Yên Bái - cửa ngõ của khu vực Tây Bắc, là nơi quần tụ của 30 dân tộc cùng sinh sống, nơi hội tụ đa sắc màu văn hóa các dân tộc Tây Bắc với nhiều di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được ghi danh. Những di sản đó đã trở thành “nét chấm phá”, đưa du lịch Yên Bái trở thành cái tên được tìm kiếm nhiều trên bản đồ du lịch Tây Bắc nói riêng và Việt Nam nói chung thời gian qua.
Nghệ thuật múa khèn của người Mông hấp dẫn du khách và người dân.
Nếu ví di sản văn hóa phi vật thể ở Yên Bái giống như một bức tranh thì bức tranh đa sắc màu ấy đang tiếp tục được điểm tô thêm những sắc màu mới lạ, hấp dẫn. Trong năm 2023, Yên Bái có thêm 3 di sản được Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch ghi danh vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là: Lễ hội Đền Đông Cuông, Nghệ thuật Khèn và Nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông các huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn. Các di sản đã tạo động lực rất lớn cho địa phương tiếp tục quan tâm đầu tư hơn nữa trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa để thu hút khách du lịch.
Ấn tượng những di sản văn hóa của người Mông
Những ngày cuối tháng 12 của mùa đông giá rét, vùng cao Mù Cang Chải dù có băng giá vẫn không ngăn được bước chân của những du khách đường xa. Bởi chỉ vừa đặt chân đến miền đất di sảnlà du khách đã được đắm chìm trong bạt ngàn sắc hoa Tớ dày nơi đại ngàn mây trắng. Năm nay, hoa Tớ Dày nở rộ đúng dịp diễn ra Lễ công bố Quyết định và trao Chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Nghệ thuật khèn và Nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông 3 huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn nên càng đổ dồn lượng du khách đến Mù Cang Chải.
Chị Đình Thu Quyên, du khách từ Nam Định từ lâu đã biết đến Mù Cang Chải qua các phương tiện thông tin đại chúng nhưng năm nay, đúng vào mùa hoa Tớ dày, chị mới có dịp lên Mù Cang Chải. Chị Quyên hào hứng: "Trong tưởng tượng, mình đã mê Mù Cang Chải rồi. Nhưng khi đặt chân lên đây, được cảm nhận thật sự về mảnh đất này, tôi cảm thấy như mình "phải lòng” nơi đây mất rồi. Cảnh sắc thiên nhiên quá tuyệt vời. May mắn lên đúng dịp hoa đào của người Mông nở rực rỡ khắp triền đồi, rồi xem các chàng trai người Mông múa khèn giữa bạt ngàn hoa khiến mình có cảm giác như đang đi lạc ở một nơi tiên cảnh, không phải trên hạ giới”.
Lên Mù Cang Chải đúng mùa lễ hội, được giao lưu, chiêm ngưỡng nghệ thuật múa khèn, nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông là những trải nghiệm vô cùng thích thú với du khách. Được tham dự Festival khèn Mông, anh Nguyễn Văn Hải ở thành phố Yên Bái cho biết: "Khi quan sát những người đàn ông Mông múa khèn lúc đầu mình tưởng cũng dễ thôi nhưng khi trải nghiệm thì đúng là cả một nghệ thuật mà không phải ai cũng làm được. Rất ấn tượng”.
Cùng với đó, Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông các huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn cũng là một trong những điểm nhấn. Bằng đôi bàn tay khéo léo và trí tưởng tượng phong phú, những người phụ nữ Mông đã thể hiện những triết lý sống cao đẹp của cộng đồng, đưa sự sáng tạo nghệ thuật vượt ra khỏi không gian bản làng để tỏa sáng và thăng hoa
Đón 2 niềm vui lớn trong năm, 3 huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn nói riêng, người dân trên địa bàn tỉnh Yên Bái nói chung vô cùng phấn khởi khi những di sản mang đậm sắc thái văn hóa; thể hiện sự sáng tạo, trình độ nghệ thuật thể hiện mối quan hệ giữa con người với con người, con người với thiên nhiên được lan tỏa, quảng bá những hình ảnh văn hoá, con người, tiềm năng, thế mạnh và du lịch của tỉnh Yên Bái, của từng địa phương sở hữu di sản nói riêng đến bạn bè trong nước và thế giới.
Đền Đông Cuông – địa điểm nổi tiếng về trải nghiệm tâm linh
Nhận diện giá trị di sản, đồng thời mong muốn bảo tồn, phát huy giá trị của di tích, "biến di sản thành tài sản”, tỉnh Yên Bái đã duy trì, phát triển các lễ hội văn hóa, du lịch, thu hút đông đảo khách du lịch đến với tỉnh.
