Hiện nay, tình hình an toàn thực phẩm (ATTP) đang là vấn đề nhức nhối trong xã hội, nó không chỉ diễn ra ở các nước đang phát triển, kém phát triển mà còn ở cả những nước phát triển, có trình độ khoa học – công nghệ tiên tiến. Thực phẩm là một trong những nhu cầu thiết yếu cho sự tồn tại của người tiêu dùng. Tuy nhiên, vì những mục đích khác nhau, các nhà sản xuất và kinh doanh thực phẩm vẫn sử dụng những biện pháp bảo quản, kích thích tăng trưởng không hợp lý.
Tuyên truyền phổ biến các mô hình sản xuất, kinh doanh các sản phẩm, chuỗi an toàn thực phẩm
Ngay sau khi Chương trình phối hợp số 90/CTrPH/CP- ĐCTUBTWMTTQVN ngày 30/3/2016 của Chính Phủ và Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam về vận động và giám sát bảo đảm an toàn thực phẩm giai đoạn 2016-2020; Văn bản của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam về thực hiện Chương trình 90 được ban hành. Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành Kế hoạch số 57/KH-UBND-MTTQ ngày 29/3/2017 về thực hiện Chương trình phối hợp số 90 về an toàn thực phẩm giai đoạn 2016-2020; Kế hoạch thực hiện Chương trình phối hợp số 90 về an toàn thực phẩm năm 2016-2017.
Theo đó, trong 5 năm qua, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã ban hành các văn bản hướng dẫn MTTQ các cấp trong tỉnh triển khai công tác phối hợp tuyên truyền, vận động về an toàn thực phẩm như: Văn bản triển khai công tác bảo đảm ATTP Tết Dương lịch, Tết nguyên đán và mùa Lễ hội xuân trên địa bàn tỉnh; Đồng thời tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình phối hợp 90 về an toàn thực phẩm giai đoạn 2016-2020.
Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chủ động phối hợp với các cơ quan thông tin của tỉnh, các tổ chức thành viên, hướng dẫn MTTQ cấp huyện và cơ sở phối hợp đẩy mạnh tuyên truyền tới các tầng lớp nhân dân về công tác an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Yên Bái; Phối hợp với MTTQ tỉnh và các đoàn thể chính trị - xã hội xây dựng các mô hình điểm là các hộ nông dân, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực.
Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chủ động phối hợp với UBND tỉnh, các ban, ngành, các tổ chức thành viên đẩy mạnh công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về nội dung công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, Luật an toàn thực phẩm có hiệu lực từ ngày 01/7/2011; Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm; Nghị định 91/2012/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm làm cho mọi người, mọi gia đình có ý thức chấp hành tốt vệ sinh đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, nhất là trong các dịp lễ tết, mùa lễ hội… Gắn nội dung công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.
Xây dựng các Văn bản hướng dẫn MTTQ các huyện, thị xã, thành phố chủ động phối hợp với chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể cùng cấp tổ chức thực hiện đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong dịp Tết Nguyên Đán. Phối hợp vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân các dân tộc trong tỉnh tích cực tham gia hưởng ứng “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” giai đoạn 2016-2020.
Thực hiện chương trình phối hợp, các ban ngành đoàn thể đã chỉ đạo tập trung triển khai các hoạt động tuyên truyền vào tháng an toàn vệ sinh thực phẩm, vận động cán bộ, đoàn viên, hội viên tích cực thực hiện Cuộc vận động "Vệ sinh an toàn thực phẩm vì sức khỏe gia đình và cộng động", Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam ", Cuộc vận động "Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch" , Phong trào "Yên Bái chung sức xây dựng nông thông mới", với nhiều hình thức phong phú như: tổ chức tập huấn, nói chuyện chuyên đề sức khỏe, tọa đàm, hội thi, tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh, cụ thể: Tổ chức tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm cho các tổ dân phố và khu dân cư tại xã, phường với 2005 tin, bài, phóng sự được phát trên sóng và trên Báo Yên Bái. Tăng