Cử tri tỉnh Yên Bái đề nghị Chính phủ tiếp tục quan tâm hơn nữa đến chương trình nâng cao chất lượng y tế vùng cao để từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
Trong thời gian vừa qua, Chính phủ đã có nhiều chính sách đẩy mạnh đầu tư, nâng cao năng lực cho y tế các tỉnh miền núi phía Bắc ngay từ tuyến xã, từ y tế thôn bản.
Bộ Y tế trả lời tại Văn bản số 5110/BYT-VPB1 ngày 8/9/2017 như sau:
Trước thực trạng chất lượng y tế ở các tỉnh vùng cao còn nhiều hạn chế, khó khăn, Chính phủ đã chủ trương đẩy mạnh đầu tư, nâng cao năng lực cho y tế các tỉnh miền núi phía Bắc ngay từ tuyến xã, từ y tế thôn bản.
Trong đó, bên cạnh việc chú trọng xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, còn đẩy mạnh đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ y tế xã để có đủ khả năng cung ứng dịch vụ y tế có chất lượng cho người dân trên địa bàn, đáp ứng tốt hơn nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho bà con các dân tộc.
Vấn đề đảm bảo công bằng trong chăm sóc sức khỏe và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nên việc đẩy nhanh phát triển, nâng cao chất lượng y tế vùng núi được coi là công việc cần thiết và cấp bách.
1. Về đầu tư cho các trạm y tế xã nói chung và trạm y tế tại vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn:
1.1. Sau khi Quốc hội ban hành Nghị quyết số 68/2013/QH13, Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 97-KL/TW ngày 15/5/2014, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 458/QĐ-TTg ngày 09/4/2015 về chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 97-KL/TW ngày 15/5/2014 của Bộ Chính trị, trong đó có quy định: "Huy động mọi nguồn lực để hỗ trợ xây dựng, nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất, cung cấp trang thiết bị, đào tạo cán bộ để các trạm y tế xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế. Nâng cao hiệu quả hoạt động công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám bệnh, chữa bệnh và phòng bệnh ngay tại tuyến y tế cơ sở, bao gồm các cơ sở y tế tuyến huyện và tuyến xã”.
Theo Luật Ngân sách nhà nước, việc đầu tư cho các cơ sở y tế của tỉnh trong đó có trạm y tế xã là nhiệm vụ của các địa phương. Các tỉnh phải xây dựng kế hoạch sử dụng ngân sách của mình để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở y tế trực thuộc.
Bộ Y tế đã hướng dẫn các sở y tế rà soát, phân loại các trạm y tế xã theo từng nhóm để báo cáo ủy ban nhân dân, hội đồng nhân dân tỉnh. Khi lập dự toán ngân sách hàng năm, kế hoạch đầu tư công trung hạn của địa phương, đề nghị các tỉnh ưu tiên phân bổ ngân sách địa phương cho hoạt động y tế; đồng thời sử dụng hiệu quả các nguồn ngân sách các chương trình mục tiêu quốc gia, chủ động huy động các dự án ODA, các nguồn tài trợ hợp pháp khác để đầu tư cho y tế địa phương, trong đó có trạm y tế xã.
1.2. Trong thời gian từ 2013 đến nay, Bộ Y tế và các địa phương đã tích cực huy động các nguồn vốn để đầu tư cho các Trạm y tế xã, như:
a) Một số tỉnh như Thừa Thiên - Huế, Khánh Hòa, Thái Nguyên, Yên Bái, Đắk Lắk...đã xây dựng các dự án đầu tư y tế cơ sở của Tổ chức Atlantic Philanthropies (AP) viện trợ không hoàn lại. Các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã ưu tiên sử dụng nguồn xổ số kiến thiết, nhiều tỉnh đã sử dụng ngân sách địa phương, nguồn vốn của chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới, chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững... để đầu tư cho các trạm y tế xã.
b) Bộ Y tế đã triển khai một số dự án ODA để đầu tư cho các Trạm y tế xã vùng khó khăn như:
- Dự án chăm sóc sức khỏe nhân dân các tỉnh Tây Nguyên giai đoạn 2 vay vốn ADB đầu tư xây dựng mới, sửa chữa 58 Trạm y tế xã cho 3 tỉnh Tây Nguyên;
- Dự án hỗ trợ hệ thống y tế do Quỹ toàn cầu viện trợ không hoàn lại, trong đó có trang thiết bị cho các Trạm y tế xã 15 tỉnh miền núi phía Bắc, tỉnh nghèo, tỉnh có tỷ lệ mắc lao, HIV/AIDS cao.
