Trước tình hình tội phạm về trật tự xã hội diễn biến phức tạp, trong những năm qua Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp phối hợp với các tổ chức thành viên cùng cấp tuyên truyền thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống tội phạm trong tình hình mới; các chương trình, mục tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm, phòng chống ma túy; phòng, chống mua bán người… gắn với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác tạo sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân trong phòng, chống tội phạm và bảo đảm trật tự an toàn xã hội.
Lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh nắm tình hình nhân dân tại cơ sở và tuyên truyền triển khai thực hiện Chỉ thị 48 của Bộ Chính trị.
Cùng với đó, gắn nội dung phòng, chống tội phạm vào Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng thôn mới đô thị văn minh”, đưa nội dung phòng, chống tội phạm làm tiêu trí bình xét khu phố văn hóa, gia đình văn hóa hàng năm. Với phương châm “Phòng ngừa là cơ bản, lấy dân làm gốc, gia đình làm tế bào, làng xóm, xã phường làm điểm tựa, lực lượng công an nhân dân làm nòng cốt”. Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp đã tích cực phối hợp với lực lượng công an, các đoàn thể và các ngành có liên quan tuyên truyền, vận động thực hiện nhiều biện pháp như: “Kiểm tra từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người” với nhiều mô hình “Tổ dân phố không có tội phạm và tệ nạn xã hội”. Theo đó trong quá trình triển khai thực hiện Chỉ thị đã tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về phòng chống tội phạm, ma túy và tệ nạn xã hội nhằm tạo chuyển biến nhận thức, nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành và cán bộ, đảng viên, nhân dân; đồng thời đẩy mạnh phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc ở từng khu vực, địa bàn dân cư, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.
Phối hợp với Hội phụ nữ Hội phụ nữ tỉnh tổ chức trên 1500 buổi tuyên truyền phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội; Tổ chức trên 10.000 buổi tập huấn tuyên truyền về bình đẳng giới, phòng, chống mua bán người, bạo lực gia đình cho trên 700.000 lượt phụ nữ; Trợ giúp pháp lý cho 365 phụ nữ về lĩnh vực hôn nhân gia đình; Củng cố 71 mô hình câu lạc bộ pháp luật, câu lạc bộ đồng cảm; Quan tâm củng cố 2.266 tổ hòa giải với 13.064 hòa giải viên; Phối hợp với Công an tỉnh tổ chức 151 lớp tập huấn cho trên 7.112 lượt cán bộ, hội viên phụ nữ, tuyên truyền viên, cộng tác viên về kiến thức luật hôn nhân và gia đình, Luật khiếu nại tố cáo, luật bình đẳng giới, luật phòng, chống bạo lực gia đình, luật chăm sóc trẻ em, pháp luật về phòng, chống buôn bán phụ nữ, kiến thức phòng, chống HIV/AIDS, ma túy, mại dâm, phòng, chống tệ nạn xã hội từ gia đình. Bên cạnh đó, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp phối hợp với các tổ chức thành viên, các ngành chức năng cùng tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hương ước, qui ước về an ninh trật tự ở khu dân cư, lập hòm thư tố giác, tổ chức phát phiếu tố giác tội phạm đến từng chi hội, tổ hội, gia đình hội viên; Rà soát lập danh sách những hộ gia đình có con em và người thân phạm tội để có biện pháp giáo dục, giúp đỡ; Phân công cán bộ, hội viên, đoàn viên có uy tín kèm cặp, giáo dục, giúp đỡ những đối tượng đặc xá tha tù, thanh niên chậm tiến đang được quản lý, giáo dục tại cộng đồng để họ tích cực cải tạo sớm trở thành người có ích cho xã hội.
Cùng với đó, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể các cấp huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật, phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, phòng ngừa các loại tội phạm sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, đến từng hộ gia đình, nhất là trong giới trẻ, học sinh, sinh viên, thanh thiếu niên và các đối tượng dễ bị kích động, tập trung tại địa bàn dân cư, trường học... gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”; nay là cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; Tiếp tục lồng ghép, kết hợp chặt chẽ giữa công tác phòng, chống tội phạm với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và các chương trình an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, xây dựng môi trường sống lành mạnh, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, nhất là số tái hòa nhập cộng đồng sau cai nghiện, số đối tượng tù tha, đặc xá... để góp phần xóa bỏ nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm, nâng cao hiệu quả phòng ngừa xã hội; Kiềm chế sự gia tăng phạm pháp hình sự và kéo giảm tỷ lệ phạm pháp hình sự trên dân số thường trú và tạm trú tại từng địa bàn.
