- Sau 2 năm triển khai thực hiện Đề án hỗ trợ, giúp đỡ hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (ĐBKK) không có khả năng tự thoát nghèo trên địa bàn thành phố Yên Bái giai đoạn 2021-2025 đã khẳng định tính hiệu quả, tính nhân văn sâu sắc để chung tay thực hiện hỗ trợ, giúp đỡ hộ nghèo có hoàn cảnh ĐBKK, không để ai bị bỏ lại phía sau.
Ông Trần Phượng - Phó Chủ tịch HĐND thành phố cho biết: với mục tiêu thực hiện giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, cải thiện đời sống cho người nghèo, hộ nghèo có hoàn cảnh ĐBKK; tăng khả năng tiếp cận tốt nhất các dịch vụ xã hội cơ bản (y tế, giáo dục, nhà ở, tiếp cận thông tin); huy động nguồn lực xã hội hóa hỗ trợ hộ nghèo, ngày 22/12/2020, HĐND thành phố Yên Bái đã Nghị quyết thông qua Đề án hỗ trợ, giúp đỡ hộ nghèo có hoàn cảnh ĐBKK không có khả năng tự thoát nghèo trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021-2025.
Theo Đề án, các hộ nghèo ĐBKK được hỗ trợ hàng tháng với 300.000 đồng khẩu/tháng; hỗ trợ về lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm 2 lần/năm vào những ngày lễ, tết; hỗ trợ về thăm khám sức khỏe định kỳ; hỗ trợ về tiếp cận thông tin; hỗ trợ về cải thiện nhà ở, được cấp phát tư trang, vật dụng phục vụ sinh hoạt hàng ngày tùy theo khả năng huy động các nguồn lực.
Sau 2 năm thực hiện Đề án, tổng kinh phí xã hội hóa được trên 851 triệu đồng (nguồn kinh phi do thành phố vận động xã hội hóa trên 552 triệu đồng; nguồn kinh phi do các xã, phường vận động xã hội hóa gần 300 triệu đồng).
Trong đó, kinh phí hỗ trợ thường xuyên hàng tháng 300.000 đồng/khẩu trên 450 triệu đồng; kinh phí hỗ trợ lương thực, thực phẩm trên 64 triệu đồng; kinh phí hỗ trợ nhà ở 336 triệu đồng. Thông qua nguồn lực hỗ trợ này, nhiều hộ nghèo có hoàn cảnh ĐBKK đã vươn lên thoát nghèo. Cụ thể, trước khi triển khai Đề án, thành phố có 59 hộ với 68 nhân khẩu thuộc diện hộ nghèo ĐBKK, đến nay, số hộ nghèo ĐBKK trên địa bàn giảm còn 37 hộ nghèo với 51 nhân khẩu.
Thực hiện Đề án thành công, khẳng định tính hiệu quả, tính nhân văn sâu sắc, mang lại lợi ích thiết thực cho các hộ nghèo ĐBKK. Trong quá trình triển khai thực hiện Đề án đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của Thành ủy, HĐND, UBND thành phố; cấp ủy, chính quyền các xã, phường đối với các hộ nghèo có hoàn cảnh ĐBKK, góp phần cải thiện đời sống cho người nghèo, hộ nghèo, thực hiện công bằng xã hội và phát triển bền vững.
Các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp và các cá nhân trên địa bàn đã tự nguyện đóng góp, ủng hộ với tinh thần trách nhiệm, tình cảm sâu sắc đem lại hiệu quả tích cực, giúp nhiều hộ nghèo có hoàn cảnh ĐBKK vươn lên trong cuộc sống.
Để Đề án tiếp tục phát huy tốt hiệu quả, giúp đỡ nhiều hộ nghèo có hoàn cảnh ĐBKK vươn lên trong cuộc sống, thời gian tới, thành phố tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự phối hợp của MTTQ và các đoàn thể trong việc thực hiện đề án, xác định đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, là việc làm thường xuyên của cả hệ thống chính trị.
