Chiều ngày 3/10, tại Hội trường cơ quan Ủy ban MTTQ tỉnh đã tổ chức Hội nghị khảo sát đánh giá hoạt động tín ngưỡng, lễ hội tín ngưỡng và chương trình phối hợp phát huy vai trò các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, giai đoạn 2016 - 2020. Dự và chỉ đạo Hội nghị có các đồng chí Nông Văn Lịnh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh; Nguyễn Văn Thanh - Trưởng Ban Tôn giáo, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam.
Quang cảnh Hội nghị.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã được nghe báo cáo đánh giá việc tổ chức các hoạt động tín ngưỡng và lễ hội tín ngưỡng trên địa bàn tỉnh. Theo báo cáo, hiện nay, toàn tỉnh có 312 cơ sở thờ tự, trong đó 53 cơ sở đã được cấp bằng di tích lịch sử- văn hóa. Hàng năm có 45 điểm lễ hội diễn ra. Trong những năm qua, Ủy ban MTTQ tỉnh đã phối hợp với các sở, ban, ngành ban hành các đề án, kế hoạch triển khai, tuyên truyền quán triệt các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo tới cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị. Nhìn chung, các lễ hội trên địa bàn tỉnh đều được tổ chức an toàn, lành mạnh, tiết kiệm, đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt văn hóa tâm linh tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân. Thông qua lễ hội, các giá trị văn hóa truyền thống được bảo tồn, thuần phong mỹ tục được phát huy, góp phần duy trì thực hành, truyền dạy và trình diễn di sản văn hóa phi vật thể, củng cố tinh thần đoàn kết, giáo dục đạo lý “uống nước nhớ nguồn” tốt đẹp của dân tộc.
Thực hiện chương trình phối hợp phát huy vai trò các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, hàng năm, các hoạt động thông tin, tuyên truyền về bảo vệ môi trường được Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; Sở Tài nguyên và Môi trường; các tổ chức tôn giáo triển khai tích cực như: Tổ chức mít tinh nhân Ngày môi trường thế giới thu hút hàng nghìn người tham gia; tổ chức tập huấn về công tác bảo vệ môi trường, Luật bảo vệ môi trường cho trên 700 lượt người là phật tử và nhân dân trên địa bàn khu dân cư, qua đó góp phần nâng cao nhận thức, ý thức của người dân trong việc tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, nâng cao sức khỏe, cải thiện cuộc sống, tạo cảnh quan “xanh - sạch - đẹp”. Điển hình mô hình khu dân cư tự quản bảo vệ môi trường tại thôn Đồng Vật, xã An Thịnh, huyện Văn Yên với 100% hộ gia đình đào hố rác phân loại và sử lý rác thải sinh hoạt tại gia đình, 100% hộ gia đình có các công trình hợp vệ sinh.
Thảo luận tại Hội nghị, các đại biểu tập trung vào các vấn đề: vai trò của MTTQ trong quá trình giải quyết việc giao đất, cho thuê đất cho các cơ sở tôn giáo trên địa bàn tỉnh; kinh nghiệm triển khai thực hiện tốt các hoạt động tín ngưỡng, lễ hội; nét đặc thù của tín ngưỡng tôn giáo ở Yên Bái, dự báo tình hình tín ngưỡng tôn giáo trong thời gian tới...
Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Văn Thanh - Trưởng Ban Tôn giáo, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đề nghị, Ủy ban MTTQ tỉnh Yên Bái tiếp tục chỉ đạo triển khai Nghị quyết số 33 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”; tuyên truyền, vận động nâng cao y thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, nhân dân và du khách nghiêm túc thực hiện các quy định của Nhà nước về tổ chức lễ hội cũng như thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội. Ủy ban MTTQ tỉnh Yên Bái và các tổ chức tôn giáo, Sở Tài nguyên và Môi trường cần tiếp tục tăng cường phối hợp, quan tâm xây dựng các mô hình điểm về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; tổ chức tập huấn kỹ năng triển khai các hoạt động, truyền thông về bảo vệ môi trường tại cộng đồng cho các chức sắc, chức việc./.
