Những cán bộ, đảng viên ở xã Bản Mù, huyện Trạm Tấu đang hàng ngày nêu gương trong cuộc sống để người già tin tưởng, người dân luôn vững niềm tin vào Đảng, từ đó đoàn kết giữ đất, giữ rừng, xây dựng quê hương ngày càng đổi thay.
Đồng chí Trịnh Văn Xuê - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy kiểm tra mô hình khoai sọ tại xã Bản Mù.
Tôi trở lại Bản Mù giữa những ngày đầu thu tháng Tám. Con đường bê tông từ phố huyện lên Bản Mù dài chừng 10 km là thành quả của ý Đảng với lòng dân. Nhờ con đường này mà đời sống của đồng bào Mông xã Bản Mù đã sang một trang đời mới.
Nơi đây không còn là thủ phủ của thuốc phiện, cũng không còn là điểm nóng của di cư trái phép, xóa bỏ hình thức sống tự cung tự cấp. Đồng bào Bản Mù tự hào là một điểm du lịch săn mây và nổi tiếng bởi thương hiệu khoai sọ đã thành sản phẩm nông nghiệp OCOP mang về thu nhập cao cho người dân.
Những đổi thay đó là nhờ sự kiên trì không mệt mỏi của đội ngũ cán bộ, đảng viên - những người con của Bản Mù quyết tâm học theo lời Bác để dựng xây quê hương ngày càng giàu đẹp.
Trong số những người con ưu tú của đất rừng Bản Mù có già làng Trang Nỏ Cao ở thôn Mù cao. Thời trai trẻ ông từng cùng bố và đồng bào Bản Mù tham gia tiếp tế cho bộ đội trong Chiến dịch Kế Khấu Ly lịch sử đánh đuổi thực dân Pháp ra khỏi đất rừng Bản Mù.
Già làng Trang Nỏ Cao kể lại: "Tôi còn nhớ như in năm 1948, khi ấy tôi 24 tuổi, nhìn thực dân Pháp hành hình ông Giàng A Câu - người Mông ở Khấu Ly, xã Bản Mù và ông Hồng Ngôn - người Thái ở bản Hát. Khi bị địch phát hiện hoạt động cho ta, chúng đã tra tấn hai ông một cách dã man cho đến chết....
Điều làm tôi khâm phục nhất là dù bị tra tấn đến đứt từng thớ thịt cho đến lúc chết đi thì 2 ông vẫn không hối hận khi đã theo Đảng cùng đồng bào đánh đuổi quân xâm lược để giữ cho bằng được độc lập - tự do. Vì vậy, từ nhỏ tôi đã muốn đóng góp sức mình với Đảng, nghe theo Đảng để giữ vững lẽ sống mà Bác Hồ đã dạy "Không có gì quý hơn độc lập tự do”.
Sớm giác ngộ cách mạng, trong suốt quá trình trưởng thành, ông Trang Nỏ Cao luôn cố gắng học tập để trau dồi kiến thức để cùng Đảng bộ, chính quyền địa phương nâng cao dân trí. Vì vậy, khi ông ở cương vị Bí thư Đảng bộ xã Bản Mù, việc ông luôn tâm niệm là vận động người dân học chữ.
Ông Trang Nỏ Cao luôn dành thời gian nhất định để dạy chữ cho người trong gia đình, dòng họ và vận động đồng bào đi học. Chính vì thế trong gia đình, dòng họ ông Trang Nỏ Cao, tỷ lệ phụ nữ nói tiếng Việt và biết chữ Việt cao nhất trong xã. Dòng họ Trang ở xã Bản Mù được công nhận là một dòng họ hiếu học.
Ông Trang Nỏ Cao tuổi đã cao nhưng vẫn tham gia các công việc của bản, mọi người trong bản gọi ông là ông Cao "dân vận”. Bất cứ khi nào địa phương có chủ trương gì là ông có mặt, từ tuyên truyền không sinh con thứ ba trở lên đến đấu tranh xóa bỏ cây thuốc phiện, vận động người dân hiến đất làm đường...
Chính vì vậy mà thôn Mù Cao đã có một con đường bê tông lên tận đỉnh núi giúp người dân phát triển sản xuất, đưa nông sản thuận lợi về phố huyện, nâng cao kinh tế gia đình.
Ông Trang Nỏ Cao bộc bạch: "Học Bác thật ra không khó khăn, chỉ cần là một công dân tốt, không vi phạm pháp luật, phát triển kinh tế gia đình, yêu quê hương, rèn trí tuệ, rèn đạo đức góp sức xây dựng đất nước.”
