Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường,đời sống của người dân tỉnh Yên Bái không ngừng được cải thiện, nhưng những mặt trái của cơ chế thị trường đã tác động không nhỏ đến đời sống kinh tế xã hội. Những tệ nạn, mâu thuẫn, tranh chấp liên quan đến quyền và lợi ích thiết thân của mỗi cá nhân trong nội bộ nhân dân có chiều hướng gia tăng và ngày càng phức tạp. Trước tình hình đó Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã có nhiều chủ trương, nghị quyết, chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự vào cuộc của tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể các cấp, các ngành trong tỉnh đã phối hợp thực hiện chỉ đạo tổ chức hoạt động của các mô hình tự quản ở khu dân cư, nhằm góp phần giải quyết những mâu thuẫn, tệ nạn trong cộng đồng dân cư.
Lễ ra mắt mô hình tổ tự quản số 1 - TDP 15, Phường Đồng Tâm, thành phố Yên Bái
Với vai trò là người chủ trì cuộc vận động “Toàn dân dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới đô thị văn minh”. Mặt trận Tổ quốc tỉnh Yên Bái xây dựng kế hoạch chỉ đạo điểm, hướng dẫn khảo sát, xây dựng quy chế, quy trình thực hiện các bước xây dựng mô hình điểm, rồi từ đó nhân rộng tới các địa bàn dân cư trong toàn tỉnh. Năm 2014 - 2017 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh tiến hành triển khai 41 mô hình điểm ở 9/9 huyện, thị, thành phố như: Khu dân cư tự quản bảo vệ môi trường; khu dân dân cư tự quản đảm bảo trật tự an toàn giao thông; mô hình khu dân cư tự quản phòng, chống tệ nạn xã hội; mô hình khu dân cư tự quản không tái trồng cây thuốc phiện; mô hình khu dân cư tự quản phòng chống HIV/AIDS và tệ nạn xã hội; mô hình khu dân cư tự quản giúp nhau phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo… Sau khi thành lập được các mô hình tự quản ở cơ sở Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh đã phối hợp với các ngành có liên quan như Công an, Tài nguyên môi trường, trung tâm phòng chống HIV/AIDS; Chi cục dân số từ tỉnh đến huyện phối hợp Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn tập huấn cho các đối tượng là Bí thư chi bộ, trưởng các thôn, bản, tổ dân phố, trưởng các đoàn thể và đại diện hộ gia đình theo từng chuyên đề của mỗi mô hình. Sau đó Ban thường trực Mặt trận Tổ quốc các xã, phường hướng dẫn các Ban công tác Mặt trận xây dựng kế hoạch khu dân cư tự quản, biên bản cam kết giữa các đoàn thể với các hộ gia đình với Ban công tác Mặt trận.
Đến nay toàn tỉnh có 2.600 mô hình (trong đó thành lập 1.030 mô hình tổ tự quản tiêu biểu tại các huyện, thị, thành phố theo Chương trình hành động CTr190/TU) với 7 nội dung hoạt động: Tự quản về nhân khẩu hộ khẩu; Tự quản về tài sản; Tự quản về trật tự trị an; Tự quản về văn hóa; Tự quản về vệ sinh môi trường; Tự quản về an toàn giao thông; Tự quản về trật tự công cộng trong toàn hệ thống MTTQ các cấp. Mô hình thôn không có hiện tượng cưới tảo hôn cận huyết thống, chấp hành chính sách dân số KHHGĐ, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội thôn Khe Lóng 2, xã Mỏ Vàng, huyện Văn Yên; huyện Trạm Tấu với mô hình vận động nhân dân "không tảo hôn, không sinh con thứ 3, không kết hôn cận huyết thống, không thách cưới cao" tiêu biểu như bản Háng Chi Mua, xã Bản Mù.
