Tin Hoạt động >> Xây dựng Đảng, chính quyền

Phát huy vai trò của MTTQ An Bình trong tham gia xây dựng các mô hình khu dân cư tự quản về Bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu

11/04/2019 04:40:14 Xem cỡ chữ Google
An Bình là một xã miền núi của huyện Văn Yên với tổng diện tích đất tự nhiên là 3.618.6 ha, toàn xã có 1.262 hộ với 4.407 nhân khẩu có 4 dân tộc chủ yếu là Kinh, Tày, Dao, Hoa cùng chung sống trên 5 thôn bản, có 11 cơ quan, đơn vị Trung ương, của tỉnh và của huyện đóng trên địa bàn xã. Số hộ nghèo toàn xã đến nay còn 130 hộ, chiếm 10,86% tổng dân số.

Đại biểu Phạm Phi Nhã, Chủ tịch MTTQ xã Yên Phú với ý kiến tâm huyết trong Đại hội MTTQ Việt Nam huyện Văn Yên nhiệm kỳ 2019 – 2020.

Trong những năm qua được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Đảng ủy, Uỷ ban MTTQ huyện Văn Yên. Ban TT Uỷ ban MTTQ xã An Bình đã phối hợp với các tổ chức thành viên tuyên truyền vận động nhân dân trong xã thực hiện có hiệu quả Nghị quyết của Đảng các cấp đã đề ra, kinh tế phát triển đồng đều, bền vững, tình hình an ninh chính trị được bảo đảm, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện, nhân dân tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, đặc biệt trú trọng đến công tác bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu trong địa bàn xã. Đảng ủy đã có Nghị quyết về công tác tuyên truyền bảo vệ môi trường được triển khai ở các cơ sở chi bộ thôn bản đạt hiệu quả cao. Đặc biệt Ủy ban nhân dân xã An Bình đã và đang xây dựng Nội quy về môi trường trong đó: có công tác thu gom và sử lý rác thải, xã đã được nhà nước đầu tư xây dựng 1 bãi rác tập trung, đồng thời đã và thành lập 1 tổ thu gom rác thải. Nhằm nâng cao chất lượng môi trường và ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng.Tuy nhiên về nhận thức và ý thức của nhân dân trong vấn đề bảo vệ môi trường còn hạn chế. Một số ít bộ phận nhân dân còn coi công tác bảo vệ môi trường và phòng chống biến đổi khí hậu là của Đảng, của nhà nước, chứ không coi đó là những vấn đề chung của toàn thể nhân loại. Hệ thống sử lý nước thải cũng như hệ thống thoát nước có đồng bộ, song mật độ dân cư sống tập chung hai bên đường tỉnh lộ, có nhiều hộ gia đình chăn nuôi gia súc, gia cầm chưa được tập chung, đồng nhất, diện tích chăn nuôi còn hạn hẹp. Ngoài ra còn có nhiều hộ gia đình sinh sống ở ven suối, ngòi, mùa nước lũ có nguy cơ cao về lũ quét, lũ ống. Mùa mưa có nguy cơ sạt lở taluy cao vì một số nhà dân trong địa bàn thôn ở gần taluy.

 Thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” do MTTQ chủ trì và phát động, xây dựng nông thôn mới là một trong những nội dung quan trọng trong thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên và lâu dài nhằm thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” tại khu vực nông thôn.

Trong quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới của xã, được sự quan tâm của các cấp, các ngành cũng như sự đoàn kết, quyết tâm của cấp ủy, chính quyền, MTTQ, các ngành đoàn thể và sự đồng thuận chung tay của nhân dân. Đến cuối năm 2018 sau 7 năm tổ chức thực hiện, xã An Bình đến nay đã đạt được 15 tiêu trí về xây dựng NTM xã có nhiều đổi thay, đời sống vật chất, tinh thần người dân ngày càng được nâng lên. Bên cạnh các nhiệm vụ cơ bản trong công tác phát triển kinh tế xã hội đã đạt được, thì vẫn còn tiêu trí số 17 bảo vệ môi trường là những vấn đã và đang được lãnh đạo các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm và trăn trở.