100 năm tuổi đời, 57 năm tuổi Đảng, già làng Trang Nỏ Cao được ví như cây sa mu đại thụ của bản làng, người dân coi ông là biểu tượng của niềm tin và tình yêu với Đảng.
Anh Giàng A Di, thôn Mù Cao, xã Bản Mù chia sẻ: "Cả cuộc đời ông Trang Nỏ Cao luôn nỗ lực làm những việc tốt cho bản làng. Xưa nghèo đói tôi luôn không muốn đi học nhưng chính ông là người vận động tôi, thậm chí cho tôi cả gạo để xuống trường học chữ; rồi phấn đấu để đứng trong hàng ngũ của Đảng. Cảm động vì tình cảm của ông, tôi và lớp thanh niên cùng tuổi luôn cố gắng rèn luyện, nay học hành bài bản về xã làm việc tôi cũng cố gắng để phục vụ Nhân dân một cách tốt nhất”.
Ước mong được gặp Bác Hồ chưa được thực hiện, nhưng già làng Trang Nỏ Cao đã biến ước mơ ấy thành hành động cụ thể khi dành cả cuộc đời thực hiện nhiệm vụ Đảng giao và thắp lên ngọn lửa tình yêu với Đảng cho đồng bào Bản Mù, để hôm nay thế hệ trẻ cũng coi việc học và làm theo lời Bác là động lực cho mọi hoạt động.
Trong số đó có đảng viên Giàng A Vầu ở thôn Khấu Ly, xã Bản Mù. Sinh ra ở mảnh đất Kế Khấu Ly có truyền thống cách mạng, nay trở thành Di tích văn hóa lịch sử cấp tỉnh, Giàng A Vầu đã được giáo dục truyền thống yêu nước từ những ngày trên ghế nhà trường.
Giàng A Vầu chia sẻ: "Sinh ra trong thời bình, hưởng thành quả của cách mạng và ông cha, tôi chưa bao giờ quên những hy sinh của ông cha, vì vậy suốt thời thơ bé dù bụng đói, chân run tôi vẫn đến trường học chữ. Nhờ sự giúp đỡ của các thầy cô giáo tôi đã tốt nghiệp Đại học Bách khoa, dù không công tác trong các cơ quan Nhà nước, tôi vẫn ấp ủ biến những nông sản của quê hương thành sản phẩm du lịch để cả nước biết đến và giúp người dân xóa đói giảm nghèo".
"Bằng những nỗ lực của mình, tôi đã thành lập Hợp tác xã Nông nghiệp và Du lịch Bản Mù, trong 2 năm 2022 và 2023 tiêu thụ hàng trăm tấn khoai sọ cho người dân. Năm 2024, tôi tiếp tục đầu tư Nhà máy chế biến chè và hy vọng sẽ thành công để giúp người dân có thu nhập ổn định” - đảng viên Giàng A Vầu tâm tự.
Ngoài 30 tuổi là đảng viên trẻ của Chi bộ Khấu Ly, Giàng A Vầu đã nuôi trong mình nhiều hoài bão lớn, nhưng đích đến cuối cùng vẫn là góp sức thay đổi cuộc sống cho đồng bào nơi mình sinh ra. Vầu cho biết: "Học Bác, với tôi, là học sự kiên trì nhẫn nại và không ngại khó khăn gian khổ. Tôi đã có "trái ngọt" từ việc học Bác đó là thành quả hôm nay khi gia đình anh có đời sống ổn định và giúp người dân có thu nhập bền vững từ khoai sọ”.
Dù trẻ tuổi nhưng Giàng A Vầu đã có cơ ngơi vài trăm triệu, là điển hình của quê hương. Năm 2023, anh được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen là điển hình tiên tiến xuất sắc tiêu biểu trong phong trào thi đua yêu nước tỉnh Yên Bái năm 2023.
Ông Giàng A Phông - người có uy tín ở thôn Khấu Ly, xã Bản Mù cho biết: "Tôi rất phấn khởi khi đời sống của người dân được nâng cao, nhất là những người trẻ, họ vừa có kiến thức vừa dám nghĩ dám làm và thể hiện rõ được trách nhiệm của mình với sự đổi mới của quê hương. Tôi tin Bản Mù rồi sẽ Đảng mạnh - dân giàu như mong ước của Bác Hồ khi lên thăm Yên Bái”.
