Tỉnh Yên Bái được tái lập trên cơ sở chia tách tỉnh Hoàng Liên Sơn thành hai tỉnh Yên Bái và Lào Cai vào 01/10/1991. Yên Bái là nơi đã ghi danh trong sử sách Việt Nam với cuộc khởi nghĩa Yên Bái do nhà yêu nước Nguyễn Thái Học lãnh đạo, với bến đò Âu Lâu lịch sử, nơi vận chuyển hàng vạn cán bộ, chiến sỹ, hàng triệu tấn vũ khí, khí tài, đạn dược và lương thực, thực phẩm qua dòng sông Hồng đỏ nặng phù sa, phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ, làm nên chiến thắng Điện Biên “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, kết thúc 9 năm trường kỳ kháng chiến, chống thực dân Pháp xâm lược của dân tộc Việt Nam.
Nằm trong vùng Trung du và miền núi phía Bắc, tỉnh Yên Bái có địa hình chia cắt, phức tạp, thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai, lũ lụt, với 9 đơn vị hành chính cấp huyện, 173 đơn vị hành chính cấp xã, dân số trên 82 vạn người. Yên Bái là địa bàn sinh sống của trên 30 dân tộc anh em, trong đó có 54% là đồng bào dân tộc thiểu số, có 2 huyện nghèo là huyện Trạm Tấu và huyện Mù Cang Chải, 59 xã đặc biệt khó khăn. Song được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là sự nỗ lực, cố gắng của Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, trải qua chặng đường 30 năm với 6 nhiệm kỳ đại hội Đảng, kiên trì với mục tiêu vì hạnh phúc nhân dân, vì một Yên Bái phát triển giàu đẹp, bền vững, Đảng bộ, chính quyền, các thế hệ cán bộ, lãnh đạo các cấp cùng sự đoàn kết đồng lòng của đồng bào các dân tộc anh em đã lập nên những kỳ tích, để rồi được tự hào và hãnh diện như ghi nhận "Yên Bái chưa bao giờ có được cơ đồ như ngày hôm nay!” của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vào một ngày đầu xuân 2019. 30 năm tái lập tỉnh cũng là 30 năm trong chặng đường đổi mới, Yên Bái trở thành điểm sáng của các tỉnh trung du miền núi phía Bắc.
Trên cơ sở quán triệt sâu sắc các quan điểm của Đảng, qua các nhiệm kỳ đại hội của Đảng bộ tỉnh luôn xác định mục tiêu “Tiếp tục đổi mới toàn diện, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội với tốc độ tăng trưởng hợp lý và bền vững, đẩy mạnh phát triển văn hóa - xã hội, tiến bộ, công bằng xã hội, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân; tăng cường xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân vững chắc”.
Bằng ý chí quyết tâm sắt đá và với tinh thần nhân văn đưa miền núi tiến kịp miền xuôi, đường ô tô, đường điện lưới quốc gia, đường cáp quang truyền Internet đã bám núi vươn dần, phủ khắp các thôn bản cuối cùng, hiện thực ước mơ cơ giới, cơ khí hóa thay cho sức người. Mạng lưới trường lớp học được sắp xếp, củng cố lại, chắp cánh cho ước mơ dưới mỗi mái nhà, trong mỗi bản làng xa xôi.
Từ mục tiêu đó, trong những năm qua tỉnh Yên Bái đã thực hiện tốt việc rà soát, bổ sung, điều chỉnh các quy hoạch, kế hoạch và ban hành nhiều cơ chế, chính sách, đề án phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo liên thông, đồng bộ, có tầm nhìn dài hạn, tính khả thi cao. Các quy hoạch, kế hoạch, chính sách, đề án của tỉnh Yên Bái đã bám sát và cụ thể hóa các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế và phát huy được tiềm năng, thế mạnh của địa phương trong từng giai đoạn, phù hợp với đặc điểm địa lý và điều kiện kinh tế - xã hội của từng vùng. Đối với vùng thấp, tập trung cho phát triển công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp hàng hóa có giá trị gia tăng cao; đối với vùng cao, chú trọng ổn định sản xuất, phát triển nông lâm nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực, thực hiện các chính sách an sinh - xã hội, xóa đói giảm nghèo bền vững.
