Triển khai thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp. Năm 2018, Cuộc vận động đã được MTTQ và các tổ chức thành viên các cấp quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện và được đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân đồng thuận hưởng ứng,... nên đã thu được những kết quả tích cực, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các doanh nghiệp đối với hàng Việt Nam. Đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ nội địa, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất trong nước, tạo việc làm, ngăn chặn suy giảm kinh tế đảm bảo an sinh xã hội..
Người dân đang lựa chọn mua quần áo hàng Việt Nam.
Năm 2018 Mặt trận và các tổ chức thành viên triển khai tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên, công chức và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh nâng cao nhận thức về ý nghĩa tầm quan trọng của cuộc vận động, thông qua các buổi phát thanh trên loa đài, hội nghị, bản tin nội bộ, treo 298 băng rôn tuyên truyền, phát hơn 2.000 tài liệu tuyên truyền, cung cấp thông tin cho hơn 20.000 lượt cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân về ý nghĩa Cuộc vận động bằng các hình thức như tổ chức Hội nghị tuyên truyền, treo băn rôn, khẩu hiệu, các buổi hội thảo, lồng nghép với các buổi họp tổ nhân dân, khu phố, … vận động nhân dân và các cơ quan, đơn vị sử dụng hàng Việt Nam coi đó là thể hiện lòng yêu nước, nét đẹp trong văn hóa tiêu dùng Việt Nam.
Ban Chỉ đạo Cuộc vận động, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh - cơ quan Thường trực phối hợp với các tổ chức thành viên, cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, giám sát về chất lượng sản phẩm hàng hoá tại các doanh nghiệp; giám sát công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại trên thị trường tỉnh Yên Bái. Sau kiểm tra, giám sát, các cơ quan, đơn vị đã đề xuất với chính quyền các giải pháp quản lý để đảm bảo nâng cao chất lượng sản xuất, kinh doanh sản phẩm và chất lượng Cuộc vận động. Trong năm 2018, Ban Thường trực MTTQ Việt Nam tỉnh đã thành lập Đoàn giám sát việc triển khai thực hiện Đề án của Chính phủ về phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vân động “ Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tại huyện Văn Yên và thị xã Nghĩa Lộ. Cùng với đó Sở Công thương, Chi cục quản lý thị trường tỉnh phối hợp các ngành chức năng liên quan, triển khai đồng bộ các giải pháp về kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh thương mại trên địa bàn, đặc biệt là vào dịp Tết nguyên đán Đinh Dậu. Tiếp tục củng cố và tăng cường hoạt động kiểm tra, kiểm soát các hành vi vi phạm liên quan đến lưu thông hàng hoá như kinh doanh nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, kinh doanh hàng quá hạn sử dụng, vi phạm về đăng ký kinh doanh, nhãn hàng hoá, đăng ký hoạt động khuyến mại. Trong năm, các lực lượng chức năng đã xử lý gần 700 vụ vi phạm với trên 600 hành vi với tổng giá trị thực hiện đạt trên 8,74 tỷ đồng, nộp ngân sách trên 8,1 tỷ đồng, qua đó củng cố niềm tin cho nhà sản xuất, phân phối và người tiêu dùng chân chính, làm lành mạnh hoạt động thương mại, lưu thông hàng hoá trên địa bàn... Qua đó các ban, ngành chức năng chủ động đề xuất về cơ chế hỗ trợ các doanh nghiệp trong tổ chức khảo sát thị trường, mạng lưới phân phối, tổ chức hội chợ quảng bá sản phẩm hàng hoá; đổi mới công tác quản lý thị trường, thuế; các giải pháp xử lý hành vi vi phạm về chất lượng sản phẩm hàng hoá để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Công tác quản lý, chấn chỉnh các hoạt động quản lý thị trường, hải quan, thuế cũng được các ngành chức năng chú trọng thông qua việc giám sát giá cả, tiêu chuẩn và chất lượng sản phẩm; kiên quyết xử lý các hành vi buôn lậu và gian lận thương mại góp phần nâng cao uy ín và vị thế hàng hóa Việt Nam. Đối với các doanh nghiệp, nhà sản xuất, dịch vụ đã áp dụng phương pháp đổi mới quản lý công nghệ, cải tiến mẫu mã, ứng dụng khoa học trong sản xuất kinh doanh, dịch vụ để mở rộng thị trường, tạo ra sản phẩm chất lượng cao, xây dựng thương hiệu hàng hóa Việt Nam. Thông qua công tác tuyên truyền, vận động, hiện nay nhiều cơ quan, đơn vị đã sử dụng trên 90% thiết bị, hàng hóa phục vụ công tác chuyên môn của cơ quan và 80% hàng hóa tiêu dùng của cán bộ, CCVC là do nhà máy, công ty Việt Nam sản xuất.