Học Bác từ những điều giản dị, đồng bào Mông xã Bản Mù, huyện Trạm Tấu quyết tâm đẩy xa đói nghèo lạc hậu, phát triển kinh tế, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân. Với đặc thù là vùng dân tộc có đồng bào lương - giáo cùng sinh sống, Đảng bộ xã Bản Mù luôn đặt công tác vận động đồng bào chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, sống kính chúa yêu nước lên hàng đầu.
Các đồng chí trong Ban Chấp hành Đảng bộ xã được phân công phụ trách cơ sở thường xuyên phối hợp với Tổ công tác của Huyện ủy phụ trách xã giải quyết dứt điểm những khó khăn, vướng mắc của người dân ngay ở thôn, bản. Vì vậy mà xã Bản Mù dù là vùng giáp ranh, vùng tôn giáp ranh song cuộc sống của nhân dân luôn bình yên, công tác đảm bảo an ninh trật tự được giữ vững; người dân đoàn kết một lòng xây dựng nếp sống mới.
Người vui nhất có lẽ là Bí thư Đảng ủy xã Hoàng Văn Đông. Cũng bởi tình cảm chân thành của người dân dành cho mình nên dù đã bước sang năm thứ 4 gắn bó với đồng bào trong vai trò là người đứng đầu Đảng bộ xã, Bí thư Đông luôn tâm niệm coi việc của dân như việc của mình.
Những ngày tháng thăng trầm với cây khoai sọ tận nơi hẻo lánh Giàng La Pán, Háng Chi Mua đã giúp anh xóa đi khoảng cách cán bộ với dân, chỉ còn đó hình ảnh người thầy tần tảo.
Chị Sùng Thị Bầu, thôn Giàng La Pán, xã Bản Mù chia sẻ: "Đã từng là nơi khó khăn nhất và chứng kiến sự chân thành, hy sinh của các đồng chí cán bộ, chúng tôi tự nhiên đã có sự tin tưởng với đồng chí Bí thư Đảng bộ xã và 4 năm qua, bằng sự nhiệt huyết, trách nhiệm của mình, đồng chí Bí thư đã khiến chúng tôi thấy rằng, niềm tin của mình đã đặt đúng chỗ khi Bản Mù thực sự đã có nhiều đổi thay”.
Để việc "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” thực sự đi vào cuộc sống, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, tập thể Ban Chấp hành Đảng bộ xã, Ban Thường vụ Đảng ủy đã duy trì thực hiện nghiêm túc quy chế làm việc, luôn đoàn kết, thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo; cụ thể hóa các văn bản và đề ra chủ trương, giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế của xã để lãnh đạo hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, như: sản xuất nông, lâm nghiệp đạt kết quả khá toàn diện, các chỉ tiêu cây trồng chính đều đạt và vượt kế hoạch cả về diện tích, năng suất và sản lượng.
Cây chè Shan từng bước được người dân chăm sóc cải tạo và mở rộng diện tích diện tích hiện có 76,3 ha, trong đó có 51,3 ha cho sản phẩm; tổng diện cây khoai sọ nương 172 ha, tăng 162 ha so với năm 2020; sản lượng đạt 12 tấn đến 14 tấn/ ha, là cây trồng chủ lực mang lại hiệu quả kinh tế giúp người dân thoát nghèo trên địa bàn xã. Năm 2023, số lượt khách du lịch đến xã là 9.500 lượt người, tăng 8.000 lượt người so với năm 2020; doanh thu từ du lịch đạt 7,3 tỷ đồng, tăng 6,4 tỷ đồng so với năm 2020.
Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững ổn định; khối đại đoàn kết các dân tộc trên địa bàn xã được tăng cường. Công tác xây dựng đảng có nhiều tiến bộ, hệ thống chính trị tiếp tục được củng cố, kiện toàn... Những con số ấn tượng đã nói lên bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội ở Bản Mù; khẳng định nỗ lực trong công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục tư tưởng của đội ngũ cán bộ, đảng viên xã Bản Mù như lời Bác Hồ kính yêu từng dạy: "Cán bộ là gốc của mọi công việc...".
Đội ngũ cán bộ, đảng viên xã Bản Mù đang hàng ngày nêu gương trong cuộc sống để người già tin tưởng, người dân luôn vững niềm tin vào Đảng, từ đó đoàn kết giữ đất, giữ rừng, giữ chế độ xã hội chủ nghĩa mà Đảng và Bác Hồ kính yêu đã lựa chọn.
