Với phương châm “Lấy sức dân để xây dựng cuộc sống cho dân” mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy, đồng thời thực hiện Chỉ thị 17 của Tỉnh ủy. Trong 5 năm, cùng với cấp ủy, chính quyền các cấp, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội đã tổ chức các hoạt động thăm hỏi, động viên, giúp đỡ các hộ nghèo, hướng dẫn các hộ nghèo phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, hình thành các mô hình giúp nhau giảm nghèo bền vững, với tổng số trên 15.000 hộ nghèo được các đoàn thể nhận hỗ trợ, giúp đỡ. Vận động, tiếp nhận, phân bổ và thực hiện chương trình an sinh xã hội, hỗ trợ tặng trên 50 nghìn suất quà cho đối tượng nghèo, hộ gia đình chính sách, đối tượng khó khăn với các nguồn trị giá trên 16 tỷ đồng. Xây dựng mới và duy trì 204 mô hình giúp nhau giảm nghèo bền vững; tuyên truyền, vận động, hỗ trợ, xây dựng kế hoạch giúp đỡ 475 hộ thoát nghèo.
Huy động sức dân tham gia làm đường giao thông nông thôn
Trong đó trọng tâm là các hoạt động giúp đỡ về cây, con giống; tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật; hỗ trợ hộ nghèo được tiếp cận vay vốn phát triển sản xuất thông qua hoạt động uỷ thác của các đoàn thể với ngân hàng chính sách xã hội tỉnh. Qua đó đã góp phần giúp cho 12.548 hộ trên địa bàn toàn tỉnh thoát nghèo, giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh năm 2019 xuống còn 11,56% so với 17,68% năm 2018 (giảm 6,12%). MTTQ các cấp và các tổ chức thành viên trong tỉnh, đặc biệt là ở cơ sở đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân tích cực đóng góp tiền của, công sức, đất đai để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới; xây dựng các thiết chế văn hóa, hiến trên 707 nghìn m2 đất, 530.000 ngày công lao động để làm đường giao thông nông thôn, mương máng thủy lợi, các công trình phúc lợi, đã tham gia đóng góp làm được trên 100 công trình cơ sở hạ tầng nông thôn, thực hiện kiên cố hóa mở trên 905 km đường giao thông nông thôn...
Bên cạnh đó, phối hợp với các ban, ngành, tổ chức thành viên vận động, hướng dẫn và hỗ trợ các hộ gia đình đăng ký sản xuất kinh doanh thực phẩm an toàn; thực hành tiết kiệm trong tiêu dùng và sản xuất. Vận động người thân ở xa quê đóng góp xây dựng quê hương, đóng góp, ủng hộ quỹ “Vì người nghèo”, các chương trình, dự án và hỗ trợ từ cộng đồng để giúp các hộ nghèo nâng cấp nhà ở, cải thiện đời sống. 5 năm qua, MTTQ các cấp đã tiếp nhận, vận động Quỹ “Vì người nghèo” và an sinh xã hội được trên 55 tỷ đồng, trong đó cấp tỉnh vận động và tiếp nhận trên 22 tỷ đồng; cấp huyện, thị xã, thành phố vận động được gần 4 tỷ đồng; còn lại công lao động, các ủng hộ và giúp đỡ khác trị giá quy ra tiền tại cấp xã. Ban vận động Quỹ “Vì người nghèo” các cấp đã hỗ trợ xây dựng làm mới và sửa chữa 3.626 nhà đại đoàn kết, nhà tình thương tổng số tiền trên 23,3 tỷ đồng.
