Sáng 22/1, tại Hà Nội, UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến Tập huấn công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Dự và chủ trì Hội nghị có ông Trần Thanh Mẫn, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Trưởng Ban Chỉ đạo Hội đồng bầu cử UBTƯ MTTQ Việt Nam; ông Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký UBTƯ MTTQ Việt Nam; các Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam: Trương Thị Ngọc Ánh, Ngô Sách Thực, Nguyễn Hữu Dũng cùng hơn 8.500 đại biểu tại 64 điểm cầu trên cả nước.
Quang cảnh Hội nghị tại điểm cầu thành phố Yên Bái
Tham dự Hội nghị tại điểm cầu Yên Bái có trên 240 đại biểu tại 9 điểm cầu, thành phần gồm đại diện Ban Thường trực MTTQ tỉnh, các tổ chức chính trị xã hội tỉnh; Ban Thường trực MTTQ các huyện, thị, thành phố và Chủ tịch MTTQ các xã, phường, thị trấn trong tỉnh.
Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh. Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 là sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, là dịp để cử tri phát huy quyền và nghĩa vụ của công dân, lựa chọn, bầu ra những người tiêu biểu, xứng đáng trong cơ quan quyền lực Nhà nước ở Trung ương và địa phương.
Đồng chí cho biết, đến thời điểm này, Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam đã ban hành các văn bản liên quan nhằm đảm bảo quy trình hiệp thương, giới thiệu người ứng cử và Thông tri của Ban Thường trực hướng dẫn giám sát cuộc bầu cử. “Trên cơ sở nhiệm vụ được giao, Mặt trận các cấp cần quyết tâm hoàn thành tốt các nhiệm vụ đảm bảo đúng tiến độ, yêu cầu có chất lượng, góp phần vào thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026”.
Tại Hội nghị, Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trương Thị Ngọc Ánh đã quán triệt việc thực hiện các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam triển khai công tác bầu cử đại biểu quốc hội khóa XV và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Theo đó, đến thời điểm này, đã có 17 văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam ban hành liên quan đến công tác bầu cử. Đây là hệ thống văn bản hết sức cơ bản, quan trọng, xuyên suốt trong quá trình bầu cử. Vai trò, quyền, trách nhiệm của Mặt trận các cấp thể hiện rất rõ trong từng văn bản và cũng là trọn vẹn, xuyên suốt cả quá trình.
Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Nguyễn Hữu Dũng trình bày “Hướng dẫn quy trình hiệp thương, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026”. Theo đó, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam sẽ tổ chức Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất vào ngày 4/2/2021. Hội nghị hiệp thương lần thứ 2 xong trước ngày 19/3/2021 và Hiệp thương lần thứ 3 xong trước ngày 18/4/2021.
Cụ thể, quy trình hiệp thương, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026 tập trung vào 5 bước:
Bước một: Tổ chức Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất để thoả thuận về cơ cấu, thành phần, số lượng người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND được thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 03/2 đến ngày 17/2/2021.
Bước hai: Cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND được thực hiện thời gian từ ngày 24/2/2021 đến ngày 11/3/2021.
Bước ba: Tổ chức Hội nghị hiệp thương lần thứ hai để thoả thuận lập danh sách sơ bộ những người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND được thực hiện trong thời gian từ ngày 15/3/2021 đến ngày 19/3/2021.
Bước bốn: Tổ chức Hội nghị lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND được thực hiện thời gian từ ngày 21/3/2021 đến ngày 13/4/2021.
Bước năm: Tổ chức Hội nghị hiệp thương lần thứ ba để lựa chọn, lập danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND được tổ chức thời gian từ ngày 14/ 4/2021 đến ngày 18/4/ 2021.
Trình bày chuyên đề về “Tổ chức các hội nghị cử tri và công tác kiểm tra, giám sát công tác bầu cử của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam”, Phó Chủ tịch Ngô Sách Thực lưu ý, trong quá trình triển khai thực hiện, nếu phát hiện những việc làm chưa đúng quy định, hành vi vi phạm pháp luật, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp phải thông tin, phản ánh, kiến nghị kịp thời đến các cơ quan có thẩm quyền để xem xét giải quyết, khắc phục ngay, không tự ý xử lý những vấn đề không thuộc thẩm quyền và chức năng của cơ quan MTTQ Việt Nam các cấp.
