Những thanh niên người Dao vùng đất quế Văn Yên mà chúng tôi gặp trong chuyến công tác đầu xuân vừa qua đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc về lòng nhiệt huyết, tinh thần sáng tạo, dám nghĩ dám làm vì gia đình, cộng đồng và toàn xã hội.
Nhân vật đầu tiên chúng tôi gặp gỡ là anh Đặng Văn Chính - chàng thanh niên người Dao sinh ra và lớn lên tại thôn Giàn Khế, xã Yên Phú, huyện Văn Yên với Dự án "Phát triển du lịch cộng đồng gắn với sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số tại Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hầu”.
Với Dự án này, anh Chính đã xuất sắc vượt qua trên 200 dự án trong cả nước để lọt vào
top 3 "Khởi nghiệp quốc gia” năm 2022 do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức dưới sự chỉ đạo của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Anh Chính đang là Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và Du lịch Nà Hẩu - ông chủ trang trại nuôi cá tầm có giá trị bạc tỷ, lớn nhất vùng này.
Được biết, trang trại nuôi cá tầm và cũng là một điểm du lịch hấp dẫn của HTX Nông nghiệp và du lịch Nà Hẩu nằm cách trung tâm huyện Văn Yên chừng 30 km, giữa cánh rừng nguyên sinh thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu.
Anh Chính chia sẻ: "Cách đây 4 năm, qua nhiều lần nghiên cứu, tham quan học tập ở nhiều nơi, tôi nhận thấy xã Nà Hẩu hội tụ đủ mọi yếu tố từ khí hậu, thiên nhiên tới nguồn nước để nuôi cá tầm - loại cá xứ lạnh có giá trị kinh tế cao hơn nhiều so với các loại cá khác. Chỉ có điều yêu cầu kỹ thuật để nuôi loại cá này thì khá phức tạp, đòi hỏi phải kiên trì, nghiên cứu từng bước một. Lúc đó, tôi chỉ nghĩ còn trẻ, còn khỏe, còn sáng tạo thì ngại gì! Và rồi, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, tôi đã thành công!”.
Đến nay, HTX của anh Chính đã có 24 bể bạt nổi, 2 ao lót bạt và 4 bể xi măng, nâng quy mô chăn nuôi từ 2.000 - 10.000 con cá tầm/lứa, sản lượng bình quân đạt 20 tấn/năm. Hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, sản phẩm cá tầm của HTX đã được chứng nhận OCOP và có mặt ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước, đem về nguồn thu hàng tỷ đồng mỗi năm; tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động địa phương với mức thu nhập khoảng 7 triệu đồng/tháng…
Còn anh Đặng Tòn Đú với vai trò là Phó Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn, Chi hội trưởng Chi hội Nông dân thôn Mộ, xã Châu Quế Hạ, thời gian qua đã luôn nỗ lực hết mình trong công việc được "Đảng tín, dân tin” và trở thành tấm gương điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Trước đây, khi nhắc đến thôn Mộ tất thảy đều ái ngại vì là thôn nghèo nhất xã. Nhưng từ khi có Trưởng thôn Đặng Tòn Đú thì mọi việc đều trôi chảy. Bởi Trưởng thôn luôn tâm huyết, nhiệt tình với công việc của thôn, của xã; chẳng quản nắng mưa, sớm, tối đi tới từng nhà dân để tuyên truyền, vận động, giúp người dân hiểu rõ những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; bảo vệ môi trường sống "Sáng - xanh - sạch - đẹp”…, diện mạo cũng như đời sống kinh tế - xã hội của thôn Mộ từ đó đổi thay rõ nét.
Trưởng thôn Đặng Tòn Đú chia sẻ: "Để tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong nhân dân, cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương, chúng tôi đã phát động tới toàn thể nhân dân thực hiện các phong trào, cuộc vận động do tỉnh và huyện triển khai thực hiện như: "Toàn dân chung tay xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, "Ngày thứ Bảy cùng dân”; "Lắng nghe dân nói”. Đồng thời, thường xuyên tổ chức các buổi họp để lắng nghe, tiếp thu ý kiến, trao đổi, thảo luận với nhân dân về những việc thôn đang làm; vận động nhân dân tham gia giám sát các công trình, dự án đang xây dựng trên địa bàn…”.
Nhờ có phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, tuyên truyền, vận động phù hợp, luôn "gần dân, sát cơ sở” của Trưởng thôn Đặng Tòn Đú, thời gian qua, người dân thôn Mộ đã tự nguyện đóng góp trên 100 ngày công và kinh phí bằng tiền mặt để xây dựng nhà văn hóa thôn có sức chứa hàng trăm người; đóng góp hơn 300 triệu đồng và trên 200 ngày công để xây dựng 2.200 m đường bê tông liên thôn; hiến hơn 2.000 m2 đất để mở rộng hành lang đường giao thông nông thôn.