Cùng với đó, MTTQ và các tổ chức thành viên ở các cơ sở vùng nông thôn đẩy mạnh vận động nông dân tham gia các tổ hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới; hỗ trợ tổ chức liên kết giữa các hợp tác xã và hộ nông dân với doanh nghiệp để phát triển các chuỗi liên kết có sức cạnh tranh và hiệu quả; phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại; phát huy nghề truyền thống của địa phương; tích cực chuyển đổi cơ cấu sản xuất để không ngừng nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế. Thực hiện Chương trình hành động số 144 của Tỉnh ủy, năm 2019, Ủy ban MTTQ các cấp trong tỉnh phối hợp vận động thành lập 2.381 tổ tự quản, 52 tổ hợp tác, đẩy mạnh vận động nhân dân thực hiện nghiêm các quy định về quy hoạch đô thị; phát triển, đa dạng hoá ngành nghề dịch vụ và sản xuất kinh doanh, bảo tồn và phát triển ngành nghề truyền thống; vận động nhân dân thực hiện văn minh và đạo đức trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, không bán hàng không có xuất xứ theo quy định của pháp luật, hàng giả, hàng kém chất lượng. MTTQ tỉnh đã chỉ đạo xây dựng thành công 02 mô hình điểm tham gia xây dựng đô thị văn minh tại phường Đồng Tâm, thành phố Yên Bái và phường Cầu Thia, thị xã Nghĩa Lộ.
Tiếp tục vận động nhân dân tích cực thực hiện tốt các quy định về nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội; thực hiện ứng xử văn minh; mỗi hộ gia đình có trách nhiệm trong việc xây dựng gia đình hạnh phúc, góp phần xây dựng khu dân cư lành mạnh, an toàn. Phối hợp với ngành Văn hóa nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể thao quần chúng được đa dạng hóa và đẩy mạnh. Sinh hoạt cộng đồng đã được quan tâm thực hiện và từng bước đi vào nề nếp. Phối hợp với chính quyền và ngành giáo dục thực hiện Đề án rà soát, sắp xếp quy mô mạng lưới trường lớp học; thực hiện kiên cố hóa trường, lớp học tạo điều kiện thuận lợi giáo viên, học sinh tham gia giảng dạy, học tập đạt kết quả cao. Trong 5 năm, MTTQ tỉnh đã vận động, phối hợp với các tổ chức, doanh nghiệp tài trợ xây dựng mới 05 trường, điểm trường học và công trình phụ trợ tại các huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu trị giá trên 7,5 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, MTTQ và các tổ chức thành viên, đặc biệt là Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân... các cấp đẩy mạnh vận động nhân dân tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường; xử lý chất thải sản xuất và sinh hoạt đảm bảo vệ sinh môi trường; trồng cây xanh; xây dựng các mô hình cổng nhà sân vườn, đường làng ngõ xóm, khu phố sáng - xanh - sạch - đẹp, đường hoa... góp phần xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Toàn tỉnh hiện có trên 4000 tổ tự quản bảo vệ môi trường ở KDC; 254 mô hình về xử lý chất thải tại cộng đồng; 103.115 hộ gia đình đăng ký sản xuất kinh doanh thực phẩm an toàn; tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp nước hợp vệ sinh đạt 89% và có nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 59%. Trong 5 năm qua, Ủy ban MTTQ tỉnh đã phối hợp MTTQ các huyện, thị, thành phố triển khai 12 mô hình điểm Khu dân cư tự quản bảo về môi trường từ nguồn của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam hỗ trợ, sau đó nhân rộng được 46 mô hình, hiện nay các mô hình đã phát huy hiệu quả tại các khu dân cư. Đồng thời, vận động nhân dân thực hiện tốt hương ước, quy ước của cộng đồng; sống và làm việc theo pháp luật, tích cực phòng, chống tội phạm, các tệ nạn xã hội; giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội, không vi phạm quy định của pháp luật về an toàn giao thông; vận động nhân dân cam kết không sử dụng chất cấm, thuốc kháng sinh quá quy định trong chăn nuôi; không sử dụng phân bón, hóa chất bảo vệ thực phẩm sai quy định, cam kết không kinh doanh, chế biến thực phẩm không an toàn; không tàng trữ vật liệu nổ trong gia đình; thực hiện nghiêm các quy định về phòng cháy, chữa cháy. Phát huy vai trò các tổ hòa giải, giải quyết hiệu quả những mâu thuẫn, bất hòa trong nội bộ nhân dân, tạo không khí hòa