dân. Đồng thời, huy động được tiềm năng, nguồn lực của người dân, cộng đồng trong việc tham gia quản lý xã hội, đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động do Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, địa phương phát động, điển hình như cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” do Ủy ban MTTQ chủ trì triển khai thực hiện.
Ban Biên tập: Đồng chí có thể cho biết những kết quả của việc triển khai thực hiện mô hình TTQ?
Đồng chí Nguyễn Thị Bích Nhiệm: Trong những năm qua, cùng với vận động nhân dân đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, MTTQ tỉnh Yên Bái luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng các mô hình TTQ, THT tại các khu dân cư, thôn (bản), tổ dân phố trên địa bàn tỉnh. Các mô hình TTQ, THT đã phát huy hiệu quả trong việc tuyên truyền, vận động, giáo dục các thành viên trong tổ và nhân dân địa phương thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nội quy, quy chế của địa phương; quản lý tốt tài sản trong gia đình, tài sản cộng đồng; đẩy lùi các hủ tục lạc hậu; đoàn kết giúp nhau trong phát triển kinh tế, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội. Một số mô hình TTQ, THT tiêu biểu phải kể đến là: Mô hình THT “Nuôi bò giống” ở xã Đồng Khê (huyện Văn Chấn); mô hình THT “Nuôi cá lồng trên Hồ Thác Bà” của Ủy ban MTTQ huyện Yên Bình; mô hình TTQ “Đào hố rác bảo vệ môi trường” của MTTQ các xã (huyện Văn Yên); mô hình tự quản không tảo hôn, không hôn nhân cận huyết thống, không sinh con thứ 3 trở lên ở thôn Bản Lềnh, xã Sơn Thịnh (Văn Chấn). Qua kiểm tra, đánh giá, các mô hình TTQ, THT được thành lập, đưa vào hoạt động đều hợp với “ý Đảng, lòng dân”, phù hợp với đặc điểm địa lý, phong tục tập quán, nếp sống của nhân dân nên đã thực sự phát huy hiệu quả.
Năm 2019, thực hiện Chương trình hành động số 144 của Tỉnh ủy, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh được phân công nhiệm vụ chủ trì thành lập tối thiểu 2 TTQ/1 tổ dân phố, thôn ở vùng thấp; 50% thôn (bản) ở vùng cao xây dựng được TTQ do Ủy ban MTTQ quản lý. Theo đó, Ủy ban MTTQ tỉnh đã ban hành hướng dẫn các xã, phường, thị trấn triển khai xây dựng các mô hình TTQ ở thôn (bản), tổ dân phố với 7 nội dung tự quản, gồm: nhân khẩu, hộ khẩu; tài sản; trật tự trị an; vệ sinh môi trường; an toàn giao thông; trật tự công cộng. Hết năm 2019, Ủy ban MTTQ các cấp trong tỉnh đã thành lập mới được 2.381 TTQ và 49 THT. Các mô hình TTQ, THT đã phát huy nội lực của cộng đồng dân cư, đẩy mạnh các phong trào thi đua rộng khắp, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh của địa phương.
Ban Biên tập: Để tiếp tục xây dựng và nhân rộng các mô hình TTQ, THT mang lại hiệu quả, Ủy ban MTTQ tỉnh đã có giải pháp gì, thưa đồng chí?
Đồng chí Nguyễn Thị Bích Nhiệm: Thực hiện Chương trình hành động số 190 của Tỉnh ủy, Ủy ban MTTQ tỉnh tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động các mô hình TTQ, THT ở cộng đồng dân cư, phấn đấu có ít nhất 30% trở lên TTQ đạt tiêu chí mô hình TTQ tiêu biểu. Để việc xây dựng các mô hình TTQ, THT tiếp tục đạt hiệu quả, thời gian tới, Ủy ban MTTQ các cấp trong tỉnh sẽ đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao ý thức trong việc tham gia các mô hình tự quản; đoàn kết, hỗ trợ phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, xây dựng địa bàn dân cư lành mạnh, an toàn; phát huy vai trò của người có uy tín trong cộng đồng; xây dựng lực lượng nòng cốt có khả năng tập hợp, vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân tham gia thực hiện các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước tại địa phương; xây dựng các mô hình tự quản trên cơ sở tự nguyện, tự giác, tự chịu trách nhiệm, tự chủ về kinh phí, hoạt động theo quy chế, hướng đến mục tiêu mang lại lợi ích cho người dân, được người dân đồng tình, ủng hộ, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Ngoài ra, Ủy ban MTTQ cũng sẽ tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn, kịp thời phát hiện, biểu dương, khen đối với những mô hình hoạt động tốt, những cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện các hoạt động tự quản; chú trọng xây dựng các mô hình tự quản mới phù hợp với đặc điểm từng vùng, từng đối tượng và sát với thực tế của địa bàn; tranh thủ những người có uy tín, nhiệt tình, trách nhiệm để làm hạt nhân trong công tác xây dựng mô hình…
Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh đã triển khai thực hiện nhiều mô hình tổ tự quản (TTQ) đã mang lại hiệu quả, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức của người dân trong việc tham gia phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Nguyễn Thị Bích Nhiệm, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã chia một số nội dung thông tin trên Trang thông tin điện tử MTTQ Việt Nam tỉnh Ban Biên tập: Xin đồng chí cho biết mục đích, ý nghĩa của việc thành lập các mô hình TTQ, THT ở cộng đồng dân cư?