Với 1.359 tổ hoà giải với l3.000 thành viên hàng năm tiến hành hòa thành công hàng trăm vụ việc, giải quyết tại chỗ nhiều mâu thuẫn nội bộ trong nhân dân. Vận động thuyết phục hòa giải những vi phạm và tranh chấp nhỏ trong nhân dân theo quy định của pháp luật; giúp nhau xóa đói giảm nghèo; cùng nhau xây dựng môi trường xanh sạch đẹp, nhằm giữ gìn tình đoàn kết củng có phát huy những tình cảm và đạo lý truyền thống tốt đẹp trong gia đình và cộng đồng dân cư, phòng ngừa, hạn chế sự vi phạm pháp luật, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, giảm bớt các vụ việc phải cần đến sự can thiệp của cơ quan tư pháp.
Thông qua việc xây dựng mô hình điểm do Mặt trận Tổ quốc tỉnh chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện, là một chủ trương đúng đắn, có tác dụng và hiệu quả thiết thực và là điểm đột phá trong việc đổi mới nội dung phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc các cấp. Tuy nhiên công tác hướng dẫn xây dựng mô hình điểm cũng còn một số hạn chế như nhận thức của một số cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể còn chưa thể hiện hết vai trò trách nhiệm của người đứng đầu, ý thức của người dân chưa cao. Cá biệt có nơi cho rằng việc xây dựng các mô hình điểm là ý muốn của cấp trên, không phải xuất phát từ yêu cầu thực tế của địa phương. Vì vậy công tác phối hợp tổ chức thực hiện còn mang tính hình thức, công tác tuyên truyền chưa được quan tâm đúng mức; việc triển khai sơ, tổng kết chưa được chú trọng. Trong hoạt động thiếu sáng tạo, còn bị động, lúng túng dẫn đến chất lượng mô hình điểm ở một số nơi kém hiệu quả, ảnh hưởng đến việc nhân rộng ra các khu dân cư khác.
Từ những kết quả và hạn chế trong việc hướng dẫn chỉ đạo mô hình điểm. Trong bài viết này chúng tôi xin đề cập tới một số vấn đề nhằm tìm ra các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả của tổ tự quản ở cơ sở.
Thứ nhất, việc phát huy tổ tự quản ở cơ sở rất cần sự quan tâm chỉ đạo hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi của cấp ủy, chính quyền về kinh phí, sự quan tâm hướng dẫn kiểm tra của Mặt trận Tổ quốc các cấp và được nhân dân đồng tình hưởng ứng thực hiện;
Thứ hai, nhân tố con người đóng vai trò quan trọng, do vậy trước hết chúng ta phải chú trọng đến các thành viên trong tổ tự quản, phải tiến hành bình chọn những người tiêu biểu có khả năng vận động tuyên truyền, thuyết phục, có năng lực, nhiệt tình, am hiểu pháp luật, có kiến thức rộng, có uy tín làm việc theo trình tự, thủ tục, có như vậy hiệu quả giải quyết công việc ở các tổ tự qản ở khu dân cư mới có hiệu quả.
Thứ ba, các Ban công tác Mặt trận cần thường xuyên chủ động phối hợp với trưởng thôn, cấp ủy, chính quyền tuyên truyền vận động, huy động sức mạnh toàn dân gắn với cuộc vận động “Toàn dân xây dựng nông thôn mới đô thị văn Minh”
Thứ tư, Đối với các hộ gia đình phải ký cam kết, thi đua giữa gia đình này với gia đình kia, gắn với các tiêu chí cụ thế mà hương ước, quy ước của thôn, khu dân cư đề ra, đặc biệt phát huy tính sáng tạo, tính tự nguyện của nhân dân, nhằm xây dựng xã, phường, khu dân cư lành mạnh.
Thứ năm, Thường xuyên kiểm tra khảo sát nhằm đánh giá kịp thời, chính xác về tổ chức hoạt động tự quản, nắm được những khó khăn vướng mắc, phát sinh trên từng địa bàn để có biện pháp hỗ trợ, quan tâm, kiện toàn tổ chức tập huấn, cung cấp tài liệu, nghiệp vụ nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Đồng thời có chế độ đãi ngộ khen thưởng xứng đáng các tổ viên có lòng nhiệt tình, có thành tích trong việc vận động hòa giải để động viên khuyến khích kịp thời nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhân rộng các mô hình trong toàn tỉnh./.
