Đại đoàn kết toàn dân tộc là truyền thống quý báu, là sức mạnh nội lực của dân tộc Việt Nam. Trong thời kỳ thực hiện công cuộc đổi mới, nhất là trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, nhờ phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, đất nước ta đạt được nhiều thành tựu to lớn, không ngừng nâng cao vị thế trên trường quốc tế. Đại đoàn kết toàn dân tộc đã được Đảng xác định: “là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam; là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, trong đó Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đóng vai trò nòng cốt. Vai trò đó đã được quy định trong Hiến pháp năm 2013: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát và phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Hướng tới kỷ niệm 91 năm ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc, Ban Biên tập Trang Thông tin điện tử Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã có cuộc trao đổi với ông Phùng Quang Huy - Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh.
Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc trên địa bàn tình Yên Bái
Ban Biên tập: Với vai trò tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thời gian qua, Ủy ban MTTQ tỉnh đã triển khai, thực hiện công tác này như thế nào và đã đạt được những kết quả nội bật gì, thưa ông?
Ông Phùng Quang Huy: Trong những năm qua, MTTQ các cấp tỉnh Yên Bái đã phát huy vai trò là cầu nối giữa Đảng, chính quyền với nhân dân; nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương; thực hiện sâu rộng các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động với nhiều cách làm hay, sáng tạo; tích cực tham gia góp ý xây dựng Đảng, chính quyền và phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị - xã hội phát huy hiệu quả giám sát và phản biện xã hội. Qua đó, động viên các tầng lớp nhân dân đoàn kết, nỗ lực cùng Đảng bộ, chính quyền tranh thủ thời cơ, vượt qua thách thức đạt nhiều thành tựu quan trọng trong lộ trình xây dựng Yên Bái theo hướng “xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”. Một trong những kết quả tiêu biểu, nổi bật mà MTTQ các cấp đã thực hiện được là huy động sức dân thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới (NTM), đô thị văn minh” do Ủy ban MTTQ tỉnh Yên Bái phát động. Với sự vào cuộc mạnh mẽ của MTTQ và các tổ chức thành viên đã góp phần cùng các địa phương hoàn thiện các tiêu chí NTM. Năm 2020 và 9 tháng năm 2021, với sự đồng thuận cao, quyết tâm cao, các tầng lớp nhân dân trong tỉnh đã hiến 155.216 m² đất, đóng góp trên 20.000 ngày công cùng tiền mặt, vật liệu xây dựng trị giá trên 207 tỷ đồng để sửa chữa, làm mới gần 100 km đường bê tông liên thôn, bản; xây dựng 12 cống, 1 cây cầu, 900 đoạn đường hoa, lắp đèn chiếu sáng dài 2.700 m. Nhờ đó, diện mạo nông thôn có nhiều khởi sắc, đời sống nhân dân được nâng cao… Toàn tỉnh hiện có 14/23 phường được công nhận là “Phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị”; 77/150 xã đạt chuẩn NTM, 9 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 3 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; Trấn Yên là huyện đầu tiên của các tỉnh Tây Bắc đạt chuẩn NTM, thành phố Yên Bái hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM; thị xã Nghĩa Lộ hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM năm 2021 đang đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét công nhận. Hàng năm, toàn tỉnh có trên 80% hộ gia đình đạt chuẩn văn hoá; 66% làng, bản, tổ dân phố đạt chuẩn văn hóa; 86% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa.
Đi đôi với đẩy mạnh các phong trào, cuộc vận động, thời gian qua công tác an sinh - xã hội cũng được Ủy ban MTTQ các cấp quan tâm, chú trọng. 9 tháng năm 2021, thực hiện chủ trương của tỉnh, Ủy ban MTTQ tỉnh đã phối hợp với UBND tỉnh huy động được trên 8,2 tỷ đồng tặng quà cho 15.300 hộ nghèo trên địa bàn tỉnh. Đây là năm đầu tiên 100% hộ nghèo trên địa bàn tỉnh được nhận quà nhân dịp Tết Nguyên đán. Thực hiện hoạt động hỗ trợ hộ nghèo đặc biệt khó khăn về nhà ở, MTTQ các cấp đã tăng cường vận động. Theo đó, đến ngày 15/9, đã tiếp nhận ủng hộ được trên 3,3 tỷ đồng để hỗ trợ làm 69 nhà cho hộ nghèo đặc biệt khó khăn về nhà ở; vận động, tiếp nhận trên 12 tỷ đồng và các nhu yếu phẩm thiết yếu phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh Covid - 19. Phát huy dân chủ, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, MTTQ các cấp đã phối hợp tổ chức 3.773 hội nghị tiếp xúc cử tri với trên 283.000 lượt cử tri tham dự; phối hợp tổ chức thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; tích cực tham gia giám sát, phản biện xã hội đạt được nhiều kết quả tích cực.