Trong xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng, tỉnh Yên Bái đã xác định phát triển theo hướng đồng bộ, từng bước hiện đại và coi đó là một trong những khâu đột phá để phát triển. Trong đó, tỉnh đã tập trung ưu tiên nguồn lực cho xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông nhằm kết nối vùng, liên vùng phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh, nhất là những địa bàn trọng yếu, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Với những cách làm sáng tạo và bài bản, trong 30 năm qua từ khi tái lập tỉnh Yên Bái (tháng 10/1991 đến nay), Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng và toàn diện trên các lĩnh vực, tạo được dấu ấn nổi bật, đó là:
Kinh tế tiếp tục tăng trưởng khá, chất lượng tăng trưởng được nâng lên, thu hẹp dần khoảng cách phát triển giữa vùng thấp và vùng cao, giữa đô thị và nông thôn. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân giai đoạn 2010 - 2020 (giá so sánh 2010) tăng khoảng 6,1%/năm. Quy mô kinh tế tăng nhanh, đến năm 2020 đạt 33.381 tỷ đồng, tăng gấp trên 12 lần so với năm 2004. Thu nhập bình quân đầu người tăng cao qua các năm (năm 2004 đạt 3,72 triệu đồng, năm 2020 đạt 40,142 triệu đồng, gấp 10,79 lần so với năm 2004). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch rõ nét, đúng hướng. Đặc biệt, ngành nông nghiệp được cơ cấu lại gắn với xây dựng nông thôn mới đạt kết quả quan trọng, tạo động lực thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, tiếp tục mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng, hiệu quả các vùng sản xuất tập trung với 10 sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ lực gắn với thị trường tiêu thụ; tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-2020 ngành nông nghiệp đạt trên 4,55%, cao hơn bình quân chung cả nước; tỷ lệ che phủ rừng đạt 63%, đứng thứ tư cả nước. Xây dựng nông thôn mới đạt kết quả vượt bậc, đi đầu trong các tỉnh khu vực Tây Bắc, đến nay toàn tỉnh Yên Bái đã có 76 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm trên 50% số xã toàn tỉnh, gấp hơn 3 lần mục tiêu Nghị quyết Đại hội XVIII (trong đó có 13 xã và 196 thôn, bản đặc biệt khó khăn); huyện Trấn Yên là huyện miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới trong khu vực Tây Bắc. Bộ mặt hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh, nhất là hạ tầng giao thông đã có đổi thay rõ nét từ thành thị đến nông thôn với nhiều dự án tầm cỡ, có giá trị kinh tế, chính trị, văn hóa được hoàn thành, đưa vào sử dụng, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân và doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, từng bước thay đổi bộ mặt đô thị miền núi. Môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện rõ rệt, nhiều tập đoàn, doanh nghiệp hàng đầu trong nước đã lựa chọn Yên Bái là điểm đầu tư quan trọng, như: Vingroup, TH, SunGroup, Eurowindow, Hoa Sen, APEC… Năng lực cạnh tranh của địa phương ngày càng được nâng lên, chỉ số PCI của tỉnh từng bước được cải thiện, tăng đều về thứ hạng trên bảng xếp hạng (năm 2015 đứng thứ 51, năm 2020 đứng thứ 33/63 tỉnh, thành phố); chỉ số Cải cách hành chính cấp tỉnh của tỉnh Yên Bái năm 2012 đạt 76,35 điểm xếp vị trí thứ 35/63 tỉnh, thành phố, năm 2020 đạt 84,7 điểm, xếp vị trí thứ 24/63 tỉnh, thành phố, tăng 8,35 điểm và 11 bậc so với năm 2012; chỉ số Hiệu quả quản trị và Hành chính công cấp tỉnh của tỉnh Yên Bái năm 2011 đạt 35,75 điểm, xếp mức Trung bình thấp (nhóm 3/4), năm 2020 đạt 43,13 điểm xếp nhóm Trung bình cao (nhóm 2/4).
