Thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” và Chương trình hành động 85-CTr/TU của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết 33, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) tỉnh Yên Bái đã tuyên truyền sâu rộng nội dung đến 100% cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Ông Phùng Quang Huy - Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh cho biết: "Hàng năm, MTTQ các cấp tổ chức cho cán bộ, công chức cơ quan ký cam kết thực hiện 6 chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, đạo đức công vụ của cán bộ, công chức và người lao động trong hệ thống Mặt trận theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Đồng thời, gắn với các phong trào thi đua, các cuộc vận động, mô hình cụ thể tạo động lực, tinh thần khát vọng vươn lên trong đời sống của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội. MTTQ chủ trì, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác Mặt trận và các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh”.
Theo đó, năm 2023, MTTQ tỉnh xây dựng 212 mô hình dân vận khéo, trong đó 119 mô hình về lĩnh vực văn hóa - xã hội. Sau 10 năm tuyên truyền, triển khai thực hiện Nghị quyết số 33 NQ/TW, các giá trị truyền thống tốt đẹp được gìn giữ, phát huy; tình cảm cộng đồng gia đình, làng xóm ngày một thêm gắn bó.
Thông qua Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư hằng năm, có trên 99% thôn, bản, tổ dân phố tổ chức Ngày hội, thu hút trên 90% số hộ gia đình, cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên tham dự. Ngày hội Đại đoàn kết được tổ chức với nhiều nội dung phong phú, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc và đã thực sự trở thành "Ngày hội lớn” của nhân dân các dân tộc trong tỉnh, tạo sự đoàn kết, gắn bó mật thiết giữa Đảng, chính quyền, MTTQ với nhân dân.
Đến nay, 100% thôn, bản, tổ dân phố đã xây dựng được quy ước, hương ước; xây dựng 402 tổ tự quản về văn hóa. Hoạt động của tổ tự quản về văn hóa tập trung chủ yếu vào các nội dung: xây dựng gia đình văn hóa, thôn văn hóa, tổ dân phố văn hoá, cơ quan, đơn vị văn hóa gắn với Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” ngày càng nhận được sự quan tâm, hưởng ứng của đông đảo nhân dân, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân trong xây dựng nếp sống văn minh đô thị, chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước.
Tỷ lệ số gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá tăng qua các năm, đến năm 2023, có trên 90% hộ gia đình, thôn, bản, tổ dân phố đăng ký xây dựng gia đình, thôn, bản, tổ dân phố hạnh phúc; thành lập trên 600 câu lạc bộ gia đình hạnh phúc tại cơ sở; 78,57% gia đình văn hóa đạt tiêu chí gia đình hạnh phúc; 73,61% thôn, bản, tổ dân phố văn hóa đạt tiêu chí thôn, bản, tổ dân phố hạnh phúc.
Hưởng ứng Phong trào "Yên Bái chung sức xây dựng nông thôn mới (NTM), MTTQ các cấp đã xây dựng các mô hình điểm về Mặt trận tham gia xây dựng NTM tại các địa phương; tham gia giám sát việc thực hiện chương trình xây dựng NTM; hướng dẫn MTTQ các huyện triển khai lấy ý kiến sự hài lòng của người dân về kết quả xây dựng NTM tại các xã.
Năm 2023, toàn tỉnh có 106/150 xã được công nhận đạt chuẩn NTM, 36 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 10 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; 18/23 phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị; thành phố Yên Bái được công nhận đô thị loại II trực thuộc tỉnh; 4/9 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.
Phong trào đã mang lại hiệu quả thiết thực, làm thay đổi bộ mặt nông thôn, kinh tế không ngừng phát triển, đời sống của nhân dân không ngừng được nâng cao, các thiết chế văn hóa được quan tâm xây dựng, tình làng nghĩa xóm được củng cố; các hủ tục lạc hậu dần được xóa bỏ, cảnh quan môi trường ngày càng khang trang xanh - sạch - đẹp.