- Bộ Y tế đã dành một phần ngân sách của Chương trình hỗ trợ ngân sách ngành y tế giai đoạn I do EU viện trợ không hoàn lại để xây dựng mới 87 Trạm y tế xã vùng 3 tại các tỉnh miền núi, tỉnh khó khăn (khoảng 345 tỷ đồng); trình và được Thủ tướng Chính phủ đồng ý về chủ trương sử dụng khoảng 1.058 tỷ đồng giai đoạn 2 để đầu tư xây dựng 288 trạm y tế xã vùng 3.
- Hàng năm, Bộ Y tế đều xây dựng dự toán ngân sách Trung ương để hỗ trợ ngân sách địa phương đầu tư cho trạm y tế xã nhưng không được bố trí nguồn vốn riêng để thực hiện.
2. Các giải pháp đã và đang thực hiện để hỗ trợ y tế vùng cao:
2.1. Về tổng thể, Bộ Y tế đã xây dựng và trình Thủ tướng ban hành Quyết định số 2348/QĐ-TTg ngày 05/12/2016 phê duyệt Đề án Xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới với các mục tiêu, nhiệm vụ là đổi mới tổ chức bộ máy, cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính, phát triển nguồn nhân lực để nâng cao năng lực cung ứng và chất lượng dịch vụ của mạng lưới y tế cơ sở, bảo đảm cung ứng đầy đủ các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám bệnh, chữa bệnh cho từng người dân trên địa bàn.
Để tổ chức thực hiện Đề án có hiệu quả, Bộ Y tế đã chỉ đạo các tỉnh xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án tại địa phương; đẩy nhanh tiến độ sắp xếp lại tổ chức theo Thông tư 51/2015/TTLT-BYT-BNV của liên Bộ Y tế - Bộ Nội vụ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Phòng Y tế thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và Thông tư số 37/2016/TT-BYT ngày 25/10/2016 của Bộ trường Bộ Y tế hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của trung tâm y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương.
Đồng thời rà soát, phân loại các trạm y tế xã theo Quyết định số 4667/QĐ-BYT ngày 07/11/2014 để xây dựng kế hoạch đầu tư cho phù hợp, tránh dàn trải, lãng phí (đến nay, theo báo cáo sơ bộ của các tỉnh đã có khoảng 60% xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế).
Hiện nay, Bộ Y tế đang tiến hành khảo sát thực trạng trạm y tế xã theo 6 vùng kinh tế - xã hội, đang đề nghị các tỉnh rà soát, báo cáo cụ thể để tổng hợp thực trạng của 2.139 trạm y tế xã đặc biệt khó khăn theo Quyết định 900 của Thủ tướng, xem xét cụ thể trạm y tế xã nào phải xây dựng mới, phải cải tạo, mở rộng, nâng cấp; những Trạm y tế xã nào đã được đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020 của địa phương; xã nào đã và sẽ được bố trí vốn từ các nguồn khác của địa phương, từ chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững; từ các dự án ODA; từ đó xác định cụ thể các Trạm y tế xã vùng khó khăn cần phải đầu tư nhưng chưa có nguồn vốn để Bộ Y tế tổng hợp, đề xuất với Chính phủ, Quốc hội.
2.2. Về nguồn vốn để đầu tư:
Quyết định 2348 của Thủ tướng đã nêu rõ:
a) Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, ngân sách TƯ và ngân sách địa phương tập trung đầu tư cho các Trạm y tế xã theo các nguyên tắc sau đây:
- Xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu; xã bãi ngang, ven biển; xã thuộc vùng khó khăn theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
- Xã chưa có trạm y tế xã do mới chia tách, mới thành lập hoặc đang phải ở nhờ cơ sở khác, bị hủy hoại do thiên tai, thảm họa; đã có trạm y tế xã nhưng là nhà tạm, dột nát, hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng cần phải xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp.
Việc đầu tư xây dựng mới, cải tạo mở rộng, nâng cấp các trạm y tế xã phải có thiết kế, quy mô phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế ở địa phương, bảo đảm tiết kiệm, tránh lãng phí.
b) Về nguồn vốn:
- Ngân sách địa phương: các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ưu tiên cân đối ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác để đầu tư cho y tế cơ sở.