Cấp ủy, chính quyền thành phố, xã, phường phải đăng ký phấn đấu mục tiêu giảm nghèo hàng năm; đưa mục tiêu giảm nghèo vào tiêu chí bình xét thi đua đối với cấp ủy, chính quyền và người đứng đầu các địa phương. Giao nhiệm vụ cho chi bộ, phòng, ban, đơn vị trực tiếp phụ trách, hỗ trợ các hộ nghèo ĐBKK trên địa bàn. Đẩy mạnh tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm với cộng đồng vào công tác giảm nghèo, nhất là hỗ trợ, giúp đỡ hộ nghèo có hoàn cảnh ĐBKK, không có khả năng tự thoát nghèo; tuyên truyền thực hiện Phong trào "Chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau".
Đồng thời, chỉ đạo các xã, phường rà soát hộ nghèo ĐBKK chưa có nhà ở hoặc đã có nhà ở nhưng nhà ở bị hư hỏng, dột nát, có nguy cơ sập đổ và không có khả năng tự cải thiện nhà ở để hỗ trợ với mức 40 triệu đồng/hộ xây mới, hỗ trợ 20 triệu đồng/hộ sửa chữa.
Tiếp tục vận động các tổ chức, cá nhân, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn chung tay thực hiện hỗ trợ, giúp đỡ hộ nghèo có hoàn cảnh ĐBKK, phát huy tinh thần "tương thân tương ái", "lá lành đùm lá rách"; khuyến khích và tạo điều kiện cho các hoạt động tự nguyện, nhân đạo vì người nghèo; khuyến khích các xã, phường thành lập mô hình "Quầy hàng 0 đồng", "Tủ đồ từ thiện" với phương châm "Ai thiếu đến lấy, ai thừa ủng hộ" là nơi tiếp nhận ủng hộ quần áo, đồ dùng sinh hoạt, lương thực, thực phẩm... của các cá nhân, tập thể, các nhà hảo tâm để cấp phát miễn phí cho người nghèo có hoàn cảnh ĐBKK trên địa bàn.
Hà Anh
- Sau 2 năm triển khai thực hiện Đề án hỗ trợ, giúp đỡ hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (ĐBKK) không có khả năng tự thoát nghèo trên địa bàn thành phố Yên Bái giai đoạn 2021-2025 đã khẳng định tính hiệu quả, tính nhân văn sâu sắc để chung tay thực hiện hỗ trợ, giúp đỡ hộ nghèo có hoàn cảnh ĐBKK, không để ai bị bỏ lại phía sau.Ông Trần Phượng - Phó Chủ tịch HĐND thành phố cho biết: với mục tiêu thực hiện giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, cải thiện đời sống cho người nghèo, hộ nghèo có hoàn cảnh ĐBKK; tăng khả năng tiếp cận tốt nhất các dịch vụ xã hội cơ bản (y tế, giáo dục, nhà ở, tiếp cận thông tin); huy động nguồn lực xã hội hóa hỗ trợ hộ nghèo, ngày 22/12/2020, HĐND thành phố Yên Bái đã Nghị quyết thông qua Đề án hỗ trợ, giúp đỡ hộ nghèo có hoàn cảnh ĐBKK không có khả năng tự thoát nghèo trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021-2025.
Theo Đề án, các hộ nghèo ĐBKK được hỗ trợ hàng tháng với 300.000 đồng khẩu/tháng; hỗ trợ về lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm 2 lần/năm vào những ngày lễ, tết; hỗ trợ về thăm khám sức khỏe định kỳ; hỗ trợ về tiếp cận thông tin; hỗ trợ về cải thiện nhà ở, được cấp phát tư trang, vật dụng phục vụ sinh hoạt hàng ngày tùy theo khả năng huy động các nguồn lực.
Sau 2 năm thực hiện Đề án, tổng kinh phí xã hội hóa được trên 851 triệu đồng (nguồn kinh phi do thành phố vận động xã hội hóa trên 552 triệu đồng; nguồn kinh phi do các xã, phường vận động xã hội hóa gần 300 triệu đồng).