Văn hóa - xã hội, khoa học, công nghệ có nhiều tiến bộ. Mạng lưới trường, lớp học được sắp xếp tinh gọn, hiệu quả, từng bước hiện đại; cơ sở vật chất trường lớp, đội ngũ giáo viên từng bước được đầu tư, xây dựng theo hướng chuẩn hóa; chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo, nhất là giáo dục dân tộc và giáo dục mũi nhọn ngày càng được nâng cao. Chất lượng công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân được nâng lên rõ rệt, đến hết năm 2020 toàn tỉnh đạt 33,3 giường bệnh/mười nghìn dân, 10,1 bác sỹ/1 vạn dân, 84,4% số xã có bác sỹ, cao hơn bình quân chung cả nước; Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái với quy mô 500 giường bệnh là bệnh viện vệ tinh của nhiều bệnh viện tuyến Trung ương, với nhiều kỹ thuật y tế vượt tuyến, kỹ thuật khó đã được chuyển giao và thực hiện thành công, đem lại sự tin tưởng và sự hài lòng của người dân tỉnh Yên Bái và các địa phương trong vùng. Đặc biệt, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát và diễn biến rất phức tạp trên thế giới và ở nhiều tỉnh, thành trong nước, tỉnh Yên Bái đã chủ động, kịp thời chỉ đạo sát sao, quyết liệt, hiệu quả công tác phòng, chống đại dịch Covid-19, bảo đảm an toàn sức khỏe và tính mạng nhân dân. Đến nay, Yên Bái nằm trong số ít tỉnh là “vùng xanh”, không có ca bệnh thứ phát, lây nhiễm trong cộng đồng. Quan tâm phát triển xã hội công bằng, tiến bộ, bảo đảm mọi người dân đều được chăm lo, thụ hưởng các chế độ, chính sách an sinh, phúc lợi xã hội. Tập trung gìn giữ và phát huy giá trị bản sắc văn hóa tốt đẹp của đồng bào các dân tộc, xây dựng hình ảnh con người Yên Bái “thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập”. Giảm nghèo nhanh, bền vững với nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả, là điểm sáng của các tỉnh trong khu vực Tây Bắc, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh từ 32,21% năm 2016, xuống còn 7,04% năm 2020. Tốc độ giảm nghèo của tỉnh Yên Bái trong giai đoạn 2016-2020 giảm bình quân 5,03%/năm, mức giảm cao hơn so với khu vực 2,26%, cao hơn so với cả nước là 3,6% (tỷ lệ giảm bình quân chung cả nước 1,43%/năm; tỷ lệ giảm bình quân trong khu vực là 2,77%/năm).
Quốc phòng, an ninh được giữ vững, chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Hoạt động đối ngoại, hợp tác quốc tế và liên kết phát triển kinh tế - xã hội vùng được đẩy mạnh; Yên Bái đã được Chính phủ chấp thuận trở thành đối tác hợp tác của tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; hình ảnh, tiềm năng, lợi thế của tỉnh được giới thiệu, quảng bá ngày càng rộng rãi trong nước và quốc tế; Vai trò, vị thế Yên Bái là trung tâm liên kết phát triển vùng Trung du và miền núi phía Bắc được khẳng định.
Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị đạt được nhiều kết quả quan trọng, nhất là việc thực hiện các nghị quyết của Trung ương về xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh. Yên Bái cũng là tỉnh đi đầu trong việc sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả theo tinh thần Nghị quyết 18, 19 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII. MTTQ và các đoàn thể nhân dân đã có nhiều đổi mới về phương thức hoạt động, hướng mạnh về cơ sở, nhất là địa bàn khó khăn, vùng sâu, vùng xa.
