Năm 2020 là năm kinh tế thế giới tiếp tục khó khăn, diễn biến phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt, ngay từ đầu năm, do tác động của dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến nhiều nền kinh tế, trong đó có Việt Nam. Cùng với đó, việc thực hiện các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, khiến Việt Nam đứng trước cuộc cạnh tranh kinh tế gay gắt. Từ những ký kết thương mại, hàng hóa nước ngoài nhập vào nhiều hơn dẫn đến cạnh tranh với hàng trong nước, trong khi quy mô của các doanh nghiệp Việt Nam nhỏ, sức cạnh tranh không cao. Đó thực sự là một thách thức lớn trong việc thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Đồng chí Nguyễn Thị Bích Nhiệm, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã chia sẻ một số nội dung thông tin trên Trang thông tin điện tử MTTQ Việt Nam tỉnh
Đồng chí Nguyễn Thị Bích Nhiệm
Ban Biên tập: Để cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, nhất là trong bối cảnh nước ta nói chung và tỉnh Yên Bái nói riêng vừa trải qua dịch bệnh Covid-19, theo đồng chí cần có những điều kiện gì để triển khai hiệu quả cuộc vận động này
Đồng chí Nguyễn Thị Bích Nhiệm.
Cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam đã được triển khai hơn 10 năm. Tới nay, cuộc vận động đang chuyển sang một giai đoạn mới: “Người Việt Nam tự hào dùng hàng Việt Nam”. Trước là “ưu tiên”, giờ là “tự hào”, tức là đã chuyển từ việc coi trọng sang mỗi người dân tin, yêu, tự hào đối với những mặt hàng của Việt Nam” và thực tế hiện nay, nhiều thương hiệu Việt đã trở thành sự lựa chọn hàng đầu và cũng là niềm tự hào của người tiêu dùng Việt.
Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, nền kinh tế nước ta chịu nhiều thách thức lớn do tác động của dịch Covid-19, hầu hết các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh đều gặp khó. Cả hàng hóa xuất khẩu và tiêu thụ nội địa đều chậm lại, một số mặt hàng bị ứ đọng tồn kho dẫn tới các doanh nghiệp sản xuất bị thua lỗ hoặc giảm sút lợi nhuận. Nhiều doanh nghiệp không trụ lại được, đã phải phải tạm dừng hoạt động hoặc phá sản. Vì vậy điều kiện để triển khai hiệu quả cuộc vận động đó là:
1. Hướng vào thị trường nội địa; Tăng cường các giải pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp sau đại dịch, tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động " Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam..", vì đây là hành động thiết thực nhất để hậu thuẫn cho doanh nghiệp, đặc biệt là hỗ trợ các doanh nghiệp giải quyết vấn đề tồn kho hàng hóa”. Sự phát triển của thị trường nội địa sẽ thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa Việt một cách mạnh mẽ, có tính cạnh tranh cao, phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu.
2. Kích cầu du lịch nội địa, tạo ĐK để người dân du lịch tới các vùng miền trong cả nước trong bối cảnh bình thường mới sau dịch Covid-19. Để đạt hiệu quả cao, chương trình cần sự tham gia, vào cuộc tích cực của các địa phương, hãng hàng không, doanh nghiệp liên quan du lịch, đồng thời đảm bảo các quy định, điều kiện về an toàn phòng chống dịch cho khách du lịch, người lao động và cộng đồng nhân dân địa phương và đặc biệt là giảm giá không giảm chất.
Việc thực hiện các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới, đặc biệt là Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam-EU (EVFTA), Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam-EU (EVIPA) dự kiến có hiệu lực từ tháng 8 tới đây... sẽ khiến hàng hóa nước ngoài nhập vào nhiều hơn. Để triển khai hiệu quả cuộc vận động để người dân tự giác sử dụng hàng Việt, tự hào dùng hàng Việt, thì điều quan trọng nhất là các doanh nghiệp Việt Nam cần phải thuyết phục người dân bằng chính chất lượng, giá cả hợp lý và mẫu mã đa dạng, trong đó, chất lượng hàng hóa là yếu tố tiên quyết, không chạy theo lợi nhuận thuần túy trước mắt.
Muốn làm được vậy, các doanh nghiệp Việt phải đề cao trách nhiệm đối với người tiêu dùng, phát huy hết năng lực sản xuất, kinh doanh để đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng trong nước. Cùng với đó, phải tiếp cận các tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng ngày càng tốt hơn các yêu cầu nghiêm ngặt, nhất là về vệ sinh, an toàn thực phẩm và các yêu cầu bảo vệ môi trường.
Ban Biên tập: Trong bối cảnh nước ta vừa trải qua dịch bệnh Covid-19, để kích thích tiêu dùng nội địa, với vai trò là cơ quan thường trực cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; MTTQ tỉnh sẽ kêu gọi hưởng ứng mạnh mẽ hơn kích cầu người tiêu dùng.
Đồng chí Nguyễn Thị Bích Nhiệm.
