Bảo hiểm y tế (BHYT) là một trong những chính sách an sinh xã hội (ASXH) quan trọng, mang tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc, thể hiện sự tương thân tương ái, chia sẻ rủi ro giữa người khỏe với người ốm, giữa người trẻ với người già, giữa người có thu nhập cao với người có thu nhập thấp. Đồng thời thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước nhằm hướng tới công bằng trong chăm sóc sức khỏe (CSSK), góp phần đảm bảo ASXH cho mọi người dân. Công tác tuyên truyền về BHYT có một tầm quan trọng đặc biệt trong quá trình thực hiện chính sách này. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra mục đích của tuyên truyền là làm cho “dân biết, dân hiểu, dân tin và dân làm theo. Qua 10 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới, MTTQ các cấp đã đổi mới công tác tuyên truyền và đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Công tác tuyên truyền bảo hiểm y tế trong tình hình mới được lồng ghép trong các Hội nghị của Mặt trận.
Sau khi tiếp thu Chỉ thị số 38-CT/TW ngày 07/9/2009 của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”. Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ tỉnh Yên Bái đã tổ chức phổ biến, tuyên truyền sâu rộng nội dung Chỉ thị số 38-CT/TW của Ban Bí thư đến cán bộ, đảng viên, hội viên, đoàn viên nhằm nâng cao nhận thức và tầm quan trọng của việc “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”. Đồng thời, Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ tỉnh đã hướng dẫn MTTQ các cấp chủ động tham mưu cho cấp Ủy cùng cấp ban hành các văn bản chỉ đạo, phối hợp tổ chức phổ biến, tuyên truyền Chỉ thị số 38-CT/TW ngày 07/9/2009 của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới” gắn với tình hình thực tế tại địa phương, tạo sự thống nhất về tư tưởng và hành động trong cán bộ Đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh.….nội dung tuyên truyền tập trung vào các nội dung trọng tâm của Chỉ thị và phổ biến pháp luật về bảo hiểm y tế; chính sách BHYT, về quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia BHYT để vận động toàn dân tham gia bảo hiểm y tế.
Thông qua nhiều hình thức vận động, tuyên truyền, số người được tiếp cận thông tin về chính sách BHYT ngày càng nhiều làm cho mọi người hiểu rõ tính ưu việt, vai trò, vị trí quan trọng của chính sách BHYT trong thực hiện an sinh xã hội. Bước đầu, một bộ phận nhân dân ở vùng nông thôn, vùng sâu , người lao động làm việc trong các thành phần kinh tế tư nhân đã tiếp cận được với các dịch vụ khám, chữa bệnh BHYT. Công tác phối hợp trong triển khai, tổ chức thực hiện chính sách BHYT được MTTQ các cấp chủ động phối hợp với các sở, ngành, đoàn thể chính trị trong tỉnh tuyên truyền chính sách pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; phối hợp với ngành Bưu điện mở 900 hội nghị khách hàng tại các điểm thu để tuyên truyền, vận động đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thu hút 40.000 lượt người dân tham dự Hội nghị và sau hội nghị vận động hàng nghìn người dân tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Đồng thời MTTQ các cấp phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp tỉnh, cấp huyện mở hội nghị tuyên truyền đến hội viên phụ nữ cơ sở nắm được chính sách hỗ trợ khi tham gia bảo hiểm xã hội, nhất là bảo hiểm xã hội tự nguyện đến tận thôn, bản nhằm đảm bảo quyền về an sinh xã hội cho người dân địa phương. Lắp đặt 02 cụm Pano và gần 2.000 băng rôn tuyên truyền về BHXH, BHYT, BH thất nghiệp; in và phát hành trên 500.000 tờ gấp tuyên truyền về BHYT học sinh, sinh viên, BHYT hộ gia đình, những điều cần biết về BHXH bắt buộc, những điều cần biết về BHXH tự nguyện.