Trong đó, kinh phí hỗ trợ thường xuyên hàng tháng 300.000 đồng/khẩu trên 450 triệu đồng; kinh phí hỗ trợ lương thực, thực phẩm trên 64 triệu đồng; kinh phí hỗ trợ nhà ở 336 triệu đồng. Thông qua nguồn lực hỗ trợ này, nhiều hộ nghèo có hoàn cảnh ĐBKK đã vươn lên thoát nghèo. Cụ thể, trước khi triển khai Đề án, thành phố có 59 hộ với 68 nhân khẩu thuộc diện hộ nghèo ĐBKK, đến nay, số hộ nghèo ĐBKK trên địa bàn giảm còn 37 hộ nghèo với 51 nhân khẩu.
Thực hiện Đề án thành công, khẳng định tính hiệu quả, tính nhân văn sâu sắc, mang lại lợi ích thiết thực cho các hộ nghèo ĐBKK. Trong quá trình triển khai thực hiện Đề án đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của Thành ủy, HĐND, UBND thành phố; cấp ủy, chính quyền các xã, phường đối với các hộ nghèo có hoàn cảnh ĐBKK, góp phần cải thiện đời sống cho người nghèo, hộ nghèo, thực hiện công bằng xã hội và phát triển bền vững.
Các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp và các cá nhân trên địa bàn đã tự nguyện đóng góp, ủng hộ với tinh thần trách nhiệm, tình cảm sâu sắc đem lại hiệu quả tích cực, giúp nhiều hộ nghèo có hoàn cảnh ĐBKK vươn lên trong cuộc sống.
Để Đề án tiếp tục phát huy tốt hiệu quả, giúp đỡ nhiều hộ nghèo có hoàn cảnh ĐBKK vươn lên trong cuộc sống, thời gian tới, thành phố tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự phối hợp của MTTQ và các đoàn thể trong việc thực hiện đề án, xác định đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, là việc làm thường xuyên của cả hệ thống chính trị.
Cấp ủy, chính quyền thành phố, xã, phường phải đăng ký phấn đấu mục tiêu giảm nghèo hàng năm; đưa mục tiêu giảm nghèo vào tiêu chí bình xét thi đua đối với cấp ủy, chính quyền và người đứng đầu các địa phương. Giao nhiệm vụ cho chi bộ, phòng, ban, đơn vị trực tiếp phụ trách, hỗ trợ các hộ nghèo ĐBKK trên địa bàn. Đẩy mạnh tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm với cộng đồng vào công tác giảm nghèo, nhất là hỗ trợ, giúp đỡ hộ nghèo có hoàn cảnh ĐBKK, không có khả năng tự thoát nghèo; tuyên truyền thực hiện Phong trào "Chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau".
Đồng thời, chỉ đạo các xã, phường rà soát hộ nghèo ĐBKK chưa có nhà ở hoặc đã có nhà ở nhưng nhà ở bị hư hỏng, dột nát, có nguy cơ sập đổ và không có khả năng tự cải thiện nhà ở để hỗ trợ với mức 40 triệu đồng/hộ xây mới, hỗ trợ 20 triệu đồng/hộ sửa chữa.
Tiếp tục vận động các tổ chức, cá nhân, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn chung tay thực hiện hỗ trợ, giúp đỡ hộ nghèo có hoàn cảnh ĐBKK, phát huy tinh thần "tương thân tương ái", "lá lành đùm lá rách"; khuyến khích và tạo điều kiện cho các hoạt động tự nguyện, nhân đạo vì người nghèo; khuyến khích các xã, phường thành lập mô hình "Quầy hàng 0 đồng", "Tủ đồ từ thiện" với phương châm "Ai thiếu đến lấy, ai thừa ủng hộ" là nơi tiếp nhận ủng hộ quần áo, đồ dùng sinh hoạt, lương thực, thực phẩm... của các cá nhân, tập thể, các nhà hảo tâm để cấp phát miễn phí cho người nghèo có hoàn cảnh ĐBKK trên địa bàn.
Hà Anh