Những cán bộ, đảng viên ở xã Bản Mù, huyện Trạm Tấu đang hàng ngày nêu gương trong cuộc sống để người già tin tưởng, người dân luôn vững niềm tin vào Đảng, từ đó đoàn kết giữ đất, giữ rừng, xây dựng quê hương ngày càng đổi thay.Tôi trở lại Bản Mù giữa những ngày đầu thu tháng Tám. Con đường bê tông từ phố huyện lên Bản Mù dài chừng 10 km là thành quả của ý Đảng với lòng dân. Nhờ con đường này mà đời sống của đồng bào Mông xã Bản Mù đã sang một trang đời mới.
Nơi đây không còn là thủ phủ của thuốc phiện, cũng không còn là điểm nóng của di cư trái phép, xóa bỏ hình thức sống tự cung tự cấp. Đồng bào Bản Mù tự hào là một điểm du lịch săn mây và nổi tiếng bởi thương hiệu khoai sọ đã thành sản phẩm nông nghiệp OCOP mang về thu nhập cao cho người dân.
Những đổi thay đó là nhờ sự kiên trì không mệt mỏi của đội ngũ cán bộ, đảng viên - những người con của Bản Mù quyết tâm học theo lời Bác để dựng xây quê hương ngày càng giàu đẹp.
Trong số những người con ưu tú của đất rừng Bản Mù có già làng Trang Nỏ Cao ở thôn Mù cao. Thời trai trẻ ông từng cùng bố và đồng bào Bản Mù tham gia tiếp tế cho bộ đội trong Chiến dịch Kế Khấu Ly lịch sử đánh đuổi thực dân Pháp ra khỏi đất rừng Bản Mù.
Già làng Trang Nỏ Cao kể lại: "Tôi còn nhớ như in năm 1948, khi ấy tôi 24 tuổi, nhìn thực dân Pháp hành hình ông Giàng A Câu - người Mông ở Khấu Ly, xã Bản Mù và ông Hồng Ngôn - người Thái ở bản Hát. Khi bị địch phát hiện hoạt động cho ta, chúng đã tra tấn hai ông một cách dã man cho đến chết....
Điều làm tôi khâm phục nhất là dù bị tra tấn đến đứt từng thớ thịt cho đến lúc chết đi thì 2 ông vẫn không hối hận khi đã theo Đảng cùng đồng bào đánh đuổi quân xâm lược để giữ cho bằng được độc lập - tự do. Vì vậy, từ nhỏ tôi đã muốn đóng góp sức mình với Đảng, nghe theo Đảng để giữ vững lẽ sống mà Bác Hồ đã dạy "Không có gì quý hơn độc lập tự do”.
Sớm giác ngộ cách mạng, trong suốt quá trình trưởng thành, ông Trang Nỏ Cao luôn cố gắng học tập để trau dồi kiến thức để cùng Đảng bộ, chính quyền địa phương nâng cao dân trí. Vì vậy, khi ông ở cương vị Bí thư Đảng bộ xã Bản Mù, việc ông luôn tâm niệm là vận động người dân học chữ.
Ông Trang Nỏ Cao luôn dành thời gian nhất định để dạy chữ cho người trong gia đình, dòng họ và vận động đồng bào đi học. Chính vì thế trong gia đình, dòng họ ông Trang Nỏ Cao, tỷ lệ phụ nữ nói tiếng Việt và biết chữ Việt cao nhất trong xã. Dòng họ Trang ở xã Bản Mù được công nhận là một dòng họ hiếu học.
Ông Trang Nỏ Cao tuổi đã cao nhưng vẫn tham gia các công việc của bản, mọi người trong bản gọi ông là ông Cao "dân vận”. Bất cứ khi nào địa phương có chủ trương gì là ông có mặt, từ tuyên truyền không sinh con thứ ba trở lên đến đấu tranh xóa bỏ cây thuốc phiện, vận động người dân hiến đất làm đường...
Chính vì vậy mà thôn Mù Cao đã có một con đường bê tông lên tận đỉnh núi giúp người dân phát triển sản xuất, đưa nông sản thuận lợi về phố huyện, nâng cao kinh tế gia đình.
Ông Trang Nỏ Cao bộc bạch: "Học Bác thật ra không khó khăn, chỉ cần là một công dân tốt, không vi phạm pháp luật, phát triển kinh tế gia đình, yêu quê hương, rèn trí tuệ, rèn đạo đức góp sức xây dựng đất nước.”