Xác định việc thực hiện tiêu chí số 19 là nhiệm vụ trọng tâm, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ và nhân dân trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, bài trừ tệ nạn xã hội, thúc đẩy sự phát triển kinh tế tại địa phương 100% các cơ quan, doanh nghiệp, trường học trên địa bàn đăng ký phấn đấu đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT”, 100% các hộ dân tham gia ký cam kết giao ước thi đua thực hiện gia đình, thôn đạt chuẩn “An toàn về ANTT”.
Công tác chuyển hóa địa bàn trọng điểm, phức tạp về ANTT thu được nhiều kết quả khả quan, công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật cho người dân đã được cấp ủy, chính quyền, MTTQ các cấp phối hợp với lực lượng Công an tiến hành thường xuyên, liên tục với những nội dung, hình thức đa dạng; Hiệu quả của Phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” được nâng cao; Tình hình ANCT-TTATXH được giữ vững và ổn định, không để xảy ra những diễn biến phức tạp hình thành những "điểm nóng” về ANTT. Có trên 90% hộ gia đình; 173/173 xã, phường, thị trấn, 1364 khu dân cư được tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước trên lĩnh vực bảo vệ an ninh, trật tự, đồng thời lồng ghép tuyên truyền vào các buổi họp dân ở khu dân cư, diễn đàn đối thoại, tuyên truyền trên hệ thống đài phát thanh, truyền thanh của các xã, phường, thị trấn. Tổ chức cho các hộ gia đình, các khu nhà trọ, nhà nghỉ, khách sạn ký cam kết về phòng, chống tội phạm, phòng, chống ma túy và các tệ nạm xã hội khác. MTTQ các cấp đã tổ chức được hơn 3000 buổi tuyên truyền pháp luật với trên 140.000 lượt người tham dự; Cấp phát trên 25.000 tờ rơi tuyên truyền về an toàn giao thông, phòng cháy, chữa cháy, thu hồi vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ… Đồng thời, thực hiện có hiệu quả Đề án 01/138 về “Phát động toàn dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm; cảm hoá, giáo dục, cải tạo người phạm tội tại gia đình và cộng đồng dân cư”; Đề án 07/CP “Xây dựng xã, phường, cơ quan, đơn vị không có tội phạm ma túy và người nghiện ma túy”, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh phối hợp với các tổ chức thành viên các ban, ngành chức năng tổ chức 36 lớp tập huấn về phòng, chống tội phạm, ma túy, mại dâm, HIV/AIDS, dân số-kế hoạch hóa gia đình, bảo vệ môi trường, đảm bảo trật tự an toàn giao thông cho hơn 4.000 tuyên truyền viên là chủ tịch, phó chủ tịch ủy ban MTTQ cấp huyện, xã; Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng thôn, bản, Trưởng ban công tác mặt trận ở khu dân cư, già làng, trưởng dòng họ, người có uy tín tiêu biểu ở 9/9 huyện, thị xã, thành phố và 173 xã, phường, thị trấn; 1364 khu dân.
Thông qua học tập, quán triệt, quần chúng nhân dân đã cung cấp 2.787 nguồn tin tố giác, trong đó có 1383 nguồn tin có giá trị, giúp lực lượng công an làm rõ 746 vụ việc; Xử lý trên 1.007 lượt người vi phạm, qua đó đã góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của nhân dân trong công tác giữ gìn an ninh trật tự tại cơ sở. Thông qua phong trào, các mô hình đã tiến hành gặp gỡ, giáo dục 3.234 lượt đối tượng; Gọi hỏi răn đe trên 1.935 lượt đối tượng; Đưa kiểm điểm trước dân 325 lượt đối tượng; Quản lý 5.099 đối tượng theo yêu cầu nghiệp vụ; Trên 1.353 đối tượng theo yêu cầu pháp luật, trong đó có 761 đối tượng giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Qua 10 năm thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới”, các cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Yên Bái đã quan tâm triển khai thực hiện và đề ra những giải pháp có hiệu quả, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các tổ chức cơ sở Đảng và đảng viên trong công tác phòng, chống tội phạm; Huy động được sức mạnh tổng hợp của toàn dân tham gia phòng, chống tội phạm; Các cơ quan chức năng phòng, chống tội phạm thường xuyên được củng cố, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động nên tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh được giữ vững, ổn định. Hiệu quả của các mô hình tự quản, tự phòng trong đấu tranh phòng, chống tội phạm và đấu tranh chuyển hóa địa bàn chất lượng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ngày càng được nâng lên, tạo nên sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành./.
