Về dự Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam huyện Văn Chấn, nhiệm kỳ 2019 - 2024, mỗi đại biểu đều có tâm tư, kỳ vọng của bản thân và cộng đồng, với mong muốn củng cố, phát triển khối đại đoàn kết các dân tộc trong tỉnh.
Đại biểu Phạm Xuân Hịnh, Chủ tịch MTTQ xã Tân Thịnh
MTTQ xã Tân Thịnh với công tác tuyên truyền vận động cán bộ và nhân dân, tham gia, học tâp, thực hiện Nghị Quyết Trung uơng 4 (khóa XII), và Chỉ thị số 05 của Bộ chính trị.
Đại biểu Phạm Xuân Hịnh, Chủ tịch MTTQ xã Tân Thịnh
Tân Thịnh là xã cửa ngõ của Huyện Văn Chấn với diện tích tự nhiên là 2.994,17 ha có 7 dân tộc anh em cùng chung sống với 1.725 hộ 6.245 khẩu, có đường quốc lộ 37 chạy qua dài 6 km, nghề nghiệp chính của nhân dân là cấy lúa, cây chè, cây ăn quả và có 20% các hộ kinh doanh buôn bán nhỏ.
5 năm qua, MTTQ xã Tân Thịnh phối hợp với các tổ chức đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng đến 100% cán bộ công chức, viên chức, các tổ chức chính trị xã hội tham gia học tập Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hóa trong nội bộ và Chỉ thị số 05 của Bộ chính trị về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, qua tuyên truyền đã thu hút có 14/14 đơn vị thôn bản tham gia học tập; 45 cuộc họp với 5.215 lượt người tham gia, có 80% số nhân dân tham gia. Thông qua việc học tập, quán triệt giúp cán bộ và nhân dân nhận thức sâu sắc về tình hình, nguyên nhân, nhận diện những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, tự diễn biến tự chuyển hóa. Đồng thời nâng cao ý thức, tạo sự thống nhất trong toàn Đảng, toàn dân về mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp trong Nghị quyết trên cơ sở từng thôn bản, khu dân cư, tổ chức Đảng, mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức sâu sắc, trách nhiệm và tự giác gương mẫu thực hiện nghị quyết với quyết tâm chính trị cao của cả hệ thống chính trị từ xã đến cơ sở,
Thời gian tới, phát huy vai trò Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội và của nhân dân xã Tân Thịnh tiếp tục nêu cao ý thức trách nhiệm của cán bộ và nhân dân vận dụng liên hệ vào thực tiễn, nội dung hình thức phù hợp với các đối tượng, coi trọng công tác kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc tổ chức học tập, tổ chức tuyên truyền Nghị quyết ở cơ sở và chi bộ, thôn bản. Kiên quyết khắc phục những biểu hiện qua loa, hình thức không nghiêm túc trong quán triệt Nghị quyết, học tập chuyên đề.
Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh
Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” đã được MTTQ Việt Nam xã Hạnh Sơn chú trọng thực hiện, chủ động đề xuất với Đảng ủy ban hành các văn bản chỉ đạo triển khai sâu rộng trên địa bàn. MTTQ xã phối hợp với chính quyền, các tổ chức thành viên vận động các tầng lớp nhân dân thi đua lao động, sản xuất, chuyển dịch cơ cấu sản xuất, nâng cao thu nhập, xóa đói, giảm nghèo. Qua đó, xuất hiện các mô hình kinh tế mới... Đặc biệt, trong chương trình xây dựng nông thôn mới, xã Hạnh Sơn đã huy động được 100 hộ gia đình tự nguyện hiến đất làm đường NTM được 11,500m nhân dân đóng góp tiền và ngày công lao động xây dựng được 23 công trình với số tiền 4.560.000.000đ. Đến nay, 100% số hộ đều có nhà tiêu, chuồng trại nhốt gia súc hợp vệ sinh; Tỷ lệ hộ nghèo của xã hiện nay còn 148 hộ.