Từ tình hình thực tế trên Ủy ban MTTQ xã đã làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy Đảng các cấp, phối hợp cùng UBND các ngành đoàn thể các tổ chức chính trị xã hội tổ chức nhiều cuộc họp với các ban công tác Mặt trận, để tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân thông qua các cuộc họp thôn, bản và các đoàn thể với nội dụng “Bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp”. Các nội dung được nhân dân bàn bạc thống nhất tạo ra sự đồng thuận cao, thể hiện bằng nghị quyết được nhân dân xây dựng như: xây dựng các hố rác thải tại gia đình, tổ chức thu gom rác thải tập chung. Tổ chức truyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, ý thức của nhân dân trong vấn đề bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Từ đó nhân dân nhận thức rõ được môi trường là tài sản vô cùng quý giá của Quốc gia, là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá có tác động mạnh mẽ và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nhân dân và toàn thể nhân loại, là nhân tố bảo đảm sức khỏe và vật chất của cuộc sống nhân dân, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc phòng.

Năm 2017, Ủy ban MTTQ xã đã chủ trì và ra mắt một mô hình điểm về công tác bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu tại thôn Tân Hoa, cùng với đó MTTQ xã phối hợp cùng các đoàn thể tổ chức ra mắt mô hình Dân vận khéo về công tác Vệ sinh Môi trường tại thôn Khe Trang, ra quân xây trên 200 hố rác gia đình; Thực hiện cắm 20 biển ”mô hình nhà sạch vườn đẹp” ; đảm nhận 7 đoạn đường tự quản với chiều dài là 5,5 km, vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân vệ sinh đường làng ngõ xóm 1 lần/tháng, tổ chức được 155 buổi lao động vệ sinh đường làng ngõ xóm trồng hoa, cây xanh tại khuôn viên các cơ quan, các nhà văn hóa và trục đường chính, tại các khu dân cư (Đã trồng được 1.5km hoa 2 bên đường), thắp đèn đường được trên 2,5 km đảm bảo cảnh quan môi trường Sáng - xanh - sạch - đẹp; vận động nhân dân chỉnh trang nhà ở và xây dựng mới 35 công trình nhà tiêu hợp vệ sinh, 85% số hộ gia đình có nơi thu gom và xử lý rác thải. Vận động nhân dân hiến đất trên 5.500 m2 đất, góp công và kinh phí, cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước trị giá trên 70 tỷ đồng  xây dựng 9 km đường bê tông nông thôn và xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà ở dân cư .

Từ nhận thức sâu sắc trong công tác bảo vệ môi trường trong cộng đồng dân cư, Ban công tác mặt trận cơ sở đã tích cực vận động tuyên truyền nhân dân thực hiện những việc cụ thể như tự giác quét dọn nhà cửa, sân vườn và đoạn đường trước nhà mình, hàng ngày giữ gìn đường làng ngõ xóm xanh, sạch, đẹp, bảo vệ nguồn nước sạch, đầu tư xây dựng bể nước sử dụng trong gia đình, đào và khoan giếng nước nơi hợp vệ sinh, bảo đảm chất lượng nước, trồng cây xanh trong làng và các trục đường chính, phủ xanh những diện tích đất đồi núi trọc bằng những cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao như : cây quế, cây bồ đề, cây keo hoặc các loại cây ăn quả…Tích cực tham gia các chiến dịch vệ sinh môi trường trong thôn xóm theo định kỳ thường xuyên, tổng vệ sinh nơi công cộng, quét dọn đường làng, ngõ xóm nơi làm việc, tham gia tu sửa các đoạn đường bị xuống cấp.

Từ những việc làm thiết thực trong cộng đồng khu dân cư thực hiện bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu ở khu dân cư đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở cơ sở ngày càng đi lên, đời sống nhân dân được ổn định, an ninh, chính trị được giữ vững, không có các tệ nạn  XH phát sinh, hộ nghèo giảm đáng kể trong thời gian vừa qua.

