Tin Hoạt động >> Xây dựng Đảng, chính quyền

MTTQ các cấp: sau 15 năm thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2020

28/06/2019 11:03:54 Xem cỡ chữ Google
Ngay sau khi Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 01/7/2004 của Bộ Chính trị được ban hành, Đảng đoàn đã chỉ đạo Chi bộ cơ quan MTTQ tỉnh bám sát các nội dung Nghị quyết và căn cứ chức năng, nhiệm vụ đã tổ chức phổ biến, tuyên truyền sâu rộng nội dung Nghị quyết số 37 đến cán bộ, đảng viên nhằm nâng cao nhận thức và tầm quan trọng của việc phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Mô hình nuôi gà phát triển kinh tế tại huyện Trấn Yên

Những năm qua, Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ tỉnh đã phối hợp với các tổ chức thành viên hướng dẫn MTTQ và các tổ chức thành viên cùng cấp chủ động tham mưu cho cấp Ủy ban hành các văn bản chỉ đạo, phối hợp tổ chức phổ biến, tuyên truyền Nghị quyết số 37 -NQ/TW của Bộ Chính trị; Chương trình hành động của Tỉnh ủy Yên Bái gắn với tình hình thực tế tại địa phương, tạo sự thống nhất về tư tưởng và hành động trong cán bộ Đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh, trong đó, tập trung tuyên truyền về vị trí, vai trò của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ và các chủ trương, đường lối của Đảng về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh vùng trung du và miền núi Bắc bộ - địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của cả nước; có vai trò quyết định đối với môi trường sinh thái của cả vùng Bắc bộ; có tiềm năng, lợi thế về nông, lâm nghiệp, thủy điện, khoáng sản, du lịch…; là vùng có đồng bào nhiều dân tộc sinh sống gắn bó lâu đời, mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng, song đều có chung truyền thống yêu nước, đoàn kết, đấu tranh cách mạng kiên cường chống ngoại xâm… Xây dựng vùng trung du và miền núi Bắc bộ vững mạnh toàn diện vừa là yêu cầu, vừa là nguyện vọng của đồng bào các dân tộc trong vùng, vừa là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh lâu dài của đất nước.

Cùng với chủ trương chung của Đảng, Nhà nước và của tỉnh về công tác xoá đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng và thực hiện các chính sách hỗ trợ hộ gia đình nghèo; trong những năm qua MTTQ các cấp đã phối hợp vận động nhân dân đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, ổn định cuộc sống; các phong trào thi đua xoá đói, giảm nghèo đã được triển khai sâu rộng thông qua hoạt động của MTTQ, các tổ chức thành viên từ tỉnh đến cơ sở. Trong đó, trọng tâm là phối hợp tổ chức hướng dẫn ứng dụng khoa học kỹ thuật mới; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng vụ; thường xuyên trao đổi những kinh nghiệm sản xuất, xây dựng mô hình phát triển kinh tế hộ. Tổ chức giúp nhau về giống, vốn, vật tư nông nghiệp, ngày công lao động trị giá mỗi năm trên 20 tỷ đồng. Tranh thủ nguồn vốn đầu tư của các chương trình, dự án hỗ trợ xây dựng hàng ngàn mô hình phát triển kinh tế; nhận uỷ thác với Ngân hàng Chính sách Xã hội cho hội viên, đoàn viên vay vốn phát triển sản xuất với tổng số tiền trên 1.900 tỷ đồng điển hình như: Hội Liên hiệp Phụ nữ nhận uỷ thác gần 700 tỷ đồng; Hội Cựu chiến Binh trên 350 tỷ đồng; Hội Nông dân gần 600 tỷ đồng; Tỉnh Đoàn thanh niên trên 200 tỷ đồng…Thông qua cuộc vận động, đã động viên nhân dân hăng hái tham gia phát triển sản xuất, kinh doanh, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và chế biến, nhân dân còn giúp nhau vốn, vật tư, cây, con giống, kinh nghiệm sản xuất và ngày công lao động để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, đời sống từng bước được cải thiện. Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ tỉnh hướng dẫn Uỷ ban MTTQ cấp huyện, thị xã, thành phố duy trì và xây dựng gần trên 50 mô hình điểm về phát triển kinh tế hộ gia đình, giảm nghèo bền vững ở tổ dân phố, thôn, bản, khu dân cư. Vận động nhân dân các huyện vùng cao trồng mới, bảo vệ tài nguyên rừng, xóa bỏ cây thuốc phiện, tập quán canh tác lạc hậu; phát triển sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa, mở rộng các loại hình dịch vụ góp phần đưa nền kinh tế của địa phương có bước phát triển quan trọng, tăng trưởng kinh tế năm sau cao hơn năm trước, số hộ nghèo giảm trên 4% mỗi năm; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân từng bước được cải thiện. Hàng năm Uỷ ban MTTQ các cấp tỉnh Yên Bái đã phối hợp đẩy mạnh cuộc vận động “Ngày vì người nghèo” nay là vận động “Quỹ vì người nghèo” với các nội dung vận động đa dạng hoá như tổ chức Chương trình "Nối vòng tay lớn", Lễ phát động chung tay vì người nghèo. Qua 15 năm, tổng nguồn Quỹ vận động được gần 100 tỷ đồng, từ nguồn Quỹ vận động được đã hỗ trợ sửa chữa và làm trên 15 nghìn ngôi nhà, hỗ trợ hộ nghèo phát triển sản xuất, học sinh nghèo vượt khó, hỗ trợ đột xuất cho gần 25.667 lượt người nghèo, hộ nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Cùng với việc giúp đỡ nhau phát triển sản xuất nâng cao đời sống, nhân dân còn tích cực tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng, cứng hoá mặt đường giao thông nông thôn. MTTQ các xã, phường, thị trấn, Ban công tác Mặt trận thôn, bản, khu dân cư vận động nhân dân hiến trên 300 nghìn M2 đất, 215.988.000 ngày công lao động, 2.948 tỷ đồng để làm đường giao thông nông thôn, mương máng thủy lợi, các công trình phúc lợi, đóng góp trên 3 tỷ đồng xây dựng nhà văn hóa. Đã tham gia đóng góp làm được gần 70 công trình cơ sở hạ tầng nông thôn, thực hiện kiên cố hóa mở đường giao thông nông thôn trong giai đoạn (2011-2015) 900 km, với tổng số vốn đầu tư 469 tỷ đồng, trong đó, vốn Nhà nước hỗ trợ 271 tỷ đồng, vốn nhân dân đóng góp và của các tổ chức cá nhân là 198 tỷ đồng làm đường giao thông nông thôn, nhà văn hóa điển hình như; thôn Đồng Trạng, Đồng ghềnh, xã Báo Đáp; thôn Khe Ngay, xã Bảo Hưng; thôn 6, xã Việt Thành, huyện Trấn Yên; bản Trống Tông xã La Pán Tẩn, bản Púng Luông, xã Púng Luông, huyện Mù Cang Chải; thôn Tân Thành xã Đại Phác, thôn Cầu Dài, xã Yên Hưng, huyện Văn Yên; xã Tuy Lộc, thành phố Yên Bái.

Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư" nay là Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” gắn với các phong trào thi đua yêu nước khác tiếp tục được đổi mới về nội dung, phương thức, triển khai phù hợp với từng địa phương. Tính hết năm 2018 toàn tỉnh Kết quả: Toàn tỉnh có 1.167/1873 KDC đạt tiêu chuẩn KDC văn hóa (đạt 62,30%); có 158.266/208.245 hộ gia đình đạt chuẩn văn hoá (đạt 76%); có 1.313/2.263 làng, bản, tổ dân phố đạt chuẩn văn hóa (đạt 58%); 1.066/1.332 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa (đạt 80%). Thông qua triển khai CVĐ, Đề án, MTTQ và các tổ chức thành viên các cấp trong tỉnh đã góp phần tích cực tham gia xây dựng NTM, ĐTVM. Đến nay đã có  52/157 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, đạt tỷ lệ trên 30%;  duy trì 02 mô hình cấp tỉnh về tham gia xây dựng đô thị văn minh, 46 mô hình điểm cấp tỉnh về tham gia xây dựng nông thôn mới. Kết quả bước đầu các mô hình hoạt động khá hiệu quả, có tác động tích cực, tạo sức lan tỏa và sự đồng thuận trong nhân dân góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của tỉnh.

Cùng với đó, MTTQ và các tổ chức thành viên ở các cơ sở vùng nông thôn đẩy mạnh vận động nông dân tham gia các tổ hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới; hỗ trợ tổ chức liên kết giữa các hợp tác xã và hộ nông dân với doanh nghiệp để phát triển các chuỗi liên kết có sức cạnh tranh và hiệu quả; phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại; phát huy nghề truyền thống của địa phương; tích cực chuyển đổi cơ cấu sản xuất để không ngừng nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế. Năm 2016, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã phối hợp với Liên minh Hợp tác xã tỉnh Yên Bái lựa chọn, giới thiệu với Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam 03 Hợp tác xã kiểu mới điển hình của tỉnh Yên Bái để đưa vào cuốn sách “Những Hợp tác xã kiểu mới điển hình giai đoạn 2014-2016”. Bên cạnh đó, MTTQ các cấp phối hợp với các tổ chức thành viên vận động đoàn viên, hội viên, nhân dân duy trì và phát triển nghề thủ công truyền thống như: Sản xuất tranh bằng đá quý, dệt thổ cẩm, đan rọ tôm, làm miến... Thành lập tổ cung ứng dịch vụ sản xuất nông nghiệp, dịch vụ làm hàng thủ công... Tiêu biểu như: mô hình tổ thêu thổ cẩm của phụ nữ dân tộc Mông xã Chế Cu Nha huyện Mù Cang Chải từ 20 thành viên nay đã có 35 thành viên, thu nhập bình quân 3 triệu đồng/thành viên./tháng...