Phí Yến
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường,đời sống của người dân tỉnh Yên Bái không ngừng được cải thiện, nhưng những mặt trái của cơ chế thị trường đã tác động không nhỏ đến đời sống kinh tế xã hội. Những tệ nạn, mâu thuẫn, tranh chấp liên quan đến quyền và lợi ích thiết thân của mỗi cá nhân trong nội bộ nhân dân có chiều hướng gia tăng và ngày càng phức tạp. Trước tình hình đó Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã có nhiều chủ trương, nghị quyết, chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự vào cuộc của tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể các cấp, các ngành trong tỉnh đã phối hợp thực hiện chỉ đạo tổ chức hoạt động của các mô hình tự quản ở khu dân cư, nhằm góp phần giải quyết những mâu thuẫn, tệ nạn trong cộng đồng dân cư.Với vai trò là người chủ trì cuộc vận động “Toàn dân dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới đô thị văn minh”. Mặt trận Tổ quốc tỉnh Yên Bái xây dựng kế hoạch chỉ đạo điểm, hướng dẫn khảo sát, xây dựng quy chế, quy trình thực hiện các bước xây dựng mô hình điểm, rồi từ đó nhân rộng tới các địa bàn dân cư trong toàn tỉnh. Năm 2014 - 2017 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh tiến hành triển khai 41 mô hình điểm ở 9/9 huyện, thị, thành phố như: Khu dân cư tự quản bảo vệ môi trường; khu dân dân cư tự quản đảm bảo trật tự an toàn giao thông; mô hình khu dân cư tự quản phòng, chống tệ nạn xã hội; mô hình khu dân cư tự quản không tái trồng cây thuốc phiện; mô hình khu dân cư tự quản phòng chống HIV/AIDS và tệ nạn xã hội; mô hình khu dân cư tự quản giúp nhau phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo… Sau khi thành lập được các mô hình tự quản ở cơ sở Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh đã phối hợp với các ngành có liên quan như Công an, Tài nguyên môi trường, trung tâm phòng chống HIV/AIDS; Chi cục dân số từ tỉnh đến huyện phối hợp Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn tập huấn cho các đối tượng là Bí thư chi bộ, trưởng các thôn, bản, tổ dân phố, trưởng các đoàn thể và đại diện hộ gia đình theo từng chuyên đề của mỗi mô hình. Sau đó Ban thường trực Mặt trận Tổ quốc các xã, phường hướng dẫn các Ban công tác Mặt trận xây dựng kế hoạch khu dân cư tự quản, biên bản cam kết giữa các đoàn thể với các hộ gia đình với Ban công tác Mặt trận.
Đến nay toàn tỉnh có 2.600 mô hình (trong đó thành lập 1.030 mô hình tổ tự quản tiêu biểu tại các huyện, thị, thành phố theo Chương trình hành động CTr190/TU) với 7 nội dung hoạt động: Tự quản về nhân khẩu hộ khẩu; Tự quản về tài sản; Tự quản về trật tự trị an; Tự quản về văn hóa; Tự quản về vệ sinh môi trường; Tự quản về an toàn giao thông; Tự quản về trật tự công cộng trong toàn hệ thống MTTQ các cấp. Mô hình thôn không có hiện tượng cưới tảo hôn cận huyết thống, chấp hành chính sách dân số KHHGĐ, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội thôn Khe Lóng 2, xã Mỏ Vàng, huyện Văn Yên; huyện Trạm Tấu với mô hình vận động nhân dân "không tảo hôn, không sinh con thứ 3, không kết hôn cận huyết thống, không thách cưới cao" tiêu biểu như bản Háng Chi Mua, xã Bản Mù.