thuận ở khu dân cư. Phối hợp với ngành chức năng thành lập mới và duy trì có hiệu quả 626 mô hình tổ tự quản thuộc lĩnh vực an ninh trật tự, 105 mô hình tổ tự quản bảo đảm ATGT, 118 mô hình tổ tự quản bảo đảm an toàn thực phẩm; phối hợp cảm hóa, giáo dục tại cộng đồng 3.679 người lầm lỗi và cung cấp cho lực lượng Công an 3.340 nguồn tin tố giác tội phạm; duy trì, củng cố 1.364 khu dân cư có hòm thư tố giác tội phạm, 1.062 KDC không phát sinh tội phạm, ma túy, tệ nạn xã hội. Toàn tỉnh có 1.389 tổ hòa giải với trên 8.500 thành viên, trong 5 năm qua các tổ hòa giải đã tiến hành hòa giải 11.505 vụ việc, đã hòa giải thành công 10.198 vụ việc, đạt tỷ lệ 88,6%...vận động nhân dân phát huy vai trò làm chủ, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; Tích cực tham gia góp ý với cán bộ đảng viên, với chi bộ, chi đoàn, chi hội các đoàn thể trong các cuộc họp khu dân cư và sinh hoạt đoàn thể; giám sát chính quyền xã, phường trong việc tổ chức thực hiện các chủ trương, Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tổ chức thực hiện các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư cộng đồng tại các xã, phường, thị trấn thường xuyên được củng cố, kiện toàn, đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, được tập huấn nghiệp vụ, qua đó hiệu quả hoạt động ngày càng được nâng cao, kịp thời phối hợp giải quyết những vấn đề phát sinh ở cơ sở.
Công tác phản biện xã hội được Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp quan tâm triển khai thực hiện, đã góp phần nâng cao chất lượng các đề án, quy hoạch, kế hoạch, các chương trình phát triển kinh tế- xã hội của địa phương. Việc tổ chức phản biện với nhiều hình thức như: tổ chức hội nghị phản biện xã hội đối với một số dự thảo nghị quyết của HĐND tỉnh, dự thảo đề án chính sách hỗ trợ, đề án phát triển kinh tế - xã hội của UBND tỉnh; tổ chức tham gia đóng góp ý kiến bằng hình thức gửi văn bản lấy ý kiến tham gia đối với 361 dự thảo. Đã có 14.851 ý kiến phản ánh, nhìn chung các ý kiến phản biện của Ủy ban MTTQ các cấp được các cơ quan soạn thảo tiếp thu, bổ sung chỉnh sửa hoàn thiện nội dung báo cáo trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Hoạt động hòa giải ở cơ sở được triển khai có hiệu quả, toàn tỉnh có trên 1.389 tổ hòa giải với trên 8.500 thành viên, trong 5 năm qua các tổ hòa giải đã tiến hành hòa giải 11.505 vụ việc, đã hòa giải thành công 10.198 vụ việc, đạt tỷ lệ 88,6%. Thông qua công tác hòa giải đã tuyên truyền, phổ biến sâu rộng chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước tới các tầng lớp Nhân dân, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong cộng đồng dân cư, giữ gìn mối quan hệ tốt đẹp trong gia đình, tình làng nghĩa xóm, đoàn kết nội bộ Nhân dân, làm giảm các hành vi vi phạm pháp luật.
Cuộc vận động xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh bước đầu đã đạt kết quả rất quan trọng, đặc biệt là có sự chuyển biến tích cực từ nhận thức tới hành động của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và người dân, từ đó tự giác, tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, huy động tối đa sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trên địa bàn tỉnh chung sức xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Nhân dân trong tỉnh đã tích cực đóng góp tiền của, công sức, đất đai để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới; tích cực xây dựng các thiết chế văn hóa, nhiệt tình tham gia các phong trào thể dục thể thao - văn hóa văn nghệ; cảnh quan môi trường được xây dựng, bảo vệ; dân chủ được phát huy, tình hình an ninh trật tự an toàn xã hội đảm bảo, hệ thống chính trị cơ sở trong sạch, vững mạnh; các mô hình trang trại, mô hình vay vốn kinh doanh phát triển kinh tế ngày một nhiều, góp phần giảm nghèo bền vững. Chính quyền, MTTQ, các tổ chức đoàn thể làm tốt công tác an sinh xã hội, động viên, giúp đỡ được nhiều người nghèo bớt khó khăn; số người tham gia bảo hiểm ngày một tăng, gia đình chính sách, người có công, người nghèo thường xuyên được quan tâm, hưởng những chính sách ưu đãi phù hợp.