Để nâng cao chất lượng cuộc vận động, tôi cho rằng, MTTQ các cấp cần phát huy tốt hơn nữa vai trò nòng cốt trong công tác phối hợp, thực hiện tuyên truyền vận động nhân dân; đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động cả bề rộng và chiều sâu; lựa chọn điểm chỉ đạo tạo đột phá và thường xuyên sâu sát, nắm tình hình tư tưởng, nguyện vọng của nhân dân để phản ánh đến các cơ quan chức năng, chính quyền có giải pháp giải quyết, tháo gỡ...
Mặt trận Tổ quốc Suối Giàng trong công tác tuyên tryền vận động nhân dân thực hiện nếp sống mới trong “việc cưới, việc tang, lễ hội; không tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và sinh con thứ 3 trở lên”
Đại biểu Sùng A Thào, Chủ tịch MTTQ xã Suối Giàng
Suối Giàng là một xã vùng cao của huyện Văn Chấn, toàn xã có: 7 thôn, bản; 724 hộ, 3.468 khẩu, 98% là dân tộc Mông, 2% là các dân tộc khác. Do trình độ dân trí có hạn. Đời sống của bà con nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp; tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Tuy nhiêm trong những năm qua nhân dân luôn tin tưởng và chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, luôn phát huy truyền thống đoàn kết, giúp đỡ nhau trong cuộc sống; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Mông. Do đã làm tốt công tác tuyên truyền vận động đến nay, các đám cưới trên địa bàn xã đều tổ chức theo nếp sống mới như: Không cướp dâu, không thách cưới cao, chỉ mang tính chất duy trì bản sắc truyền thống; không có kết hôn cận huyết thống; không có hiện tượng em trai chồng kế chị dâu; không tảo hôn; tổ chức đám cưới chỉ trong 01 ngày; xóa bỏ các thủ tục rườm rà, lạc hậu, ép rượu...Việc đổi mới một bước về tập quán trong việc ma chay, việc cưới hỏi, đã góp phần nâng cao chất lượng xây dựng gia đình văn hóa, xây dựng làng bản văn hóa, nâng cao chất lượng các phong trào, cuộc vận “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” và mục tiêu Quốc gia về “Xây dựng nông thôn mới”; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương.
MTTQ xã Nghĩa Tâm với công tác Giám sát và phản biện xã hội
Công tác giám sát và phản biện xã hội là một trong những chức năng quan trọng của MTTQ và các đoàn thể chính trị xã hội theo Quyết định 217, 218 của Bộ chính trị, là một hoạt động mới, một lĩnh vực công tác mà MTTQ các cấp chưa có nhiều kinh nghiệm. Nhưng những năm qua MTTQ các cấp và các tổ chức chính trị xã hội đã triển khai thực hiện có hiệu quả vai trò giám sát và phản biện xã hội, góp phần phát huy dân chủ, đẩy mạnh công tác tham gia xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh.