Bài, ảnh: Đinh Quý - Mai Hiên
Trước tình hình tội phạm về trật tự xã hội diễn biến phức tạp, trong những năm qua Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp phối hợp với các tổ chức thành viên cùng cấp tuyên truyền thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống tội phạm trong tình hình mới; các chương trình, mục tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm, phòng chống ma túy; phòng, chống mua bán người… gắn với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác tạo sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân trong phòng, chống tội phạm và bảo đảm trật tự an toàn xã hội.Cùng với đó, gắn nội dung phòng, chống tội phạm vào Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng thôn mới đô thị văn minh”, đưa nội dung phòng, chống tội phạm làm tiêu trí bình xét khu phố văn hóa, gia đình văn hóa hàng năm. Với phương châm “Phòng ngừa là cơ bản, lấy dân làm gốc, gia đình làm tế bào, làng xóm, xã phường làm điểm tựa, lực lượng công an nhân dân làm nòng cốt”. Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp đã tích cực phối hợp với lực lượng công an, các đoàn thể và các ngành có liên quan tuyên truyền, vận động thực hiện nhiều biện pháp như: “Kiểm tra từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người” với nhiều mô hình “Tổ dân phố không có tội phạm và tệ nạn xã hội”. Theo đó trong quá trình triển khai thực hiện Chỉ thị đã tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về phòng chống tội phạm, ma túy và tệ nạn xã hội nhằm tạo chuyển biến nhận thức, nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành và cán bộ, đảng viên, nhân dân; đồng thời đẩy mạnh phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc ở từng khu vực, địa bàn dân cư, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.
Phối hợp với Hội phụ nữ Hội phụ nữ tỉnh tổ chức trên 1500 buổi tuyên truyền phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội; Tổ chức trên 10.000 buổi tập huấn tuyên truyền về bình đẳng giới, phòng, chống mua bán người, bạo lực gia đình cho trên 700.000 lượt phụ nữ; Trợ giúp pháp lý cho 365 phụ nữ về lĩnh vực hôn nhân gia đình; Củng cố 71 mô hình câu lạc bộ pháp luật, câu lạc bộ đồng cảm; Quan tâm củng cố 2.266 tổ hòa giải với 13.064 hòa giải viên; Phối hợp với Công an tỉnh tổ chức 151 lớp tập huấn cho trên 7.112 lượt cán bộ, hội viên phụ nữ, tuyên truyền viên, cộng tác viên về kiến thức luật hôn nhân và gia đình, Luật khiếu nại tố cáo, luật bình đẳng giới, luật phòng, chống bạo lực gia đình, luật chăm sóc trẻ em, pháp luật về phòng, chống buôn bán phụ nữ, kiến thức phòng, chống HIV/AIDS, ma túy, mại dâm, phòng, chống tệ nạn xã hội từ gia đình. Bên cạnh đó, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp phối hợp với các tổ chức thành viên, các ngành chức năng cùng tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hương ước, qui ước về an ninh trật tự ở khu dân cư, lập hòm thư tố giác, tổ chức phát phiếu tố giác tội phạm đến từng chi hội, tổ hội, gia đình hội viên; Rà soát lập danh sách những hộ gia đình có con em và người thân phạm tội để có biện pháp giáo dục, giúp đỡ; Phân công cán bộ, hội viên, đoàn viên có uy tín kèm cặp, giáo dục, giúp đỡ những đối tượng đặc xá tha tù, thanh niên chậm tiến đang được quản lý, giáo dục tại cộng đồng để họ tích cực cải tạo sớm trở thành người có ích cho xã hội.
Cùng với đó, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể các cấp huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật, phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, phòng ngừa các loại tội phạm sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, đến từng hộ gia đình, nhất là trong giới trẻ, học sinh, sinh viên, thanh thiếu niên và các đối tượng dễ bị kích động, tập trung tại địa bàn dân cư, trường học... gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”; nay là cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; Tiếp tục lồng ghép, kết hợp chặt chẽ giữa công tác phòng, chống tội phạm với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và các chương trình an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, xây dựng môi trường sống lành mạnh, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, nhất là số tái hòa nhập cộng đồng sau cai nghiện, số đối tượng tù tha, đặc xá... để góp phần xóa bỏ nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm, nâng cao hiệu quả phòng ngừa xã hội; Kiềm chế sự gia tăng phạm pháp hình sự và kéo giảm tỷ lệ phạm pháp hình sự trên dân số thường trú và tạm trú tại từng địa bàn.