Về hoạt động Hội chợ, chỉ đạo tổ chức thực hiện trên 15 Hội chợ triển lãm Tổ chức thành công Hội nghị kết nội cung cầu Yên Bái năm 2018 và Hội chợ Công Thương khu vực Tây Bắc Yên Bái 2018 thu hút hàng trăm lượt doanh nghiệp tham gia, số lượng khách đến tham quan, mua sắm đạt hàng nghìn lượt khách. Đã thực hiện 3 chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, miền núi thông qua hoạt động cấp phép cho các doanh nghiệp, thương nhân tổ chức các hội chợ trên địa bàn tỉnh, yêu cầu các doanh nghiệp tổ chức Hội chợ triển lãm kết hợp các chương trình hành động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, chương trình kích cầu tiêu dùng, giới thiệu và bán các sản phẩm mang tính đặc trưng vùng miền, bán hàng giảm giá, khuyến mãi, tuyên truyền phân biệt hàng thật, hàng giả… đồng thời khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp triển khai tổ chức Hội chợ tại trung tâm các xã vùng sâu. Đặc biệt đã chỉ đạo các doanh nghiệp tổ chức thành công Hội chợ tại hai huyện vùng cao Trạm Tấu, Mù Cang Chải nhằm từng bước đưa thêm hàng Việt về với đồng bào dân tộc vùng cao.
Đối với các cơ quan, đơn vị, khi mua sắm công đã thực hiện ưu tiên sử dụng hàng hoá, dịch vụ của các doanh nghiệp, ưu tiên sử dụng trang thiết bị, nguyên vật liệu nội địa khi thực hiện các dự án, công trình. Các doanh nghiệp sản xuất không ngừng cải tiến mẫu mã, chất lượng, hạ giá thành, xây dựng thương hiệu sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh thị trường để phục vụ người tiêu dùng ngày càng tốt hơn như: Công ty cổ phần Dược phẩm Yên Bái, Công ty cổ phần xi măng VINACONEX Yên Bình, Công ty cổ phần Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn, Công ty TNHH Hoà Bình, Tổng công ty Hoà Bình Minh...; Qua thực tiễn nắm bắt cho thấy, nhóm hàng hoá sản xuất trong nước đang được người Việt Nam ưa chuộng hơn so với những năm trước như sản phẩm dệt may, quần áo, dầy dép có tới 80% người tiêu dùng ưa chuộng; các sản phẩm đồ gia dụng trên 50%; vật liệu xây dựng, đồ nội thất trên 45%; đồ chơi, dụng cụ học tập dành cho trẻ em trên 35%; văn phòng phẩm trên 40%; các sản phẩm điện tử, điện lạnh gần 50%; thuốc men dược phẩm, dụng cụ y tế trên 30%; ô tô, xe máy gần 50% người tiêu dùng...; Cuộc vận động đã từng bước đi vào cuộc sống, được các tầng lớp nhân dân đồng tình hưởng ứng.