 Nhìn lại năm năm qua, có thể thấy rõ vai trò tích cực của MTTQ các cấp trong tuyên truyền, vận động xây dựng mô hình điểm khu dân cư tự quản bảo vệ môi trường chỉ có một khu dân cư Trái hút là xuất phát điểm ban đầu vào năm 2010, đến nay toàn xã đã nhân rộng ra nhiều khu dân cư tự quản bảo vệ môi trường ở khắp các thôn bản trong toàn xã. Việc hưởng ứng phong trào “Toàn dân tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu” thể hiện qua nhiều hoạt động thiết thực như Ngày Môi trường thế giới, Thường trực Ủy ban MTTQVN xã đã phối hợp cùng với Ban công tác MT các cơ sở thôn bản thường xuyên tuyên truyền vận động tổ chức xây dựng điểm mô hình khu dân cư tự quản điểm, điển hình tiên tiến bảo vệ môi trường gắn với thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư.

 Để phong trào “Toàn dân tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu” thực sự hiệu quả và lan tỏa rộng khắp, MTTQ xã An Bình đề ra một số giải pháp đó là:

Tiếp tục đề cao trách nhiệm, nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị về xây dựng nông thôn mới; phải coi đây là một nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên. Phải khẳng định vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng nông thôn mới. Quyết tâm giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí. Cần quan tâm đầu tư cho công tác môi trường đặc biệt là khu vực rác thải và xử lý môi trường của các xí nghiệp nhà máy trong toàn huyện .

Tập trung huy động lồng ghép các nguồn lực vào xây dựng nông thôn mới, phát huy thế mạnh của địa phương, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động mọi tầng lớp nhân dân chung tay, góp sức tiến tới xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu, xây dựng quê hương giàu, đẹp, văn minh./. 

MTTQ xã Yên Phú với công tác An sinh xã hội

Các hoạt động “Vì người nghèo” từ lâu đã trở thành nghĩa cử cao đẹp, có tính nhân văn sâu sắc trong đời sống nhân dân, được toàn xã hội tích cực hưởng ứng; đã khơi dậy lòng nhân ái và truyền thống đoàn kết của các tầng lớp nhân dân. Trong những năm qua, công tác giảm nghèo luôn được các cấp ủy Đảng đặc biệt quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, có chương trình, kế hoạch cụ thể tổ chức các hoạt động vì người nghèo để chăm lo cả về vật chất lẫn tinh thần cho các hộ nghèo.

Để giúp đỡ, hỗ trợ các hộ nghèo một cách hiệu quả, Uỷ ban MTTQ - Ban Vận động quỹ Vì người nghèo xã Yên Phú đã chủ động phối hợp với các tổ chức thành viên đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức, ý thức của người dân; xây dựng kế hoạch phân công từng đoàn thể giúp đỡ các đối tượng là đoàn viên, hội viên nghèo của mình. Cùng với đó, phối hợp với chính quyền, các đoàn thể trong việc lựa chọn hộ nghèo để hỗ trợ một cách công khai, minh bạch; ưu tiên cho những hộ nghèo có ý thức vươn lên thoát nghèo bằng nguồn lực, bằng cơ sở vật chất để thoát nghèo bền vững. 

Trong 5 năm qua Ban vận động quỹ vì người nghèo xã đã huy động được trên 150 triệu đồng, cùng với các nguồn hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh và của huyện, Ủy ban MTTQ xã đã phối hợp triển khai xóa nhà tạm cho 71 hộ nghèo, trong đó: 19 Nhà theo QĐ 22; 19 Nhà theo QĐ 33 của Chính phủ; 13 Nhà Đại đoàn kết và các chương trình hỗ trợ khác… Trong đó chương trình xóa nhà tạm theo QĐ 33 của Thủ tướng Chính phủ khi triển khai cũng gặp những khó khăn nhất định như: Phần lớn các hộ nghèo trên địa bàn xã đều là người cao tuổi, nhiều hộ đang có dư nợ tại Ngân hàng nên việc làm thủ tục vay thêm còn gặp khó khăn. Thêm vào đó tâm lý của nhiều hộ nghèo muốn vay tiền ngân hàng để tu sửa, làm nhà mới nhưng lại lo không trả được tiền gốc và lãi khi đến hạn... những nguyên nhân trên đã làm cản trở, gây không ít khó khăn trong triển khai thực hiện chính sách.