Cùng với đó, nhằm nâng cao sức khỏe và khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu của người cao tuổi; đáp ứng đầy đủ nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi tại gia đình, cộng đồng và trong cơ sở chăm sóc sức khỏe tập trung, MTTQ Việt Nam các cấp cùng với các Tổ chức thành viên phối hợp với các trung tâm, các trạm y tế lập danh sách theo dõi, khám chữa bệnh cho trên 20 nghìn lượt người cao tuổi, cấp thẻ Bảo hiểm y tế cho gần 60 nghìn lượt người cao tuổi, nhờ vậy đã giúp người cao tuổi đỡ khó khăn hơn khi ốm đau. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với các Ban, ngành, đoàn thể triển khai chương trình hành động về công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân, hướng dẫn khu dân cư phối hợp thực hiện chăm sóc sức khoẻ vị thành niên, thông qua việc xây dựng trung tâm tư vấn sức khoẻ, câu lạc bộ tiền hôn nhân, gia đình trẻ; gia đình hạnh phúc…của các tổ chức Hội, Đoàn thể. Tổ chức đăng ký xây dựng “gia đình văn hoá”, “Làng văn hoá”, “khu phố văn hoá” và “khu dân cư tiên tiến” trong đó quan tâm các tiêu chí “Gia đình sức khoẻ”, “Làng sức khoẻ” của Bộ Y tế. Các cơ sở khám chữa bệnh được quan tâm đầu tư cả về cở vật chất và trang thiết bị, công tác y tế dự phòng được đẩy mạnh, công tác giám sát và phòng chống dịch bệnh được triển khai có hiệu quả. Phối hợp vận động thực hiện chương trình chuẩn quốc gia y tế, xây dựng và duy trì 148 xã chuẩn quốc gia y tế; tiếp tục xây dựng xã đạt chuẩn mới theo kế hoạch của Ban chỉ đạo tỉnh, thông qua đó làm tốt công tác tuyên truyền vận động Hội viên, Đoàn viên, lực lượng thanh niên tích cực tham gia thực hiện. Đồng thời, tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền về DS-KHHGĐ, vận động các già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng, các chức sắc tôn giáo tích cực tham gia công tác DS-KHHGĐ nhằm giảm tỷ lệ dân số theo kế hoạch, mục tiêu của tỉnh đề ra. Phối hợp tổ chức lồng ghép tuyên truyền vận động nhân dân, các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ thực hiện chính sách DS-KHHGĐ; xây dựng, nhân diện các mô hình câu lạc bộ gia đình hạnh phúc; lồng ghép tổ chức tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân, hưởng ứng và thực hiện chiến dịch “Tăng cường truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ SKSS- KHHGĐ đến vùng đông dân, vùng có mức sinh cao,vùng khó khăn” trên địa bàn toàn tỉnh. Triển khai thực hiện duy trì mô hình “Khu dân cư thực hiện tốt chính sách DS-KHHGĐ” tại thôn 6, xã Tân Đồng, huyện Trấn Yên. Trong những năm qua BCĐ mô hình đã thành lập được câu lạc bộ không sinh con thứ 3, thường xuyên phối hợp công tác tuyên truyền, vận động, tập huấn các biện pháp trái thai cho các đối tượng trong độ tuổi sinh đẻ, các cặp vợ chồng đã có 2 con, tập huấn kỹ năng về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho chị em trong thôn, góp phần tỷ lệ giảm sinh hàng năm đạt 0,3%. Công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em được quan tâm, nhất là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, tỷ lệ trẻ em 5 tuổi suy dinh dưỡng còn 19%, giảm 3% so với năm 2010.
Tính đến hết năm 2018, toàn tỉnh Yên Bái có trên 56.366 người tham gia bảo hiểm xã hội, trong đó 3.044 người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, chiếm 5,4% tổng số người tham gia bảo hiểm xã hội. Ngoài ra, 42.252 người đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp, 787.370 người tham gia bảo hiểm y tế (bao gồm cả đối tượng thân nhân quân đội), đạt tỷ lệ bao phủ 96% dân số.
Thông qua việc thực hiện tốt chính sách BHYT nhằm đảm bảo nâng cao sức khỏe cho nhân dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và bảo đảm an sinh xã hội cho người lao động và đồng bào các dân tộc trong tỉnh Yên Bái./.