Ban Biên tập: Để thích ứng an toàn với dịch bệnh Covid-19, Ngày đại đoàn kết toàn dân tộc năm nay sẽ được tổ chức như thế nào, thưa ông?
Ông Phùng Quang Huy: Nhằm kịp thời động viên, khích lệ nhân dân vượt qua khó khăn, thách thức, phát huy sức mạnh đoàn kết, đồng lòng, chung sức chống “giặc Covid - 19” và thi đua phát triển kinh tế - xã hội, góp phần hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2021 của tỉnh, trên cơ sở hướng dẫn của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Ủy ban MTTQ tỉnh đã ban hành văn bản hướng dẫn MTTQ các huyện, thị, thành phố triển khai các hoạt động kỷ niệm 91 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930-18/11/2021) gắn với công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Theo đó, đối với các địa phương không có dịch bệnh hoặc tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt: MTTQ các cấp tập trung tuyên truyền về lịch sử, truyền thống vẻ vang của MTTQ Việt Nam; kết quả thực hiện nghị quyết đại hội đảng các cấp; các tập thể, hộ gia đình, cá nhân tích cực hưởng ứng các cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, các phong trào thi đua yêu nước ở thôn, tổ dân phố, các gương điển hình, tiêu biểu trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và những mô hình, cách làm hay trong phát huy vai trò tự quản của nhân dân ở cộng đồng dân cư. Cùng với đó, tổ chức thăm hỏi, tặng quà các gia đình chính sách, người có công với cách mạng; trao tặng Nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo, hộ gia đình khó khăn… Đối với những địa phương nếu tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, không đảm bảo để tổ chức Ngày hội đại đoàn kết dân tộc sẽ tổ chức tuyên truyền bằng các hình thức phù hợp, thông qua Đài Phát thanh, truyền hình, loa phát thanh, công nghệ thông tin (Zalo, Facebook, Viber...). Ở các thôn, tổ dân phố thực hiện vệ sinh môi trường đảm bảo khu dân cư “sáng - xanh - sạch - đẹp”, an toàn phòng, chống dịch bệnh có hình thức khen thưởng tặng quà phù hợp các hộ gia đình có công, hộ nghèo khó khăn, hộ bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid -19.
Ban Biên tập: Xin ông cho biết những giải pháp để tiếp tục tăng cường xây dựng, củng cố vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần xây dựng tỉnh Yên Bái ngày càng phát triển toàn diện trong thời gian tới?
Ông Phùng Quang Huy: Nhằm phát huy tinh thần đoàn kết, ý chí tự lực, tự cường, chung sức, đồng lòng của tập thể cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn tỉnh trong thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của tỉnh, quyết tâm xây dựng tỉnh Yên Bái phát triển theo hướng “xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”, xây dựng, phát triển con người Yên Bái “Thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập”, phấn đấu đưa tỉnh Yên Bái trở thành tỉnh phát triển khá trong vùng trung du và miền núi phía Bắc vào năm 2025 và nằm trong nhóm các tỉnh phát triển của vùng vào năm 2030, thời gian tới, MTTQ các cấp tỉnh Yên Bái sẽ tiếp tục tập trung vào 5 chương trình hành động, gồm: Tiếp tục mở rộng, đa dạng hóa các hình thức tập hợp đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân, tập hợp ý kiến, kiến nghị của nhân dân để kịp thời phản ánh với Đảng, Nhà nước nhằm giải quyết tốt các vấn đề phát sinh trong đời sống nhân dân, tạo sự đồng thuận trong nhân dân; Vận động nhân dân phát huy tinh thần tự lực, tự cường, tự tôn dân tộc, tích cực thi đua học tập, lao động sáng tạo, đẩy mạnh phát triển sản xuất, kinh doanh giúp nhau giảm nghèo bền vững, vươn lên làm giàu chính đáng, xây dựng gia đình hạnh phúc, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển - kinh tế xã hội, giữ vững quốc phòng an ninh theo nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã đề ra; Thực hiện dân chủ, đại diện, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của nhân dân; tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, giám sát và phản biện xã hội, phòng chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm; Tăng cường đoàn kết quốc tế, mở rộng hoạt động đối ngoại nhân dân; Phát huy vai trò cầu nối, gắn các hoạt động đoàn kết, hữu nghị, hợp tác nhân dân với việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của đất nước và của tỉnh và tăng cường củng cố tổ chức, đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao hiệu quả hoạt động của MTTQ Việt Nam đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới.
Ban Biên tập: Xin trân trọng cảm ơn ông!