BAN BIÊN TẬP
Chiều ngày 3/10, tại Hội trường cơ quan Ủy ban MTTQ tỉnh đã tổ chức Hội nghị khảo sát đánh giá hoạt động tín ngưỡng, lễ hội tín ngưỡng và chương trình phối hợp phát huy vai trò các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, giai đoạn 2016 - 2020. Dự và chỉ đạo Hội nghị có các đồng chí Nông Văn Lịnh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh; Nguyễn Văn Thanh - Trưởng Ban Tôn giáo, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam.Tại Hội nghị, các đại biểu đã được nghe báo cáo đánh giá việc tổ chức các hoạt động tín ngưỡng và lễ hội tín ngưỡng trên địa bàn tỉnh. Theo báo cáo, hiện nay, toàn tỉnh có 312 cơ sở thờ tự, trong đó 53 cơ sở đã được cấp bằng di tích lịch sử- văn hóa. Hàng năm có 45 điểm lễ hội diễn ra. Trong những năm qua, Ủy ban MTTQ tỉnh đã phối hợp với các sở, ban, ngành ban hành các đề án, kế hoạch triển khai, tuyên truyền quán triệt các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo tới cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị. Nhìn chung, các lễ hội trên địa bàn tỉnh đều được tổ chức an toàn, lành mạnh, tiết kiệm, đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt văn hóa tâm linh tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân. Thông qua lễ hội, các giá trị văn hóa truyền thống được bảo tồn, thuần phong mỹ tục được phát huy, góp phần duy trì thực hành, truyền dạy và trình diễn di sản văn hóa phi vật thể, củng cố tinh thần đoàn kết, giáo dục đạo lý “uống nước nhớ nguồn” tốt đẹp của dân tộc.
Thực hiện chương trình phối hợp phát huy vai trò các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, hàng năm, các hoạt động thông tin, tuyên truyền về bảo vệ môi trường được Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; Sở Tài nguyên và Môi trường; các tổ chức tôn giáo triển khai tích cực như: Tổ chức mít tinh nhân Ngày môi trường thế giới thu hút hàng nghìn người tham gia; tổ chức tập huấn về công tác bảo vệ môi trường, Luật bảo vệ môi trường cho trên 700 lượt người là phật tử và nhân dân trên địa bàn khu dân cư, qua đó góp phần nâng cao nhận thức, ý thức của người dân trong việc tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, nâng cao sức khỏe, cải thiện cuộc sống, tạo cảnh quan “xanh - sạch - đẹp”. Điển hình mô hình khu dân cư tự quản bảo vệ môi trường tại thôn Đồng Vật, xã An Thịnh, huyện Văn Yên với 100% hộ gia đình đào hố rác phân loại và sử lý rác thải sinh hoạt tại gia đình, 100% hộ gia đình có các công trình hợp vệ sinh.
Thảo luận tại Hội nghị, các đại biểu tập trung vào các vấn đề: vai trò của MTTQ trong quá trình giải quyết việc giao đất, cho thuê đất cho các cơ sở tôn giáo trên địa bàn tỉnh; kinh nghiệm triển khai thực hiện tốt các hoạt động tín ngưỡng, lễ hội; nét đặc thù của tín ngưỡng tôn giáo ở Yên Bái, dự báo tình hình tín ngưỡng tôn giáo trong thời gian tới...
Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Văn Thanh - Trưởng Ban Tôn giáo, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đề nghị, Ủy ban MTTQ tỉnh Yên Bái tiếp tục chỉ đạo triển khai Nghị quyết số 33 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”; tuyên truyền, vận động nâng cao y thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, nhân dân và du khách nghiêm túc thực hiện các quy định của Nhà nước về tổ chức lễ hội cũng như thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội. Ủy ban MTTQ tỉnh Yên Bái và các tổ chức tôn giáo, Sở Tài nguyên và Môi trường cần tiếp tục tăng cường phối hợp, quan tâm xây dựng các mô hình điểm về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; tổ chức tập huấn kỹ năng triển khai các hoạt động, truyền thông về bảo vệ môi trường tại cộng đồng cho các chức sắc, chức việc./.