Thông qua Cuộc vận động đã có nhiều doanh nghiệp tham gia hội chợ đưa hàng về nông thôn, miền núi phục vụ nhân dân. Tổ chức tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về sản phẩm, có cơ chế, chính sách bán hàng linh hoạt, phù hợp; tổ chức giao lưu, thông thương hàng hoá, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm sản xuất trong nước đến với người tiêu dùng từ nông thôn đến thành thị. Thực hiện lồng gắn các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Trong năm 2018 thương mại, dịch vụ trong tỉnh có tốc độ tăng trưởng khá, sản phẩm phát triển đa dạng, chất lượng được nâng lên, mạng lưới phân phối được mở rộng như hệ thống siêu thị, chợ, cửa hàng tự chọn phát triển khá nhanh. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ tính đến hết tháng 11 lũy kế ước đạt 11.537,5 tỷ đồng, bằng 93,8% Kế hoạch, tăng 13,69% so với cùng kỳ, đáp ứng tốt hơn nhu cầu phát triển sản xuất và lưu thông vật tư, hàng hoá. Tỉnh đã quan tâm hỗ trợ các doanh nghiệp trong hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường, ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu hàng hoá, đào tạo nguồn nhân lực. Hiệu quả công tác thanh tra, kiểm soát thị trường được nâng cao, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, bảo vệ lợi ích chính đáng của người sản xuất và tiêu dùng, góp phần quan trọng cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
Các mặt hàng thuộc diện bình ổn thị trường hoàn toàn là hàng sản xuất trong nước. Một số cửa hàng xây dựng niềm tin tiêu dùng bằng việc sẵn sàng treo biển hiệu “Made in Việt Nam”. Cùng đồng hành với doanh nghiệp, nhiều tổ chức trong tỉnh đã thực hiện tốt vai trò là chiếc cầu nối đưa thị trường hàng Việt đến tay người tiêu dùng, mở rộng thị trường, đặc biệt là thị trường truyền thống.
Ở Yên Bái, tuy cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” chưa thực sự mạnh như các tỉnh, thành phố lớn, song cũng đã trở thành phong trào “yêu nước thông qua dùng hàng Việt”. Để tri ân người tiêu dùng, các doanh nghiệp không ngừng nỗ lực cải tiến sản phẩm; còn các ngành chức năng cũng tập trung tăng cường kiểm soát thị trường, đảm bảo loại mặt hàng không đảm bảo an toàn, kém chất lượng ra khỏi thị trường. Doanh nghiệp Việt Nam đang thực sự nhận được rất nhiều sự quan tâm từ phía người tiêu dùng, song không ít người tiêu dùng vẫn băn khoăn về hàng hóa Việt Nam. Đó là tính ổn định, chất lượng, giá cả nhiều mặt hàng chưa phù hợp; hàng giả, hàng nhái mặc dù được tăng cường kiểm soát vẫn đang ngày càng gia tăng, diễn biến phức tạp. Hàng lậu có nguồn gốc từ nước ngoài vẫn tìm mọi cách để tràn vào thị trường Việt Nam.
Người tiêu dùng đã nhận được thông điệp rất rõ ràng của cuộc vận động, nhưng thực tế từng lúc, từng nơi cuộc vận động vẫn chưa được nhận thức đúng. Sự vào cuộc của các cơ quan, chính quyền địa phương vẫn chưa kịp thời, đủ lực để biến cuộc vận động thành phong trào thi đua yêu nước thông qua dùng hàng Việt. Những hạn chế này cần nghiêm túc rút kinh nghiệm, để cuộc vận động nhiều ý nghĩa này tiếp tục tạo ra sức lan tỏa mạnh mẽ hơn cần nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong chỉ đạo, tham mưu, tổ chức thực hiện Cuộc vận động của cấp ủy, chính quyền, MTTQ, các ban, ngành, đoàn thể các cấp bởi Cuộc vận động là một nhiệm vụ quan trọng của Đảng, chính quyền, MTTQ, đoàn thể, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp của cả nước và tỉnh Yên Bái. Đồng thời là một giải pháp thiết thực góp phần thực hiện thắng lợi các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động gắn với công tác Dân vận khéo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội, gắn nội dung Cuộc vận động với phong trào thi đua yêu nước của địa phương, doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân; xây dựng các chuyên trang, chuyên mục, thông tin, quảng bá thương hiệu Việt đến với đông đảo người tiêu dùng trong tỉnh.
Tăng cường vận động các doanh nghiệp, doanh nhân mở rộng thị trường, tiêu thụ các sản phẩm do doanh nghiệp Việt Nam sản xuất như: Tổ chức hội chợ, mở rộng mạng lưới chợ, siêu thị nhất là vùng nông thôn. Đảm bảo chất lượng hàng hóa, giới thiệu thương hiệu sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng, đổi mới công nghệ, đổi mới quản lý, hạ giá thành sản phẩm, đưa hàng hoá thương hiệu Việt đến với người tiêu dùng./.