cường phối hợp tuyên truyền có hiệu quả "Tháng hành động vì An toàn thực phẩm" năm 2019 với chủ đề "Nói không với thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ". Tùy theo từng địa phương, phong tục tập quán, địa bàn khu dân cư triển khai phối hợp tuyên truyền: Trên hệ thống loa truyền thanh của huyện, của xã, phường với 1600 buổi; tập huấn 50 buổi thu hút 3608 người tham gia; tổ chức 2503 buổi nói chuyện chuyên đề sức khỏe cho trên 120.174 người tham dự; 287 buổi thảo luận nhóm; 45 buổi lễ phát động tháng hành động vì an toàn thực phẩm với 4.300 người tham dự; nói chuyện về ATTP: 2.564 buổi với 90.213 người tham gia; băng rôn, khẩu hiệu 521 chiếc; băng đĩa hình, đĩa âm 245. Thông qua công tác tuyên truyền nhất là "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm”, đại đa số nhân dân đã có chuyển biến mạnh mẽ xu hướng lựa chọn những thực phẩm có nguồn gốc, các quán ăn đường phố đảm bảo chất lượng và vệ sinh sạch sẽ tạo chuyển biến tích cực trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm góp phần đảm bảo sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân và nhân rộng các điển hình tiên tiến trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn, đồng thời kiên quyết phê phán, xử lý theo quy định của pháp luật các hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm không an toàn. Giai đoạn 2016-2020 MTTQ các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức thành viên đã cử cán bộ tham gia 41 Đoàn kiểm tra liên ngành. UBND Thành phố đã tổ chức 8 đoàn kiểm tra liên ngành trong Tháng hành động vì an toàn thực phẩm. Đoàn liên ngành đã tiến hành kiểm tra 87 cơ sở sản xuất, chế biến kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống, kết quả các cơ sở đều chấp hành tốt các quy định về an toàn thực phẩm như: Có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, có hợp đồng cung cấp thực phẩm, khám sức khỏe định kỳ….
Tiến hành kiểm tra 93/271 = 34,3% cơ sở sản xuất rượu, trong đó có 10/93 có Giấy khám sức khoẻ; 11/93 cơ sở được tập huấn và cấp Giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm; 03/93 cơ sở đã có Giấy phép đăng ký kinh doanh, 10/93 cơ sở sử dụng nước máy để sản xuất.
Kiểm tra 64 cơ sở giết mổ trong đó có 2/64 đạt tiêu chuẩn =3% còn lại 97% đều thực hiện giết mổ sàn, không đảm bảo tiêu chuẩn, trang thiết bị, xử lý chất thải...đều không phù hợp với các quy chuẩn về điều kiện vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm.
Trong đó, MTTQ huyện Trấn Yên phối hợp liên ngành tổ chức 3 đợt kiểm tra vào tết Nguyên đán Kỷ Hợi, kiểm tra các bếp ăn tập thể trong các trường học và Tháng hành động Vì ATTP. Đã kiểm tra 572 lượt cơ sở và 8 Ban chỉ đạo xã. Trong đó: Đoàn liên ngành huyện kiểm tra 42 cơ sở và 8/9 ban chỉ đạo xã; cấp xã kiểm tra 530 lượt. MTTQ huyện Văn Yên tham gia đoàn kiểm tra liên ngành tuyến huyện kiểm tra 4 Ban chỉ đạo cấp xã, 16 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống đã phát hiện 7 cơ sở vi phạm (nhắc nhở 1 cơ sở và phạt 6 cơ sở với số tiền gần 7 triệu đồng).
Đối với cơ sở dịch vụ ăn uống: Qua kiểm tra, giám sát, các cơ sở đã thực hiện tốt các yêu cầu về an toàn thực phẩm. Các cơ sở nhà hàng, khách sạn lớn tổ chức sự kiện phục vụ hàng trăm suất ăn đã thực hiện lưu mẫu thức ăn, thực hiện kiểm tra 3 bước theo Quy định 1246/QĐ-BYT. Cùng với đó, MTTQ các cấp, các ban, ngành, đoàn thể phối hợp tuyên truyền, vận động công tác vệ sinh an toàn thực phẩm đến tận khu dân cư, tổ dân phố và các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, nêu cao trách nhiệm trong khâu sản xuất và chế biến thực phẩm, từ đó nhận thức của nhân dân về công tác vệ sinh an toàn thực phẩm được nâng lên, tình hình ngộ độc thực phẩm ở các địa phương như bếp ăn tập thể của các trường học bán trú, công nhân ăn ca, đám cưới… không còn xảy ra tình trạng ngộ độc thực phẩm tập thể, từ đó đã tạo được sự lan tỏa trong nhân dân, giúp các tầng lớp nhân dân nhận thức và nâng cao ý thức trong việc tiêu dùng sản phẩm đảm bảo ATTP, hạn chế được nguy cơ sử dụng thực phẩm không an toàn.