Là ngôi đền tọa lạc bên bờ sông Hồng, thuộc địa phận thôn Bến Đền, xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, xung quanh có đại ngàn bao phủ, từ lâu, Đền Đông Cuông giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng. Với giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học tiêu biểu, tháng 1/2023, Lễ hội Đền Đông Cuông đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Cùng với đó, Festival Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng Ngàn trong "Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” cũng tạo hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Niềm vinh dự đó không chỉ góp phần để di sản được bảo tồn tốt hơn mà còn tạo điều kiện thuận lợi để huyện Văn Yên tiếp tục khẳng định vị thế là điểm du lịch tâm linh hấp dẫn, thu hút ngày càng nhiều khách thập phương đến tham quan, chiêm bái.
Hàng ngàn người dân và du khách thập phương tham dự Lễ rước Mẫu qua sông tại Lễ hội đền Đông Cuông.
Có thể thấy, du lịch tâm linh đang ngày càng được nhiều du khách lựa chọn. Ông Hà Trung Kiên - Trưởng phòng Văn hóa, Thông tin huyện Văn Yên cho biết: "Năm 2023, số lượt khách du lịch đến huyện đạt trên 460.000 lượt người (bằng 115% kế hoạch tỉnh giao); trong đó: khách lưu trú khoảng 198.000 lượt người, khách quốc tế trên 10.970 lượt người. Doanh thu từ các hoạt động du lịch đạt 228 tỷ đồng, đạt 114% kế hoạch và lượng khách trên chủ yếu đến các điểm du lịch tâm linh, đặc biệt là đền Đông Cuông”.
Di sản là "tài nguyên" du lịch
Thời gian qua, các di sản đặc sắc của Yên Bái đã được phát huy gắn với các sản phẩm du lịch như: Lễ hội văn hóa, du lịch Mường Lò; Lễ hội khám phá danh thắng quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải, Lễ hội đền Đông Cuông, Festival khèn Mông, Festival thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng Ngàn... cùng tính nguyên bản về giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc như kiến trúc nhà ở, sinh hoạt… đã đem đến cho du khách những trải nghiệm thú vị và độc đáo riêng có.
Sự nỗ lực quảng bá thương hiệu, đưa vào khai thác và xây dựng thêm nhiều sản phẩm du lịch mới gắn với di sản văn hóa vật thể, phi vật thể tiêu biểu của đồng bào dân tộc thiểu số đã đưa du lịch Yên Bái ngày càng khởi sắc, tăng cả về lượt khách và doanh thu. Năm 2022, dù bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, tỉnh Yên Bái vẫn đạt mốc trên 1,5 triệu lượt khách du lịch (vượt 44,4 % kế hoạch năm, tăng 100,2 % so với cùng kỳ năm 2021, bằng chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh đặt ra năm 2025), trong đó khách quốc tế đạt gần 30 nghìn lượt, doanh thu vượt 30,2% kế hoạch năm, tăng 124,5% so với cùng kỳ năm 2021). Năm 2023, du lịch Yên Bái đón trên 2 triệu lượt khách du lịch (vượt 39,2% so với kế hoạch, tăng 31,4% so với cùng kỳ); khách quốc tế đạt 151.026 lượt (đạt 101% kế hoạch, tăng gấp 5 lần so với cùng kỳ; doanh thu đạt trên 1.720 tỷ đồng (vượt 27,4% kế hoạch, tăng 56,4% so với cùng kỳ). Trong 3 ngày nghỉ Tết Dương lịch 2024, khách du lịch đến Yên Bái đã tăng 85% , trong đó khách quốc tế tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2023.
"Biến di sản thành tài sản” , Yên Bái luôn đặt trọng tâm phát triển du lịch có chất lượng, thương hiệu, hướng tới chuyên nghiệp, hiện đại. Địa phương đang tích cực quảng bá, phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia trên địa bàn tỉnh đã được công nhận là: Lễ cấp sắc của người Dao quần trắng xá Ngòi A, huyện Văn Yên; Nghệ thuật Xòe Thái ở Mường Lò, thị xã Nghĩa Lộ; Hạn khuống của người Thái thị xã Nghĩa Lộ; Lễ mừng cơm mới của người Mông, huyện Mù Cang Chải; Lễ hội Đền Đông Cuông, nghệ thuật Khèn và nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông các huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn, tỉnh Yên Bái; đặc biệt là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại nghệ thuật Xòe Thái.
Cùng với những tiềm năng, lợi thế về thiên nhiên, các nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc trên địa bàn, những người dân hồn hậu, mến khách thì mỗi di sản văn hóa của tỉnh Yên Bái sẽ không chỉ là niềm tự hào mà còn là tài nguyên du lịch có sức hấp dẫn mạnh mẽ, góp phần quan trọng định vị hình ảnh, thương hiệu du lịch Yên Bái - nơi hội tụ sắc màu Tây Bắc đến bạn bè trong nước và quốc tế.