Trước tình hình đó, Ủy ban MTTQ phối hợp với chính quyền và các tổ chức thành viên làm tốt công tác tuyên truyền để các hộ nghèo hiểu, đây là chính sách hỗ trợ nhà ở có ý nghĩa chính trị quan trọng, thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và của toàn xã hội hướng về người nghèo. Đặc biệt nhấn mạnh đây chỉ là chính sách hỗ trợ, không phải đầu tư toàn phần, vì thế, để bảo đảm xây dựng được nhà ở kiên cố lâu dài, các hộ nghèo cần huy động thêm kinh phí từ gia đình, anh em trong dòng họ cùng chung tay hỗ trợ. Cùng với đó cấp ủy, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể chính trị xã hội làm tốt công tác tuyên truyền, khơi dậy tinh thần “Tương thân tương ái”, huy động các tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm và cộng đồng dân cư… tham gia hỗ trợ bằng những việc làm thiết thực như: hỗ trợ thêm tiền mặt, ngày công lao động, nguyên vật liệu để tạo thêm động lực cho các hộ nghèo, góp phần nâng cao chất lượng các công trình, đồng hành để đưa chính sách vào thực tế. Kết quả trong 5 năm qua đã triển khai hỗ trợ sửa chữa và làm mới được 19 nhà theo QĐ 33 cho hộ nghèo khó khăn về nhà ở, góp phần quan trọng trong việc thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới của địa phương.

Ngoài chương trình xóa nhà tạm cho hộ nghèo, Ủy ban MTTQ xã tập trung rà soát, xác định hộ nghèo, phân loại nguyên nhân nghèo của từng gia đình để có hình thức hỗ trợ phù hợp, có trọng tâm, trọng điểm, kết quả giảm nghèo phải bền vững, có địa chỉ cụ thể, tránh chồng chéo hoặc bỏ sót và trao đến tận tay các đối tượng được hưởng đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch, tạo niềm tin cho người dân cũng như các nhà hảo tâm.

Phối hợp với các tổ chức thành viên tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia thực hiện các nội dung về công tác giảm nghèo gắn với các tiêu chí xây dựng NTM, trọng tâm là hỗ trợ các hộ nghèo phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Những nỗ lực đó đã thật sự hiệu quả, góp phần to lớn trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội và giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã. Kết quả: năm 2013 tỷ lệ hộ nghèo của xã chiếm 22,08%, đến năm 2018 giảm còn 10,66%. 

Có thể khẳng định rằng việc vận động ủng hộ quỹ vì người nghèo đã trở thành phong trào thường xuyên, liên tục rộng khắp, khơi dậy tấm lòng nhân ái, thể hiện tình cảm, trách nhiệm của người dân trong và ngoài xã hướng về người nghèo, cùng tiếp sức chăm lo giúp đỡ người nghèo, khơi dậy mạnh mẽ đạo lý, văn hóa cao đẹp của dân tộc ta và đã thu được những kết quả mang ý nghĩa kinh tế - xã hội sâu sắc.

Để đạt hiệu quả cao hơn trong vận động xây dựng quỹ vì người nghèo và triển khai xóa nhà tạm thời gian tới, Ông đề xuất một số giải pháp:

Một là, Đẩy mạnh công tác tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và các hình thức tuyên truyền phù hợp để nâng cao nhận thức về ý nghĩa và hiệu quả mà cuộc vận động đã đạt được.

Hai là, Phát huy vai trò của các tổ chức thành viên, hướng dẫn đoàn viên, hội viên thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo theo chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tích cực hưởng ứng cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh" theo hướng mỗi đoàn thể nhận thực hiện một nội dung, một chương trình, một công trình cụ thể, mỗi chi hội, chi đoàn nhận giúp đỡ từ 1 - 2 gia đình hội viên, đoàn viên thoát nghèo có địa chỉ./.

 

 

Bài, ảnh: Ban Phong trào

15oC

Thấp nhất 13°C, cao nhất 17°C. Trời nhiều mây, . Áp suất không khí hPa.
Độ ẩm trung bình %. Tốc độ gió km/h