Sau khi tiếp thu nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) và thực hiện Chương trình hành động số 70-CTr/TU, ngày 20 tháng 01 năm 2014 của Tỉnh ủy Yên Bái về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (gọi tắt Nghị quyết số 29-NQ/TW). Đảng đoàn chỉ đạo Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ tỉnh Yên Bái tổ chức phổ biến, tuyên truyền sâu rộng nội dung Nghị quyết số 29 của BCH Trung ương và Chương trình hành động số 70 của Tỉnh ủy Yên Bái đến cán bộ, đảng viên, hội viên, đoàn viên, theo đó Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ tỉnh đã hướng dẫn MTTQ các cấp chủ động tham mưu cho cấp Ủy cùng cấp ban hành các văn bản chỉ đạo, phối hợp tổ chức phổ biến, tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 29 khóa XI đến cán bộ Đảng viên, giáo viên, nhân viên trong các đơn vị trường học và tuyên truyền sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân nhằm tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong thực hiện chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Đ/c Nguyễn Thanh Xuân, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tặng quà các học sinh nghèo vượt khó trong học tập, năm học 2017 – 2018 tại xã Tà Si Láng, huyện Trạm Tấu
Kết quả sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW
Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh phối hợp với các tổ chức thành viên và ngành giáo dục ban hành các chương trình, kế hoạch cụ thể hóa thực hiện nghị quyết và triển khai đồng bộ trong đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và đến 1947 Ban công tác Mặt trận khu dân cư, từ đó tạo sự chuyển biến rõ nét trong công tác đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển giáo dục được đưa vào chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương. Đồng thời MTTQ các cấp và các tổ chức chính trị - xã hội phối hợp với Hội Khuyến học của tỉnh triển khai Đề án “xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012- 2020”. Hiện nay có 180/180 Hội khuyến học xã, phường, thị trấn được củng cố và duy trì hoạt động với 156.078 hội viên đạt tỷ lệ 19,5% dân số toàn tỉnh; 2.623 chi hội thôn, bản, tổ dân phố, trường học; 652 Ban Khuyến học cơ quan, dòng họ, đồng hương.
Nhằm nâng cao hiệu quả trong triển khai tuyên truyền vận động về thực hiện Nghị quyết 29 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, MTTQ Việt Nam các cấp và các tổ chức thành viên đã tích cực, chủ động phối hợp với chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể phát huy tốt vai trò trong công tác tuyên truyền vận động về xây dựng nhân rộng các mô hình học tập; Gia đình học tập; Dòng họ học tập; Cộng đồng học tập; Đơn vị học tập đến các thôn bản, khu dân cư, tổ dân phố, hộ gia đình. Từ đó huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, cùng với đó là gắn xây dựng các mô hình học tập với phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, phong trào xây dựng nông thôn mới, xây dựng đô thị văn minh. Qua tuyên truyền vận động, đến nay có 99.385/194.796 gia đình đăng ký gia đình học tập, trong đó có 92.677 gia đình đạt danh hiệu gia đình học tập; 536/1.133 dòng họ đăng ký dòng họ học tập, số dòng họ đạt danh hiệu dòng họ học tập là 363 dòng họ. 1.291/2.318 thôn, khu dân cư đạt danh hiệu cộng đồng học tập, trong đó số thôn, khu dân cư đạt danh hiệu cộng đồng học tập là 1.130; 26/180 xã, phường, thị trấn đăng ký đạt danh hiệu cộng đồng học tập cấp xã, trong đó có 18 xã đạt. Những năm qua, MTTQ các cấp và các tổ chức thành viên đã đổi mới công tác thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục và đào tạo, thống nhất nhận thức, đồng thời phát động toàn dân tham gia sự nghiệp đổi mới giáo dục - đào tạo; ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tạo mối liên hệ thường xuyên giữa gia đình và nhà trường trong việc phối hợp giáo dục học sinh. Cùng với đó năm 2017, MTTQ các cấp và các tổ chức thành viên đã phối hợp với chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể tuyên truyền đến cán bộ Đảng viên, giáo viên, nhân viên trong các đơn vị trường học, các khu dân cư về thực hiện Đề án sắp xếp quy mô, mạng lưới trường, lớp đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh, quyết liệt xóa điểm trường lẻ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đảm bảo phổ cập. Kết quả bước đầu khá hiệu quả, có tác động tích cực, tạo sức lan tỏa và sự đồng thuận trong nhân dân. Qui mô mạng lưới trường lớp sau sắp xếp đến đầu năm học 2016-2017: Toàn tỉnh giảm 148 trường, giảm 179 điểm trường, 115 lớp, tăng 6.422 học sinh, tăng 6.068 học sinh bán trú. Đề án đã thực hiện sắp xếp lại 822 người, trong đó CBQL 165 người, giáo viên 345 người.