Trong buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Yên Bái ngày 7/9/2021, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho rằng: “Có thể Yên Bái không phải là tỉnh phát triển nhất về kinh tế, nhưng Yên Bái có cơ sở để trở thành tỉnh có chỉ số hạnh phúc cao nhất. Bởi tuổi thọ và sức khỏe của người dân Yên Bái không thấp hơn so với trung bình cả nước. Đặc biệt, Yên Bái có môi trường sống khí hậu trong lành, xã hội trật tự, hài hòa, văn hóa đa dạng đặc sắc. Khi đến Yên Bái cũng cảm nhận được sự thịnh vượng của người dân rất tốt”.
Sau 30 năm tái lập, tỉnh Yên Bái đã để lại những mốc son đáng nhớ trong suốt hành trình xây dựng và phát triển. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương, Yên Bái vẫn là 1 trong số ít địa phương giữ vững được “ vùng xanh”. Yên Bái anh hùng với những con người "thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập” đang hăng say lao động, cống hiến để có một quê hương Yên Bái "xanh, hài hòa, bản sắc, hạnh phúc” như khát khao của bao người về một miền quê đáng sống./.
Giàng A Tông
Tỉnh Yên Bái được tái lập trên cơ sở chia tách tỉnh Hoàng Liên Sơn thành hai tỉnh Yên Bái và Lào Cai vào 01/10/1991. Yên Bái là nơi đã ghi danh trong sử sách Việt Nam với cuộc khởi nghĩa Yên Bái do nhà yêu nước Nguyễn Thái Học lãnh đạo, với bến đò Âu Lâu lịch sử, nơi vận chuyển hàng vạn cán bộ, chiến sỹ, hàng triệu tấn vũ khí, khí tài, đạn dược và lương thực, thực phẩm qua dòng sông Hồng đỏ nặng phù sa, phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ, làm nên chiến thắng Điện Biên “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, kết thúc 9 năm trường kỳ kháng chiến, chống thực dân Pháp xâm lược của dân tộc Việt Nam.Nằm trong vùng Trung du và miền núi phía Bắc, tỉnh Yên Bái có địa hình chia cắt, phức tạp, thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai, lũ lụt, với 9 đơn vị hành chính cấp huyện, 173 đơn vị hành chính cấp xã, dân số trên 82 vạn người. Yên Bái là địa bàn sinh sống của trên 30 dân tộc anh em, trong đó có 54% là đồng bào dân tộc thiểu số, có 2 huyện nghèo là huyện Trạm Tấu và huyện Mù Cang Chải, 59 xã đặc biệt khó khăn. Song được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là sự nỗ lực, cố gắng của Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, trải qua chặng đường 30 năm với 6 nhiệm kỳ đại hội Đảng, kiên trì với mục tiêu vì hạnh phúc nhân dân, vì một Yên Bái phát triển giàu đẹp, bền vững, Đảng bộ, chính quyền, các thế hệ cán bộ, lãnh đạo các cấp cùng sự đoàn kết đồng lòng của đồng bào các dân tộc anh em đã lập nên những kỳ tích, để rồi được tự hào và hãnh diện như ghi nhận "Yên Bái chưa bao giờ có được cơ đồ như ngày hôm nay!” của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vào một ngày đầu xuân 2019. 30 năm tái lập tỉnh cũng là 30 năm trong chặng đường đổi mới, Yên Bái trở thành điểm sáng của các tỉnh trung du miền núi phía Bắc.
Trên cơ sở quán triệt sâu sắc các quan điểm của Đảng, qua các nhiệm kỳ đại hội của Đảng bộ tỉnh luôn xác định mục tiêu “Tiếp tục đổi mới toàn diện, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội với tốc độ tăng trưởng hợp lý và bền vững, đẩy mạnh phát triển văn hóa - xã hội, tiến bộ, công bằng xã hội, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân; tăng cường xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân vững chắc”.