Trong những năm tiếp theo MTTQ các cấp tiếp tục phối hợp tuyên truyền tốt các nội dung đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân nâng cao ý thức trách nhiệm, thực hiện những nội dung của Luật an toàn thực phẩm. Phối hợp với chính quyền, các cơ quan chức năng, tổ chức các lớp tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm, tuyên truyền rộng rãi trên hệ thống thông tin đại chúng, Đài Phát thanh - Truyền hình từ tỉnh đến cơ sở, tuyên truyền trong các hội nghị của xã, phường, thị trấn và các cuộc họp tổ dân phố, thôn, bản. Treo băng rôn, khẩu hiệu, pa nô áp phích, tranh cổ động, phát tờ rơi… tại các trung tâm nhà văn hóa, khu dân cư, các trục đường chính, vận động nhân dân xóa bỏ các thói quen, nếp sống làm ảnh hưởng đến vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh hướng dẫn MTTQ các huyện, thị xã, thành phố phối hợp hướng dẫn MTTQ các xã, phường, thị trấn chủ động phối hợp kiểm tra, giám sát, phát hiện các hành vi vi phạm Luật an toàn thực phẩm; kiến nghị xử lý kịp thời các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm không đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
Một là, kiểm soát chặt chất xả thải từ các cơ sở sản xuất, đặc biệt từ các khu sản xuất tập trung, khu công nghiệp, vì nhiều thực phẩm nhiễm bẩn do nguồn nước cung cấp cho vật nuôi, cây trồng không được xử lý an toàn.
Hai là, xem xét tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm, tức là 100% hộ gia đình và các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy định về bảo đảm an toàn thực phẩm trong việc công nhận xã nông thôn mới và phải coi đây là tiêu chí cứng, không cho nợ.
Ba là, UBND cấp huyện, cấp xã nên hướng dẫn cơ sở đưa các nội dung về bảo đảm an toàn thực phẩm vào các hương ước, quy ước. Một khi người dân đồng thuận, tự nguyện đưa nội dung này vào các hương ước, quy ước của mình thì họ sẽ đề ra cơ chế bảo đảm thực hiện. Bên cạnh đó, triển khai việc tổ chức ký cam kết trách nhiệm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các hộ sản xuất, kinh doanh buôn bán thực phẩm, chế biến thức ăn nhỏ lẻ không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP; đồng thời xem đây là tiêu chí trong cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”./.
Đình Quý - Mai Hiên
Hiện nay, tình hình an toàn thực phẩm (ATTP) đang là vấn đề nhức nhối trong xã hội, nó không chỉ diễn ra ở các nước đang phát triển, kém phát triển mà còn ở cả những nước phát triển, có trình độ khoa học – công nghệ tiên tiến. Thực phẩm là một trong những nhu cầu thiết yếu cho sự tồn tại của người tiêu dùng. Tuy nhiên, vì những mục đích khác nhau, các nhà sản xuất và kinh doanh thực phẩm vẫn sử dụng những biện pháp bảo quản, kích thích tăng trưởng không hợp lý.Ngay sau khi Chương trình phối hợp số 90/CTrPH/CP- ĐCTUBTWMTTQVN ngày 30/3/2016 của Chính Phủ và Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam về vận động và giám sát bảo đảm an toàn thực phẩm giai đoạn 2016-2020; Văn bản của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam về thực hiện Chương trình 90 được ban hành. Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành Kế hoạch số 57/KH-UBND-MTTQ ngày 29/3/2017 về thực hiện Chương trình phối hợp số 90 về an toàn thực phẩm giai đoạn 2016-2020; Kế hoạch thực hiện Chương trình phối hợp số 90 về an toàn thực phẩm năm 2016-2017.
Theo đó, trong 5 năm qua, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã ban hành các văn bản hướng dẫn MTTQ các cấp trong tỉnh triển khai công tác phối hợp tuyên truyền, vận động về an toàn thực phẩm như: Văn bản triển khai công tác bảo đảm ATTP Tết Dương lịch, Tết nguyên đán và mùa Lễ hội xuân trên địa bàn tỉnh; Đồng thời tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình phối hợp 90 về an toàn thực phẩm giai đoạn 2016-2020.
Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chủ động phối hợp với các cơ quan thông tin của tỉnh, các tổ chức thành viên, hướng dẫn MTTQ cấp huyện và cơ sở phối hợp đẩy mạnh tuyên truyền tới các tầng lớp nhân dân về công tác an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Yên Bái; Phối hợp với MTTQ tỉnh và các đoàn thể chính trị - xã hội xây dựng các mô hình điểm là các hộ nông dân, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực.
Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chủ động phối hợp với UBND tỉnh, các ban, ngành, các tổ chức thành viên đẩy mạnh công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về nội dung công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, Luật an toàn thực phẩm có hiệu lực từ ngày 01/7/2011; Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm; Nghị định 91/2012/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm làm cho mọi người, mọi gia đình có ý thức chấp hành tốt vệ sinh đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, nhất là trong các dịp lễ tết, mùa lễ hội… Gắn nội dung công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.
Xây dựng các Văn bản hướng dẫn MTTQ các huyện, thị xã, thành phố chủ động phối hợp với chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể cùng cấp tổ chức thực hiện đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong dịp Tết Nguyên Đán. Phối hợp vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân các dân tộc trong tỉnh tích cực tham gia hưởng ứng “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” giai đoạn 2016-2020.
Thực hiện chương trình phối hợp, các ban ngành đoàn thể đã chỉ đạo tập trung triển khai các hoạt động tuyên truyền vào tháng an toàn vệ sinh thực phẩm, vận động cán bộ, đoàn viên, hội viên tích cực thực hiện Cuộc vận động "Vệ sinh an toàn thực phẩm vì sức khỏe gia đình và cộng động", Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam ", Cuộc vận động "Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch" , Phong trào "Yên Bái chung sức xây dựng nông thông mới", với nhiều hình thức phong phú như: tổ chức tập huấn, nói chuyện chuyên đề sức khỏe, tọa đàm, hội thi, tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh, cụ thể: Tổ chức tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm cho các tổ dân phố và khu dân cư tại xã, phường với 2005 tin, bài, phóng sự được phát trên sóng và trên Báo Yên Bái. Tăng cường phối hợp tuyên truyền có hiệu quả "Tháng hành động vì An toàn thực phẩm" năm 2019 với chủ đề "Nói không với thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ". Tùy theo từng địa phương, phong tục tập quán, địa bàn khu dân cư triển khai phối hợp tuyên truyền: Trên hệ thống loa truyền thanh của huyện, của xã, phường với 1600 buổi; tập huấn 50 buổi thu hút 3608 người tham gia; tổ chức 2503 buổi nói chuyện chuyên đề sức khỏe cho trên 120.174 người tham dự; 287 buổi thảo luận nhóm; 45 buổi lễ phát động tháng hành động vì an toàn thực phẩm với 4.300 người tham dự; nói chuyện về ATTP: 2.564 buổi với 90.213 người tham gia; băng rôn, khẩu hiệu 521 chiếc; băng đĩa hình, đĩa âm 245. Thông qua công tác tuyên truyền nhất là "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm”, đại đa số nhân dân đã có chuyển biến mạnh mẽ xu hướng lựa chọn những thực phẩm có nguồn gốc, các quán ăn đường phố đảm bảo chất lượng và vệ sinh sạch sẽ tạo chuyển biến tích cực trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm góp phần đảm bảo sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân và nhân rộng các điển hình tiên tiến trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn, đồng thời kiên quyết phê phán, xử lý theo quy định của pháp luật các hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm không an toàn. Giai đoạn 2016-2020 MTTQ các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức thành viên đã cử cán bộ tham gia 41 Đoàn kiểm tra liên ngành. UBND Thành phố đã tổ chức 8 đoàn kiểm tra liên ngành trong Tháng hành động vì an toàn thực phẩm. Đoàn liên ngành đã tiến hành kiểm tra 87 cơ sở sản xuất, chế biến kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống, kết quả các cơ sở đều chấp hành tốt các quy định về an toàn thực phẩm như: Có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, có hợp đồng cung cấp thực phẩm, khám sức khỏe định kỳ….
Tiến hành kiểm tra 93/271 = 34,3% cơ sở sản xuất rượu, trong đó có 10/93 có Giấy khám sức khoẻ; 11/93 cơ sở được tập huấn và cấp Giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm; 03/93 cơ sở đã có Giấy phép đăng ký kinh doanh, 10/93 cơ sở sử dụng nước máy để sản xuất.
Kiểm tra 64 cơ sở giết mổ trong đó có 2/64 đạt tiêu chuẩn =3% còn lại 97% đều thực hiện giết mổ sàn, không đảm bảo tiêu chuẩn, trang thiết bị, xử lý chất thải...đều không phù hợp với các quy chuẩn về điều kiện vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm.