- Vốn từ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; các chương trình hỗ trợ có mục tiêu khác từ Ngân sách trung ương; vốn ODA đầu tư cho y tế cơ sở.
- Từ ngân sách sự nghiệp y tế theo đầu dân hàng năm: căn cứ tình hình thực tế thực hiện lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ y tế, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sử dụng một phần ngân sách đang cấp cho các bệnh viện để xây dựng mới, nâng cấp, duy tu, bảo dưỡng sửa chữa, bổ sung trang thiết bị cho Trạm y tế xã;
- Từ nguồn kết dư 20% quỹ khám, chữa bệnh Bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế (từ 01/01/2015 đến 31/12/2020 nếu có).
2.3. Xây dựng một số dự án ODA để đầu tư cho Trạm y tế xã vùng đặc biệt khó khăn
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại thông báo số 288/TB- VPCP ngày 24 tháng 8 năm 2015, trong thời gian vừa qua, Bộ Y tế đã làm việc với các nhà tài trợ, trong đó có Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và EU để xây dựng và phát triển các dự án đầu tư cho y tế cơ sở với mục tiêu hỗ trợ tăng cường chất lượng và khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế cơ sở, đặc biệt ở vùng khó khăn, hướng tới bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân và đạt được các mục tiêu phát triển bền vững về y tế, góp phần thực hiện thành công Đề án xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới.
Đến nay, WB và ADB rất ủng hộ và cam kết hỗ trợ Bộ Y tế triển khai các dự án đầu tư phát triển mạng lưới y tế cơ sở trên các vùng của cả nước:
(1) Chương trình đầu tư phát triển mạng lưới y tế cơ sở vùng khó khăn vay vốn của ADB.
Tổng vốn dự án: 102 triệu USD, trong đó:
- Vốn vay ODA của ADB là 80 triệu USD (vốn vay ưu đãi, khoản cuối cùng được vay ưu đãi của ADB): dùng toàn bộ để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, cung cấp thiết bị cho Trạm y tế xã,
- Vốn viện trợ không hoàn lại của ADB lả 12 triệu USD,
- Vốn đối ứng tương đương là 10 triệu USD (đóng góp bằng hiện vật và bằng tiền. Số vốn đối ứng bằng tiền sẽ được tính toán cụ thể trong giai đoạn lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi),
- Dự kiến lựa chọn từ 15-17 tỉnh khó khăn nhất để thực hiện Dự án.
- Hiện nay, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề xuất Dự án tại Công văn số 5375/VPCP-QHQT ngày 25/5/2017 của VPCP.
(2) Dự án đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống cung ứng dịch vụ y tế tuyến cơ sở vay vốn của WB
Tổng vốn dự kiến dự án: 113 triệu USD, trong đó:
- Vốn vay ODA: 80 triệu USD (nguồn IBRD - World Bank).
- Vốn viện trợ không hoàn lại: 28 triệu USD (hỗ trợ của các tổ chức quốc tế thông qua World Bank) trong đó 15 triệu vốn viện trợ được dùng để trả lãi khoản vay, không sử dụng cho dự án),
- Vốn đối ứng: 5 triệu USD.
- Dự kiến lựa chọn từ 10-15 tỉnh khó khăn nhất để thực hiện Dự án.
- Hiện nay, Bộ Y tế đã trình và đang chờ Thủ tướng Chính phù xem xét phê duyệt đề xuất Dự án.
Để thực hiện mục tiêu đến năm 2020 hoàn thành việc đầu tư trạm y tế xã ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, Bộ Y tế đề nghị Ủy ban Các vấn đề của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ:
- Trình Quốc hội xem xét sử dụng một phần nguồn dự phòng trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016 - 2020 để ưu tiên đầu tư cho trạm y tế xã vùng đặc biệt khó khăn.
- Chỉ đạo các tỉnh ưu tiên ngân sách Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững và Chương trình 135; các chương trình hỗ trợ có mục tiêu khác từ Ngân sách trung ương; nguồn tăng thu của địa phương; sử dụng một phần ngân sách sự nghiệp do giảm chi tiền lương cho các bệnh viện để đầu tư cho trạm y tế xã.
- Cho phép Bộ Y tế triển khai dự án vay vốn ADB, WB nêu trên để đầu tư cho y tế cơ sở, ưu tiên các Trạm y tế xã vùng đặc biệt khó khăn.