Trong những năm tiếp theo, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tiếp tục tham mưu cho Tỉnh ủy, phối hợp chặt chẽ với UBND tỉnh, các tổ chức thành viên, các sở, ban ngành và hướng dẫn MTTQ các cấp trong tỉnh tiếp tục đẩy mạnh triển khai Cuộc vận động gắn với thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TU ngày 09/02/2017 của Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Trong đó tập trung vào một số nội dung:
Đẩy mạnh vận động nhân dân giúp nhau phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững, vươn lên làm giàu hợp pháp; thực hiện quy hoạch và chỉnh trang khu dân cư; hiến đất, góp công xây dựng cơ sở vật chất và kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Hàng năm vận động ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” và chương trình An sinh xã hội các cấp đạt từ 10 tỷ đồng trở lên; Mỗi năm xây dựng từ 50 nhà Đại đoàn kết và giúp đỡ ít nhất 50 hộ nghèo thoát nghèo bền vững;Tiếp tục vận động nhân dân tích cực thực hiện tốt các quy định về nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội;thực hiện ứng xử văn minh; mỗi hộ gia đình có trách nhiệm trong việc xây dựng gia đình hạnh phúc, góp phần xây dựng khu dân cư lành mạnh, an toàn. Phối hợp với ngành Văn hóa nâng cao chất lượng các danh hiệu văn hóa. Phấn đấu hàng năm có 98% trở lên số khu dân cư trong tỉnh tổ chức ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc; có từ 70% trở lên số khu dân cư đạt tiêu chuẩn khu dân cư văn hoá; trên 75% số hộ gia đình đạt tiêu chuẩn Gia đình văn hoá; Vận động nhân dân tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường; xử lý chất thải sản xuất và sinh hoạt đảm bảo vệ sinh môi trường; trồng cây xanh; xây dựng các mô hình cổng nhà sân vườn, đường làng ngõ xóm, khu phố sáng - xanh - sạch - đẹp. Hướng dẫn để người dân biết cách ứng phó với biến đổi khí hậu và tham gia giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường. Ở nông thôn, vận động nhân dân trồng cây xanh, bóng mát; quy hoạch vườn, ao, chuồng và các công trình vệ sinh, nhà tắm đảm bảo mỹ quan và môi trường. Ở đô thị, vận động nhân dân giữ gìn cảnh quan sạch, đẹp; phân loại và thu gom rác thải đúng quy định; xây dựng, bảo vệ công viên, khu vui chơi, điểm sinh hoạt văn hóa công cộng. Mỗi năm xây dựng mới tối thiểu 2 tổ tự quản/01 tổ dân phố, thôn ở vùng thấp, 01 tổ tự quản/01 thôn, bản ở vùng cao; Vận động nhân dân thực hiện tốt hương ước, quy ước của cộng đồng; sống và làm việc theo pháp luật, tích cực phòng, chống tội phạm, các tệ nạn xã hội; giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội, không vi phạm quy định của pháp luật. Phấn đấu 95% trở lên cán bộ chuyên trách của MTTQ và đoàn viên, hội viên của các tổ chức đoàn thể được tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; Phát huy vai trò làm chủ của nhân dân, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở. Làm tốt công tác giám sát, phản biện xã hội, tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư cộng đồng... Tham gia tổ chức tốt và giám sát có hiệu quả công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; tổ chức hiệp thương, lựa chọn giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp, đảm bảo tiêu chuẩn, đúng luật; vận động cử tri toàn tỉnh đi bầu cử đạt tỷ lệ cao. 100% Ban Thanh tra nhân dân ở cơ sở trong toàn tỉnh được kiện toàn theo đúng quy định, có trên 80% Ban TTND hoạt động hiệu quả góp phần thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở./.