Xác định rõ phổ cập giáo dục là một trong những mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của địa phương, hằng năm MTTQ các cấp cùng với các tổ chức thành viên, Ban chỉ đạo Phổ cập giáo dục từ cấp tỉnh tới cấp cơ sở thường xuyên chỉ đạo các xã, phường kiểm tra, tuyên truyền và vận động, duy trì tốt số đối tượng trong độ tuổi phổ cập. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục nhằm huy động tối đa nguồn lực đầu tư cho giáo dục; phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường, xã hội, thống nhất các biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.Tuyên truyền vận động các đơn vị giáo dục đẩy mạnh cải tiến phương pháp dạy học, hạn chế học sinh lưu ban, bỏ học ở các khối lớp; tăng cường các hoạt động tập thể nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường, thu hút học sinh đến lớp. Giáo dục tiểu học là bậc học bắt buộc. Giáo dục tiểu học được thực hiện trong 5 năm, từ lớp một đến lớp năm. Tuổi học sinh vào học lớp một là sáu tuổi. Mọi trẻ em bình thường từ 6 đến 14 tuổi đều có quyền và nghĩa vụ học tập để đạt trình độ giáo dục phổ cập bậc tiểu học..Ngoài ra trẻ khuyết tật cũng được hưởng quyền được học tập hòa nhập với các trẻ em bình thường khác trong cùng môi trường học tập ở tiểu học.
Đối với Phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi đến nay: 179/180 đơn vị cấp xã, 9/9 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn PCGDMNTNT, đạt 99,4% (còn xã Tà Si Láng, huyện Trạm Tấu chưa đạt chuẩn).
Đối với Phổ cập GD tiểu học: 174/180 đơn vị cấp xã, 9/9 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn PCGDTH mức độ 3; còn 6 xã đạt chuẩn PCGDTH mức độ 2 (các xã chưa đạt: An Lạc, Tân Lĩnh - Lục Yên; Nậm Có - Mù Cang Chải; Bảo Ái, Phúc An -Yên Bình; Suối Bu - Văn Chấn).
Phổ cập giáo dục THCS: 179/180 đơn vị cấp xã (còn xã Nậm Có huyện Mù Cang Chải), 9/9 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn PCGDTHCS mức độ 1. Trong đó: có 2/9 đơn vị cấp huyện, 146 đơn vị cấp xã đạt mức độ 2 và 35 đơn vị cấp xã đạt mức độ 3.
Xóa mù chữ: 9/9 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn XMC mức độ 1, đạt 100%; có 2/9 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn XMC mức độ 2, đạt 22,22%.
Mạng lưới cơ sở giáo dục nhìn chung được củng cố đầu tư đáp ứng nhu cầu học tập, thực hiện sắp xếp củng cố trường lớp; một số địa phương có cách làm hay sáng tạo trong việc tạo nguồn lực hỗ trợ giáo dục huy động trẻ 3-4 tuổi ra lớp như huyện Văn Yên và huyện Văn chấn.
Công tác vận động, tuyên truyền xây dựng trung tâm học tập cộng đồng, Quỹ khuyến học của MTTQ các cấp ngày càng đa dạng, phong phú. Một số đơn vị có cách làm hay như phong trào nuôi Lợn khuyến học xã Tuy Lộc, thành phố Yên Bái, Hũ gạo khuyến học huyện văn Yên, xã Sơn A, huyện Văn Chấn, góp phần vào việc huy động quỹ mỗi năm từ cấp huyện và cấp xã được trên 10 tỷ đồng. Cùng với đó hiện nay có 180/180 xã, phường, thị trấn đều thành lập Trung tâm học tập cộng đồng, từ đó các thiết chế văn hóa, các phương tiện thông tin đại chúng đã từng bước tham gia cung ứng giáo dục tạo điều kiện cho người dân được học tập thuận lợi.