100 năm tuổi đời, 57 năm tuổi Đảng, già làng Trang Nỏ Cao được ví như cây sa mu đại thụ của bản làng, người dân coi ông là biểu tượng của niềm tin và tình yêu với Đảng.
Anh Giàng A Di, thôn Mù Cao, xã Bản Mù chia sẻ: "Cả cuộc đời ông Trang Nỏ Cao luôn nỗ lực làm những việc tốt cho bản làng. Xưa nghèo đói tôi luôn không muốn đi học nhưng chính ông là người vận động tôi, thậm chí cho tôi cả gạo để xuống trường học chữ; rồi phấn đấu để đứng trong hàng ngũ của Đảng. Cảm động vì tình cảm của ông, tôi và lớp thanh niên cùng tuổi luôn cố gắng rèn luyện, nay học hành bài bản về xã làm việc tôi cũng cố gắng để phục vụ Nhân dân một cách tốt nhất”.
Ước mong được gặp Bác Hồ chưa được thực hiện, nhưng già làng Trang Nỏ Cao đã biến ước mơ ấy thành hành động cụ thể khi dành cả cuộc đời thực hiện nhiệm vụ Đảng giao và thắp lên ngọn lửa tình yêu với Đảng cho đồng bào Bản Mù, để hôm nay thế hệ trẻ cũng coi việc học và làm theo lời Bác là động lực cho mọi hoạt động.
Trong số đó có đảng viên Giàng A Vầu ở thôn Khấu Ly, xã Bản Mù. Sinh ra ở mảnh đất Kế Khấu Ly có truyền thống cách mạng, nay trở thành Di tích văn hóa lịch sử cấp tỉnh, Giàng A Vầu đã được giáo dục truyền thống yêu nước từ những ngày trên ghế nhà trường.
Giàng A Vầu chia sẻ: "Sinh ra trong thời bình, hưởng thành quả của cách mạng và ông cha, tôi chưa bao giờ quên những hy sinh của ông cha, vì vậy suốt thời thơ bé dù bụng đói, chân run tôi vẫn đến trường học chữ. Nhờ sự giúp đỡ của các thầy cô giáo tôi đã tốt nghiệp Đại học Bách khoa, dù không công tác trong các cơ quan Nhà nước, tôi vẫn ấp ủ biến những nông sản của quê hương thành sản phẩm du lịch để cả nước biết đến và giúp người dân xóa đói giảm nghèo".
"Bằng những nỗ lực của mình, tôi đã thành lập Hợp tác xã Nông nghiệp và Du lịch Bản Mù, trong 2 năm 2022 và 2023 tiêu thụ hàng trăm tấn khoai sọ cho người dân. Năm 2024, tôi tiếp tục đầu tư Nhà máy chế biến chè và hy vọng sẽ thành công để giúp người dân có thu nhập ổn định” - đảng viên Giàng A Vầu tâm tự.
Ngoài 30 tuổi là đảng viên trẻ của Chi bộ Khấu Ly, Giàng A Vầu đã nuôi trong mình nhiều hoài bão lớn, nhưng đích đến cuối cùng vẫn là góp sức thay đổi cuộc sống cho đồng bào nơi mình sinh ra. Vầu cho biết: "Học Bác, với tôi, là học sự kiên trì nhẫn nại và không ngại khó khăn gian khổ. Tôi đã có "trái ngọt" từ việc học Bác đó là thành quả hôm nay khi gia đình anh có đời sống ổn định và giúp người dân có thu nhập bền vững từ khoai sọ”.
Dù trẻ tuổi nhưng Giàng A Vầu đã có cơ ngơi vài trăm triệu, là điển hình của quê hương. Năm 2023, anh được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen là điển hình tiên tiến xuất sắc tiêu biểu trong phong trào thi đua yêu nước tỉnh Yên Bái năm 2023.
Ông Giàng A Phông - người có uy tín ở thôn Khấu Ly, xã Bản Mù cho biết: "Tôi rất phấn khởi khi đời sống của người dân được nâng cao, nhất là những người trẻ, họ vừa có kiến thức vừa dám nghĩ dám làm và thể hiện rõ được trách nhiệm của mình với sự đổi mới của quê hương. Tôi tin Bản Mù rồi sẽ Đảng mạnh - dân giàu như mong ước của Bác Hồ khi lên thăm Yên Bái”.