Đặc biệt từ năm 2019, thực hiện Chương trình hành động số 144-Ctr/TU ngày 15/02/2019 của Tỉnh ủy Yên Bái về thực hiện Kết luận số 37-KL/TW ngày 17/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII và nghị quyết Hội nghị lần thứ 22 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Yên Bái về thực hiện nhiệm vụ chính trị của tỉnh năm 2019, MTTQ các cấp trong tỉnh đã chủ trì triển khai thành lập mới 10 tổ hợp tác. Phấn đấu hết năm 2019 MTTQ và các tổ chức thành viên các cấp sẽ thành lập mới  trên 40 HTX, 230 tổ hợp tác và chuyển đổi 10 hợp tác xã thành HTX kiểu mẫu.  

Thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ 4 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về đổi mới tổ chức kiện toàn bộ máy các cơ quan Đảng, định hướng đổi mới kiện toàn bộ máy các cơ quan Nhà nước, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội, các cấp ủy đã thường quan tâm củng cố kiện toàn tổ chức bộ máy MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội theo hướng nâng cao chất lượng cán bộ, tiến hành sắp xếp bố trí cán bộ có trình độ chuyên môn, năng lực tuyên truyền, vận động nhân dân, phẩm chất chính trị đưa về công tác tại các cơ quan Mặt trận và đoàn thể. Lựa chọn nhân sự bầu vào các chức danh lãnh đạo theo nhiệm kỳ đại hội của MTTQ, các đoàn thể  chính trị - xã hội các cấp đảm bảo tiêu chuẩn ngày càng cao; quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyện môn cho cán bộ. Đến nay, hầu hết cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh, cấp huyện của MTTQ, các đoàn thể chính - xã hội đều có trình độ từ đại học trở lên; cấp xã có trình độ sơ cấp trở lên. Bên cạnh đó, MTTQ các cấp và các tổ chức thành viên khắc phục những khó khăn, hạn chế trong Nghị quyết 37 và Kết luận 62-KL/TW luôn làm tốt vai trò nòng cốt trong phát huy dân chủ, năng lực trí tuệ, ý thức trách nhiệm công dân trong các tầng lớp nhân dân; nhất là trong việc tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và vận động Nhân dân hưởng ứng phong trào “xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; phản biện, nâng cao chất lượng các đề án, quy hoạch, kế hoạch, các chương trình kinh tế - xã hội của địa phương các văn bản của Đảng, Nhà nước nhằm phát huy tính dân chủ trong các lĩnh vực hoạt động của xã hội. Việc tổ chức phản biện với nhiều hình thức như: tổ chức hội nghị, tổ chức tham gia đóng góp ý kiến bằng hình thức gửi văn bản lấy ý kiến tham gia đối với trên 600 dự thảo; đã gần 16.851 ý kiến tham gia, phản ánh. Qua công tác phản biện, đã có nhiều ý kiến quan trọng đề xuất với tỉnh và Trung ương kịp thời điều chỉnh, bổ sung các dự thảo phù hợp với tình hình thực tiễn; đồng thời phát huy dân chủ trong việc tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật.

Tích cực tham gia, góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền theo tinh thần Quyết định số 218-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị. Trong 5 năm thực hiện Quyết định số 218-QĐ/TW đã tổ chức tham gia góp ý kiến vào 19 dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt là các văn bản liên quan đến quyền và lợi ích của đông đảo nhân dân; có tổng số 66.253 ý kiến tham gia, góp ý xây dựng Đảng và xây dựng chính quyền; tổ chức góp ý cho 168 đồng chí là ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ cấp huyện, thủ trưởng các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp; 1.454 ý kiến góp ý cho cán bộ, đảng viên.

Sau 15 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 37 của Bộ Chính trị và các chính sách, chương trình, dự án đầu tư liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Trung du miền núi Bắc bộ nói chung, tỉnh Yên Bái nói riêng,  MTTQ Việt Nam các cấp tỉnh Yên Bái và các tổ chức thành viên đã phát huy có hiệu quả vai trò trong việc tuyên truyền, phổ biến Nghị quyết số 37 của Bộ Chính trị đã có nhiều đổi mới, khởi sắc; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân nói chung, đời sống văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Yên Bái được cải thiện rõ rệt, có bước chuyển biến quan trọng.

Trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết số 37, MTTQ Việt Nam các cấp tỉnh Yên Bái và các tổ chức thành viên đã bám sát chức năng, nhiệm vụ và chủ động phối hợp với các ngành, triển khai các giải pháp thực hiện Nghị quyết số 37 gắn với các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến phát triển vùng. Nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái có truyền thống yêu nước, đoàn kết, luôn ủng hộ những chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, có ý chí, quyết tâm xây dựng đời sống mới, xóa đói, giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng./.

Bài, ảnh: Mai Hiên

Các bài khác

Xem thêm »

15oC

Thấp nhất 13°C, cao nhất 17°C. Trời nhiều mây, . Áp suất không khí hPa.
Độ ẩm trung bình %. Tốc độ gió km/h