Hàng năm MTTQ xã và các đoàn thể chính trị xã hội đều xây dựng kế hoạch giám sát và tổ chức thực hiện với các hình thức giám sát theo quy định. Đồng thời phối hợp với HĐND tổ chức giám sát theo Nghị quyết của HĐND xã, trong đó đã tập trung giám sát trên các lĩnh vực kinh tế, xây dựng cơ bản như: phối hợp với HĐND tổ chức giám sát các các chương trình xã hội hóa của 3 nhà trường trên địa bàn, 4 cuộc giám sát các khoản thu, chi tài chính của các thôn bản hàng năm. 6 cuộc giám sát các chương trình, dự án hỗ trợ sản xuất tại các thôn vùng 135, 5 cuộc giám sát dự án cây con giống trên địa bàn. Chỉ đạo ban giám sát đầu tư cộng đồng cùng Ban thanh tran nhân dân, giám sát và vận động nhân dân cùng tham gia giám sát các công trình xây cơ sở hạ tầng trên địa bàn xã như: 10 cuộc giám sát các chương trình làm đường giao thông nông thôn, 3 cuộc giám sát xây dựng nhà văn hóa, 2 cuộc xây dựng trường học …ngoài ra Ban thanh tra nhân dân xã luôn được quan tâm để hoạt động đúng với chức năng, nhiệm vụ trong việc giám sát thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, giám sát đạo đức, lối sống của cán bộ công chức, những người được nhân dân bầu…. MTTQ tiếp tục thực hiện nhiệm vụ giám sát thường xuyên tại các hội nghị tiếp xúc cử tri, các kỳ họp của HĐND xã. Các buổi đối thoại của cấp ủy, chính quyền với đại biểu cử tri, từ đó đã kịp thời tham mưu với Đảng ủy, phối hợp với chính quyền trong việc xử lý các vấn đề phát sinh ngay tại cơ sở, không để sảy ra các vấn đề phức tạp, không có đơn thư vượt cấp góp phần quan trọng để xã Nghĩa Tâm được UBND tỉnh công nhận là xã nông thôn mới năm 2017.
Đối với công tác phản biện xã hội, UBMTTQ phối hợp với các tổ chức thành viên thực hiện phản biện xã hội đối với các đề án sáp nhập thôn bản theo NQ 18 của BCH TW Đảng và NQ 09 của HĐND tỉnh. QĐ 2707 của UBND tỉnh nhiều ý kiến phản biện xã hội thành kênh thông tin quan trọng cần thiết giúp cho cấp ủy chính quyền quyết định phù hợp với nguyện vọng chính đáng của nhân dân trong việc sát nhập thôn cho phù hợp với vị trí địa lý và bố trí sắp xếp đội ngũ cán bộ cho phù hợp với vùng miền sau khi sáp nhập thôn bản. Có thể nói công tác giám sát và phản biện xã hội đã phát huy tính dân chủ, đảm bảo quyền và lợi ích của nhân dân, góp phần xây dựng đảng, xây dựng chính quyền vững mạnh, đồng thời củng cố xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân đã đạt kết quả quan trọng tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội. Đảng bộ xã vinh dự 5 liên tục đạt trong sạch vững mạnh và được tỉnh tặng bằng khen.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được vẫn còn khó khăn vướng mắc, tồn tại hạn chế nhất định trong quá trình tổ chức, triển khai. Công tác phản biện xã hội đây là nhiệm vụ mới và khó. Trước đó chưa có mô hình thực hiện cụ thể để áp dụng học tập vì vậy chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và nhận thức của từng cá nhân cùng với đó kinh phí cũng là một yếu tố khiến cho việc triển khai giám sát và phản biện xã hội còn hạn chế. Chính vì vậy tôi xin đề xuất cần có quy định rõ hơn trong chương trình giám sát và phản biện xã hội, hỗ trợ kinh phí cho hoạt động để chương trình giám sát ngày càng hiệu quả hơn./.
Công tác phối hợp của Hội Nông dân huyện với vai trò là tổ chức thành viên trong công tác tư vấn, hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất.
Đại biểu Phan Nguyên Hà, Chủ tịch Hội nông dân huyện
Trong nhiệm kỳ qua, với sự nỗ lực cố gắng của các thành viên Ủy ban MTTQ và nông dân trong toàn huyện đã góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Các phong trào, cuộc vận động có vai trò quan trọng trong thi đua lao động sản xuất, thực hành tiết kiệm, ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi, nâng cao năng xuất, chất lượng, góp phần làm chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng vật nuôi, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh trên địa bàn huyện.