Trong đó, MTTQ huyện Trấn Yên phối hợp liên ngành tổ chức 3 đợt kiểm tra vào tết Nguyên đán Kỷ Hợi, kiểm tra các bếp ăn tập thể trong các trường học và Tháng hành động Vì ATTP. Đã kiểm tra 572 lượt cơ sở và 8 Ban chỉ đạo xã. Trong đó: Đoàn liên ngành huyện kiểm tra 42 cơ sở và 8/9 ban chỉ đạo xã; cấp xã kiểm tra 530 lượt. MTTQ huyện Văn Yên tham gia đoàn kiểm tra liên ngành tuyến huyện kiểm tra 4 Ban chỉ đạo cấp xã, 16 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống đã phát hiện 7 cơ sở vi phạm (nhắc nhở 1 cơ sở và phạt 6 cơ sở với số tiền gần 7 triệu đồng).
Đối với cơ sở dịch vụ ăn uống: Qua kiểm tra, giám sát, các cơ sở đã thực hiện tốt các yêu cầu về an toàn thực phẩm. Các cơ sở nhà hàng, khách sạn lớn tổ chức sự kiện phục vụ hàng trăm suất ăn đã thực hiện lưu mẫu thức ăn, thực hiện kiểm tra 3 bước theo Quy định 1246/QĐ-BYT. Cùng với đó, MTTQ các cấp, các ban, ngành, đoàn thể phối hợp tuyên truyền, vận động công tác vệ sinh an toàn thực phẩm đến tận khu dân cư, tổ dân phố và các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, nêu cao trách nhiệm trong khâu sản xuất và chế biến thực phẩm, từ đó nhận thức của nhân dân về công tác vệ sinh an toàn thực phẩm được nâng lên, tình hình ngộ độc thực phẩm ở các địa phương như bếp ăn tập thể của các trường học bán trú, công nhân ăn ca, đám cưới… không còn xảy ra tình trạng ngộ độc thực phẩm tập thể, từ đó đã tạo được sự lan tỏa trong nhân dân, giúp các tầng lớp nhân dân nhận thức và nâng cao ý thức trong việc tiêu dùng sản phẩm đảm bảo ATTP, hạn chế được nguy cơ sử dụng thực phẩm không an toàn.
Trong những năm tiếp theo MTTQ các cấp tiếp tục phối hợp tuyên truyền tốt các nội dung đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân nâng cao ý thức trách nhiệm, thực hiện những nội dung của Luật an toàn thực phẩm. Phối hợp với chính quyền, các cơ quan chức năng, tổ chức các lớp tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm, tuyên truyền rộng rãi trên hệ thống thông tin đại chúng, Đài Phát thanh - Truyền hình từ tỉnh đến cơ sở, tuyên truyền trong các hội nghị của xã, phường, thị trấn và các cuộc họp tổ dân phố, thôn, bản. Treo băng rôn, khẩu hiệu, pa nô áp phích, tranh cổ động, phát tờ rơi… tại các trung tâm nhà văn hóa, khu dân cư, các trục đường chính, vận động nhân dân xóa bỏ các thói quen, nếp sống làm ảnh hưởng đến vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh hướng dẫn MTTQ các huyện, thị xã, thành phố phối hợp hướng dẫn MTTQ các xã, phường, thị trấn chủ động phối hợp kiểm tra, giám sát, phát hiện các hành vi vi phạm Luật an toàn thực phẩm; kiến nghị xử lý kịp thời các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm không đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
Một là, kiểm soát chặt chất xả thải từ các cơ sở sản xuất, đặc biệt từ các khu sản xuất tập trung, khu công nghiệp, vì nhiều thực phẩm nhiễm bẩn do nguồn nước cung cấp cho vật nuôi, cây trồng không được xử lý an toàn.
Hai là, xem xét tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm, tức là 100% hộ gia đình và các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy định về bảo đảm an toàn thực phẩm trong việc công nhận xã nông thôn mới và phải coi đây là tiêu chí cứng, không cho nợ.
Ba là, UBND cấp huyện, cấp xã nên hướng dẫn cơ sở đưa các nội dung về bảo đảm an toàn thực phẩm vào các hương ước, quy ước. Một khi người dân đồng thuận, tự nguyện đưa nội dung này vào các hương ước, quy ước của mình thì họ sẽ đề ra cơ chế bảo đảm thực hiện. Bên cạnh đó, triển khai việc tổ chức ký cam kết trách nhiệm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các hộ sản xuất, kinh doanh buôn bán thực phẩm, chế biến thức ăn nhỏ lẻ không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP; đồng thời xem đây là tiêu chí trong cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”./.