Bài, ảnh: Mai Hiên
Triển khai thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp. Năm 2018, Cuộc vận động đã được MTTQ và các tổ chức thành viên các cấp quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện và được đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân đồng thuận hưởng ứng,... nên đã thu được những kết quả tích cực, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các doanh nghiệp đối với hàng Việt Nam. Đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ nội địa, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất trong nước, tạo việc làm, ngăn chặn suy giảm kinh tế đảm bảo an sinh xã hội..Năm 2018 Mặt trận và các tổ chức thành viên triển khai tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên, công chức và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh nâng cao nhận thức về ý nghĩa tầm quan trọng của cuộc vận động, thông qua các buổi phát thanh trên loa đài, hội nghị, bản tin nội bộ, treo 298 băng rôn tuyên truyền, phát hơn 2.000 tài liệu tuyên truyền, cung cấp thông tin cho hơn 20.000 lượt cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân về ý nghĩa Cuộc vận động bằng các hình thức như tổ chức Hội nghị tuyên truyền, treo băn rôn, khẩu hiệu, các buổi hội thảo, lồng nghép với các buổi họp tổ nhân dân, khu phố, … vận động nhân dân và các cơ quan, đơn vị sử dụng hàng Việt Nam coi đó là thể hiện lòng yêu nước, nét đẹp trong văn hóa tiêu dùng Việt Nam.
Ban Chỉ đạo Cuộc vận động, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh - cơ quan Thường trực phối hợp với các tổ chức thành viên, cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, giám sát về chất lượng sản phẩm hàng hoá tại các doanh nghiệp; giám sát công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại trên thị trường tỉnh Yên Bái. Sau kiểm tra, giám sát, các cơ quan, đơn vị đã đề xuất với chính quyền các giải pháp quản lý để đảm bảo nâng cao chất lượng sản xuất, kinh doanh sản phẩm và chất lượng Cuộc vận động. Trong năm 2018, Ban Thường trực MTTQ Việt Nam tỉnh đã thành lập Đoàn giám sát việc triển khai thực hiện Đề án của Chính phủ về phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vân động “ Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tại huyện Văn Yên và thị xã Nghĩa Lộ. Cùng với đó Sở Công thương, Chi cục quản lý thị trường tỉnh phối hợp các ngành chức năng liên quan, triển khai đồng bộ các giải pháp về kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh thương mại trên địa bàn, đặc biệt là vào dịp Tết nguyên đán Đinh Dậu. Tiếp tục củng cố và tăng cường hoạt động kiểm tra, kiểm soát các hành vi vi phạm liên quan đến lưu thông hàng hoá như kinh doanh nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, kinh doanh hàng quá hạn sử dụng, vi phạm về đăng ký kinh doanh, nhãn hàng hoá, đăng ký hoạt động khuyến mại. Trong năm, các lực lượng chức năng đã xử lý gần 700 vụ vi phạm với trên 600 hành vi với tổng giá trị thực hiện đạt trên 8,74 tỷ đồng, nộp ngân sách trên 8,1 tỷ đồng, qua đó củng cố niềm tin cho nhà sản xuất, phân phối và người tiêu dùng chân chính, làm lành mạnh hoạt động thương mại, lưu thông hàng hoá trên địa bàn... Qua đó các ban, ngành chức năng chủ động đề xuất về cơ chế hỗ trợ các doanh nghiệp trong tổ chức khảo sát thị trường, mạng lưới phân phối, tổ chức hội chợ quảng bá sản phẩm hàng hoá; đổi mới công tác quản lý thị trường, thuế; các giải pháp xử lý hành vi vi phạm về chất lượng sản phẩm hàng hoá để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Công tác quản lý, chấn chỉnh các hoạt động quản lý thị trường, hải quan, thuế cũng được các ngành chức năng chú trọng thông qua việc giám sát giá cả, tiêu chuẩn và chất lượng sản phẩm; kiên quyết xử lý các hành vi buôn lậu và gian lận thương mại góp phần nâng cao uy ín và vị thế hàng hóa Việt Nam. Đối với các doanh nghiệp, nhà sản xuất, dịch vụ đã áp dụng phương pháp đổi mới quản lý công nghệ, cải tiến mẫu mã, ứng dụng khoa học trong sản xuất kinh doanh, dịch vụ để mở rộng thị trường, tạo ra sản phẩm chất lượng cao, xây dựng thương hiệu hàng hóa Việt Nam. Thông qua công tác tuyên truyền, vận động, hiện nay nhiều cơ quan, đơn vị đã sử dụng trên 90% thiết bị, hàng hóa phục vụ công tác chuyên môn của cơ quan và 80% hàng hóa tiêu dùng của cán bộ, CCVC là do nhà máy, công ty Việt Nam sản xuất.