Sản xuất nông, lâm nghiệp trong những năm qua đạt được kết quả khá toàn diện. Diện tích gieo cấy đều vượt kế hoạch, nhiều cây trồng, vật nuôi được khẳng định và được nông dân đưa vào sản xuất phù hợp với trình độ canh tác, điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, góp phần tăng thu nhập, tăng giá trị trên một đơn vị canh tác. Các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, các giải pháp ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và điều chỉnh cơ cấu nội ngành được thực hiện có hiệu quả. Tập trung đầu tư phát triển sản xuất một số loại nông sản chủ lực, có thế mạnh như: trồng lúa năng suất, chất lượng cao, giống lúa đặc sản; chè shan; cây ăn quả có múi. Đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất, liên kết hợp tác có hiệu quả trong sản xuất nông lâm nghiệp, phát triển chăn nuôi đại gia súc với mức thu nhập từ 500 triệu đến 1 tỷ đồng trong một năm. Như hộ ông Trần Ngọc Bích, Nguyễn Văn Nghị, Vũ Như In - xã Thượng Bằng La; Nguyễn Văn Long - xã Nghĩa Tâm; Nguyễn Văn Đường TTNT Trần Phú. Từ phong trào thi đua lao động sản xuất, kinh doanh giỏi đã phát huy tinh thần đoàn kết, tương trợ giúp nhau xóa đói giảm nghèo.Đời sống nông dân ngày càng cải thiện, thu nhập bình quân đầu người hằng năm tăng, tỷ lệ hộ nghèo giảm. Từ những thực tế và kết quả đạt được tôi xin đề xuất một số giải pháp trong nhiệm kỳ tới như sau:
Thứ nhất, huyện Văn Chấn có tỷ trọng sản xuất nông nghiệp lớn đòi hỏi nông sản của huyện phải đáp ứng yêu cầu ngày cao của người tiêu dùng về chất lượng, số lượng, thương hiệu và an toàn thực phẩm. Người nông dân cần được trang bị kiến thức về sản xuất, bảo quản sản phẩm, kinh doanh. Chính vì vậy,các thành viên MTTQ cùng với các ban, ngành và cơ sở đào tạo cần tổ chức nhiều lớp tập huấn, hướng dẫn, chuyển giao kiến thức kỹ thuật, tư vấn lựa chọn sử dụng các sản phẩm về vật tư nông nghiệp; giới thiệu cung ứng giống, phân bón trực tiếp cho người dân, giúp nông dân chủ động đầu tư vào sản xuất. Bên cạnh đó, hỗ trợ về vốn, trang thiết bị kỹ thuật trong sản xuất.
Hai là, cần phải làm tốt việc liên kết. Tăng cường sự phối hợp giữa các thành viên MTTQ về tuyên truyền, vận động, tập hợp các tầng lớp nhân dân đoàn kết, tạo sự đồng thuận cao trong sản xuất, kinh doanh. Thành lập các nhóm, các tổ hợp tác, câu lạc bộ, hợp tác xã cùng sản xuất, kinh doanh, cung ứng sản phẩm ra thị trường với số lượng lớn, chất lượng, an toàn, tạo điều kiện thuận lợi thu hút các tổ chức, doanh nghiệp thu mua sản phẩm.
Ba là, đề nghị các ban ngành từ tỉnh đến huyện tiếp tục cung cấp thông tin về thị trường nông sản cho nông dân chính xác, kịp thời. Giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông sản, xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu cho nông sản Văn Chấn. Tiếp tục có cơ chế ưu đãi hơn trong việc thu hút các nhà đầu tư xây dựng nhà máy chế biến nông sản tại huyện, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, liên kết tạo được sản xuất nông sản theo chuỗi giá trị.
Bốn là, MTTQ và các thành viên từ huyện đến cơ sở tăng cường các hoạt động phối hợp để thực hiện thắng lợi các chương trình công tác của Mặt trận với vai trò là tổ chức thành viên trong công tác vận động nông dân tích cực phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, góp phần đưa huyện Văn Chấn phát triển nhanh, bền vững./.