BAN BIÊN TẬP
Đại đoàn kết toàn dân tộc là truyền thống quý báu, là sức mạnh nội lực của dân tộc Việt Nam. Trong thời kỳ thực hiện công cuộc đổi mới, nhất là trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, nhờ phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, đất nước ta đạt được nhiều thành tựu to lớn, không ngừng nâng cao vị thế trên trường quốc tế. Đại đoàn kết toàn dân tộc đã được Đảng xác định: “là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam; là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, trong đó Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đóng vai trò nòng cốt. Vai trò đó đã được quy định trong Hiến pháp năm 2013: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát và phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Hướng tới kỷ niệm 91 năm ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc, Ban Biên tập Trang Thông tin điện tử Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã có cuộc trao đổi với ông Phùng Quang Huy - Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh.
Ban Biên tập: Với vai trò tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thời gian qua, Ủy ban MTTQ tỉnh đã triển khai, thực hiện công tác này như thế nào và đã đạt được những kết quả nội bật gì, thưa ông?
Ông Phùng Quang Huy: Trong những năm qua, MTTQ các cấp tỉnh Yên Bái đã phát huy vai trò là cầu nối giữa Đảng, chính quyền với nhân dân; nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương; thực hiện sâu rộng các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động với nhiều cách làm hay, sáng tạo; tích cực tham gia góp ý xây dựng Đảng, chính quyền và phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị - xã hội phát huy hiệu quả giám sát và phản biện xã hội. Qua đó, động viên các tầng lớp nhân dân đoàn kết, nỗ lực cùng Đảng bộ, chính quyền tranh thủ thời cơ, vượt qua thách thức đạt nhiều thành tựu quan trọng trong lộ trình xây dựng Yên Bái theo hướng “xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”. Một trong những kết quả tiêu biểu, nổi bật mà MTTQ các cấp đã thực hiện được là huy động sức dân thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới (NTM), đô thị văn minh” do Ủy ban MTTQ tỉnh Yên Bái phát động. Với sự vào cuộc mạnh mẽ của MTTQ và các tổ chức thành viên đã góp phần cùng các địa phương hoàn thiện các tiêu chí NTM. Năm 2020 và 9 tháng năm 2021, với sự đồng thuận cao, quyết tâm cao, các tầng lớp nhân dân trong tỉnh đã hiến 155.216 m² đất, đóng góp trên 20.000 ngày công cùng tiền mặt, vật liệu xây dựng trị giá trên 207 tỷ đồng để sửa chữa, làm mới gần 100 km đường bê tông liên thôn, bản; xây dựng 12 cống, 1 cây cầu, 900 đoạn đường hoa, lắp đèn chiếu sáng dài 2.700 m. Nhờ đó, diện mạo nông thôn có nhiều khởi sắc, đời sống nhân dân được nâng cao… Toàn tỉnh hiện có 14/23 phường được công nhận là “Phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị”; 77/150 xã đạt chuẩn NTM, 9 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 3 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; Trấn Yên là huyện đầu tiên của các tỉnh Tây Bắc đạt chuẩn NTM, thành phố Yên Bái hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM; thị xã Nghĩa Lộ hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM năm 2021 đang đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét công nhận. Hàng năm, toàn tỉnh có trên 80% hộ gia đình đạt chuẩn văn hoá; 66% làng, bản, tổ dân phố đạt chuẩn văn hóa; 86% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa.
Đi đôi với đẩy mạnh các phong trào, cuộc vận động, thời gian qua công tác an sinh - xã hội cũng được Ủy ban MTTQ các cấp quan tâm, chú trọng. 9 tháng năm 2021, thực hiện chủ trương của tỉnh, Ủy ban MTTQ tỉnh đã phối hợp với UBND tỉnh huy động được trên 8,2 tỷ đồng tặng quà cho 15.300 hộ nghèo trên địa bàn tỉnh. Đây là năm đầu tiên 100% hộ nghèo trên địa bàn tỉnh được nhận quà nhân dịp Tết Nguyên đán. Thực hiện hoạt động hỗ trợ hộ nghèo đặc biệt khó khăn về nhà ở, MTTQ các cấp đã tăng cường vận động. Theo đó, đến ngày 15/9, đã tiếp nhận ủng hộ được trên 3,3 tỷ đồng để hỗ trợ làm 69 nhà cho hộ nghèo đặc biệt khó khăn về nhà ở; vận động, tiếp nhận trên 12 tỷ đồng và các nhu yếu phẩm thiết yếu phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh Covid - 19. Phát huy dân chủ, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, MTTQ các cấp đã phối hợp tổ chức 3.773 hội nghị tiếp xúc cử tri với trên 283.000 lượt cử tri tham dự; phối hợp tổ chức thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; tích cực tham gia giám sát, phản biện xã hội đạt được nhiều kết quả tích cực.