Ngoài ra, các hộ trong thôn còn phối hợp, giúp đỡ xây dựng hơn 500m đường điện "Thắp sáng đường quê”; tự nguyện đào hoặc xây hố rác thu gom, phân loại và xử lý rác thải tại nhà; trồng hoa và cây xanh dọc các tuyến đường làng, ngõ xóm; hàng tháng thực hiện vệ sinh, quét dọn, khơi thông cống rãnh, làm sạch môi trường ở khu dân cư…
Anh Đặng Tòn Đú - Trưởng thôn Mộ tuyên truyền về lợi ích xây dựng giao thông nông thôn đối với người dân trong thôn.
Sinh ra và lớn lên tại làng quê nghèo, khó khăn nhất của xã Tân Hợp, song với ý chí và nghị lực không cam chịu đói nghèo, quyết tâm biến những cánh rừng hoang vu thành những rừng quế tiền tỷ, mang lại cuộc sống ấm no, anh Bàn Văn Minh, dân tộc Dao đỏ ở thôn Làng Câu đã biết tận dụng thế mạnh, phát huy tiềm năng sẵn có để vươn lên làm giàu với mức thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm.
Để có được thành công như ngày hôm nay là cả một khoảng thời gian khá nhiều gian nan với anh Minh. Sau khi lập gia đình, kinh tế chỉ dựa vào mấy sào ruộng nước, trồng lúa nương, rồi đi làm thuê…, cuộc sống cứ luẩn quẩn trong đói nghèo.
Sau đó, anh Minh mạnh dạn vay 50 triệu đồng vốn Ngân hàng Chính sách xã hội huyện mua thêm diện tích đồi gò bỏ hoang quanh nhà để canh tác cùng hơn 1 ha rừng trồng bố mẹ cho. Mấy năm đầu, anh trồng xen canh quế với ngô sắn lấy lương thực phục vụ cuộc sống và chăn nuôi thêm gia súc, gia cầm để nâng cao thu nhập. Sau một vài năm, thêm nguồn thu từ tỉa quế, anh có vốn tái đầu tư và mua thêm đất rừng để trồng quế.
Cứ như vậy, sau một thời gian cây quế dần có giá trị. Những đồi quế đã cho gia đình anh khoản thu đáng kể. Không muốn dừng lại ở đó, những hộ dân nào có nhu cầu nhượng bán, anh lại tiếp tục mua thêm để canh tác, nhờ đó đến nay gia đình anh đã có 50ha quế từ 2 - 20 năm tuổi.
Anh Minh chia sẻ: "Đến nay, tổng giá trị tài sản của gia đình tôi đạt khoảng trên 20 tỷ đồng, tạo việc làm thường xuyên cho 8 lao động ở địa phương với mức thu nhập từ 7-9 triệu đồng/người/tháng. Vào chính vụ, tạo việc làm cho khoảng 30-35 lao động với mức thu nhập từ 6,5 - 7 triệu đồng/người/tháng”. Để nâng tầm giá trị và thương hiệu của cây quế, anh Minh đã ký kết hợp tác với Công ty Olam Việt Nam thực hiện quy trình chuỗi sản xuất quế sạch. Được biết, trong tổng số 50 ha quế hiện có, anh Minh đã đưa 30 ha vào sản xuất theo chuỗi, đảm bảo các tiêu chuẩn xuất khẩu của Công ty. Nhờ vậy cây quế cũng như các sản phẩm quế của gia đình anh luôn ổn định đầu ra, không bấp bênh về giá cả cũng như thị trường tiêu thụ.
Thành công của anh Đặng Văn Chính, Đặng Tòn Đú hay Bàn Văn Minh chỉ là 3 trong số rất nhiều tấm gương người Dao tiêu biểu nói riêng, thanh niên Văn Yên nói chung hôm nay. Họ là minh chứng cho ý chí, nghị lực vượt khó để vươn lên đạt được ước mơ và đem lại những giá trị tốt đẹp hơn cho bản thân và cộng đồng; trở thành động lực để thúc đẩy các phong trào thi đua yêu nước trên địa bàn huyện Văn Yên. Dù ở bất cứ thời kỳ nào, vẻ đẹp, sức mạnh, trí tuệ, tinh thần đoàn kết, sáng tạo, thân thiện, hội nhập của người Văn Yên luôn được phát huy, góp phần khẳng định vị thế của người Văn Yên trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ quê hương, đất nước. Từ đó, đưa Văn Yên hoàn thành mục tiêu phát triển theo hướng "Xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”, tô thắm thêm sức xuân tươi vui cho quê hương Yên Bái và nhân lên lòng quyết tâm, ý chí, nghị lực cho mỗi người dân.