BAN BIÊN TẬP
Về dự Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam huyện Văn Chấn, nhiệm kỳ 2019 - 2024, mỗi đại biểu đều có tâm tư, kỳ vọng của bản thân và cộng đồng, với mong muốn củng cố, phát triển khối đại đoàn kết các dân tộc trong tỉnh.MTTQ xã Tân Thịnh với công tác tuyên truyền vận động cán bộ và nhân dân, tham gia, học tâp, thực hiện Nghị Quyết Trung uơng 4 (khóa XII), và Chỉ thị số 05 của Bộ chính trị.
Đại biểu Phạm Xuân Hịnh, Chủ tịch MTTQ xã Tân Thịnh
Tân Thịnh là xã cửa ngõ của Huyện Văn Chấn với diện tích tự nhiên là 2.994,17 ha có 7 dân tộc anh em cùng chung sống với 1.725 hộ 6.245 khẩu, có đường quốc lộ 37 chạy qua dài 6 km, nghề nghiệp chính của nhân dân là cấy lúa, cây chè, cây ăn quả và có 20% các hộ kinh doanh buôn bán nhỏ.
5 năm qua, MTTQ xã Tân Thịnh phối hợp với các tổ chức đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng đến 100% cán bộ công chức, viên chức, các tổ chức chính trị xã hội tham gia học tập Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hóa trong nội bộ và Chỉ thị số 05 của Bộ chính trị về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, qua tuyên truyền đã thu hút có 14/14 đơn vị thôn bản tham gia học tập; 45 cuộc họp với 5.215 lượt người tham gia, có 80% số nhân dân tham gia. Thông qua việc học tập, quán triệt giúp cán bộ và nhân dân nhận thức sâu sắc về tình hình, nguyên nhân, nhận diện những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, tự diễn biến tự chuyển hóa. Đồng thời nâng cao ý thức, tạo sự thống nhất trong toàn Đảng, toàn dân về mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp trong Nghị quyết trên cơ sở từng thôn bản, khu dân cư, tổ chức Đảng, mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức sâu sắc, trách nhiệm và tự giác gương mẫu thực hiện nghị quyết với quyết tâm chính trị cao của cả hệ thống chính trị từ xã đến cơ sở,
Thời gian tới, phát huy vai trò Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội và của nhân dân xã Tân Thịnh tiếp tục nêu cao ý thức trách nhiệm của cán bộ và nhân dân vận dụng liên hệ vào thực tiễn, nội dung hình thức phù hợp với các đối tượng, coi trọng công tác kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc tổ chức học tập, tổ chức tuyên truyền Nghị quyết ở cơ sở và chi bộ, thôn bản. Kiên quyết khắc phục những biểu hiện qua loa, hình thức không nghiêm túc trong quán triệt Nghị quyết, học tập chuyên đề.
Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh
Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” đã được MTTQ Việt Nam xã Hạnh Sơn chú trọng thực hiện, chủ động đề xuất với Đảng ủy ban hành các văn bản chỉ đạo triển khai sâu rộng trên địa bàn. MTTQ xã phối hợp với chính quyền, các tổ chức thành viên vận động các tầng lớp nhân dân thi đua lao động, sản xuất, chuyển dịch cơ cấu sản xuất, nâng cao thu nhập, xóa đói, giảm nghèo. Qua đó, xuất hiện các mô hình kinh tế mới... Đặc biệt, trong chương trình xây dựng nông thôn mới, xã Hạnh Sơn đã huy động được 100 hộ gia đình tự nguyện hiến đất làm đường NTM được 11,500m nhân dân đóng góp tiền và ngày công lao động xây dựng được 23 công trình với số tiền 4.560.000.000đ. Đến nay, 100% số hộ đều có nhà tiêu, chuồng trại nhốt gia súc hợp vệ sinh; Tỷ lệ hộ nghèo của xã hiện nay còn 148 hộ.