Ban Biên tập: Để thích ứng an toàn với dịch bệnh Covid-19, Ngày đại đoàn kết toàn dân tộc năm nay sẽ được tổ chức như thế nào, thưa ông?
Ông Phùng Quang Huy: Nhằm kịp thời động viên, khích lệ nhân dân vượt qua khó khăn, thách thức, phát huy sức mạnh đoàn kết, đồng lòng, chung sức chống “giặc Covid - 19” và thi đua phát triển kinh tế - xã hội, góp phần hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2021 của tỉnh, trên cơ sở hướng dẫn của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Ủy ban MTTQ tỉnh đã ban hành văn bản hướng dẫn MTTQ các huyện, thị, thành phố triển khai các hoạt động kỷ niệm 91 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930-18/11/2021) gắn với công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Theo đó, đối với các địa phương không có dịch bệnh hoặc tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt: MTTQ các cấp tập trung tuyên truyền về lịch sử, truyền thống vẻ vang của MTTQ Việt Nam; kết quả thực hiện nghị quyết đại hội đảng các cấp; các tập thể, hộ gia đình, cá nhân tích cực hưởng ứng các cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, các phong trào thi đua yêu nước ở thôn, tổ dân phố, các gương điển hình, tiêu biểu trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và những mô hình, cách làm hay trong phát huy vai trò tự quản của nhân dân ở cộng đồng dân cư. Cùng với đó, tổ chức thăm hỏi, tặng quà các gia đình chính sách, người có công với cách mạng; trao tặng Nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo, hộ gia đình khó khăn… Đối với những địa phương nếu tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, không đảm bảo để tổ chức Ngày hội đại đoàn kết dân tộc sẽ tổ chức tuyên truyền bằng các hình thức phù hợp, thông qua Đài Phát thanh, truyền hình, loa phát thanh, công nghệ thông tin (Zalo, Facebook, Viber...). Ở các thôn, tổ dân phố thực hiện vệ sinh môi trường đảm bảo khu dân cư “sáng - xanh - sạch - đẹp”, an toàn phòng, chống dịch bệnh có hình thức khen thưởng tặng quà phù hợp các hộ gia đình có công, hộ nghèo khó khăn, hộ bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid -19.
Ban Biên tập: Xin ông cho biết những giải pháp để tiếp tục tăng cường xây dựng, củng cố vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần xây dựng tỉnh Yên Bái ngày càng phát triển toàn diện trong thời gian tới?
Ông Phùng Quang Huy: Nhằm phát huy tinh thần đoàn kết, ý chí tự lực, tự cường, chung sức, đồng lòng của tập thể cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn tỉnh trong thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của tỉnh, quyết tâm xây dựng tỉnh Yên Bái phát triển theo hướng “xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”, xây dựng, phát triển con người Yên Bái “Thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập”, phấn đấu đưa tỉnh Yên Bái trở thành tỉnh phát triển khá trong vùng trung du và miền núi phía Bắc vào năm 2025 và nằm trong nhóm các tỉnh phát triển của vùng vào năm 2030, thời gian tới, MTTQ các cấp tỉnh Yên Bái sẽ tiếp tục tập trung vào 5 chương trình hành động, gồm: Tiếp tục mở rộng, đa dạng hóa các hình thức tập hợp đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân, tập hợp ý kiến, kiến nghị của nhân dân để kịp thời phản ánh với Đảng, Nhà nước nhằm giải quyết tốt các vấn đề phát sinh trong đời sống nhân dân, tạo sự đồng thuận trong nhân dân; Vận động nhân dân phát huy tinh thần tự lực, tự cường, tự tôn dân tộc, tích cực thi đua học tập, lao động sáng tạo, đẩy mạnh phát triển sản xuất, kinh doanh giúp nhau giảm nghèo bền vững, vươn lên làm giàu chính đáng, xây dựng gia đình hạnh phúc, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển - kinh tế xã hội, giữ vững quốc phòng an ninh theo nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã đề ra; Thực hiện dân chủ, đại diện, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của nhân dân; tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, giám sát và phản biện xã hội, phòng chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm; Tăng cường đoàn kết quốc tế, mở rộng hoạt động đối ngoại nhân dân; Phát huy vai trò cầu nối, gắn các hoạt động đoàn kết, hữu nghị, hợp tác nhân dân với việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của đất nước và của tỉnh và tăng cường củng cố tổ chức, đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao hiệu quả hoạt động của MTTQ Việt Nam đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới.
Ban Biên tập: Xin trân trọng cảm ơn ông!