Trần Ngọc
Những thanh niên người Dao vùng đất quế Văn Yên mà chúng tôi gặp trong chuyến công tác đầu xuân vừa qua đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc về lòng nhiệt huyết, tinh thần sáng tạo, dám nghĩ dám làm vì gia đình, cộng đồng và toàn xã hội.Nhân vật đầu tiên chúng tôi gặp gỡ là anh Đặng Văn Chính - chàng thanh niên người Dao sinh ra và lớn lên tại thôn Giàn Khế, xã Yên Phú, huyện Văn Yên với Dự án "Phát triển du lịch cộng đồng gắn với sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số tại Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hầu”.
Với Dự án này, anh Chính đã xuất sắc vượt qua trên 200 dự án trong cả nước để lọt vào top 3 "Khởi nghiệp quốc gia” năm 2022 do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức dưới sự chỉ đạo của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Anh Chính đang là Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và Du lịch Nà Hẩu - ông chủ trang trại nuôi cá tầm có giá trị bạc tỷ, lớn nhất vùng này.
Được biết, trang trại nuôi cá tầm và cũng là một điểm du lịch hấp dẫn của HTX Nông nghiệp và du lịch Nà Hẩu nằm cách trung tâm huyện Văn Yên chừng 30 km, giữa cánh rừng nguyên sinh thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu.
Anh Chính chia sẻ: "Cách đây 4 năm, qua nhiều lần nghiên cứu, tham quan học tập ở nhiều nơi, tôi nhận thấy xã Nà Hẩu hội tụ đủ mọi yếu tố từ khí hậu, thiên nhiên tới nguồn nước để nuôi cá tầm - loại cá xứ lạnh có giá trị kinh tế cao hơn nhiều so với các loại cá khác. Chỉ có điều yêu cầu kỹ thuật để nuôi loại cá này thì khá phức tạp, đòi hỏi phải kiên trì, nghiên cứu từng bước một. Lúc đó, tôi chỉ nghĩ còn trẻ, còn khỏe, còn sáng tạo thì ngại gì! Và rồi, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, tôi đã thành công!”.
Đến nay, HTX của anh Chính đã có 24 bể bạt nổi, 2 ao lót bạt và 4 bể xi măng, nâng quy mô chăn nuôi từ 2.000 - 10.000 con cá tầm/lứa, sản lượng bình quân đạt 20 tấn/năm. Hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, sản phẩm cá tầm của HTX đã được chứng nhận OCOP và có mặt ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước, đem về nguồn thu hàng tỷ đồng mỗi năm; tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động địa phương với mức thu nhập khoảng 7 triệu đồng/tháng…
Còn anh Đặng Tòn Đú với vai trò là Phó Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn, Chi hội trưởng Chi hội Nông dân thôn Mộ, xã Châu Quế Hạ, thời gian qua đã luôn nỗ lực hết mình trong công việc được "Đảng tín, dân tin” và trở thành tấm gương điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Trước đây, khi nhắc đến thôn Mộ tất thảy đều ái ngại vì là thôn nghèo nhất xã. Nhưng từ khi có Trưởng thôn Đặng Tòn Đú thì mọi việc đều trôi chảy. Bởi Trưởng thôn luôn tâm huyết, nhiệt tình với công việc của thôn, của xã; chẳng quản nắng mưa, sớm, tối đi tới từng nhà dân để tuyên truyền, vận động, giúp người dân hiểu rõ những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; bảo vệ môi trường sống "Sáng - xanh - sạch - đẹp”…, diện mạo cũng như đời sống kinh tế - xã hội của thôn Mộ từ đó đổi thay rõ nét.
Trưởng thôn Đặng Tòn Đú chia sẻ: "Để tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong nhân dân, cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương, chúng tôi đã phát động tới toàn thể nhân dân thực hiện các phong trào, cuộc vận động do tỉnh và huyện triển khai thực hiện như: "Toàn dân chung tay xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, "Ngày thứ Bảy cùng dân”; "Lắng nghe dân nói”. Đồng thời, thường xuyên tổ chức các buổi họp để lắng nghe, tiếp thu ý kiến, trao đổi, thảo luận với nhân dân về những việc thôn đang làm; vận động nhân dân tham gia giám sát các công trình, dự án đang xây dựng trên địa bàn…”.
Nhờ có phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, tuyên truyền, vận động phù hợp, luôn "gần dân, sát cơ sở” của Trưởng thôn Đặng Tòn Đú, thời gian qua, người dân thôn Mộ đã tự nguyện đóng góp trên 100 ngày công và kinh phí bằng tiền mặt để xây dựng nhà văn hóa thôn có sức chứa hàng trăm người; đóng góp hơn 300 triệu đồng và trên 200 ngày công để xây dựng 2.200 m đường bê tông liên thôn; hiến hơn 2.000 m2 đất để mở rộng hành lang đường giao thông nông thôn.