Trong năm 2017 và 5 tháng đầu năm 2018, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã chi hỗ trợ trẻ em trên địa bàn tỉnh từ nguồn Quỹ “Vì người nghèo” cấp tỉnh và các nguồn khác với tổng số tiền hơn 95 triệu đồng. Trong đó, đã tặng 94 suất học bổng trị giá 37 triệu đồng cho 94 em học sinh nghèo vượt khó học giỏi tại Liên hoan thiếu nhi nghèo vượt khó tỉnh Yên Bái năm 2017 (50 suất, trị giá 15 triệu đồng) và năm 2018 (44 suất, trị giá 22 triệu đồng)...
Năm 2017, phối hợp với Quỹ Thiện Tâm - Tập đoàn Vingroup, Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai “Quỹ Học bổng Vingroup” năm 2017 để hỗ trợ 33 học sinh nghèo vượt khó học giỏi tại 7 huyện, thị, thành phố trên địa bàn tỉnh với mức hỗ trợ 500.000đ/tháng trong 9 tháng của năm học 2017-2018, bắt đầu hỗ trợ từ tháng 9/2017. Năm 2018, tiếp tục phối hợp khảo sát hoàn cảnh gia đình của 39 học sinh nghèo vượt khó học giỏi trên địa bàn 8/9 huyện, thị, thành phố để Quỹ Thiện Tâm xem xét hỗ trợ học bổng.
Sau 5 năm triển khai, quán triệt Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã có nhiều chuyển biến tích cực cả về nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn đã giúp cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên, nhất là đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, giáo viên hiểu sâu, nắm vững những quan điểm, chủ trương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, qua đó, vận dụng trong quá trình quản lý, giảng dạy tại các trường MTTQ các cấp cùng với cấp ủy đã tập trung lãnh, chỉ đạo chặt chẽ việc tổ chức học tập Nghị quyết số 29-NW/TW, từ khâu xây dựng kế hoạch triển khai đến phân công và chỉ đạo các ngành chức năng tham mưu xây dựng chương trình hành động, kế hoạch cụ thể hóa, đảm bảo sát hợp với tình hình thực tế ở địa phương, đơn vị.
Bên cạnh những kết quả đạt được, một số cấp ủy, chính quyền chưa thật sự quan tâm đến công tác đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; xem đổi mới giáo dục là nhiệm vụ chuyên môn của ngành giáo dục; công tác phối hợp giữa các ngành, các cấp, các đoàn thể chính trị- xã hội chưa thật đồng bộ, hiệu quả chưa cao.
Công tác tuyên truyền, phổ biến của các cấp quản lý về chương trình, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển giáo dục và đào tạo ở một số địa phương, đơn vị chưa được quan tâm đúng mức, nên chưa huy động tốt các nguồn lực của xã hội đầu tư cho giáo dục.
Các điều kiện đảm bảo cho phát triển giáo dục còn ở mức thấp: Cơ sở vật chất còn thiếu, phòng học diện tích nhỏ, chưa đạt chuẩn do đó ảnh hưởng đến chất lượng dạy học và đổi mới phương pháp; 9/9 huyện, thị, thành phố chưa đáp ứng được nhu cầu ra lớp của trẻ mầm non.
Khắc phục những hạn chế nêu trên, cấp ủy, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể chính trị, xã hội các cấp cần nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò, tầm quan trọng về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, mỗi cán bộ, đảng viên, đoàn viên và hội viên.
Trên cơ sở những kết quả đạt được, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh đã đề ra một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tiếp theo đó là:
Nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm của các cấp uỷ đảng, chính quyền Mặt trận Tổ quốc các tổ chức thành viên trong tiếp tục quán triệt những nội dung cơ bản của nghị quyết 29-NQ/TW, nhằm tạo sự chuyển biến nhận thức và hành động trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, giáo viên và sự đồng thuận của xã hội trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Chú trọng đổi mới, đa dạng hình thức, phương pháp tuyên truyền, đặc biệt coi trọng việc phổ biến những cách làm hay, điển hình tiên tiến trong thực hiện nghị quyết 29.
Các cấp ủy, chính quyền, ngành giáo dục xác định những công việc cần tập trung thực hiện đến năm 2020, để tạo sự chuyển biến đồng bộ trong thực hiện Nghị quyết.
Tiếp tục phát triển các quỹ học bổng, khuyến học, khuyến tài, giúp học sinh, sinh viên nghèo học giỏi; đẩy mạnh xã hội hóa với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp. Vận động khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để toàn xã hội tham gia phát triển giáo dục. Thực hiện tốt 3 môi trường giáo dục: nhà trường, gia đình và xã hội. Tạo cơ hội cho mọi người, mọi lứa tuổi được học tập thường xuyên, học tập suốt đời, tiến tới một xã hội học tập./.