Để nâng cao chất lượng cuộc vận động, tôi cho rằng, MTTQ các cấp cần phát huy tốt hơn nữa vai trò nòng cốt trong công tác phối hợp, thực hiện tuyên truyền vận động nhân dân; đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động cả bề rộng và chiều sâu; lựa chọn điểm chỉ đạo tạo đột phá và thường xuyên sâu sát, nắm tình hình tư tưởng, nguyện vọng của nhân dân để phản ánh đến các cơ quan chức năng, chính quyền có giải pháp giải quyết, tháo gỡ...
Mặt trận Tổ quốc Suối Giàng trong công tác tuyên tryền vận động nhân dân thực hiện nếp sống mới trong “việc cưới, việc tang, lễ hội; không tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và sinh con thứ 3 trở lên”
Đại biểu Sùng A Thào, Chủ tịch MTTQ xã Suối Giàng
Đại biểu Sùng A Thào, Chủ tịch MTTQ xã Suối Giàng
Suối Giàng là một xã vùng cao của huyện Văn Chấn, toàn xã có: 7 thôn, bản; 724 hộ, 3.468 khẩu, 98% là dân tộc Mông, 2% là các dân tộc khác. Do trình độ dân trí có hạn. Đời sống của bà con nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp; tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Tuy nhiêm trong những năm qua nhân dân luôn tin tưởng và chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, luôn phát huy truyền thống đoàn kết, giúp đỡ nhau trong cuộc sống; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Mông. Do đã làm tốt công tác tuyên truyền vận động đến nay, các đám cưới trên địa bàn xã đều tổ chức theo nếp sống mới như: Không cướp dâu, không thách cưới cao, chỉ mang tính chất duy trì bản sắc truyền thống; không có kết hôn cận huyết thống; không có hiện tượng em trai chồng kế chị dâu; không tảo hôn; tổ chức đám cưới chỉ trong 01 ngày; xóa bỏ các thủ tục rườm rà, lạc hậu, ép rượu...Việc đổi mới một bước về tập quán trong việc ma chay, việc cưới hỏi, đã góp phần nâng cao chất lượng xây dựng gia đình văn hóa, xây dựng làng bản văn hóa, nâng cao chất lượng các phong trào, cuộc vận “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” và mục tiêu Quốc gia về “Xây dựng nông thôn mới”; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương.
MTTQ xã Nghĩa Tâm với công tác Giám sát và phản biện xã hội
Công tác giám sát và phản biện xã hội là một trong những chức năng quan trọng của MTTQ và các đoàn thể chính trị xã hội theo Quyết định 217, 218 của Bộ chính trị, là một hoạt động mới, một lĩnh vực công tác mà MTTQ các cấp chưa có nhiều kinh nghiệm. Nhưng những năm qua MTTQ các cấp và các tổ chức chính trị xã hội đã triển khai thực hiện có hiệu quả vai trò giám sát và phản biện xã hội, góp phần phát huy dân chủ, đẩy mạnh công tác tham gia xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh.