Để kích thích tiêu dùng nội địa, với vai trò là cơ quan thường trực cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong thời gian tới cùng với công tác tuyên truyền, là đẩy mạnh hoạt động cung - cầu hàng hóa và bình ổn thị trường cũng như kích thích tiêu dùng nội địa, đánh thức lại nhu cầu trên thị trường nội địa trên địa bàn tỉnh sau khi dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát, Cùng với đó, Ban Chỉ đạo CVĐ các cấp cần tham mưu với cấp ủy, phối hợp chính quyền có các cơ chế, chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh về quảng cáo sản phẩm trên các phương tiện truyền thông; lập các chuyên trang giới thiệu các sản phẩm, sản vật địa phương trên địa bàn tỉnh và trong nước giúp người tiêu dùng có được thông tin chính xác về sản phẩm hàng hóa. Đặc biệt cần phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong việc giám sát và phối hợp với chính quyền, các cơ quan chức năng tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; thực hiện các quy định về niêm yết giá và bán theo giá niêm yết, đồng thời xử lý kịp thời các vi phạm nhằm tạo bình đẳng trong kinh doanh, bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhà sản xuất và người tiêu dùng. Bên cạnh đó, các bộ, ngành có thể tính tới phương án giảm thuế giá trị gia tăng đối với các mặt hàng thiết yếu phục vụ sinh hoạt... Nếu những điều trên được thực hiện tốt, thì nhất định hàng Việt Nam sẽ ngày càng là sự lựa chọn đầu tiên và ổn định dài lâu của người tiêu dùng Việt Nam, người tiêu dùng tỉnh Yên Bái từ đó khẳng định vị trí của thương hiệu Việt, góp phần phục hồi thần kỳ kinh tế Việt Nam, cũng như của tỉnh sau đại dịch./.
BAN BIÊN TẬP
Năm 2020 là năm kinh tế thế giới tiếp tục khó khăn, diễn biến phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt, ngay từ đầu năm, do tác động của dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến nhiều nền kinh tế, trong đó có Việt Nam. Cùng với đó, việc thực hiện các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, khiến Việt Nam đứng trước cuộc cạnh tranh kinh tế gay gắt. Từ những ký kết thương mại, hàng hóa nước ngoài nhập vào nhiều hơn dẫn đến cạnh tranh với hàng trong nước, trong khi quy mô của các doanh nghiệp Việt Nam nhỏ, sức cạnh tranh không cao. Đó thực sự là một thách thức lớn trong việc thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Đồng chí Nguyễn Thị Bích Nhiệm, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã chia sẻ một số nội dung thông tin trên Trang thông tin điện tử MTTQ Việt Nam tỉnhBan Biên tập: Để cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, nhất là trong bối cảnh nước ta nói chung và tỉnh Yên Bái nói riêng vừa trải qua dịch bệnh Covid-19, theo đồng chí cần có những điều kiện gì để triển khai hiệu quả cuộc vận động này
Đồng chí Nguyễn Thị Bích Nhiệm.
Cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam đã được triển khai hơn 10 năm. Tới nay, cuộc vận động đang chuyển sang một giai đoạn mới: “Người Việt Nam tự hào dùng hàng Việt Nam”. Trước là “ưu tiên”, giờ là “tự hào”, tức là đã chuyển từ việc coi trọng sang mỗi người dân tin, yêu, tự hào đối với những mặt hàng của Việt Nam” và thực tế hiện nay, nhiều thương hiệu Việt đã trở thành sự lựa chọn hàng đầu và cũng là niềm tự hào của người tiêu dùng Việt.
Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, nền kinh tế nước ta chịu nhiều thách thức lớn do tác động của dịch Covid-19, hầu hết các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh đều gặp khó. Cả hàng hóa xuất khẩu và tiêu thụ nội địa đều chậm lại, một số mặt hàng bị ứ đọng tồn kho dẫn tới các doanh nghiệp sản xuất bị thua lỗ hoặc giảm sút lợi nhuận. Nhiều doanh nghiệp không trụ lại được, đã phải phải tạm dừng hoạt động hoặc phá sản. Vì vậy điều kiện để triển khai hiệu quả cuộc vận động đó là:
1. Hướng vào thị trường nội địa; Tăng cường các giải pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp sau đại dịch, tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động " Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam..", vì đây là hành động thiết thực nhất để hậu thuẫn cho doanh nghiệp, đặc biệt là hỗ trợ các doanh nghiệp giải quyết vấn đề tồn kho hàng hóa”. Sự phát triển của thị trường nội địa sẽ thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa Việt một cách mạnh mẽ, có tính cạnh tranh cao, phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu.
2. Kích cầu du lịch nội địa, tạo ĐK để người dân du lịch tới các vùng miền trong cả nước trong bối cảnh bình thường mới sau dịch Covid-19. Để đạt hiệu quả cao, chương trình cần sự tham gia, vào cuộc tích cực của các địa phương, hãng hàng không, doanh nghiệp liên quan du lịch, đồng thời đảm bảo các quy định, điều kiện về an toàn phòng chống dịch cho khách du lịch, người lao động và cộng đồng nhân dân địa phương và đặc biệt là giảm giá không giảm chất.