BAN BIÊN TẬP
Sau khi tiếp thu nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) và thực hiện Chương trình hành động số 70-CTr/TU, ngày 20 tháng 01 năm 2014 của Tỉnh ủy Yên Bái về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (gọi tắt Nghị quyết số 29-NQ/TW). Đảng đoàn chỉ đạo Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ tỉnh Yên Bái tổ chức phổ biến, tuyên truyền sâu rộng nội dung Nghị quyết số 29 của BCH Trung ương và Chương trình hành động số 70 của Tỉnh ủy Yên Bái đến cán bộ, đảng viên, hội viên, đoàn viên, theo đó Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ tỉnh đã hướng dẫn MTTQ các cấp chủ động tham mưu cho cấp Ủy cùng cấp ban hành các văn bản chỉ đạo, phối hợp tổ chức phổ biến, tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 29 khóa XI đến cán bộ Đảng viên, giáo viên, nhân viên trong các đơn vị trường học và tuyên truyền sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân nhằm tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong thực hiện chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Kết quả sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW
Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh phối hợp với các tổ chức thành viên và ngành giáo dục ban hành các chương trình, kế hoạch cụ thể hóa thực hiện nghị quyết và triển khai đồng bộ trong đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và đến 1947 Ban công tác Mặt trận khu dân cư, từ đó tạo sự chuyển biến rõ nét trong công tác đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển giáo dục được đưa vào chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương. Đồng thời MTTQ các cấp và các tổ chức chính trị - xã hội phối hợp với Hội Khuyến học của tỉnh triển khai Đề án “xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012- 2020”. Hiện nay có 180/180 Hội khuyến học xã, phường, thị trấn được củng cố và duy trì hoạt động với 156.078 hội viên đạt tỷ lệ 19,5% dân số toàn tỉnh; 2.623 chi hội thôn, bản, tổ dân phố, trường học; 652 Ban Khuyến học cơ quan, dòng họ, đồng hương.
Nhằm nâng cao hiệu quả trong triển khai tuyên truyền vận động về thực hiện Nghị quyết 29 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, MTTQ Việt Nam các cấp và các tổ chức thành viên đã tích cực, chủ động phối hợp với chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể phát huy tốt vai trò trong công tác tuyên truyền vận động về xây dựng nhân rộng các mô hình học tập; Gia đình học tập; Dòng họ học tập; Cộng đồng học tập; Đơn vị học tập đến các thôn bản, khu dân cư, tổ dân phố, hộ gia đình. Từ đó huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, cùng với đó là gắn xây dựng các mô hình học tập với phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, phong trào xây dựng nông thôn mới, xây dựng đô thị văn minh. Qua tuyên truyền vận động, đến nay có 99.385/194.796 gia đình đăng ký gia đình học tập, trong đó có 92.677 gia đình đạt danh hiệu gia đình học tập; 536/1.133 dòng họ đăng ký dòng họ học tập, số dòng họ đạt danh hiệu dòng họ học tập là 363 dòng họ. 1.291/2.318 thôn, khu dân cư đạt danh hiệu cộng đồng học tập, trong đó số thôn, khu dân cư đạt danh hiệu cộng đồng học tập là 1.130; 26/180 xã, phường, thị trấn đăng ký đạt danh hiệu cộng đồng học tập cấp xã, trong đó có 18 xã đạt. Những năm qua, MTTQ các cấp và các tổ chức thành viên đã đổi mới công tác thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục và đào tạo, thống nhất nhận thức, đồng thời phát động toàn dân tham gia sự nghiệp đổi mới giáo dục - đào tạo; ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tạo mối liên hệ thường xuyên giữa gia đình và nhà trường trong việc phối hợp giáo dục học sinh. Cùng với đó năm 2017, MTTQ các cấp và các tổ chức thành viên đã phối hợp với chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể tuyên truyền đến cán bộ Đảng viên, giáo viên, nhân viên trong các đơn vị trường học, các khu dân cư về thực hiện Đề án sắp xếp quy mô, mạng lưới trường, lớp đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh, quyết liệt xóa điểm trường lẻ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đảm bảo phổ cập. Kết quả bước đầu khá hiệu quả, có tác động tích cực, tạo sức lan tỏa và sự đồng thuận trong nhân dân. Qui mô mạng lưới trường lớp sau sắp xếp đến đầu năm học 2016-2017: Toàn tỉnh giảm 148 trường, giảm 179 điểm trường, 115 lớp, tăng 6.422 học sinh, tăng 6.068 học sinh bán trú. Đề án đã thực hiện sắp xếp lại 822 người, trong đó CBQL 165 người, giáo viên 345 người.