Công tác tuyên truyền vận động chăm lo, giúp đỡ người nghèo đã phát huy mạnh mẽ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân. Phương thức vận động, giúp đỡ có nhiều đổi mới, trong đó MTTQ các cấp vừa vận động trực tiếp các nguồn lực ủng hộ thông qua Quỹ "Vì người nghèo”, vừa chủ trì kết nối để các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp thực hiện các hoạt động an sinh xã hội, giúp đỡ trực tiếp cho người nghèo và các địa phương còn khó khăn.
Hằng năm, Ủy ban MTTQ các cấp phối hợp tổ chức triển khai
"Tháng cao điểm vì người nghèo”, vận động ủng hộ xây dựng
Quỹ "Vì người nghèo” và chương trình an sinh xã hội. Các chương trình an sinh xã hội được triển khai sâu rộng đã huy động được đông đảo các tầng lớp nhân dân, các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, trường học, lực lượng vũ trang, các nhà hảo tâm hưởng ứng, tham gia.
Qua 10 năm vận động, Quỹ Vì người nghèo các cấp đã huy động được trên 260 tỷ đồng; làm mới và sửa chữa 14.200 ngôi nhà dột nát cho hộ nghèo; hỗ trợ thăm hỏi trên 50.000 lượt hộ nghèo có hoàn cảnh khó khăn với số tiền trên 80 tỷ đồng. Những nỗ lực đó đã góp phần thực hiện có hiệu quả chương trình giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội của tỉnh, tỷ lệ giảm hộ nghèo bình quân hàng năm của tỉnh từ 3,7 - 5%, giảm từ 20,56% (năm 2014) xuống còn 9,16% (năm 2023).
Việc phát huy vai trò của MTTQ trong thực hiện
Nghị quyết 33-NQ/TW đã tạo ra những chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân về giá trị văn hóa. Các phong trào, mô hình cụ thể đã phát huy tinh thần đoàn kết, sáng tạo, đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đồng thời, các hoạt động chăm lo cho người nghèo, xây dựng NTM và đời sống văn hóa đã mang lại những kết quả thiết thực, góp phần xây dựng một Yên Bái văn minh, hạnh phúc và phát triển bền vững.
Thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” và Chương trình hành động 85-CTr/TU của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết 33, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) tỉnh Yên Bái đã tuyên truyền sâu rộng nội dung đến 100% cán bộ, đảng viên và nhân dân.Ông Phùng Quang Huy - Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh cho biết: "Hàng năm, MTTQ các cấp tổ chức cho cán bộ, công chức cơ quan ký cam kết thực hiện 6 chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, đạo đức công vụ của cán bộ, công chức và người lao động trong hệ thống Mặt trận theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Đồng thời, gắn với các phong trào thi đua, các cuộc vận động, mô hình cụ thể tạo động lực, tinh thần khát vọng vươn lên trong đời sống của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội. MTTQ chủ trì, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác Mặt trận và các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh”.
Theo đó, năm 2023, MTTQ tỉnh xây dựng 212 mô hình dân vận khéo, trong đó 119 mô hình về lĩnh vực văn hóa - xã hội. Sau 10 năm tuyên truyền, triển khai thực hiện Nghị quyết số 33 NQ/TW, các giá trị truyền thống tốt đẹp được gìn giữ, phát huy; tình cảm cộng đồng gia đình, làng xóm ngày một thêm gắn bó.
Thông qua Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư hằng năm, có trên 99% thôn, bản, tổ dân phố tổ chức Ngày hội, thu hút trên 90% số hộ gia đình, cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên tham dự. Ngày hội Đại đoàn kết được tổ chức với nhiều nội dung phong phú, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc và đã thực sự trở thành "Ngày hội lớn” của nhân dân các dân tộc trong tỉnh, tạo sự đoàn kết, gắn bó mật thiết giữa Đảng, chính quyền, MTTQ với nhân dân.
Đến nay, 100% thôn, bản, tổ dân phố đã xây dựng được quy ước, hương ước; xây dựng 402 tổ tự quản về văn hóa. Hoạt động của tổ tự quản về văn hóa tập trung chủ yếu vào các nội dung: xây dựng gia đình văn hóa, thôn văn hóa, tổ dân phố văn hoá, cơ quan, đơn vị văn hóa gắn với Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” ngày càng nhận được sự quan tâm, hưởng ứng của đông đảo nhân dân, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân trong xây dựng nếp sống văn minh đô thị, chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước.