Thanh Chi
Yên Bái - cửa ngõ của khu vực Tây Bắc, là nơi quần tụ của 30 dân tộc cùng sinh sống, nơi hội tụ đa sắc màu văn hóa các dân tộc Tây Bắc với nhiều di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được ghi danh. Những di sản đó đã trở thành “nét chấm phá”, đưa du lịch Yên Bái trở thành cái tên được tìm kiếm nhiều trên bản đồ du lịch Tây Bắc nói riêng và Việt Nam nói chung thời gian qua.Nếu ví di sản văn hóa phi vật thể ở Yên Bái giống như một bức tranh thì bức tranh đa sắc màu ấy đang tiếp tục được điểm tô thêm những sắc màu mới lạ, hấp dẫn. Trong năm 2023, Yên Bái có thêm 3 di sản được Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch ghi danh vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là: Lễ hội Đền Đông Cuông, Nghệ thuật Khèn và Nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông các huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn. Các di sản đã tạo động lực rất lớn cho địa phương tiếp tục quan tâm đầu tư hơn nữa trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa để thu hút khách du lịch.
Ấn tượng những di sản văn hóa của người Mông
Những ngày cuối tháng 12 của mùa đông giá rét, vùng cao Mù Cang Chải dù có băng giá vẫn không ngăn được bước chân của những du khách đường xa. Bởi chỉ vừa đặt chân đến miền đất di sảnlà du khách đã được đắm chìm trong bạt ngàn sắc hoa Tớ dày nơi đại ngàn mây trắng. Năm nay, hoa Tớ Dày nở rộ đúng dịp diễn ra Lễ công bố Quyết định và trao Chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Nghệ thuật khèn và Nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông 3 huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn nên càng đổ dồn lượng du khách đến Mù Cang Chải.
Chị Đình Thu Quyên, du khách từ Nam Định từ lâu đã biết đến Mù Cang Chải qua các phương tiện thông tin đại chúng nhưng năm nay, đúng vào mùa hoa Tớ dày, chị mới có dịp lên Mù Cang Chải. Chị Quyên hào hứng: "Trong tưởng tượng, mình đã mê Mù Cang Chải rồi. Nhưng khi đặt chân lên đây, được cảm nhận thật sự về mảnh đất này, tôi cảm thấy như mình "phải lòng” nơi đây mất rồi. Cảnh sắc thiên nhiên quá tuyệt vời. May mắn lên đúng dịp hoa đào của người Mông nở rực rỡ khắp triền đồi, rồi xem các chàng trai người Mông múa khèn giữa bạt ngàn hoa khiến mình có cảm giác như đang đi lạc ở một nơi tiên cảnh, không phải trên hạ giới”.
Lên Mù Cang Chải đúng mùa lễ hội, được giao lưu, chiêm ngưỡng nghệ thuật múa khèn, nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông là những trải nghiệm vô cùng thích thú với du khách. Được tham dự Festival khèn Mông, anh Nguyễn Văn Hải ở thành phố Yên Bái cho biết: "Khi quan sát những người đàn ông Mông múa khèn lúc đầu mình tưởng cũng dễ thôi nhưng khi trải nghiệm thì đúng là cả một nghệ thuật mà không phải ai cũng làm được. Rất ấn tượng”.
Cùng với đó, Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông các huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn cũng là một trong những điểm nhấn. Bằng đôi bàn tay khéo léo và trí tưởng tượng phong phú, những người phụ nữ Mông đã thể hiện những triết lý sống cao đẹp của cộng đồng, đưa sự sáng tạo nghệ thuật vượt ra khỏi không gian bản làng để tỏa sáng và thăng hoa
Đón 2 niềm vui lớn trong năm, 3 huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn nói riêng, người dân trên địa bàn tỉnh Yên Bái nói chung vô cùng phấn khởi khi những di sản mang đậm sắc thái văn hóa; thể hiện sự sáng tạo, trình độ nghệ thuật thể hiện mối quan hệ giữa con người với con người, con người với thiên nhiên được lan tỏa, quảng bá những hình ảnh văn hoá, con người, tiềm năng, thế mạnh và du lịch của tỉnh Yên Bái, của từng địa phương sở hữu di sản nói riêng đến bạn bè trong nước và thế giới.
Đền Đông Cuông – địa điểm nổi tiếng về trải nghiệm tâm linh
Nhận diện giá trị di sản, đồng thời mong muốn bảo tồn, phát huy giá trị của di tích, "biến di sản thành tài sản”, tỉnh Yên Bái đã duy trì, phát triển các lễ hội văn hóa, du lịch, thu hút đông đảo khách du lịch đến với tỉnh.