Theo Cổng TTĐT tỉnh Yên Bái
Cử tri tỉnh Yên Bái đề nghị Chính phủ tiếp tục quan tâm hơn nữa đến chương trình nâng cao chất lượng y tế vùng cao để từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.Bộ Y tế trả lời tại Văn bản số 5110/BYT-VPB1 ngày 8/9/2017 như sau:
Trước thực trạng chất lượng y tế ở các tỉnh vùng cao còn nhiều hạn chế, khó khăn, Chính phủ đã chủ trương đẩy mạnh đầu tư, nâng cao năng lực cho y tế các tỉnh miền núi phía Bắc ngay từ tuyến xã, từ y tế thôn bản.
Trong đó, bên cạnh việc chú trọng xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, còn đẩy mạnh đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ y tế xã để có đủ khả năng cung ứng dịch vụ y tế có chất lượng cho người dân trên địa bàn, đáp ứng tốt hơn nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho bà con các dân tộc.
Vấn đề đảm bảo công bằng trong chăm sóc sức khỏe và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nên việc đẩy nhanh phát triển, nâng cao chất lượng y tế vùng núi được coi là công việc cần thiết và cấp bách.
1. Về đầu tư cho các trạm y tế xã nói chung và trạm y tế tại vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn:
1.1. Sau khi Quốc hội ban hành Nghị quyết số 68/2013/QH13, Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 97-KL/TW ngày 15/5/2014, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 458/QĐ-TTg ngày 09/4/2015 về chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 97-KL/TW ngày 15/5/2014 của Bộ Chính trị, trong đó có quy định: "Huy động mọi nguồn lực để hỗ trợ xây dựng, nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất, cung cấp trang thiết bị, đào tạo cán bộ để các trạm y tế xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế. Nâng cao hiệu quả hoạt động công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám bệnh, chữa bệnh và phòng bệnh ngay tại tuyến y tế cơ sở, bao gồm các cơ sở y tế tuyến huyện và tuyến xã”.
Theo Luật Ngân sách nhà nước, việc đầu tư cho các cơ sở y tế của tỉnh trong đó có trạm y tế xã là nhiệm vụ của các địa phương. Các tỉnh phải xây dựng kế hoạch sử dụng ngân sách của mình để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở y tế trực thuộc.
Bộ Y tế đã hướng dẫn các sở y tế rà soát, phân loại các trạm y tế xã theo từng nhóm để báo cáo ủy ban nhân dân, hội đồng nhân dân tỉnh. Khi lập dự toán ngân sách hàng năm, kế hoạch đầu tư công trung hạn của địa phương, đề nghị các tỉnh ưu tiên phân bổ ngân sách địa phương cho hoạt động y tế; đồng thời sử dụng hiệu quả các nguồn ngân sách các chương trình mục tiêu quốc gia, chủ động huy động các dự án ODA, các nguồn tài trợ hợp pháp khác để đầu tư cho y tế địa phương, trong đó có trạm y tế xã.
1.2. Trong thời gian từ 2013 đến nay, Bộ Y tế và các địa phương đã tích cực huy động các nguồn vốn để đầu tư cho các Trạm y tế xã, như:
a) Một số tỉnh như Thừa Thiên - Huế, Khánh Hòa, Thái Nguyên, Yên Bái, Đắk Lắk...đã xây dựng các dự án đầu tư y tế cơ sở của Tổ chức Atlantic Philanthropies (AP) viện trợ không hoàn lại. Các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã ưu tiên sử dụng nguồn xổ số kiến thiết, nhiều tỉnh đã sử dụng ngân sách địa phương, nguồn vốn của chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới, chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững... để đầu tư cho các trạm y tế xã.
b) Bộ Y tế đã triển khai một số dự án ODA để đầu tư cho các Trạm y tế xã vùng khó khăn như:
- Dự án chăm sóc sức khỏe nhân dân các tỉnh Tây Nguyên giai đoạn 2 vay vốn ADB đầu tư xây dựng mới, sửa chữa 58 Trạm y tế xã cho 3 tỉnh Tây Nguyên;
- Dự án hỗ trợ hệ thống y tế do Quỹ toàn cầu viện trợ không hoàn lại, trong đó có trang thiết bị cho các Trạm y tế xã 15 tỉnh miền núi phía Bắc, tỉnh nghèo, tỉnh có tỷ lệ mắc lao, HIV/AIDS cao.