Bài, ảnh: Đinh Quý - Mai Hiên
Với phương châm “Lấy sức dân để xây dựng cuộc sống cho dân” mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy, đồng thời thực hiện Chỉ thị 17 của Tỉnh ủy. Trong 5 năm, cùng với cấp ủy, chính quyền các cấp, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội đã tổ chức các hoạt động thăm hỏi, động viên, giúp đỡ các hộ nghèo, hướng dẫn các hộ nghèo phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, hình thành các mô hình giúp nhau giảm nghèo bền vững, với tổng số trên 15.000 hộ nghèo được các đoàn thể nhận hỗ trợ, giúp đỡ. Vận động, tiếp nhận, phân bổ và thực hiện chương trình an sinh xã hội, hỗ trợ tặng trên 50 nghìn suất quà cho đối tượng nghèo, hộ gia đình chính sách, đối tượng khó khăn với các nguồn trị giá trên 16 tỷ đồng. Xây dựng mới và duy trì 204 mô hình giúp nhau giảm nghèo bền vững; tuyên truyền, vận động, hỗ trợ, xây dựng kế hoạch giúp đỡ 475 hộ thoát nghèo.Trong đó trọng tâm là các hoạt động giúp đỡ về cây, con giống; tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật; hỗ trợ hộ nghèo được tiếp cận vay vốn phát triển sản xuất thông qua hoạt động uỷ thác của các đoàn thể với ngân hàng chính sách xã hội tỉnh. Qua đó đã góp phần giúp cho 12.548 hộ trên địa bàn toàn tỉnh thoát nghèo, giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh năm 2019 xuống còn 11,56% so với 17,68% năm 2018 (giảm 6,12%). MTTQ các cấp và các tổ chức thành viên trong tỉnh, đặc biệt là ở cơ sở đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân tích cực đóng góp tiền của, công sức, đất đai để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới; xây dựng các thiết chế văn hóa, hiến trên 707 nghìn m2 đất, 530.000 ngày công lao động để làm đường giao thông nông thôn, mương máng thủy lợi, các công trình phúc lợi, đã tham gia đóng góp làm được trên 100 công trình cơ sở hạ tầng nông thôn, thực hiện kiên cố hóa mở trên 905 km đường giao thông nông thôn...
Bên cạnh đó, phối hợp với các ban, ngành, tổ chức thành viên vận động, hướng dẫn và hỗ trợ các hộ gia đình đăng ký sản xuất kinh doanh thực phẩm an toàn; thực hành tiết kiệm trong tiêu dùng và sản xuất. Vận động người thân ở xa quê đóng góp xây dựng quê hương, đóng góp, ủng hộ quỹ “Vì người nghèo”, các chương trình, dự án và hỗ trợ từ cộng đồng để giúp các hộ nghèo nâng cấp nhà ở, cải thiện đời sống. 5 năm qua, MTTQ các cấp đã tiếp nhận, vận động Quỹ “Vì người nghèo” và an sinh xã hội được trên 55 tỷ đồng, trong đó cấp tỉnh vận động và tiếp nhận trên 22 tỷ đồng; cấp huyện, thị xã, thành phố vận động được gần 4 tỷ đồng; còn lại công lao động, các ủng hộ và giúp đỡ khác trị giá quy ra tiền tại cấp xã. Ban vận động Quỹ “Vì người nghèo” các cấp đã hỗ trợ xây dựng làm mới và sửa chữa 3.626 nhà đại đoàn kết, nhà tình thương tổng số tiền trên 23,3 tỷ đồng.