Là ngôi đền tọa lạc bên bờ sông Hồng, thuộc địa phận thôn Bến Đền, xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, xung quanh có đại ngàn bao phủ, từ lâu, Đền Đông Cuông giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng. Với giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học tiêu biểu, tháng 1/2023, Lễ hội Đền Đông Cuông đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Cùng với đó, Festival Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng Ngàn trong "Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” cũng tạo hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Niềm vinh dự đó không chỉ góp phần để di sản được bảo tồn tốt hơn mà còn tạo điều kiện thuận lợi để huyện Văn Yên tiếp tục khẳng định vị thế là điểm du lịch tâm linh hấp dẫn, thu hút ngày càng nhiều khách thập phương đến tham quan, chiêm bái.
Hàng ngàn người dân và du khách thập phương tham dự Lễ rước Mẫu qua sông tại Lễ hội đền Đông Cuông.
Có thể thấy, du lịch tâm linh đang ngày càng được nhiều du khách lựa chọn. Ông Hà Trung Kiên - Trưởng phòng Văn hóa, Thông tin huyện Văn Yên cho biết: "Năm 2023, số lượt khách du lịch đến huyện đạt trên 460.000 lượt người (bằng 115% kế hoạch tỉnh giao); trong đó: khách lưu trú khoảng 198.000 lượt người, khách quốc tế trên 10.970 lượt người. Doanh thu từ các hoạt động du lịch đạt 228 tỷ đồng, đạt 114% kế hoạch và lượng khách trên chủ yếu đến các điểm du lịch tâm linh, đặc biệt là đền Đông Cuông”.
Di sản là "tài nguyên" du lịch
Thời gian qua, các di sản đặc sắc của Yên Bái đã được phát huy gắn với các sản phẩm du lịch như: Lễ hội văn hóa, du lịch Mường Lò; Lễ hội khám phá danh thắng quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải, Lễ hội đền Đông Cuông, Festival khèn Mông, Festival thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng Ngàn... cùng tính nguyên bản về giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc như kiến trúc nhà ở, sinh hoạt… đã đem đến cho du khách những trải nghiệm thú vị và độc đáo riêng có.
Sự nỗ lực quảng bá thương hiệu, đưa vào khai thác và xây dựng thêm nhiều sản phẩm du lịch mới gắn với di sản văn hóa vật thể, phi vật thể tiêu biểu của đồng bào dân tộc thiểu số đã đưa du lịch Yên Bái ngày càng khởi sắc, tăng cả về lượt khách và doanh thu. Năm 2022, dù bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, tỉnh Yên Bái vẫn đạt mốc trên 1,5 triệu lượt khách du lịch (vượt 44,4 % kế hoạch năm, tăng 100,2 % so với cùng kỳ năm 2021, bằng chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh đặt ra năm 2025), trong đó khách quốc tế đạt gần 30 nghìn lượt, doanh thu vượt 30,2% kế hoạch năm, tăng 124,5% so với cùng kỳ năm 2021). Năm 2023, du lịch Yên Bái đón trên 2 triệu lượt khách du lịch (vượt 39,2% so với kế hoạch, tăng 31,4% so với cùng kỳ); khách quốc tế đạt 151.026 lượt (đạt 101% kế hoạch, tăng gấp 5 lần so với cùng kỳ; doanh thu đạt trên 1.720 tỷ đồng (vượt 27,4% kế hoạch, tăng 56,4% so với cùng kỳ). Trong 3 ngày nghỉ Tết Dương lịch 2024, khách du lịch đến Yên Bái đã tăng 85% , trong đó khách quốc tế tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2023.
"Biến di sản thành tài sản” , Yên Bái luôn đặt trọng tâm phát triển du lịch có chất lượng, thương hiệu, hướng tới chuyên nghiệp, hiện đại. Địa phương đang tích cực quảng bá, phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia trên địa bàn tỉnh đã được công nhận là: Lễ cấp sắc của người Dao quần trắng xá Ngòi A, huyện Văn Yên; Nghệ thuật Xòe Thái ở Mường Lò, thị xã Nghĩa Lộ; Hạn khuống của người Thái thị xã Nghĩa Lộ; Lễ mừng cơm mới của người Mông, huyện Mù Cang Chải; Lễ hội Đền Đông Cuông, nghệ thuật Khèn và nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông các huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn, tỉnh Yên Bái; đặc biệt là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại nghệ thuật Xòe Thái.
Cùng với những tiềm năng, lợi thế về thiên nhiên, các nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc trên địa bàn, những người dân hồn hậu, mến khách thì mỗi di sản văn hóa của tỉnh Yên Bái sẽ không chỉ là niềm tự hào mà còn là tài nguyên du lịch có sức hấp dẫn mạnh mẽ, góp phần quan trọng định vị hình ảnh, thương hiệu du lịch Yên Bái - nơi hội tụ sắc màu Tây Bắc đến bạn bè trong nước và quốc tế.
Thanh Chi