- Bộ Y tế đã dành một phần ngân sách của Chương trình hỗ trợ ngân sách ngành y tế giai đoạn I do EU viện trợ không hoàn lại để xây dựng mới 87 Trạm y tế xã vùng 3 tại các tỉnh miền núi, tỉnh khó khăn (khoảng 345 tỷ đồng); trình và được Thủ tướng Chính phủ đồng ý về chủ trương sử dụng khoảng 1.058 tỷ đồng giai đoạn 2 để đầu tư xây dựng 288 trạm y tế xã vùng 3.
- Hàng năm, Bộ Y tế đều xây dựng dự toán ngân sách Trung ương để hỗ trợ ngân sách địa phương đầu tư cho trạm y tế xã nhưng không được bố trí nguồn vốn riêng để thực hiện.
2. Các giải pháp đã và đang thực hiện để hỗ trợ y tế vùng cao:
2.1. Về tổng thể, Bộ Y tế đã xây dựng và trình Thủ tướng ban hành Quyết định số 2348/QĐ-TTg ngày 05/12/2016 phê duyệt Đề án Xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới với các mục tiêu, nhiệm vụ là đổi mới tổ chức bộ máy, cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính, phát triển nguồn nhân lực để nâng cao năng lực cung ứng và chất lượng dịch vụ của mạng lưới y tế cơ sở, bảo đảm cung ứng đầy đủ các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám bệnh, chữa bệnh cho từng người dân trên địa bàn.
Để tổ chức thực hiện Đề án có hiệu quả, Bộ Y tế đã chỉ đạo các tỉnh xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án tại địa phương; đẩy nhanh tiến độ sắp xếp lại tổ chức theo Thông tư 51/2015/TTLT-BYT-BNV của liên Bộ Y tế - Bộ Nội vụ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Phòng Y tế thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và Thông tư số 37/2016/TT-BYT ngày 25/10/2016 của Bộ trường Bộ Y tế hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của trung tâm y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương.
Đồng thời rà soát, phân loại các trạm y tế xã theo Quyết định số 4667/QĐ-BYT ngày 07/11/2014 để xây dựng kế hoạch đầu tư cho phù hợp, tránh dàn trải, lãng phí (đến nay, theo báo cáo sơ bộ của các tỉnh đã có khoảng 60% xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế).
Hiện nay, Bộ Y tế đang tiến hành khảo sát thực trạng trạm y tế xã theo 6 vùng kinh tế - xã hội, đang đề nghị các tỉnh rà soát, báo cáo cụ thể để tổng hợp thực trạng của 2.139 trạm y tế xã đặc biệt khó khăn theo Quyết định 900 của Thủ tướng, xem xét cụ thể trạm y tế xã nào phải xây dựng mới, phải cải tạo, mở rộng, nâng cấp; những Trạm y tế xã nào đã được đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020 của địa phương; xã nào đã và sẽ được bố trí vốn từ các nguồn khác của địa phương, từ chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững; từ các dự án ODA; từ đó xác định cụ thể các Trạm y tế xã vùng khó khăn cần phải đầu tư nhưng chưa có nguồn vốn để Bộ Y tế tổng hợp, đề xuất với Chính phủ, Quốc hội.
2.2. Về nguồn vốn để đầu tư:
Quyết định 2348 của Thủ tướng đã nêu rõ:
a) Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, ngân sách TƯ và ngân sách địa phương tập trung đầu tư cho các Trạm y tế xã theo các nguyên tắc sau đây:
- Xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu; xã bãi ngang, ven biển; xã thuộc vùng khó khăn theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
- Xã chưa có trạm y tế xã do mới chia tách, mới thành lập hoặc đang phải ở nhờ cơ sở khác, bị hủy hoại do thiên tai, thảm họa; đã có trạm y tế xã nhưng là nhà tạm, dột nát, hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng cần phải xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp.
Việc đầu tư xây dựng mới, cải tạo mở rộng, nâng cấp các trạm y tế xã phải có thiết kế, quy mô phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế ở địa phương, bảo đảm tiết kiệm, tránh lãng phí.
b) Về nguồn vốn:
- Ngân sách địa phương: các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ưu tiên cân đối ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác để đầu tư cho y tế cơ sở.