Hàng năm MTTQ xã và các đoàn thể chính trị xã hội đều xây dựng kế hoạch giám sát và tổ chức thực hiện với các hình thức giám sát theo quy định. Đồng thời phối hợp với HĐND tổ chức giám sát theo Nghị quyết của HĐND xã, trong đó đã tập trung giám sát trên các lĩnh vực kinh tế, xây dựng cơ bản như: phối hợp với HĐND tổ chức giám sát các các chương trình xã hội hóa của 3 nhà trường trên địa bàn, 4 cuộc giám sát các khoản thu, chi tài chính của các thôn bản hàng năm. 6 cuộc giám sát các chương trình, dự án hỗ trợ sản xuất tại các thôn vùng 135, 5 cuộc giám sát dự án cây con giống trên địa bàn. Chỉ đạo ban giám sát đầu tư cộng đồng cùng Ban thanh tran nhân dân, giám sát và vận động nhân dân cùng tham gia giám sát các công trình xây cơ sở hạ tầng trên địa bàn xã như: 10 cuộc giám sát các chương trình làm đường giao thông nông thôn, 3 cuộc giám sát xây dựng nhà văn hóa, 2 cuộc xây dựng trường học …ngoài ra Ban thanh tra nhân dân xã luôn được quan tâm để hoạt động đúng với chức năng, nhiệm vụ trong việc giám sát thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, giám sát đạo đức, lối sống của cán bộ công chức, những người được nhân dân bầu…. MTTQ tiếp tục thực hiện nhiệm vụ giám sát thường xuyên tại các hội nghị tiếp xúc cử tri, các kỳ họp của HĐND xã. Các buổi đối thoại của cấp ủy, chính quyền với đại biểu cử tri, từ đó đã kịp thời tham mưu với Đảng ủy, phối hợp với chính quyền trong việc xử lý các vấn đề phát sinh ngay tại cơ sở, không để sảy ra các vấn đề phức tạp, không có đơn thư vượt cấp góp phần quan trọng để xã Nghĩa Tâm được UBND tỉnh công nhận là xã nông thôn mới năm 2017.
Đối với công tác phản biện xã hội, UBMTTQ phối hợp với các tổ chức thành viên thực hiện phản biện xã hội đối với các đề án sáp nhập thôn bản theo NQ 18 của BCH TW Đảng và NQ 09 của HĐND tỉnh. QĐ 2707 của UBND tỉnh nhiều ý kiến phản biện xã hội thành kênh thông tin quan trọng cần thiết giúp cho cấp ủy chính quyền quyết định phù hợp với nguyện vọng chính đáng của nhân dân trong việc sát nhập thôn cho phù hợp với vị trí địa lý và bố trí sắp xếp đội ngũ cán bộ cho phù hợp với vùng miền sau khi sáp nhập thôn bản. Có thể nói công tác giám sát và phản biện xã hội đã phát huy tính dân chủ, đảm bảo quyền và lợi ích của nhân dân, góp phần xây dựng đảng, xây dựng chính quyền vững mạnh, đồng thời củng cố xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân đã đạt kết quả quan trọng tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội. Đảng bộ xã vinh dự 5 liên tục đạt trong sạch vững mạnh và được tỉnh tặng bằng khen.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được vẫn còn khó khăn vướng mắc, tồn tại hạn chế nhất định trong quá trình tổ chức, triển khai. Công tác phản biện xã hội đây là nhiệm vụ mới và khó. Trước đó chưa có mô hình thực hiện cụ thể để áp dụng học tập vì vậy chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và nhận thức của từng cá nhân cùng với đó kinh phí cũng là một yếu tố khiến cho việc triển khai giám sát và phản biện xã hội còn hạn chế. Chính vì vậy tôi xin đề xuất cần có quy định rõ hơn trong chương trình giám sát và phản biện xã hội, hỗ trợ kinh phí cho hoạt động để chương trình giám sát ngày càng hiệu quả hơn./.
Công tác phối hợp của Hội Nông dân huyện với vai trò là tổ chức thành viên trong công tác tư vấn, hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất.
Đại biểu Phan Nguyên Hà, Chủ tịch Hội nông dân huyện
Trong nhiệm kỳ qua, với sự nỗ lực cố gắng của các thành viên Ủy ban MTTQ và nông dân trong toàn huyện đã góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Các phong trào, cuộc vận động có vai trò quan trọng trong thi đua lao động sản xuất, thực hành tiết kiệm, ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi, nâng cao năng xuất, chất lượng, góp phần làm chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng vật nuôi, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh trên địa bàn huyện.