Cùng với đó, MTTQ và các tổ chức thành viên ở các cơ sở vùng nông thôn đẩy mạnh vận động nông dân tham gia các tổ hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới; hỗ trợ tổ chức liên kết giữa các hợp tác xã và hộ nông dân với doanh nghiệp để phát triển các chuỗi liên kết có sức cạnh tranh và hiệu quả; phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại; phát huy nghề truyền thống của địa phương; tích cực chuyển đổi cơ cấu sản xuất để không ngừng nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế. Thực hiện Chương trình hành động số 144 của Tỉnh ủy, năm 2019, Ủy ban MTTQ các cấp trong tỉnh phối hợp vận động thành lập 2.381 tổ tự quản, 52 tổ hợp tác, đẩy mạnh vận động nhân dân thực hiện nghiêm các quy định về quy hoạch đô thị; phát triển, đa dạng hoá ngành nghề dịch vụ và sản xuất kinh doanh, bảo tồn và phát triển ngành nghề truyền thống; vận động nhân dân thực hiện văn minh và đạo đức trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, không bán hàng không có xuất xứ theo quy định của pháp luật, hàng giả, hàng kém chất lượng. MTTQ tỉnh đã chỉ đạo xây dựng thành công 02 mô hình điểm tham gia xây dựng đô thị văn minh tại phường Đồng Tâm, thành phố Yên Bái và phường Cầu Thia, thị xã Nghĩa Lộ.
Tiếp tục vận động nhân dân tích cực thực hiện tốt các quy định về nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội; thực hiện ứng xử văn minh; mỗi hộ gia đình có trách nhiệm trong việc xây dựng gia đình hạnh phúc, góp phần xây dựng khu dân cư lành mạnh, an toàn. Phối hợp với ngành Văn hóa nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể thao quần chúng được đa dạng hóa và đẩy mạnh. Sinh hoạt cộng đồng đã được quan tâm thực hiện và từng bước đi vào nề nếp. Phối hợp với chính quyền và ngành giáo dục thực hiện Đề án rà soát, sắp xếp quy mô mạng lưới trường lớp học; thực hiện kiên cố hóa trường, lớp học tạo điều kiện thuận lợi giáo viên, học sinh tham gia giảng dạy, học tập đạt kết quả cao. Trong 5 năm, MTTQ tỉnh đã vận động, phối hợp với các tổ chức, doanh nghiệp tài trợ xây dựng mới 05 trường, điểm trường học và công trình phụ trợ tại các huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu trị giá trên 7,5 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, MTTQ và các tổ chức thành viên, đặc biệt là Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân... các cấp đẩy mạnh vận động nhân dân tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường; xử lý chất thải sản xuất và sinh hoạt đảm bảo vệ sinh môi trường; trồng cây xanh; xây dựng các mô hình cổng nhà sân vườn, đường làng ngõ xóm, khu phố sáng - xanh - sạch - đẹp, đường hoa... góp phần xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Toàn tỉnh hiện có trên 4000 tổ tự quản bảo vệ môi trường ở KDC; 254 mô hình về xử lý chất thải tại cộng đồng; 103.115 hộ gia đình đăng ký sản xuất kinh doanh thực phẩm an toàn; tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp nước hợp vệ sinh đạt 89% và có nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 59%. Trong 5 năm qua, Ủy ban MTTQ tỉnh đã phối hợp MTTQ các huyện, thị, thành phố triển khai 12 mô hình điểm Khu dân cư tự quản bảo về môi trường từ nguồn của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam hỗ trợ, sau đó nhân rộng được 46 mô hình, hiện nay các mô hình đã phát huy hiệu quả tại các khu dân cư. Đồng thời, vận động nhân dân thực hiện tốt hương ước, quy ước của cộng đồng; sống và làm việc theo pháp luật, tích cực phòng, chống tội phạm, các tệ nạn xã hội; giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội, không vi phạm quy định của pháp luật về an toàn giao thông; vận động nhân dân cam kết không sử dụng chất cấm, thuốc kháng sinh quá quy định trong chăn nuôi; không sử dụng phân bón, hóa chất bảo vệ thực phẩm sai quy định, cam kết không kinh doanh, chế biến thực phẩm không an toàn; không tàng trữ vật liệu nổ trong gia đình; thực hiện nghiêm các quy định về phòng cháy, chữa cháy. Phát huy vai trò các tổ hòa giải, giải quyết hiệu quả những mâu thuẫn, bất hòa trong nội bộ nhân dân, tạo không khí hòa