Học Bác từ những điều giản dị, đồng bào Mông xã Bản Mù, huyện Trạm Tấu quyết tâm đẩy xa đói nghèo lạc hậu, phát triển kinh tế, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân. Với đặc thù là vùng dân tộc có đồng bào lương - giáo cùng sinh sống, Đảng bộ xã Bản Mù luôn đặt công tác vận động đồng bào chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, sống kính chúa yêu nước lên hàng đầu.
Các đồng chí trong Ban Chấp hành Đảng bộ xã được phân công phụ trách cơ sở thường xuyên phối hợp với Tổ công tác của Huyện ủy phụ trách xã giải quyết dứt điểm những khó khăn, vướng mắc của người dân ngay ở thôn, bản. Vì vậy mà xã Bản Mù dù là vùng giáp ranh, vùng tôn giáp ranh song cuộc sống của nhân dân luôn bình yên, công tác đảm bảo an ninh trật tự được giữ vững; người dân đoàn kết một lòng xây dựng nếp sống mới.
Người vui nhất có lẽ là Bí thư Đảng ủy xã Hoàng Văn Đông. Cũng bởi tình cảm chân thành của người dân dành cho mình nên dù đã bước sang năm thứ 4 gắn bó với đồng bào trong vai trò là người đứng đầu Đảng bộ xã, Bí thư Đông luôn tâm niệm coi việc của dân như việc của mình.
Những ngày tháng thăng trầm với cây khoai sọ tận nơi hẻo lánh Giàng La Pán, Háng Chi Mua đã giúp anh xóa đi khoảng cách cán bộ với dân, chỉ còn đó hình ảnh người thầy tần tảo.
Chị Sùng Thị Bầu, thôn Giàng La Pán, xã Bản Mù chia sẻ: "Đã từng là nơi khó khăn nhất và chứng kiến sự chân thành, hy sinh của các đồng chí cán bộ, chúng tôi tự nhiên đã có sự tin tưởng với đồng chí Bí thư Đảng bộ xã và 4 năm qua, bằng sự nhiệt huyết, trách nhiệm của mình, đồng chí Bí thư đã khiến chúng tôi thấy rằng, niềm tin của mình đã đặt đúng chỗ khi Bản Mù thực sự đã có nhiều đổi thay”.
Để việc "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” thực sự đi vào cuộc sống, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, tập thể Ban Chấp hành Đảng bộ xã, Ban Thường vụ Đảng ủy đã duy trì thực hiện nghiêm túc quy chế làm việc, luôn đoàn kết, thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo; cụ thể hóa các văn bản và đề ra chủ trương, giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế của xã để lãnh đạo hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, như: sản xuất nông, lâm nghiệp đạt kết quả khá toàn diện, các chỉ tiêu cây trồng chính đều đạt và vượt kế hoạch cả về diện tích, năng suất và sản lượng.
Cây chè Shan từng bước được người dân chăm sóc cải tạo và mở rộng diện tích diện tích hiện có 76,3 ha, trong đó có 51,3 ha cho sản phẩm; tổng diện cây khoai sọ nương 172 ha, tăng 162 ha so với năm 2020; sản lượng đạt 12 tấn đến 14 tấn/ ha, là cây trồng chủ lực mang lại hiệu quả kinh tế giúp người dân thoát nghèo trên địa bàn xã. Năm 2023, số lượt khách du lịch đến xã là 9.500 lượt người, tăng 8.000 lượt người so với năm 2020; doanh thu từ du lịch đạt 7,3 tỷ đồng, tăng 6,4 tỷ đồng so với năm 2020.
Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững ổn định; khối đại đoàn kết các dân tộc trên địa bàn xã được tăng cường. Công tác xây dựng đảng có nhiều tiến bộ, hệ thống chính trị tiếp tục được củng cố, kiện toàn... Những con số ấn tượng đã nói lên bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội ở Bản Mù; khẳng định nỗ lực trong công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục tư tưởng của đội ngũ cán bộ, đảng viên xã Bản Mù như lời Bác Hồ kính yêu từng dạy: "Cán bộ là gốc của mọi công việc...".
Đội ngũ cán bộ, đảng viên xã Bản Mù đang hàng ngày nêu gương trong cuộc sống để người già tin tưởng, người dân luôn vững niềm tin vào Đảng, từ đó đoàn kết giữ đất, giữ rừng, giữ chế độ xã hội chủ nghĩa mà Đảng và Bác Hồ kính yêu đã lựa chọn.