Bằng ý chí quyết tâm sắt đá và với tinh thần nhân văn đưa miền núi tiến kịp miền xuôi, đường ô tô, đường điện lưới quốc gia, đường cáp quang truyền Internet đã bám núi vươn dần, phủ khắp các thôn bản cuối cùng, hiện thực ước mơ cơ giới, cơ khí hóa thay cho sức người. Mạng lưới trường lớp học được sắp xếp, củng cố lại, chắp cánh cho ước mơ dưới mỗi mái nhà, trong mỗi bản làng xa xôi.
Từ mục tiêu đó, trong những năm qua tỉnh Yên Bái đã thực hiện tốt việc rà soát, bổ sung, điều chỉnh các quy hoạch, kế hoạch và ban hành nhiều cơ chế, chính sách, đề án phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo liên thông, đồng bộ, có tầm nhìn dài hạn, tính khả thi cao. Các quy hoạch, kế hoạch, chính sách, đề án của tỉnh Yên Bái đã bám sát và cụ thể hóa các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế và phát huy được tiềm năng, thế mạnh của địa phương trong từng giai đoạn, phù hợp với đặc điểm địa lý và điều kiện kinh tế - xã hội của từng vùng. Đối với vùng thấp, tập trung cho phát triển công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp hàng hóa có giá trị gia tăng cao; đối với vùng cao, chú trọng ổn định sản xuất, phát triển nông lâm nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực, thực hiện các chính sách an sinh - xã hội, xóa đói giảm nghèo bền vững.
Trong xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng, tỉnh Yên Bái đã xác định phát triển theo hướng đồng bộ, từng bước hiện đại và coi đó là một trong những khâu đột phá để phát triển. Trong đó, tỉnh đã tập trung ưu tiên nguồn lực cho xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông nhằm kết nối vùng, liên vùng phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh, nhất là những địa bàn trọng yếu, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Với những cách làm sáng tạo và bài bản, trong 30 năm qua từ khi tái lập tỉnh Yên Bái (tháng 10/1991 đến nay), Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng và toàn diện trên các lĩnh vực, tạo được dấu ấn nổi bật, đó là:
Kinh tế tiếp tục tăng trưởng khá, chất lượng tăng trưởng được nâng lên, thu hẹp dần khoảng cách phát triển giữa vùng thấp và vùng cao, giữa đô thị và nông thôn. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân giai đoạn 2010 - 2020 (giá so sánh 2010) tăng khoảng 6,1%/năm. Quy mô kinh tế tăng nhanh, đến năm 2020 đạt 33.381 tỷ đồng, tăng gấp trên 12 lần so với năm 2004. Thu nhập bình quân đầu người tăng cao qua các năm (năm 2004 đạt 3,72 triệu đồng, năm 2020 đạt 40,142 triệu đồng, gấp 10,79 lần so với năm 2004). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch rõ nét, đúng hướng. Đặc biệt, ngành nông nghiệp được cơ cấu lại gắn với xây dựng nông thôn mới đạt kết quả quan trọng, tạo động lực thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, tiếp tục mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng, hiệu quả các vùng sản xuất tập trung với 10 sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ lực gắn với thị trường tiêu thụ; tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-2020 ngành nông nghiệp đạt trên 4,55%, cao hơn bình quân chung cả nước; tỷ lệ che phủ rừng đạt 63%, đứng thứ tư cả nước. Xây dựng nông thôn mới đạt kết quả vượt bậc, đi đầu trong các tỉnh khu vực Tây Bắc, đến nay toàn tỉnh Yên Bái đã có 76 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm trên 50% số xã toàn tỉnh, gấp hơn 3 lần mục tiêu Nghị quyết Đại hội XVIII (trong đó có 13 xã và 196 thôn, bản đặc biệt khó khăn); huyện Trấn Yên là huyện miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới trong khu vực Tây Bắc. Bộ mặt hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh, nhất là hạ tầng giao thông đã có đổi thay rõ nét từ thành thị đến nông thôn với nhiều dự án tầm cỡ, có giá trị kinh tế, chính trị, văn hóa được hoàn thành, đưa vào sử dụng, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân và doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, từng bước thay đổi bộ mặt đô thị miền núi. Môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện rõ rệt, nhiều tập đoàn, doanh nghiệp hàng đầu trong nước đã lựa chọn Yên Bái là điểm đầu tư quan trọng, như: Vingroup, TH, SunGroup, Eurowindow, Hoa Sen, APEC… Năng lực cạnh tranh của địa phương ngày càng được nâng lên, chỉ số PCI của tỉnh từng bước được cải thiện, tăng đều về thứ hạng trên bảng xếp hạng (năm 2015 đứng thứ 51, năm 2020 đứng thứ 33/63 tỉnh, thành phố); chỉ số Cải cách hành chính cấp tỉnh của tỉnh Yên Bái năm 2012 đạt 76,35 điểm xếp vị trí thứ 35/63 tỉnh, thành phố, năm 2020 đạt 84,7 điểm, xếp vị trí thứ 24/63 tỉnh, thành phố, tăng 8,35 điểm và 11 bậc so với năm 2012; chỉ số Hiệu quả quản trị và Hành chính công cấp tỉnh của tỉnh Yên Bái năm 2011 đạt 35,75 điểm, xếp mức Trung bình thấp (nhóm 3/4), năm 2020 đạt 43,13 điểm xếp nhóm Trung bình cao (nhóm 2/4).
Văn hóa - xã hội, khoa học, công nghệ có nhiều tiến bộ. Mạng lưới trường, lớp học được sắp xếp tinh gọn, hiệu quả, từng bước hiện đại; cơ sở vật chất trường lớp, đội ngũ giáo viên từng bước được đầu tư, xây dựng theo hướng chuẩn hóa; chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo, nhất là giáo dục dân tộc và giáo dục mũi nhọn ngày càng được nâng cao. Chất lượng công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân được nâng lên rõ rệt, đến hết năm 2020 toàn tỉnh đạt 33,3 giường bệnh/mười nghìn dân, 10,1 bác sỹ/1 vạn dân, 84,4% số xã có bác sỹ, cao hơn bình quân chung cả nước; Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái với quy mô 500 giường bệnh là bệnh viện vệ tinh của nhiều bệnh viện tuyến Trung ương, với nhiều kỹ thuật y tế vượt tuyến, kỹ thuật khó đã được chuyển giao và thực hiện thành công, đem lại sự tin tưởng và sự hài lòng của người dân tỉnh Yên Bái và các địa phương trong vùng. Đặc biệt, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát và diễn biến rất phức tạp trên thế giới và ở nhiều tỉnh, thành trong nước, tỉnh Yên Bái đã chủ động, kịp thời chỉ đạo sát sao, quyết liệt, hiệu quả công tác phòng, chống đại dịch Covid-19, bảo đảm an toàn sức khỏe và tính mạng nhân dân. Đến nay, Yên Bái nằm trong số ít tỉnh là “vùng xanh”, không có ca bệnh thứ phát, lây nhiễm trong cộng đồng. Quan tâm phát triển xã hội công bằng, tiến bộ, bảo đảm mọi người dân đều được chăm lo, thụ hưởng các chế độ, chính sách an sinh, phúc lợi xã hội. Tập trung gìn giữ và phát huy giá trị bản sắc văn hóa tốt đẹp của đồng bào các dân tộc, xây dựng hình ảnh con người Yên Bái “thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập”. Giảm nghèo nhanh, bền vững với nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả, là điểm sáng của các tỉnh trong khu vực Tây Bắc, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh từ 32,21% năm 2016, xuống còn 7,04% năm 2020. Tốc độ giảm nghèo của tỉnh Yên Bái trong giai đoạn 2016-2020 giảm bình quân 5,03%/năm, mức giảm cao hơn so với khu vực 2,26%, cao hơn so với cả nước là 3,6% (tỷ lệ giảm bình quân chung cả nước 1,43%/năm; tỷ lệ giảm bình quân trong khu vực là 2,77%/năm).