Ngoài ra, các hộ trong thôn còn phối hợp, giúp đỡ xây dựng hơn 500m đường điện "Thắp sáng đường quê”; tự nguyện đào hoặc xây hố rác thu gom, phân loại và xử lý rác thải tại nhà; trồng hoa và cây xanh dọc các tuyến đường làng, ngõ xóm; hàng tháng thực hiện vệ sinh, quét dọn, khơi thông cống rãnh, làm sạch môi trường ở khu dân cư…
Anh Đặng Tòn Đú - Trưởng thôn Mộ tuyên truyền về lợi ích xây dựng giao thông nông thôn đối với người dân trong thôn.
>> Những nông dân thời đại mới
Sinh ra và lớn lên tại làng quê nghèo, khó khăn nhất của xã Tân Hợp, song với ý chí và nghị lực không cam chịu đói nghèo, quyết tâm biến những cánh rừng hoang vu thành những rừng quế tiền tỷ, mang lại cuộc sống ấm no, anh Bàn Văn Minh, dân tộc Dao đỏ ở thôn Làng Câu đã biết tận dụng thế mạnh, phát huy tiềm năng sẵn có để vươn lên làm giàu với mức thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm.
Để có được thành công như ngày hôm nay là cả một khoảng thời gian khá nhiều gian nan với anh Minh. Sau khi lập gia đình, kinh tế chỉ dựa vào mấy sào ruộng nước, trồng lúa nương, rồi đi làm thuê…, cuộc sống cứ luẩn quẩn trong đói nghèo.
Sau đó, anh Minh mạnh dạn vay 50 triệu đồng vốn Ngân hàng Chính sách xã hội huyện mua thêm diện tích đồi gò bỏ hoang quanh nhà để canh tác cùng hơn 1 ha rừng trồng bố mẹ cho. Mấy năm đầu, anh trồng xen canh quế với ngô sắn lấy lương thực phục vụ cuộc sống và chăn nuôi thêm gia súc, gia cầm để nâng cao thu nhập. Sau một vài năm, thêm nguồn thu từ tỉa quế, anh có vốn tái đầu tư và mua thêm đất rừng để trồng quế.
Cứ như vậy, sau một thời gian cây quế dần có giá trị. Những đồi quế đã cho gia đình anh khoản thu đáng kể. Không muốn dừng lại ở đó, những hộ dân nào có nhu cầu nhượng bán, anh lại tiếp tục mua thêm để canh tác, nhờ đó đến nay gia đình anh đã có 50ha quế từ 2 - 20 năm tuổi.
Anh Minh chia sẻ: "Đến nay, tổng giá trị tài sản của gia đình tôi đạt khoảng trên 20 tỷ đồng, tạo việc làm thường xuyên cho 8 lao động ở địa phương với mức thu nhập từ 7-9 triệu đồng/người/tháng. Vào chính vụ, tạo việc làm cho khoảng 30-35 lao động với mức thu nhập từ 6,5 - 7 triệu đồng/người/tháng”. Để nâng tầm giá trị và thương hiệu của cây quế, anh Minh đã ký kết hợp tác với Công ty Olam Việt Nam thực hiện quy trình chuỗi sản xuất quế sạch. Được biết, trong tổng số 50 ha quế hiện có, anh Minh đã đưa 30 ha vào sản xuất theo chuỗi, đảm bảo các tiêu chuẩn xuất khẩu của Công ty. Nhờ vậy cây quế cũng như các sản phẩm quế của gia đình anh luôn ổn định đầu ra, không bấp bênh về giá cả cũng như thị trường tiêu thụ.
Thành công của anh Đặng Văn Chính, Đặng Tòn Đú hay Bàn Văn Minh chỉ là 3 trong số rất nhiều tấm gương người Dao tiêu biểu nói riêng, thanh niên Văn Yên nói chung hôm nay. Họ là minh chứng cho ý chí, nghị lực vượt khó để vươn lên đạt được ước mơ và đem lại những giá trị tốt đẹp hơn cho bản thân và cộng đồng; trở thành động lực để thúc đẩy các phong trào thi đua yêu nước trên địa bàn huyện Văn Yên. Dù ở bất cứ thời kỳ nào, vẻ đẹp, sức mạnh, trí tuệ, tinh thần đoàn kết, sáng tạo, thân thiện, hội nhập của người Văn Yên luôn được phát huy, góp phần khẳng định vị thế của người Văn Yên trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ quê hương, đất nước. Từ đó, đưa Văn Yên hoàn thành mục tiêu phát triển theo hướng "Xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”, tô thắm thêm sức xuân tươi vui cho quê hương Yên Bái và nhân lên lòng quyết tâm, ý chí, nghị lực cho mỗi người dân.
Trần Ngọc