Đồng chí Nguyễn Thị Bích Nhiệm: Việc thành lập các mô hình TTQ, THT ở cộng đồng dân cư là nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của cộng đồng dân cư, các tầng lớp nhân dân, các hộ gia đình, đặc biệt là phát huy vai trò của Ban công tác Mặt trận, các chi hội đoàn thể nhân dân, trưởng thôn (bản), tổ dân phố trong việc giữ gìn an ninh trật tự, xây dựng nếp sống văn minh, trật tự công cộng ở các địa phương, góp phần xây dựng con người Yên Bái tự tôn, tự trọng, nhân ái, nghĩa tình, thân thiện, đoàn kết, cần cù, sáng tạo. Các mô hình TTQ, THT hoạt động dựa trên nguyên tắc “tự nguyện, tự giác, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, lấy khu dân cư làm địa bàn triển khai thực hiện”. Theo đó, sẽ phát huy được tinh thần đoàn kết, quyền làm chủ của nhân dân. Đồng thời, huy động được tiềm năng, nguồn lực của người dân, cộng đồng trong việc tham gia quản lý xã hội, đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động do Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, địa phương phát động, điển hình như cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” do Ủy ban MTTQ chủ trì triển khai thực hiện.
Ban Biên tập: Đồng chí có thể cho biết những kết quả của việc triển khai thực hiện mô hình TTQ?
Đồng chí Nguyễn Thị Bích Nhiệm: Trong những năm qua, cùng với vận động nhân dân đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, MTTQ tỉnh Yên Bái luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng các mô hình TTQ, THT tại các khu dân cư, thôn (bản), tổ dân phố trên địa bàn tỉnh. Các mô hình TTQ, THT đã phát huy hiệu quả trong việc tuyên truyền, vận động, giáo dục các thành viên trong tổ và nhân dân địa phương thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nội quy, quy chế của địa phương; quản lý tốt tài sản trong gia đình, tài sản cộng đồng; đẩy lùi các hủ tục lạc hậu; đoàn kết giúp nhau trong phát triển kinh tế, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội. Một số mô hình TTQ, THT tiêu biểu phải kể đến là: Mô hình THT “Nuôi bò giống” ở xã Đồng Khê (huyện Văn Chấn); mô hình THT “Nuôi cá lồng trên Hồ Thác Bà” của Ủy ban MTTQ huyện Yên Bình; mô hình TTQ “Đào hố rác bảo vệ môi trường” của MTTQ các xã (huyện Văn Yên); mô hình tự quản không tảo hôn, không hôn nhân cận huyết thống, không sinh con thứ 3 trở lên ở thôn Bản Lềnh, xã Sơn Thịnh (Văn Chấn). Qua kiểm tra, đánh giá, các mô hình TTQ, THT được thành lập, đưa vào hoạt động đều hợp với “ý Đảng, lòng dân”, phù hợp với đặc điểm địa lý, phong tục tập quán, nếp sống của nhân dân nên đã thực sự phát huy hiệu quả.
Năm 2019, thực hiện Chương trình hành động số 144 của Tỉnh ủy, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh được phân công nhiệm vụ chủ trì thành lập tối thiểu 2 TTQ/1 tổ dân phố, thôn ở vùng thấp; 50% thôn (bản) ở vùng cao xây dựng được TTQ do Ủy ban MTTQ quản lý. Theo đó, Ủy ban MTTQ tỉnh đã ban hành hướng dẫn các xã, phường, thị trấn triển khai xây dựng các mô hình TTQ ở thôn (bản), tổ dân phố với 7 nội dung tự quản, gồm: nhân khẩu, hộ khẩu; tài sản; trật tự trị an; vệ sinh môi trường; an toàn giao thông; trật tự công cộng. Hết năm 2019, Ủy ban MTTQ các cấp trong tỉnh đã thành lập mới được 2.381 TTQ và 49 THT. Các mô hình TTQ, THT đã phát huy nội lực của cộng đồng dân cư, đẩy mạnh các phong trào thi đua rộng khắp, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh của địa phương.
Ban Biên tập: Để tiếp tục xây dựng và nhân rộng các mô hình TTQ, THT mang lại hiệu quả, Ủy ban MTTQ tỉnh đã có giải pháp gì, thưa đồng chí?
Đồng chí Nguyễn Thị Bích Nhiệm: Thực hiện Chương trình hành động số 190 của Tỉnh ủy, Ủy ban MTTQ tỉnh tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động các mô hình TTQ, THT ở cộng đồng dân cư, phấn đấu có ít nhất 30% trở lên TTQ đạt tiêu chí mô hình TTQ tiêu biểu. Để việc xây dựng các mô hình TTQ, THT tiếp tục đạt hiệu quả, thời gian tới, Ủy ban MTTQ các cấp trong tỉnh sẽ đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao ý thức trong việc tham gia các mô hình tự quản; đoàn kết, hỗ trợ phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, xây dựng địa bàn dân cư lành mạnh, an toàn; phát huy vai trò của người có uy tín trong cộng đồng; xây dựng lực lượng nòng cốt có khả năng tập hợp, vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân tham gia thực hiện các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước tại địa phương; xây dựng các mô hình tự quản trên cơ sở tự nguyện, tự giác, tự chịu trách nhiệm, tự chủ về kinh phí, hoạt động theo quy chế, hướng đến mục tiêu mang lại lợi ích cho người dân, được người dân đồng tình, ủng hộ, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Ngoài ra, Ủy ban MTTQ cũng sẽ tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn, kịp thời phát hiện, biểu dương, khen đối với những mô hình hoạt động tốt, những cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện các hoạt động tự quản; chú trọng xây dựng các mô hình tự quản mới phù hợp với đặc điểm từng vùng, từng đối tượng và sát với thực tế của địa bàn; tranh thủ những người có uy tín, nhiệt tình, trách nhiệm để làm hạt nhân trong công tác xây dựng mô hình…
Các thành viên Tổ tự quản về môi trường thôn Minh Thành, xâ Tuy Lộc, TP Yên Bái làm công tác vệ sinh môi trường.