Mai Hiên
Bảo hiểm y tế (BHYT) là một trong những chính sách an sinh xã hội (ASXH) quan trọng, mang tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc, thể hiện sự tương thân tương ái, chia sẻ rủi ro giữa người khỏe với người ốm, giữa người trẻ với người già, giữa người có thu nhập cao với người có thu nhập thấp. Đồng thời thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước nhằm hướng tới công bằng trong chăm sóc sức khỏe (CSSK), góp phần đảm bảo ASXH cho mọi người dân. Công tác tuyên truyền về BHYT có một tầm quan trọng đặc biệt trong quá trình thực hiện chính sách này. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra mục đích của tuyên truyền là làm cho “dân biết, dân hiểu, dân tin và dân làm theo. Qua 10 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới, MTTQ các cấp đã đổi mới công tác tuyên truyền và đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận.Sau khi tiếp thu Chỉ thị số 38-CT/TW ngày 07/9/2009 của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”. Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ tỉnh Yên Bái đã tổ chức phổ biến, tuyên truyền sâu rộng nội dung Chỉ thị số 38-CT/TW của Ban Bí thư đến cán bộ, đảng viên, hội viên, đoàn viên nhằm nâng cao nhận thức và tầm quan trọng của việc “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”. Đồng thời, Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ tỉnh đã hướng dẫn MTTQ các cấp chủ động tham mưu cho cấp Ủy cùng cấp ban hành các văn bản chỉ đạo, phối hợp tổ chức phổ biến, tuyên truyền Chỉ thị số 38-CT/TW ngày 07/9/2009 của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới” gắn với tình hình thực tế tại địa phương, tạo sự thống nhất về tư tưởng và hành động trong cán bộ Đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh.….nội dung tuyên truyền tập trung vào các nội dung trọng tâm của Chỉ thị và phổ biến pháp luật về bảo hiểm y tế; chính sách BHYT, về quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia BHYT để vận động toàn dân tham gia bảo hiểm y tế.
Thông qua nhiều hình thức vận động, tuyên truyền, số người được tiếp cận thông tin về chính sách BHYT ngày càng nhiều làm cho mọi người hiểu rõ tính ưu việt, vai trò, vị trí quan trọng của chính sách BHYT trong thực hiện an sinh xã hội. Bước đầu, một bộ phận nhân dân ở vùng nông thôn, vùng sâu , người lao động làm việc trong các thành phần kinh tế tư nhân đã tiếp cận được với các dịch vụ khám, chữa bệnh BHYT. Công tác phối hợp trong triển khai, tổ chức thực hiện chính sách BHYT được MTTQ các cấp chủ động phối hợp với các sở, ngành, đoàn thể chính trị trong tỉnh tuyên truyền chính sách pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; phối hợp với ngành Bưu điện mở 900 hội nghị khách hàng tại các điểm thu để tuyên truyền, vận động đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thu hút 40.000 lượt người dân tham dự Hội nghị và sau hội nghị vận động hàng nghìn người dân tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Đồng thời MTTQ các cấp phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp tỉnh, cấp huyện mở hội nghị tuyên truyền đến hội viên phụ nữ cơ sở nắm được chính sách hỗ trợ khi tham gia bảo hiểm xã hội, nhất là bảo hiểm xã hội tự nguyện đến tận thôn, bản nhằm đảm bảo quyền về an sinh xã hội cho người dân địa phương. Lắp đặt 02 cụm Pano và gần 2.000 băng rôn tuyên truyền về BHXH, BHYT, BH thất nghiệp; in và phát hành trên 500.000 tờ gấp tuyên truyền về BHYT học sinh, sinh viên, BHYT hộ gia đình, những điều cần biết về BHXH bắt buộc, những điều cần biết về BHXH tự nguyện.