thuận ở khu dân cư. Phối hợp với ngành chức năng thành lập mới và duy trì có hiệu quả 626 mô hình tổ tự quản thuộc lĩnh vực an ninh trật tự, 105 mô hình tổ tự quản bảo đảm ATGT, 118 mô hình tổ tự quản bảo đảm an toàn thực phẩm; phối hợp cảm hóa, giáo dục tại cộng đồng 3.679 người lầm lỗi và cung cấp cho lực lượng Công an 3.340 nguồn tin tố giác tội phạm; duy trì, củng cố 1.364 khu dân cư có hòm thư tố giác tội phạm, 1.062 KDC không phát sinh tội phạm, ma túy, tệ nạn xã hội. Toàn tỉnh có 1.389 tổ hòa giải với trên 8.500 thành viên, trong 5 năm qua các tổ hòa giải đã tiến hành hòa giải 11.505 vụ việc, đã hòa giải thành công 10.198 vụ việc, đạt tỷ lệ 88,6%...vận động nhân dân phát huy vai trò làm chủ, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; Tích cực tham gia góp ý với cán bộ đảng viên, với chi bộ, chi đoàn, chi hội các đoàn thể trong các cuộc họp khu dân cư và sinh hoạt đoàn thể; giám sát chính quyền xã, phường trong việc tổ chức thực hiện các chủ trương, Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tổ chức thực hiện các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư cộng đồng tại các xã, phường, thị trấn thường xuyên được củng cố, kiện toàn, đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, được tập huấn nghiệp vụ, qua đó hiệu quả hoạt động ngày càng được nâng cao, kịp thời phối hợp giải quyết những vấn đề phát sinh ở cơ sở.
Công tác phản biện xã hội được Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp quan tâm triển khai thực hiện, đã góp phần nâng cao chất lượng các đề án, quy hoạch, kế hoạch, các chương trình phát triển kinh tế- xã hội của địa phương. Việc tổ chức phản biện với nhiều hình thức như: tổ chức hội nghị phản biện xã hội đối với một số dự thảo nghị quyết của HĐND tỉnh, dự thảo đề án chính sách hỗ trợ, đề án phát triển kinh tế - xã hội của UBND tỉnh; tổ chức tham gia đóng góp ý kiến bằng hình thức gửi văn bản lấy ý kiến tham gia đối với 361 dự thảo. Đã có 14.851 ý kiến phản ánh, nhìn chung các ý kiến phản biện của Ủy ban MTTQ các cấp được các cơ quan soạn thảo tiếp thu, bổ sung chỉnh sửa hoàn thiện nội dung báo cáo trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Hoạt động hòa giải ở cơ sở được triển khai có hiệu quả, toàn tỉnh có trên 1.389 tổ hòa giải với trên 8.500 thành viên, trong 5 năm qua các tổ hòa giải đã tiến hành hòa giải 11.505 vụ việc, đã hòa giải thành công 10.198 vụ việc, đạt tỷ lệ 88,6%. Thông qua công tác hòa giải đã tuyên truyền, phổ biến sâu rộng chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước tới các tầng lớp Nhân dân, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong cộng đồng dân cư, giữ gìn mối quan hệ tốt đẹp trong gia đình, tình làng nghĩa xóm, đoàn kết nội bộ Nhân dân, làm giảm các hành vi vi phạm pháp luật.
Cuộc vận động xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh bước đầu đã đạt kết quả rất quan trọng, đặc biệt là có sự chuyển biến tích cực từ nhận thức tới hành động của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và người dân, từ đó tự giác, tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, huy động tối đa sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trên địa bàn tỉnh chung sức xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Nhân dân trong tỉnh đã tích cực đóng góp tiền của, công sức, đất đai để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới; tích cực xây dựng các thiết chế văn hóa, nhiệt tình tham gia các phong trào thể dục thể thao - văn hóa văn nghệ; cảnh quan môi trường được xây dựng, bảo vệ; dân chủ được phát huy, tình hình an ninh trật tự an toàn xã hội đảm bảo, hệ thống chính trị cơ sở trong sạch, vững mạnh; các mô hình trang trại, mô hình vay vốn kinh doanh phát triển kinh tế ngày một nhiều, góp phần giảm nghèo bền vững. Chính quyền, MTTQ, các tổ chức đoàn thể làm tốt công tác an sinh xã hội, động viên, giúp đỡ được nhiều người nghèo bớt khó khăn; số người tham gia bảo hiểm ngày một tăng, gia đình chính sách, người có công, người nghèo thường xuyên được quan tâm, hưởng những chính sách ưu đãi phù hợp.