Phó Chủ tịch Ngô Sách Thực đề nghị Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng kế hoạch chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai kiểm tra, giám sát. Kết thúc cuộc bầu cử, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổng hợp báo cáo tình hình, kết quả hoạt động kiểm tra, giám sát công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 gửi về Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam Việt Nam trước ngày 10/6/2021.
Phát biểu bế mạc tại Hội nghị, Chủ tịch Trần Thanh Mẫn ghi nhận và đánh giá cao sự tham gia của đại biểu tại các điểm cầu, đặc biệt là các ý kiến trao đổi, thảo luận đề cập tới những vấn đề phát sinh từ thực tiễn và sự chủ động vào cuộc của Mặt trận từ Trung ương tới địa phương khi triển khai các văn bản liên quan tới công tác bầu cử.
Đồng chí đề nghị Mặt trận các cấp cần tổ chức triển khai đảm bảo thực chất, khách quan và có chất lượng. Mặt trận các địa phương cần khẩn trương và chủ động chuẩn bị các nội dung liên quan để hội nghị hoàn thành đúng tiến độ đề ra. Hội nghị hiệp thương lần thứ hai xong trước ngày 19/3/2021 và Hiệp thương lần thứ ba xong trước ngày 18/4/2021.
“Đặc biệt, chậm nhất là đến 17h00 ngày 14/3/2021, người ứng cử phải hoàn thành việc nộp hồ sơ ứng cử. Việc tổ chức Hội nghị lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri nơi cư trú, nơi công tác được diễn ra từ ngày 21/3 đến ngày 13/4/2021. Chậm nhất là ngày 13/4/2021 phải hoàn thành việc xác minh và trả lời các vụ việc cử tri nêu đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp. Ngày 24/4/2021, phải gửi danh sách người ứng cử tới Hội đồng bầu cử quốc gia và ngày 28/4/2021, Hội đồng bầu cử quốc gia công bố danh sách chính thức ứng cử để ngày 23/5/2021 diễn ra bầu cử toàn quốc đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.”
Chủ tịch Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, việc tham gia công tác bầu cử là nhiệm vụ trọng tâm số một của hệ thống Mặt trận từ Trung ương đến địa phương. Trong khoảng thời gian cao điểm này, nhiệm vụ của Mặt trận các cấp vừa tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động vừa phải thực hiện kiểm tra giám sát./.
Đoàn Nga
Sáng 22/1, tại Hà Nội, UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến Tập huấn công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Dự và chủ trì Hội nghị có ông Trần Thanh Mẫn, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Trưởng Ban Chỉ đạo Hội đồng bầu cử UBTƯ MTTQ Việt Nam; ông Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký UBTƯ MTTQ Việt Nam; các Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam: Trương Thị Ngọc Ánh, Ngô Sách Thực, Nguyễn Hữu Dũng cùng hơn 8.500 đại biểu tại 64 điểm cầu trên cả nước.
Tham dự Hội nghị tại điểm cầu Yên Bái có trên 240 đại biểu tại 9 điểm cầu, thành phần gồm đại diện Ban Thường trực MTTQ tỉnh, các tổ chức chính trị xã hội tỉnh; Ban Thường trực MTTQ các huyện, thị, thành phố và Chủ tịch MTTQ các xã, phường, thị trấn trong tỉnh.
Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh. Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 là sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, là dịp để cử tri phát huy quyền và nghĩa vụ của công dân, lựa chọn, bầu ra những người tiêu biểu, xứng đáng trong cơ quan quyền lực Nhà nước ở Trung ương và địa phương.
Đồng chí cho biết, đến thời điểm này, Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam đã ban hành các văn bản liên quan nhằm đảm bảo quy trình hiệp thương, giới thiệu người ứng cử và Thông tri của Ban Thường trực hướng dẫn giám sát cuộc bầu cử. “Trên cơ sở nhiệm vụ được giao, Mặt trận các cấp cần quyết tâm hoàn thành tốt các nhiệm vụ đảm bảo đúng tiến độ, yêu cầu có chất lượng, góp phần vào thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026”.
Tại Hội nghị, Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trương Thị Ngọc Ánh đã quán triệt việc thực hiện các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam triển khai công tác bầu cử đại biểu quốc hội khóa XV và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Theo đó, đến thời điểm này, đã có 17 văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam ban hành liên quan đến công tác bầu cử. Đây là hệ thống văn bản hết sức cơ bản, quan trọng, xuyên suốt trong quá trình bầu cử. Vai trò, quyền, trách nhiệm của Mặt trận các cấp thể hiện rất rõ trong từng văn bản và cũng là trọn vẹn, xuyên suốt cả quá trình.
Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Nguyễn Hữu Dũng trình bày “Hướng dẫn quy trình hiệp thương, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026”. Theo đó, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam sẽ tổ chức Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất vào ngày 4/2/2021. Hội nghị hiệp thương lần thứ 2 xong trước ngày 19/3/2021 và Hiệp thương lần thứ 3 xong trước ngày 18/4/2021.
Cụ thể, quy trình hiệp thương, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026 tập trung vào 5 bước:
Bước một: Tổ chức Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất để thoả thuận về cơ cấu, thành phần, số lượng người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND được thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 03/2 đến ngày 17/2/2021.
Bước hai: Cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND được thực hiện thời gian từ ngày 24/2/2021 đến ngày 11/3/2021.
Bước ba: Tổ chức Hội nghị hiệp thương lần thứ hai để thoả thuận lập danh sách sơ bộ những người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND được thực hiện trong thời gian từ ngày 15/3/2021 đến ngày 19/3/2021.
Bước bốn: Tổ chức Hội nghị lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND được thực hiện thời gian từ ngày 21/3/2021 đến ngày 13/4/2021.
Bước năm: Tổ chức Hội nghị hiệp thương lần thứ ba để lựa chọn, lập danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND được tổ chức thời gian từ ngày 14/ 4/2021 đến ngày 18/4/ 2021.
Trình bày chuyên đề về “Tổ chức các hội nghị cử tri và công tác kiểm tra, giám sát công tác bầu cử của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam”, Phó Chủ tịch Ngô Sách Thực lưu ý, trong quá trình triển khai thực hiện, nếu phát hiện những việc làm chưa đúng quy định, hành vi vi phạm pháp luật, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp phải thông tin, phản ánh, kiến nghị kịp thời đến các cơ quan có thẩm quyền để xem xét giải quyết, khắc phục ngay, không tự ý xử lý những vấn đề không thuộc thẩm quyền và chức năng của cơ quan MTTQ Việt Nam các cấp.
Phó Chủ tịch Ngô Sách Thực đề nghị Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng kế hoạch chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai kiểm tra, giám sát. Kết thúc cuộc bầu cử, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổng hợp báo cáo tình hình, kết quả hoạt động kiểm tra, giám sát công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 gửi về Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam Việt Nam trước ngày 10/6/2021.
Phát biểu bế mạc tại Hội nghị, Chủ tịch Trần Thanh Mẫn ghi nhận và đánh giá cao sự tham gia của đại biểu tại các điểm cầu, đặc biệt là các ý kiến trao đổi, thảo luận đề cập tới những vấn đề phát sinh từ thực tiễn và sự chủ động vào cuộc của Mặt trận từ Trung ương tới địa phương khi triển khai các văn bản liên quan tới công tác bầu cử.
Đồng chí đề nghị Mặt trận các cấp cần tổ chức triển khai đảm bảo thực chất, khách quan và có chất lượng. Mặt trận các địa phương cần khẩn trương và chủ động chuẩn bị các nội dung liên quan để hội nghị hoàn thành đúng tiến độ đề ra. Hội nghị hiệp thương lần thứ hai xong trước ngày 19/3/2021 và Hiệp thương lần thứ ba xong trước ngày 18/4/2021.
“Đặc biệt, chậm nhất là đến 17h00 ngày 14/3/2021, người ứng cử phải hoàn thành việc nộp hồ sơ ứng cử. Việc tổ chức Hội nghị lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri nơi cư trú, nơi công tác được diễn ra từ ngày 21/3 đến ngày 13/4/2021. Chậm nhất là ngày 13/4/2021 phải hoàn thành việc xác minh và trả lời các vụ việc cử tri nêu đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp. Ngày 24/4/2021, phải gửi danh sách người ứng cử tới Hội đồng bầu cử quốc gia và ngày 28/4/2021, Hội đồng bầu cử quốc gia công bố danh sách chính thức ứng cử để ngày 23/5/2021 diễn ra bầu cử toàn quốc đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.”
Chủ tịch Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, việc tham gia công tác bầu cử là nhiệm vụ trọng tâm số một của hệ thống Mặt trận từ Trung ương đến địa phương. Trong khoảng thời gian cao điểm này, nhiệm vụ của Mặt trận các cấp vừa tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động vừa phải thực hiện kiểm tra giám sát./.