Xác định việc thực hiện tiêu chí số 19 là nhiệm vụ trọng tâm, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ và nhân dân trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, bài trừ tệ nạn xã hội, thúc đẩy sự phát triển kinh tế tại địa phương 100% các cơ quan, doanh nghiệp, trường học trên địa bàn đăng ký phấn đấu đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT”, 100% các hộ dân tham gia ký cam kết giao ước thi đua thực hiện gia đình, thôn đạt chuẩn “An toàn về ANTT”.
Công tác chuyển hóa địa bàn trọng điểm, phức tạp về ANTT thu được nhiều kết quả khả quan, công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật cho người dân đã được cấp ủy, chính quyền, MTTQ các cấp phối hợp với lực lượng Công an tiến hành thường xuyên, liên tục với những nội dung, hình thức đa dạng; Hiệu quả của Phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” được nâng cao; Tình hình ANCT-TTATXH được giữ vững và ổn định, không để xảy ra những diễn biến phức tạp hình thành những "điểm nóng” về ANTT. Có trên 90% hộ gia đình; 173/173 xã, phường, thị trấn, 1364 khu dân cư được tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước trên lĩnh vực bảo vệ an ninh, trật tự, đồng thời lồng ghép tuyên truyền vào các buổi họp dân ở khu dân cư, diễn đàn đối thoại, tuyên truyền trên hệ thống đài phát thanh, truyền thanh của các xã, phường, thị trấn. Tổ chức cho các hộ gia đình, các khu nhà trọ, nhà nghỉ, khách sạn ký cam kết về phòng, chống tội phạm, phòng, chống ma túy và các tệ nạm xã hội khác. MTTQ các cấp đã tổ chức được hơn 3000 buổi tuyên truyền pháp luật với trên 140.000 lượt người tham dự; Cấp phát trên 25.000 tờ rơi tuyên truyền về an toàn giao thông, phòng cháy, chữa cháy, thu hồi vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ… Đồng thời, thực hiện có hiệu quả Đề án 01/138 về “Phát động toàn dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm; cảm hoá, giáo dục, cải tạo người phạm tội tại gia đình và cộng đồng dân cư”; Đề án 07/CP “Xây dựng xã, phường, cơ quan, đơn vị không có tội phạm ma túy và người nghiện ma túy”, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh phối hợp với các tổ chức thành viên các ban, ngành chức năng tổ chức 36 lớp tập huấn về phòng, chống tội phạm, ma túy, mại dâm, HIV/AIDS, dân số-kế hoạch hóa gia đình, bảo vệ môi trường, đảm bảo trật tự an toàn giao thông cho hơn 4.000 tuyên truyền viên là chủ tịch, phó chủ tịch ủy ban MTTQ cấp huyện, xã; Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng thôn, bản, Trưởng ban công tác mặt trận ở khu dân cư, già làng, trưởng dòng họ, người có uy tín tiêu biểu ở 9/9 huyện, thị xã, thành phố và 173 xã, phường, thị trấn; 1364 khu dân.
Thông qua học tập, quán triệt, quần chúng nhân dân đã cung cấp 2.787 nguồn tin tố giác, trong đó có 1383 nguồn tin có giá trị, giúp lực lượng công an làm rõ 746 vụ việc; Xử lý trên 1.007 lượt người vi phạm, qua đó đã góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của nhân dân trong công tác giữ gìn an ninh trật tự tại cơ sở. Thông qua phong trào, các mô hình đã tiến hành gặp gỡ, giáo dục 3.234 lượt đối tượng; Gọi hỏi răn đe trên 1.935 lượt đối tượng; Đưa kiểm điểm trước dân 325 lượt đối tượng; Quản lý 5.099 đối tượng theo yêu cầu nghiệp vụ; Trên 1.353 đối tượng theo yêu cầu pháp luật, trong đó có 761 đối tượng giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Qua 10 năm thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới”, các cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Yên Bái đã quan tâm triển khai thực hiện và đề ra những giải pháp có hiệu quả, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các tổ chức cơ sở Đảng và đảng viên trong công tác phòng, chống tội phạm; Huy động được sức mạnh tổng hợp của toàn dân tham gia phòng, chống tội phạm; Các cơ quan chức năng phòng, chống tội phạm thường xuyên được củng cố, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động nên tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh được giữ vững, ổn định. Hiệu quả của các mô hình tự quản, tự phòng trong đấu tranh phòng, chống tội phạm và đấu tranh chuyển hóa địa bàn chất lượng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ngày càng được nâng lên, tạo nên sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành./.