Xác định rõ phổ cập giáo dục là một trong những mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của địa phương, hằng năm MTTQ các cấp cùng với các tổ chức thành viên, Ban chỉ đạo Phổ cập giáo dục từ cấp tỉnh tới cấp cơ sở thường xuyên chỉ đạo các xã, phường kiểm tra, tuyên truyền và vận động, duy trì tốt số đối tượng trong độ tuổi phổ cập. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục nhằm huy động tối đa nguồn lực đầu tư cho giáo dục; phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường, xã hội, thống nhất các biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.Tuyên truyền vận động các đơn vị giáo dục đẩy mạnh cải tiến phương pháp dạy học, hạn chế học sinh lưu ban, bỏ học ở các khối lớp; tăng cường các hoạt động tập thể nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường, thu hút học sinh đến lớp. Giáo dục tiểu học là bậc học bắt buộc. Giáo dục tiểu học được thực hiện trong 5 năm, từ lớp một đến lớp năm. Tuổi học sinh vào học lớp một là sáu tuổi. Mọi trẻ em bình thường từ 6 đến 14 tuổi đều có quyền và nghĩa vụ học tập để đạt trình độ giáo dục phổ cập bậc tiểu học..Ngoài ra trẻ khuyết tật cũng được hưởng quyền được học tập hòa nhập với các trẻ em bình thường khác trong cùng môi trường học tập ở tiểu học.
Đối với Phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi đến nay: 179/180 đơn vị cấp xã, 9/9 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn PCGDMNTNT, đạt 99,4% (còn xã Tà Si Láng, huyện Trạm Tấu chưa đạt chuẩn).
Đối với Phổ cập GD tiểu học: 174/180 đơn vị cấp xã, 9/9 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn PCGDTH mức độ 3; còn 6 xã đạt chuẩn PCGDTH mức độ 2 (các xã chưa đạt: An Lạc, Tân Lĩnh - Lục Yên; Nậm Có - Mù Cang Chải; Bảo Ái, Phúc An -Yên Bình; Suối Bu - Văn Chấn).
Phổ cập giáo dục THCS: 179/180 đơn vị cấp xã (còn xã Nậm Có huyện Mù Cang Chải), 9/9 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn PCGDTHCS mức độ 1. Trong đó: có 2/9 đơn vị cấp huyện, 146 đơn vị cấp xã đạt mức độ 2 và 35 đơn vị cấp xã đạt mức độ 3.
Xóa mù chữ: 9/9 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn XMC mức độ 1, đạt 100%; có 2/9 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn XMC mức độ 2, đạt 22,22%.
Mạng lưới cơ sở giáo dục nhìn chung được củng cố đầu tư đáp ứng nhu cầu học tập, thực hiện sắp xếp củng cố trường lớp; một số địa phương có cách làm hay sáng tạo trong việc tạo nguồn lực hỗ trợ giáo dục huy động trẻ 3-4 tuổi ra lớp như huyện Văn Yên và huyện Văn chấn.
Công tác vận động, tuyên truyền xây dựng trung tâm học tập cộng đồng, Quỹ khuyến học của MTTQ các cấp ngày càng đa dạng, phong phú. Một số đơn vị có cách làm hay như phong trào nuôi Lợn khuyến học xã Tuy Lộc, thành phố Yên Bái, Hũ gạo khuyến học huyện văn Yên, xã Sơn A, huyện Văn Chấn, góp phần vào việc huy động quỹ mỗi năm từ cấp huyện và cấp xã được trên 10 tỷ đồng. Cùng với đó hiện nay có 180/180 xã, phường, thị trấn đều thành lập Trung tâm học tập cộng đồng, từ đó các thiết chế văn hóa, các phương tiện thông tin đại chúng đã từng bước tham gia cung ứng giáo dục tạo điều kiện cho người dân được học tập thuận lợi.
Trong năm 2017 và 5 tháng đầu năm 2018, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã chi hỗ trợ trẻ em trên địa bàn tỉnh từ nguồn Quỹ “Vì người nghèo” cấp tỉnh và các nguồn khác với tổng số tiền hơn 95 triệu đồng. Trong đó, đã tặng 94 suất học bổng trị giá 37 triệu đồng cho 94 em học sinh nghèo vượt khó học giỏi tại Liên hoan thiếu nhi nghèo vượt khó tỉnh Yên Bái năm 2017 (50 suất, trị giá 15 triệu đồng) và năm 2018 (44 suất, trị giá 22 triệu đồng)...