Sản xuất nông, lâm nghiệp trong những năm qua đạt được kết quả khá toàn diện. Diện tích gieo cấy đều vượt kế hoạch, nhiều cây trồng, vật nuôi được khẳng định và được nông dân đưa vào sản xuất phù hợp với trình độ canh tác, điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, góp phần tăng thu nhập, tăng giá trị trên một đơn vị canh tác. Các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, các giải pháp ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và điều chỉnh cơ cấu nội ngành được thực hiện có hiệu quả. Tập trung đầu tư phát triển sản xuất một số loại nông sản chủ lực, có thế mạnh như: trồng lúa năng suất, chất lượng cao, giống lúa đặc sản; chè shan; cây ăn quả có múi. Đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất, liên kết hợp tác có hiệu quả trong sản xuất nông lâm nghiệp, phát triển chăn nuôi đại gia súc với mức thu nhập từ 500 triệu đến 1 tỷ đồng trong một năm. Như hộ ông Trần Ngọc Bích, Nguyễn Văn Nghị, Vũ Như In - xã Thượng Bằng La; Nguyễn Văn Long - xã Nghĩa Tâm; Nguyễn Văn Đường TTNT Trần Phú. Từ phong trào thi đua lao động sản xuất, kinh doanh giỏi đã phát huy tinh thần đoàn kết, tương trợ giúp nhau xóa đói giảm nghèo.Đời sống nông dân ngày càng cải thiện, thu nhập bình quân đầu người hằng năm tăng, tỷ lệ hộ nghèo giảm. Từ những thực tế và kết quả đạt được tôi xin đề xuất một số giải pháp trong nhiệm kỳ tới như sau:
Thứ nhất, huyện Văn Chấn có tỷ trọng sản xuất nông nghiệp lớn đòi hỏi nông sản của huyện phải đáp ứng yêu cầu ngày cao của người tiêu dùng về chất lượng, số lượng, thương hiệu và an toàn thực phẩm. Người nông dân cần được trang bị kiến thức về sản xuất, bảo quản sản phẩm, kinh doanh. Chính vì vậy,các thành viên MTTQ cùng với các ban, ngành và cơ sở đào tạo cần tổ chức nhiều lớp tập huấn, hướng dẫn, chuyển giao kiến thức kỹ thuật, tư vấn lựa chọn sử dụng các sản phẩm về vật tư nông nghiệp; giới thiệu cung ứng giống, phân bón trực tiếp cho người dân, giúp nông dân chủ động đầu tư vào sản xuất. Bên cạnh đó, hỗ trợ về vốn, trang thiết bị kỹ thuật trong sản xuất.
Hai là, cần phải làm tốt việc liên kết. Tăng cường sự phối hợp giữa các thành viên MTTQ về tuyên truyền, vận động, tập hợp các tầng lớp nhân dân đoàn kết, tạo sự đồng thuận cao trong sản xuất, kinh doanh. Thành lập các nhóm, các tổ hợp tác, câu lạc bộ, hợp tác xã cùng sản xuất, kinh doanh, cung ứng sản phẩm ra thị trường với số lượng lớn, chất lượng, an toàn, tạo điều kiện thuận lợi thu hút các tổ chức, doanh nghiệp thu mua sản phẩm.
Ba là, đề nghị các ban ngành từ tỉnh đến huyện tiếp tục cung cấp thông tin về thị trường nông sản cho nông dân chính xác, kịp thời. Giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông sản, xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu cho nông sản Văn Chấn. Tiếp tục có cơ chế ưu đãi hơn trong việc thu hút các nhà đầu tư xây dựng nhà máy chế biến nông sản tại huyện, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, liên kết tạo được sản xuất nông sản theo chuỗi giá trị.
Bốn là, MTTQ và các thành viên từ huyện đến cơ sở tăng cường các hoạt động phối hợp để thực hiện thắng lợi các chương trình công tác của Mặt trận với vai trò là tổ chức thành viên trong công tác vận động nông dân tích cực phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, góp phần đưa huyện Văn Chấn phát triển nhanh, bền vững./.