Trong những năm tiếp theo, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tiếp tục tham mưu cho Tỉnh ủy, phối hợp chặt chẽ với UBND tỉnh, các tổ chức thành viên, các sở, ban ngành và hướng dẫn MTTQ các cấp trong tỉnh tiếp tục đẩy mạnh triển khai Cuộc vận động gắn với thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TU ngày 09/02/2017 của Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Trong đó tập trung vào một số nội dung:
Đẩy mạnh vận động nhân dân giúp nhau phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững, vươn lên làm giàu hợp pháp; thực hiện quy hoạch và chỉnh trang khu dân cư; hiến đất, góp công xây dựng cơ sở vật chất và kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Hàng năm vận động ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” và chương trình An sinh xã hội các cấp đạt từ 10 tỷ đồng trở lên; Mỗi năm xây dựng từ 50 nhà Đại đoàn kết và giúp đỡ ít nhất 50 hộ nghèo thoát nghèo bền vững;Tiếp tục vận động nhân dân tích cực thực hiện tốt các quy định về nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội;thực hiện ứng xử văn minh; mỗi hộ gia đình có trách nhiệm trong việc xây dựng gia đình hạnh phúc, góp phần xây dựng khu dân cư lành mạnh, an toàn. Phối hợp với ngành Văn hóa nâng cao chất lượng các danh hiệu văn hóa. Phấn đấu hàng năm có 98% trở lên số khu dân cư trong tỉnh tổ chức ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc; có từ 70% trở lên số khu dân cư đạt tiêu chuẩn khu dân cư văn hoá; trên 75% số hộ gia đình đạt tiêu chuẩn Gia đình văn hoá; Vận động nhân dân tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường; xử lý chất thải sản xuất và sinh hoạt đảm bảo vệ sinh môi trường; trồng cây xanh; xây dựng các mô hình cổng nhà sân vườn, đường làng ngõ xóm, khu phố sáng - xanh - sạch - đẹp. Hướng dẫn để người dân biết cách ứng phó với biến đổi khí hậu và tham gia giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường. Ở nông thôn, vận động nhân dân trồng cây xanh, bóng mát; quy hoạch vườn, ao, chuồng và các công trình vệ sinh, nhà tắm đảm bảo mỹ quan và môi trường. Ở đô thị, vận động nhân dân giữ gìn cảnh quan sạch, đẹp; phân loại và thu gom rác thải đúng quy định; xây dựng, bảo vệ công viên, khu vui chơi, điểm sinh hoạt văn hóa công cộng. Mỗi năm xây dựng mới tối thiểu 2 tổ tự quản/01 tổ dân phố, thôn ở vùng thấp, 01 tổ tự quản/01 thôn, bản ở vùng cao; Vận động nhân dân thực hiện tốt hương ước, quy ước của cộng đồng; sống và làm việc theo pháp luật, tích cực phòng, chống tội phạm, các tệ nạn xã hội; giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội, không vi phạm quy định của pháp luật. Phấn đấu 95% trở lên cán bộ chuyên trách của MTTQ và đoàn viên, hội viên của các tổ chức đoàn thể được tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; Phát huy vai trò làm chủ của nhân dân, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở. Làm tốt công tác giám sát, phản biện xã hội, tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư cộng đồng... Tham gia tổ chức tốt và giám sát có hiệu quả công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; tổ chức hiệp thương, lựa chọn giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp, đảm bảo tiêu chuẩn, đúng luật; vận động cử tri toàn tỉnh đi bầu cử đạt tỷ lệ cao. 100% Ban Thanh tra nhân dân ở cơ sở trong toàn tỉnh được kiện toàn theo đúng quy định, có trên 80% Ban TTND hoạt động hiệu quả góp phần thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở./.