Cùng với đó, nhằm nâng cao sức khỏe và khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu của người cao tuổi; đáp ứng đầy đủ nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi tại gia đình, cộng đồng và trong cơ sở chăm sóc sức khỏe tập trung, MTTQ Việt Nam các cấp cùng với các Tổ chức thành viên phối hợp với các trung tâm, các trạm y tế lập danh sách theo dõi, khám chữa bệnh cho trên 20 nghìn lượt người cao tuổi, cấp thẻ Bảo hiểm y tế cho gần 60 nghìn lượt người cao tuổi, nhờ vậy đã giúp người cao tuổi đỡ khó khăn hơn khi ốm đau. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với các Ban, ngành, đoàn thể triển khai chương trình hành động về công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân, hướng dẫn khu dân cư phối hợp thực hiện chăm sóc sức khoẻ vị thành niên, thông qua việc xây dựng trung tâm tư vấn sức khoẻ, câu lạc bộ tiền hôn nhân, gia đình trẻ; gia đình hạnh phúc…của các tổ chức Hội, Đoàn thể. Tổ chức đăng ký xây dựng “gia đình văn hoá”, “Làng văn hoá”, “khu phố văn hoá” và “khu dân cư tiên tiến” trong đó quan tâm các tiêu chí “Gia đình sức khoẻ”, “Làng sức khoẻ” của Bộ Y tế. Các cơ sở khám chữa bệnh được quan tâm đầu tư cả về cở vật chất và trang thiết bị, công tác y tế dự phòng được đẩy mạnh, công tác giám sát và phòng chống dịch bệnh được triển khai có hiệu quả. Phối hợp vận động thực hiện chương trình chuẩn quốc gia y tế, xây dựng và duy trì 148 xã chuẩn quốc gia y tế; tiếp tục xây dựng xã đạt chuẩn mới theo kế hoạch của Ban chỉ đạo tỉnh, thông qua đó làm tốt công tác tuyên truyền vận động Hội viên, Đoàn viên, lực lượng thanh niên tích cực tham gia thực hiện. Đồng thời, tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền về DS-KHHGĐ, vận động các già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng, các chức sắc tôn giáo tích cực tham gia công tác DS-KHHGĐ nhằm giảm tỷ lệ dân số theo kế hoạch, mục tiêu của tỉnh đề ra. Phối hợp tổ chức lồng ghép tuyên truyền vận động nhân dân, các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ thực hiện chính sách DS-KHHGĐ; xây dựng, nhân diện các mô hình câu lạc bộ gia đình hạnh phúc; lồng ghép tổ chức tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân, hưởng ứng và thực hiện chiến dịch “Tăng cường truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ SKSS- KHHGĐ đến vùng đông dân, vùng có mức sinh cao,vùng khó khăn” trên địa bàn toàn tỉnh. Triển khai thực hiện duy trì mô hình “Khu dân cư thực hiện tốt chính sách DS-KHHGĐ” tại thôn 6, xã Tân Đồng, huyện Trấn Yên. Trong những năm qua BCĐ mô hình đã thành lập được câu lạc bộ không sinh con thứ 3, thường xuyên phối hợp công tác tuyên truyền, vận động, tập huấn các biện pháp trái thai cho các đối tượng trong độ tuổi sinh đẻ, các cặp vợ chồng đã có 2 con, tập huấn kỹ năng về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho chị em trong thôn, góp phần tỷ lệ giảm sinh hàng năm đạt 0,3%. Công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em được quan tâm, nhất là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, tỷ lệ trẻ em 5 tuổi suy dinh dưỡng còn 19%, giảm 3% so với năm 2010.
Tính đến hết năm 2018, toàn tỉnh Yên Bái có trên 56.366 người tham gia bảo hiểm xã hội, trong đó 3.044 người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, chiếm 5,4% tổng số người tham gia bảo hiểm xã hội. Ngoài ra, 42.252 người đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp, 787.370 người tham gia bảo hiểm y tế (bao gồm cả đối tượng thân nhân quân đội), đạt tỷ lệ bao phủ 96% dân số.
Thông qua việc thực hiện tốt chính sách BHYT nhằm đảm bảo nâng cao sức khỏe cho nhân dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và bảo đảm an sinh xã hội cho người lao động và đồng bào các dân tộc trong tỉnh Yên Bái./.