Về hoạt động Hội chợ, chỉ đạo tổ chức thực hiện trên 15 Hội chợ triển lãm Tổ chức thành công Hội nghị kết nội cung cầu Yên Bái năm 2018 và Hội chợ Công Thương khu vực Tây Bắc Yên Bái 2018 thu hút hàng trăm lượt doanh nghiệp tham gia, số lượng khách đến tham quan, mua sắm đạt hàng nghìn lượt khách. Đã thực hiện 3 chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, miền núi thông qua hoạt động cấp phép cho các doanh nghiệp, thương nhân tổ chức các hội chợ trên địa bàn tỉnh, yêu cầu các doanh nghiệp tổ chức Hội chợ triển lãm kết hợp các chương trình hành động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, chương trình kích cầu tiêu dùng, giới thiệu và bán các sản phẩm mang tính đặc trưng vùng miền, bán hàng giảm giá, khuyến mãi, tuyên truyền phân biệt hàng thật, hàng giả… đồng thời khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp triển khai tổ chức Hội chợ tại trung tâm các xã vùng sâu. Đặc biệt đã chỉ đạo các doanh nghiệp tổ chức thành công Hội chợ tại hai huyện vùng cao Trạm Tấu, Mù Cang Chải nhằm từng bước đưa thêm hàng Việt về với đồng bào dân tộc vùng cao.
Đối với các cơ quan, đơn vị, khi mua sắm công đã thực hiện ưu tiên sử dụng hàng hoá, dịch vụ của các doanh nghiệp, ưu tiên sử dụng trang thiết bị, nguyên vật liệu nội địa khi thực hiện các dự án, công trình. Các doanh nghiệp sản xuất không ngừng cải tiến mẫu mã, chất lượng, hạ giá thành, xây dựng thương hiệu sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh thị trường để phục vụ người tiêu dùng ngày càng tốt hơn như: Công ty cổ phần Dược phẩm Yên Bái, Công ty cổ phần xi măng VINACONEX Yên Bình, Công ty cổ phần Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn, Công ty TNHH Hoà Bình, Tổng công ty Hoà Bình Minh...; Qua thực tiễn nắm bắt cho thấy, nhóm hàng hoá sản xuất trong nước đang được người Việt Nam ưa chuộng hơn so với những năm trước như sản phẩm dệt may, quần áo, dầy dép có tới 80% người tiêu dùng ưa chuộng; các sản phẩm đồ gia dụng trên 50%; vật liệu xây dựng, đồ nội thất trên 45%; đồ chơi, dụng cụ học tập dành cho trẻ em trên 35%; văn phòng phẩm trên 40%; các sản phẩm điện tử, điện lạnh gần 50%; thuốc men dược phẩm, dụng cụ y tế trên 30%; ô tô, xe máy gần 50% người tiêu dùng...; Cuộc vận động đã từng bước đi vào cuộc sống, được các tầng lớp nhân dân đồng tình hưởng ứng.