Việc thực hiện các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới, đặc biệt là Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam-EU (EVFTA), Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam-EU (EVIPA) dự kiến có hiệu lực từ tháng 8 tới đây... sẽ khiến hàng hóa nước ngoài nhập vào nhiều hơn. Để triển khai hiệu quả cuộc vận động để người dân tự giác sử dụng hàng Việt, tự hào dùng hàng Việt, thì điều quan trọng nhất là các doanh nghiệp Việt Nam cần phải thuyết phục người dân bằng chính chất lượng, giá cả hợp lý và mẫu mã đa dạng, trong đó, chất lượng hàng hóa là yếu tố tiên quyết, không chạy theo lợi nhuận thuần túy trước mắt.
Muốn làm được vậy, các doanh nghiệp Việt phải đề cao trách nhiệm đối với người tiêu dùng, phát huy hết năng lực sản xuất, kinh doanh để đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng trong nước. Cùng với đó, phải tiếp cận các tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng ngày càng tốt hơn các yêu cầu nghiêm ngặt, nhất là về vệ sinh, an toàn thực phẩm và các yêu cầu bảo vệ môi trường.
Ban Biên tập: Trong bối cảnh nước ta vừa trải qua dịch bệnh Covid-19, để kích thích tiêu dùng nội địa, với vai trò là cơ quan thường trực cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; MTTQ tỉnh sẽ kêu gọi hưởng ứng mạnh mẽ hơn kích cầu người tiêu dùng.
Đồng chí Nguyễn Thị Bích Nhiệm.
Để kích thích tiêu dùng nội địa, với vai trò là cơ quan thường trực cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong thời gian tới cùng với công tác tuyên truyền, là đẩy mạnh hoạt động cung - cầu hàng hóa và bình ổn thị trường cũng như kích thích tiêu dùng nội địa, đánh thức lại nhu cầu trên thị trường nội địa trên địa bàn tỉnh sau khi dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát, Cùng với đó, Ban Chỉ đạo CVĐ các cấp cần tham mưu với cấp ủy, phối hợp chính quyền có các cơ chế, chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh về quảng cáo sản phẩm trên các phương tiện truyền thông; lập các chuyên trang giới thiệu các sản phẩm, sản vật địa phương trên địa bàn tỉnh và trong nước giúp người tiêu dùng có được thông tin chính xác về sản phẩm hàng hóa. Đặc biệt cần phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong việc giám sát và phối hợp với chính quyền, các cơ quan chức năng tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; thực hiện các quy định về niêm yết giá và bán theo giá niêm yết, đồng thời xử lý kịp thời các vi phạm nhằm tạo bình đẳng trong kinh doanh, bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhà sản xuất và người tiêu dùng. Bên cạnh đó, các bộ, ngành có thể tính tới phương án giảm thuế giá trị gia tăng đối với các mặt hàng thiết yếu phục vụ sinh hoạt... Nếu những điều trên được thực hiện tốt, thì nhất định hàng Việt Nam sẽ ngày càng là sự lựa chọn đầu tiên và ổn định dài lâu của người tiêu dùng Việt Nam, người tiêu dùng tỉnh Yên Bái từ đó khẳng định vị trí của thương hiệu Việt, góp phần phục hồi thần kỳ kinh tế Việt Nam, cũng như của tỉnh sau đại dịch./.
Các bài khác
- Ủy ban MTTQ tỉnh sơ kết CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” và khen thưởng điển hình tiên tiến giai đoạn 2015-2020 (29/06/2020)
- Âu Lâu chi trả tiền hỗ trợ cho người khó khăn do dịch Covid-19 (01/06/2020)
- Các Trung tâm thuộc Sở Giao thông vận tải tiếp tục ủng hộ làm “Nhà Đại đoàn kết” (20/05/2020)
- Trên 7,6 tỷ đồng ủng hộ phòng, chống dịch Covid – 19 và hỗ trợ làm nhà cho người có công, hộ nghèo đặc biệt khó khăn
(04/05/2020)
- MTTQ các cấp: Đẩy mạnh tuyên truyền Kết luận số 49 của Ban Bí thư (04/05/2020)
- MTTQ các cấp: Đẩy mạnh thực hiện Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam (04/05/2020)
- Năm 2020 hỗ trợ làm 795 nhà ở cho hộ người có công, hộ nghèo đặc biệt khó khăn có khó khăn về nhà ở (29/04/2020)
- VNPT Yên Bái ủng hộ 70 triệu đồng phòng, chống dịch Covid – 19 và làm nhà cho người có công, người nghèo đặc biệt khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh (24/04/2020)
- Trên 5,5 tỷ đồng ủng hộ phòng, chống dịch Covid – 19 và làm nhà cho người có công, người nghèo đặc biệt khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh
(23/04/2020)
- MTTQ các cấp: triển khai thực hiện hiệu quả Thông báo kết luận số 172-TB/TW, ngày 21/3/2020 của Bộ Chính trị về công tác phòng, dịch Covid-19 (21/04/2020)
Xem thêm »