- Vốn từ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; các chương trình hỗ trợ có mục tiêu khác từ Ngân sách trung ương; vốn ODA đầu tư cho y tế cơ sở.
- Từ ngân sách sự nghiệp y tế theo đầu dân hàng năm: căn cứ tình hình thực tế thực hiện lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ y tế, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sử dụng một phần ngân sách đang cấp cho các bệnh viện để xây dựng mới, nâng cấp, duy tu, bảo dưỡng sửa chữa, bổ sung trang thiết bị cho Trạm y tế xã;
- Từ nguồn kết dư 20% quỹ khám, chữa bệnh Bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế (từ 01/01/2015 đến 31/12/2020 nếu có).
2.3. Xây dựng một số dự án ODA để đầu tư cho Trạm y tế xã vùng đặc biệt khó khăn
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại thông báo số 288/TB- VPCP ngày 24 tháng 8 năm 2015, trong thời gian vừa qua, Bộ Y tế đã làm việc với các nhà tài trợ, trong đó có Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và EU để xây dựng và phát triển các dự án đầu tư cho y tế cơ sở với mục tiêu hỗ trợ tăng cường chất lượng và khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế cơ sở, đặc biệt ở vùng khó khăn, hướng tới bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân và đạt được các mục tiêu phát triển bền vững về y tế, góp phần thực hiện thành công Đề án xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới.
Đến nay, WB và ADB rất ủng hộ và cam kết hỗ trợ Bộ Y tế triển khai các dự án đầu tư phát triển mạng lưới y tế cơ sở trên các vùng của cả nước:
(1) Chương trình đầu tư phát triển mạng lưới y tế cơ sở vùng khó khăn vay vốn của ADB.
Tổng vốn dự án: 102 triệu USD, trong đó:
- Vốn vay ODA của ADB là 80 triệu USD (vốn vay ưu đãi, khoản cuối cùng được vay ưu đãi của ADB): dùng toàn bộ để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, cung cấp thiết bị cho Trạm y tế xã,
- Vốn viện trợ không hoàn lại của ADB lả 12 triệu USD,
- Vốn đối ứng tương đương là 10 triệu USD (đóng góp bằng hiện vật và bằng tiền. Số vốn đối ứng bằng tiền sẽ được tính toán cụ thể trong giai đoạn lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi),
- Dự kiến lựa chọn từ 15-17 tỉnh khó khăn nhất để thực hiện Dự án.
- Hiện nay, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề xuất Dự án tại Công văn số 5375/VPCP-QHQT ngày 25/5/2017 của VPCP.
(2) Dự án đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống cung ứng dịch vụ y tế tuyến cơ sở vay vốn của WB
Tổng vốn dự kiến dự án: 113 triệu USD, trong đó:
- Vốn vay ODA: 80 triệu USD (nguồn IBRD - World Bank).
- Vốn viện trợ không hoàn lại: 28 triệu USD (hỗ trợ của các tổ chức quốc tế thông qua World Bank) trong đó 15 triệu vốn viện trợ được dùng để trả lãi khoản vay, không sử dụng cho dự án),
- Vốn đối ứng: 5 triệu USD.
- Dự kiến lựa chọn từ 10-15 tỉnh khó khăn nhất để thực hiện Dự án.
- Hiện nay, Bộ Y tế đã trình và đang chờ Thủ tướng Chính phù xem xét phê duyệt đề xuất Dự án.
Để thực hiện mục tiêu đến năm 2020 hoàn thành việc đầu tư trạm y tế xã ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, Bộ Y tế đề nghị Ủy ban Các vấn đề của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ:
- Trình Quốc hội xem xét sử dụng một phần nguồn dự phòng trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016 - 2020 để ưu tiên đầu tư cho trạm y tế xã vùng đặc biệt khó khăn.
- Chỉ đạo các tỉnh ưu tiên ngân sách Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững và Chương trình 135; các chương trình hỗ trợ có mục tiêu khác từ Ngân sách trung ương; nguồn tăng thu của địa phương; sử dụng một phần ngân sách sự nghiệp do giảm chi tiền lương cho các bệnh viện để đầu tư cho trạm y tế xã.
- Cho phép Bộ Y tế triển khai dự án vay vốn ADB, WB nêu trên để đầu tư cho y tế cơ sở, ưu tiên các Trạm y tế xã vùng đặc biệt khó khăn.