Thông qua Cuộc vận động đã có nhiều doanh nghiệp tham gia hội chợ đưa hàng về nông thôn, miền núi phục vụ nhân dân. Tổ chức tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về sản phẩm, có cơ chế, chính sách bán hàng linh hoạt, phù hợp; tổ chức giao lưu, thông thương hàng hoá, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm sản xuất trong nước đến với người tiêu dùng từ nông thôn đến thành thị. Thực hiện lồng gắn các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Trong năm 2018 thương mại, dịch vụ trong tỉnh có tốc độ tăng trưởng khá, sản phẩm phát triển đa dạng, chất lượng được nâng lên, mạng lưới phân phối được mở rộng như hệ thống siêu thị, chợ, cửa hàng tự chọn phát triển khá nhanh. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ tính đến hết tháng 11 lũy kế ước đạt 11.537,5 tỷ đồng, bằng 93,8% Kế hoạch, tăng 13,69% so với cùng kỳ, đáp ứng tốt hơn nhu cầu phát triển sản xuất và lưu thông vật tư, hàng hoá. Tỉnh đã quan tâm hỗ trợ các doanh nghiệp trong hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường, ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu hàng hoá, đào tạo nguồn nhân lực. Hiệu quả công tác thanh tra, kiểm soát thị trường được nâng cao, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, bảo vệ lợi ích chính đáng của người sản xuất và tiêu dùng, góp phần quan trọng cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
Các mặt hàng thuộc diện bình ổn thị trường hoàn toàn là hàng sản xuất trong nước. Một số cửa hàng xây dựng niềm tin tiêu dùng bằng việc sẵn sàng treo biển hiệu “Made in Việt Nam”. Cùng đồng hành với doanh nghiệp, nhiều tổ chức trong tỉnh đã thực hiện tốt vai trò là chiếc cầu nối đưa thị trường hàng Việt đến tay người tiêu dùng, mở rộng thị trường, đặc biệt là thị trường truyền thống.
Ở Yên Bái, tuy cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” chưa thực sự mạnh như các tỉnh, thành phố lớn, song cũng đã trở thành phong trào “yêu nước thông qua dùng hàng Việt”. Để tri ân người tiêu dùng, các doanh nghiệp không ngừng nỗ lực cải tiến sản phẩm; còn các ngành chức năng cũng tập trung tăng cường kiểm soát thị trường, đảm bảo loại mặt hàng không đảm bảo an toàn, kém chất lượng ra khỏi thị trường. Doanh nghiệp Việt Nam đang thực sự nhận được rất nhiều sự quan tâm từ phía người tiêu dùng, song không ít người tiêu dùng vẫn băn khoăn về hàng hóa Việt Nam. Đó là tính ổn định, chất lượng, giá cả nhiều mặt hàng chưa phù hợp; hàng giả, hàng nhái mặc dù được tăng cường kiểm soát vẫn đang ngày càng gia tăng, diễn biến phức tạp. Hàng lậu có nguồn gốc từ nước ngoài vẫn tìm mọi cách để tràn vào thị trường Việt Nam.
Cửa hàng thời trang nữ chuyên bán các mặt hàng Việt Nam chất lượng cao.
Người tiêu dùng đã nhận được thông điệp rất rõ ràng của cuộc vận động, nhưng thực tế từng lúc, từng nơi cuộc vận động vẫn chưa được nhận thức đúng. Sự vào cuộc của các cơ quan, chính quyền địa phương vẫn chưa kịp thời, đủ lực để biến cuộc vận động thành phong trào thi đua yêu nước thông qua dùng hàng Việt. Những hạn chế này cần nghiêm túc rút kinh nghiệm, để cuộc vận động nhiều ý nghĩa này tiếp tục tạo ra sức lan tỏa mạnh mẽ hơn cần nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong chỉ đạo, tham mưu, tổ chức thực hiện Cuộc vận động của cấp ủy, chính quyền, MTTQ, các ban, ngành, đoàn thể các cấp bởi Cuộc vận động là một nhiệm vụ quan trọng của Đảng, chính quyền, MTTQ, đoàn thể, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp của cả nước và tỉnh Yên Bái. Đồng thời là một giải pháp thiết thực góp phần thực hiện thắng lợi các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động gắn với công tác Dân vận khéo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội, gắn nội dung Cuộc vận động với phong trào thi đua yêu nước của địa phương, doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân; xây dựng các chuyên trang, chuyên mục, thông tin, quảng bá thương hiệu Việt đến với đông đảo người tiêu dùng trong tỉnh.
Tăng cường vận động các doanh nghiệp, doanh nhân mở rộng thị trường, tiêu thụ các sản phẩm do doanh nghiệp Việt Nam sản xuất như: Tổ chức hội chợ, mở rộng mạng lưới chợ, siêu thị nhất là vùng nông thôn. Đảm bảo chất lượng hàng hóa, giới thiệu thương hiệu sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng, đổi mới công nghệ, đổi mới quản lý, hạ giá thành sản phẩm, đưa hàng hoá thương hiệu Việt đến với người tiêu dùng./.