Quốc phòng, an ninh được giữ vững, chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Hoạt động đối ngoại, hợp tác quốc tế và liên kết phát triển kinh tế - xã hội vùng được đẩy mạnh; Yên Bái đã được Chính phủ chấp thuận trở thành đối tác hợp tác của tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; hình ảnh, tiềm năng, lợi thế của tỉnh được giới thiệu, quảng bá ngày càng rộng rãi trong nước và quốc tế; Vai trò, vị thế Yên Bái là trung tâm liên kết phát triển vùng Trung du và miền núi phía Bắc được khẳng định.
Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị đạt được nhiều kết quả quan trọng, nhất là việc thực hiện các nghị quyết của Trung ương về xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh. Yên Bái cũng là tỉnh đi đầu trong việc sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả theo tinh thần Nghị quyết 18, 19 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII. MTTQ và các đoàn thể nhân dân đã có nhiều đổi mới về phương thức hoạt động, hướng mạnh về cơ sở, nhất là địa bàn khó khăn, vùng sâu, vùng xa.
Trong buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Yên Bái ngày 7/9/2021, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho rằng: “Có thể Yên Bái không phải là tỉnh phát triển nhất về kinh tế, nhưng Yên Bái có cơ sở để trở thành tỉnh có chỉ số hạnh phúc cao nhất. Bởi tuổi thọ và sức khỏe của người dân Yên Bái không thấp hơn so với trung bình cả nước. Đặc biệt, Yên Bái có môi trường sống khí hậu trong lành, xã hội trật tự, hài hòa, văn hóa đa dạng đặc sắc. Khi đến Yên Bái cũng cảm nhận được sự thịnh vượng của người dân rất tốt”.
Sau 30 năm tái lập, tỉnh Yên Bái đã để lại những mốc son đáng nhớ trong suốt hành trình xây dựng và phát triển. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương, Yên Bái vẫn là 1 trong số ít địa phương giữ vững được “ vùng xanh”. Yên Bái anh hùng với những con người "thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập” đang hăng say lao động, cống hiến để có một quê hương Yên Bái "xanh, hài hòa, bản sắc, hạnh phúc” như khát khao của bao người về một miền quê đáng sống./.
Các bài khác
- Mặt trận với việc tham gia gia xây dựng tổ chức bộ máy nhà nước, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (28/10/2021)
- Thủ tướng gửi thư chúc mừng nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10 (13/10/2021)
- Đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Nông Thị Kim Cúc được vinh dự bầu vào Ban Chấp hành Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Yên Bái khóa XVI (24/09/2021)
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tiếp tục đợt vận động “Toàn dân đoàn kết, ra sức phòng chống dịch COVID-19” (17/09/2021)
- Xứng đáng là tổ chức đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân (10/09/2021)
- BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM CÁC CẤP TỈNH YÊN BÁI TRONG CÔNG TÁC PHỐI HỢP TUYÊN RUYỀN, VẬN ĐỘNG CỬ TRI ĐI BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHÓA XV VÀ ĐẠI BIỂU HĐND CÁC CẤP NHIỆM KỲ 2021-2026 (24/08/2021)
- PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG ĐẠI ĐOÀN KẾT, HUY ĐỘNG SỨC MẠNH CỦA TOÀN DÂN TỘC, NỖ LỰC PHẤN ĐẤU THỰC HIỆN THẮNG LỢI TOÀN DIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI TOÀN QUỐC LẦN THỨ XIII CỦA ĐẢNG (16/08/2021)
- Hội LHPN tỉnh Yên Bái chỉ đạo tổ chức thành công Đại hội điểm cấp huyện Yên Bình (13/08/2021)
- Nhiệm vụ và giải pháp đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, dân chủ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân (10/08/2021)
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri báo cáo kết quả kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khóa XV (09/08/2021)
Xem thêm »