Năm 2017, phối hợp với Quỹ Thiện Tâm - Tập đoàn Vingroup, Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai “Quỹ Học bổng Vingroup” năm 2017 để hỗ trợ 33 học sinh nghèo vượt khó học giỏi tại 7 huyện, thị, thành phố trên địa bàn tỉnh với mức hỗ trợ 500.000đ/tháng trong 9 tháng của năm học 2017-2018, bắt đầu hỗ trợ từ tháng 9/2017. Năm 2018, tiếp tục phối hợp khảo sát hoàn cảnh gia đình của 39 học sinh nghèo vượt khó học giỏi trên địa bàn 8/9 huyện, thị, thành phố để Quỹ Thiện Tâm xem xét hỗ trợ học bổng.
Sau 5 năm triển khai, quán triệt Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã có nhiều chuyển biến tích cực cả về nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn đã giúp cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên, nhất là đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, giáo viên hiểu sâu, nắm vững những quan điểm, chủ trương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, qua đó, vận dụng trong quá trình quản lý, giảng dạy tại các trường MTTQ các cấp cùng với cấp ủy đã tập trung lãnh, chỉ đạo chặt chẽ việc tổ chức học tập Nghị quyết số 29-NW/TW, từ khâu xây dựng kế hoạch triển khai đến phân công và chỉ đạo các ngành chức năng tham mưu xây dựng chương trình hành động, kế hoạch cụ thể hóa, đảm bảo sát hợp với tình hình thực tế ở địa phương, đơn vị.
Bên cạnh những kết quả đạt được, một số cấp ủy, chính quyền chưa thật sự quan tâm đến công tác đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; xem đổi mới giáo dục là nhiệm vụ chuyên môn của ngành giáo dục; công tác phối hợp giữa các ngành, các cấp, các đoàn thể chính trị- xã hội chưa thật đồng bộ, hiệu quả chưa cao.
Công tác tuyên truyền, phổ biến của các cấp quản lý về chương trình, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển giáo dục và đào tạo ở một số địa phương, đơn vị chưa được quan tâm đúng mức, nên chưa huy động tốt các nguồn lực của xã hội đầu tư cho giáo dục.
Các điều kiện đảm bảo cho phát triển giáo dục còn ở mức thấp: Cơ sở vật chất còn thiếu, phòng học diện tích nhỏ, chưa đạt chuẩn do đó ảnh hưởng đến chất lượng dạy học và đổi mới phương pháp; 9/9 huyện, thị, thành phố chưa đáp ứng được nhu cầu ra lớp của trẻ mầm non.
Khắc phục những hạn chế nêu trên, cấp ủy, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể chính trị, xã hội các cấp cần nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò, tầm quan trọng về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, mỗi cán bộ, đảng viên, đoàn viên và hội viên.
Trên cơ sở những kết quả đạt được, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh đã đề ra một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tiếp theo đó là:
Nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm của các cấp uỷ đảng, chính quyền Mặt trận Tổ quốc các tổ chức thành viên trong tiếp tục quán triệt những nội dung cơ bản của nghị quyết 29-NQ/TW, nhằm tạo sự chuyển biến nhận thức và hành động trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, giáo viên và sự đồng thuận của xã hội trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Chú trọng đổi mới, đa dạng hình thức, phương pháp tuyên truyền, đặc biệt coi trọng việc phổ biến những cách làm hay, điển hình tiên tiến trong thực hiện nghị quyết 29.
Các cấp ủy, chính quyền, ngành giáo dục xác định những công việc cần tập trung thực hiện đến năm 2020, để tạo sự chuyển biến đồng bộ trong thực hiện Nghị quyết.
Tiếp tục phát triển các quỹ học bổng, khuyến học, khuyến tài, giúp học sinh, sinh viên nghèo học giỏi; đẩy mạnh xã hội hóa với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp. Vận động khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để toàn xã hội tham gia phát triển giáo dục. Thực hiện tốt 3 môi trường giáo dục: nhà trường, gia đình và xã hội. Tạo cơ hội cho mọi người, mọi lứa tuổi được học tập thường xuyên, học tập suốt đời, tiến tới một xã hội học tập./.