Với 1.359 tổ hoà giải với l3.000 thành viên hàng năm tiến hành hòa thành công hàng trăm vụ việc, giải quyết tại chỗ nhiều mâu thuẫn nội bộ trong nhân dân. Vận động thuyết phục hòa giải những vi phạm và tranh chấp nhỏ trong nhân dân theo quy định của pháp luật; giúp nhau xóa đói giảm nghèo; cùng nhau xây dựng môi trường xanh sạch đẹp, nhằm giữ gìn tình đoàn kết củng có phát huy những tình cảm và đạo lý truyền thống tốt đẹp trong gia đình và cộng đồng dân cư, phòng ngừa, hạn chế sự vi phạm pháp luật, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, giảm bớt các vụ việc phải cần đến sự can thiệp của cơ quan tư pháp.
Thông qua việc xây dựng mô hình điểm do Mặt trận Tổ quốc tỉnh chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện, là một chủ trương đúng đắn, có tác dụng và hiệu quả thiết thực và là điểm đột phá trong việc đổi mới nội dung phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc các cấp. Tuy nhiên công tác hướng dẫn xây dựng mô hình điểm cũng còn một số hạn chế như nhận thức của một số cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể còn chưa thể hiện hết vai trò trách nhiệm của người đứng đầu, ý thức của người dân chưa cao. Cá biệt có nơi cho rằng việc xây dựng các mô hình điểm là ý muốn của cấp trên, không phải xuất phát từ yêu cầu thực tế của địa phương. Vì vậy công tác phối hợp tổ chức thực hiện còn mang tính hình thức, công tác tuyên truyền chưa được quan tâm đúng mức; việc triển khai sơ, tổng kết chưa được chú trọng. Trong hoạt động thiếu sáng tạo, còn bị động, lúng túng dẫn đến chất lượng mô hình điểm ở một số nơi kém hiệu quả, ảnh hưởng đến việc nhân rộng ra các khu dân cư khác.
Từ những kết quả và hạn chế trong việc hướng dẫn chỉ đạo mô hình điểm. Trong bài viết này chúng tôi xin đề cập tới một số vấn đề nhằm tìm ra các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả của tổ tự quản ở cơ sở.
Thứ nhất, việc phát huy tổ tự quản ở cơ sở rất cần sự quan tâm chỉ đạo hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi của cấp ủy, chính quyền về kinh phí, sự quan tâm hướng dẫn kiểm tra của Mặt trận Tổ quốc các cấp và được nhân dân đồng tình hưởng ứng thực hiện;
Thứ hai, nhân tố con người đóng vai trò quan trọng, do vậy trước hết chúng ta phải chú trọng đến các thành viên trong tổ tự quản, phải tiến hành bình chọn những người tiêu biểu có khả năng vận động tuyên truyền, thuyết phục, có năng lực, nhiệt tình, am hiểu pháp luật, có kiến thức rộng, có uy tín làm việc theo trình tự, thủ tục, có như vậy hiệu quả giải quyết công việc ở các tổ tự qản ở khu dân cư mới có hiệu quả.
Thứ ba, các Ban công tác Mặt trận cần thường xuyên chủ động phối hợp với trưởng thôn, cấp ủy, chính quyền tuyên truyền vận động, huy động sức mạnh toàn dân gắn với cuộc vận động “Toàn dân xây dựng nông thôn mới đô thị văn Minh”
Thứ tư, Đối với các hộ gia đình phải ký cam kết, thi đua giữa gia đình này với gia đình kia, gắn với các tiêu chí cụ thế mà hương ước, quy ước của thôn, khu dân cư đề ra, đặc biệt phát huy tính sáng tạo, tính tự nguyện của nhân dân, nhằm xây dựng xã, phường, khu dân cư lành mạnh.
Thứ năm, Thường xuyên kiểm tra khảo sát nhằm đánh giá kịp thời, chính xác về tổ chức hoạt động tự quản, nắm được những khó khăn vướng mắc, phát sinh trên từng địa bàn để có biện pháp hỗ trợ, quan tâm, kiện toàn tổ chức tập huấn, cung cấp tài liệu, nghiệp vụ nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Đồng thời có chế độ đãi ngộ khen thưởng xứng đáng các tổ viên có lòng nhiệt tình, có thành tích trong việc vận động hòa giải để động viên khuyến khích kịp thời nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhân rộng các mô hình trong toàn tỉnh./.