Tỷ lệ số gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá tăng qua các năm, đến năm 2023, có trên 90% hộ gia đình, thôn, bản, tổ dân phố đăng ký xây dựng gia đình, thôn, bản, tổ dân phố hạnh phúc; thành lập trên 600 câu lạc bộ gia đình hạnh phúc tại cơ sở; 78,57% gia đình văn hóa đạt tiêu chí gia đình hạnh phúc; 73,61% thôn, bản, tổ dân phố văn hóa đạt tiêu chí thôn, bản, tổ dân phố hạnh phúc.
Hưởng ứng Phong trào "Yên Bái chung sức xây dựng nông thôn mới (NTM), MTTQ các cấp đã xây dựng các mô hình điểm về Mặt trận tham gia xây dựng NTM tại các địa phương; tham gia giám sát việc thực hiện chương trình xây dựng NTM; hướng dẫn MTTQ các huyện triển khai lấy ý kiến sự hài lòng của người dân về kết quả xây dựng NTM tại các xã.
Năm 2023, toàn tỉnh có 106/150 xã được công nhận đạt chuẩn NTM, 36 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 10 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; 18/23 phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị; thành phố Yên Bái được công nhận đô thị loại II trực thuộc tỉnh; 4/9 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.
Phong trào đã mang lại hiệu quả thiết thực, làm thay đổi bộ mặt nông thôn, kinh tế không ngừng phát triển, đời sống của nhân dân không ngừng được nâng cao, các thiết chế văn hóa được quan tâm xây dựng, tình làng nghĩa xóm được củng cố; các hủ tục lạc hậu dần được xóa bỏ, cảnh quan môi trường ngày càng khang trang xanh - sạch - đẹp.
Công tác tuyên truyền vận động chăm lo, giúp đỡ người nghèo đã phát huy mạnh mẽ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân. Phương thức vận động, giúp đỡ có nhiều đổi mới, trong đó MTTQ các cấp vừa vận động trực tiếp các nguồn lực ủng hộ thông qua Quỹ "Vì người nghèo”, vừa chủ trì kết nối để các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp thực hiện các hoạt động an sinh xã hội, giúp đỡ trực tiếp cho người nghèo và các địa phương còn khó khăn.
Hằng năm, Ủy ban MTTQ các cấp phối hợp tổ chức triển khai "Tháng cao điểm vì người nghèo”, vận động ủng hộ xây dựng Quỹ "Vì người nghèo” và chương trình an sinh xã hội. Các chương trình an sinh xã hội được triển khai sâu rộng đã huy động được đông đảo các tầng lớp nhân dân, các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, trường học, lực lượng vũ trang, các nhà hảo tâm hưởng ứng, tham gia.
Qua 10 năm vận động, Quỹ Vì người nghèo các cấp đã huy động được trên 260 tỷ đồng; làm mới và sửa chữa 14.200 ngôi nhà dột nát cho hộ nghèo; hỗ trợ thăm hỏi trên 50.000 lượt hộ nghèo có hoàn cảnh khó khăn với số tiền trên 80 tỷ đồng. Những nỗ lực đó đã góp phần thực hiện có hiệu quả chương trình giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội của tỉnh, tỷ lệ giảm hộ nghèo bình quân hàng năm của tỉnh từ 3,7 - 5%, giảm từ 20,56% (năm 2014) xuống còn 9,16% (năm 2023).
Việc phát huy vai trò của MTTQ trong thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW đã tạo ra những chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân về giá trị văn hóa. Các phong trào, mô hình cụ thể đã phát huy tinh thần đoàn kết, sáng tạo, đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đồng thời, các hoạt động chăm lo cho người nghèo, xây dựng NTM và đời sống văn hóa đã mang lại những kết quả thiết thực, góp phần xây dựng một Yên Bái văn minh, hạnh phúc và phát triển bền vững.